Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hồi hướng »»
Trong Nguyện “Mười Niệm tất vãng sanh” của Phật A Di Đà có câu: “tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con,” nghĩa là Phật A Di Đà hồi hướng công đức của Ngài cho hết thảy chúng sanh đồng vãng sanh cõi nước Cực Lạc. Thế nên để xứng hợp với Di Đà Bổn Nguyện, chúng ta không thể chỉ hồi hướng cho riêng mình được vãng sanh mà cũng phải nguyện cho hết thảy chúng sanh đồng vãng sanh cõi nước Cực Lạc. Vì nếu tâm tâm chỉ nguyện cho riêng mình được vãng sanh, ắt là chưa phát nổi Bồ-đề tâm như trong kinh này dạy: Ba bậc vãng sanh Thượng, Trung và Hạ đều phải phát Bồ-đề tâm. Vậy, cái ý nghĩa thật sự của việc “hồi hướng” đích thực là “phát tâm Bồ-đề vô thượng,” tức là phát tâm thành Phật để cứu độ chúng sanh.
Nói theo tông chỉ của pháp môn Tịnh độ thì “tâm tâm hồi hướng” có nghĩa là người tu tịnh nghiệp lấy tấm lòng thuần nhất, chuyên tinh, không xen tạp của mình mà tịnh niệm câu Phật hiệu A Di Đà liên tục không gián đoạn để kết thành công đức vô lậu; rồi lại đem công đức ấy để hồi hướng đến điều mình mong mỏi. Có ba chỗ mà người tu đạo Bồ-tát muốn hồi hướng công đức vạn hạnh của mình đến, đó là: Chúng sanh, Bồ-đề và Thật tế. Vậy, chữ “hồi hướng” trong kinh có nghĩa là đem công đức của chính mình cúng dường cho khắp các chúng sanh, nguyện cầu cho tất cả chúng sanh cùng được thấy Phật A Di Ðà, cùng được sanh về cõi An Lạc quốc, cùng đắc quả Bồ-đề. Sự hồi hướng này mới đúng là chân thật tế bởi vì nó xứng hợp với Di Đà Bổn Nguyện.
Người niệm Phật phải tìm đủ mọi phương tiện khiến cho người thân cùng gieo thiện căn. Chuyện quan trọng nhất trong đời là phải nên khuyên cha mẹ, quyến thuộc, họ hàng, bạn bè v.v… của mình thường xuyên niệm Phật cầu sanh Tây Phương, và cũng phải sớm khai thị cho họ biết rõ sự lợi ích của việc trợ niệm vãng sanh lúc lâm chung. Hiện nay, chúng ta đang sống trong cõi đời đại loạn, nếu chẳng biết nương tựa vào Phật thì lúc nguy hiểm, tai nạn chợt xảy đến, khó hòng thoát khỏi. Nếu lúc bình thường chúng ta chẳng lo khuyên nhủ, uốn nắn người thân đoạn trừ tập khí tham, sân, si, mạn, nghi của họ thì mai kia lúc chúng ta sắp mất, họ sẽ thuận theo tri kiến thế tục, tính chuyện phô trương, khóc lóc mù quáng, mở tiệc cúng kiến linh đình, thì dẫu chúng ta có công phu tịnh nghiệp có thể tương ứng với Phật, được Phật tiếp dẫn, nhưng lại gặp phải những hành động đó phá hoại tịnh niệm, chắc chắn vẫn phải chịu cảnh luân hồi trong sáu nẻo từ trần-sa kiếp này cho đến trần-sa kiếp khác. Do vậy, việc khuyên quyến thuộc niệm Phật cầu sanh Cực Lạc chính là một đại sự khẩn yếu nhất, vừa lợi mình và cũng lợi người. Việc làm này thật vô cùng xứng hợp với Di Đà bổn nguyện “tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con.” Nếu chúng ta tận hết sức mình làm theo lời Phật dạy và lại có lòng khiến cho quyến thuộc cùng quy hướng A Di Đà Phật Đại Giác Thế Tôn, ắt chư Phật, Bồ-tát đều vô cùng hoan hỷ giúp đỡ cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chướng ngại để thành tựu tâm nguyện tự lợi, lợi tha của mình. Đến lúc lâm chung, Phật A Di Đà sẽ lần lược đến tiếp dẫn ta và quyến thuộc đời này lẫn con cháu đời sau đồng vãng sanh Cực Lạc.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.131.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập