Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Diệu Quả »»
Tỳ-kheo Pháp Tạng ở trong nhiều kiếp vững chắc bất động, tu hành tinh tấn, tích chứa vô lượng diệu đức thù thắng nơi các công hạnh như là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Những công đức ấy phát khởi lên cơ cảm, nên được cái quả báo thù thắng; đó là đời đời, kiếp kiếp sanh ở đâu cũng cảm được diệu quả thắng thượng như kinh Vô Lượng Thọ chép: “Chỗ nào sinh ra cũng có, vô lượng kho báu, tự nhiên ứng phát. Hiện thân trưởng giả, hoặc làm cư sĩ, hào tộc tôn quý, hoặc làm quốc vương, dòng Sát Ðế Lợi, Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc vua của sáu cõi trời Dục giới, cho đến Phạm Vương. Nơi các chư Phật, cung kính cúng dường, chưa từng gián đoạn. Công đức như thế, nói chẳng thể cùng.”
Bồ-tát do tuân tu theo hạnh đức của Ngài Pháp Tạng nên cũng được vô lượng kho báu, tự nhiên ứng phát. Kho báu ấy cũng chính là diệu pháp Tịnh độ của A Di Đà Phật có khả năng cứu vớt chúng sanh thoát ra khỏi hết thảy khổ ách, ứng hợp với tánh đức của A Di Đà Phật. Để thực hiện phương tiện độ sanh, Bồ-tát cõi Cực Lạc cũng thường hiện thân làm Trưởng giả, hoặc Cư sĩ, hào tộc tôn quý, hoặc làm quốc vương, dòng Sát Ðế Lợi, Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc vua của sáu cõi trời Dục giới, cho đến Phạm Vương, ở trong thế gian giáo hóa chúng sanh. Ở nơi cõi Cực Lạc, chủ là A Di Đà Phật, bạn là các bậc hiền thánh đều có cái quả báo giống nhau và làm những công việc giống hệt như nhau; đấy đều là do công đức bố vô lượng vô biên, thâm sâu vô tận của Phật A Di Đà.
· “Trưởng giả” là tiếng gọi chung cho những vị thuộc dòng họ cao quý, giàu có lớn, tuổi tác cao, lại có tâm bình đẳng, tánh tình ngay thẳng, lời nói chân thật, đức hạnh đoan chánh.
· “Cư sĩ” là tiếng gọi chung cho hàng Phật tử tại gia giàu có, quy ngưỡng Phật thừa một cách sâu xa, thường tu hạnh Phật, giữ đạo, điềm tĩnh, ít ham muốn, thiện căn phước đức sâu dày.
· “Hào tộc Tôn quý” chỉ cho dòng họ vọng tộc, quan lại lớn, danh môn chánh phái, vinh hiển, thanh liêm, mẫu mực, không nghiêng theo tà, được mọi người tôn kính.
· “Quốc vương” là chúa của một nước.
· “Sát Đế Lợi” là dòng dõi nhà vua, còn được gọi vương gia.
· “Chuyển Luân Thánh Vương” là vua của cả bốn châu. Thân của Chuyển Luân Vương có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt. Khi lên ngôi Chuyển Luân Thánh Vương thì vua liền cảm được luân báu từ trời hiện xuống. Do vì luân báu này có oai thế rất lớn khi xoay chuyển, nên vua có thể nhiếp phục khắp hết thảy chúng sanh trong bốn châu.
· “Vua của sáu cõi trời Dục giới”“ là vua của tầng trời thứ sáu trong Dục giới. Sáu tầng trời Dục giới là: Tứ Thiên Vương, Ðao Lợi, Dạ Ma, Ðâu Suất, Hóa Lạc và Tha Hóa Tự Tại.
· “Phạm Vương” là danh xưng khác của Ðại Phạm Thiên Vương. Chữ “Phạm Thiên” còn thường dùng để chỉ chung cho các chư thiên trong các cõi trời Sắc giới.
Bồ-tát do tu theo đức hạnh của Phổ Hiền Đại sĩ được dạy trong kinh Vô Lượng Thọ nên có sức thiện căn thù thắng, cảm được cái quả báo là đời đời kiếp kiếp đều sanh ra trong nhà tôn quý, đức cao trọng vọng, giàu có dư dật; thậm chí làm vua trong các cõi nhân gian, hoặc làm thiên đế thượng hoằng hạ hóa. Đấy đều là do nơi tự lực của họ hoặc do nơi oai thần gia trì của Phật A Di Đà nên các Ngài mới thỏa mãn sở nguyện độ sanh của các Ngài. Lại do nương vào sức thiện căn và sức Đại Nguyện của Phật A Di Đà nên Bồ-tát được gặp gở hết thảy chư Phật để cúng dường chư Phật, chưa từng gián đoạn. Công đức của các Ngài đã làm, thật là vô lượng vô biên, chẳng thể nào nói hết nổi.
Mỗi ngày chúng ta dù ở trong cõi tục trần lao, nhưng không sanh lòng chấp trước đối với thế gian, lấy kinh Vô Lượng Thọ và A Di Đà Phật làm ruộng phước để nương nhờ mà chuyển cảnh giới từ uế thành tịnh, thành tựu sức thiện căn thù thắng; cho đến khi xả bỏ báo thân này, ắt sẽ được gặp Phật A Di Đà và được dạo khắp mười phương để cung kính cúng dường chư Phật.
Thậm chí, Bồ-tát cũng do tu tập theo kinh này nên được những quả báo thù thắng khác như lời kinh chép: “Thân miệng thường phát, vô lượng diệu hương, giống như Chiên Ðàn, hoa Ưu Bát La, mùi hương tỏa khắp, vô lượng thế giới. Tùy chỗ sinh ra, sắc tướng đoan nghiêm, băm hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thảy đều đầy đủ. Trong tay thường phát, của báu vô tận, vật dụng trang nghiêm. Thảy các thứ cần, đều là tối thượng, lợi lạc hữu tình. Do nhân duyên này, có thể khiến cho vô lượng chúng sanh, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.“ Bồ-tát tu hành theo kinh này cũng chính là tuân tu theo đức hạnh của Phổ Hiền Đại sĩ một cách rộng lớn, bởi vì toàn thể của bộ kinh này là nói đến Phổ Hiền hạnh đức mà Tỳ-kheo Pháp Tạng tu hành để cảm được quả báo thù thắng chẳng thể nghĩ bàn.
Trước hết là thân và miệng của Bồ-tát thường tỏa ra mùi thơm vi diệu giống như mùi của một loại cây thơm chiên đàn hay mùi của hoa Ưu Bát La (một loại hoa sen màu xanh). Mùi hương thơm này tỏa khắp vô lượng thế giới là do bởi giới đức trong sạch của Bồ-tát cảm thành. Rõ ràng, mùi hương ấy chính là Giới Ðịnh chân hương như kinh Quán Phật tam muội nói: “Thường dùng Ðịnh hương làm chuỗi anh lạc nơi thân” và kinh Giới Hương cũng bảo là: “Tất cả các hương hoa trong thế gian, dẫu cho trầm, chiên đàn, long não, xạ hương... các thứ hương như vậy chẳng thể tỏa mùi khắp nơi, chỉ mình Giới hương, nơi đâu cũng ngửi thấy.” Khi xưa lão Hư Vân Hòa thượng rất ít khi tắm gội và cắt cạo râu tóc; dường như Ngài chỉ tắm gội và cạo râu tóc mỗi năm một lần; thế mà thân miệng của Ngài chẳng có mùi hôi thúi, lúc nào cũng tỏa ra mùi thơm; ai ở gần Ngài đều ngửi được mùi hương thơm. Có lẽ đây là mùi hương chiên đàn hay hoa Ưu Bát La được nói trong kinh.
Chẳng những thân và miệng của Bồ-tát luôn tỏa ra mùi thơm xông khắp vô lượng thế giới, mà thân tướng của các Ngài cũng rất đoan chánh, trang nghiêm với đầy đủ ba mươi hai tướng tốt lẫn tám mươi vẻ đẹp tùy hình hảo, không điểm nào khuyết thiếu. Nếu một tướng mà không có tùy hình hảo thì chẳng viên mãn; chẳng hạn như các vị Chuyển Luân Thánh Vương, Vua Trời Ðế Thích, Phạm Thiên Vương v.v... cũng có băm hai tướng tốt nhưng không có tùy hình hảo, nên thân của các Ngài chẳng vi diệu như thân Phật. Băm hai tướng tốt với đầy đủ tám mươi vẻ đẹp tùy hình hảo của Phật được nói ở đây là Ứng thân của Phật thị hiện ở trong thế gian để hóa độ chúng sanh. Nếu bàn về Báo thân của Phật thì còn vi diệu hơn Ứng thân vô lượng lần, không thể nói hết, như Quán kinh nói: “Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi một tướng đều có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo,” tức là Báo thân Phật có đến 64 ức, 1600 vạn vẻ đẹp tùy hình hảo. Tướng và tùy hình hảo đều là sắc pháp dùng để trang nghiêm rạng rỡ thân Phật. Chúng sanh có thể thấy được tướng hay sắc thô tổng quát của Ứng thân Phật, nhưng không thể thấy được tùy hình hảo của Báo thân Phật. Nói cách khác, tùy hình hảo là những nét đẹp rất vi tế và chuyên biệt, chúng sanh khó thể nào thấy được bằng nhục nhãn, chỉ có Bồ-tát mới thấy được tùy hình hảo của Báo thân Phật.
Bản Ðường dịch của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Các hương hoa báu, tràng phan, lọng lụa, y phục thượng diệu, thức ăn, thuốc men, và các kho tàng, vật trân ngoạn, đồ cần dùng đều tự nhiên xuất hiện từ tay Bồ-tát.” Đây đã nêu rõ ví dụ của các báu vật thường hiện ra trong tay của Tỳ-kheo Pháp Tạng do quả báo bố thí của Ngài trong nhiều đời nhiều kiếp và cũng là hạnh đức của Thập Ðịa Bồ-tát do Bát-nhã cảm thành. Bởi do diệu trí của Bồ-tát dung thông, nên các Ngài tùy ý vô ngại, trong tay thường biến hiện ra những của báu vô tận, vật dụng trang nghiêm tối thượng để làm vật cúng dường Tam Bảo và để bố thí, làm lợi lạc cho khắp chúng sanh.
Tỳ-kheo Pháp Tạng do tuân tu theo Phổ Hiền hạnh đức một cách rộng lớn; Ngài dùng vô lượng tâm, phát vô lượng nguyện, khởi vô lượng hạnh, điều nào cũng tương xứng với Chân như Pháp giới, nên cảm được quả báo bố thí thù thắng chẳng thể nghĩ bàn, có thể khiến cho vô lượng chúng sanh cũng được tương ứng với Chân như Pháp giới và đều cùng với Ngài phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.92.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập