Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Đâu chỉ của mình trăng thôi »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đâu chỉ của mình trăng thôi »»
Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Dễ hơn là bạn nghĩ: con đường hạnh phúc theo lời Phật dạy” được mời vào lớp sáu của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật, lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,
"Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?"
Bà đáp, "Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!"
Nó hỏi tiếp, "Thế thì bà có biết ai tập thiền và có được thần thông không?"
"Bà có nghe nói về một thiền sư ở Ấn độ có khả năng đi xuyên được qua tường!"
Em có vẻ không tin lắm, "Nhưng bà có chính mình thấy được việc ấy không?"
"Bà cũng chưa thấy điều ấy, nhưng mà vị thầy của bà kể lại là ông đã nhìn thấy, và bà chỉ nói lại theo lời của ông mà thôi."
"Nhưng mà làm sao người ta có thể đi xuyên qua tường được?"
Bà Sylvia cố gắng giải thích thêm, "Bà nghĩ có lẽ cũng giống như là cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi những phân tử rất nhỏ hợp lại, và những người có năng lực thiền định giỏi họ có thể tự làm tách rời những phân tử ấy ra, đi xuyên qua tường, và rồi họ gom hợp chúng lại với nhau như cũ!"
Bé trai im lặng, suy nghĩ một hồi, rồi nói "Cháu thấy là nếu họ làm như vậy, mà rủi như họ đang đi xuyên qua bức tường, và quên thiền tập, họ có bị kẹt cứng trong bức tường ấy luôn không?"
Những bức tường trong cuộc đời
Các em nhỏ lúc nào cũng có những suy nghĩ và thắc mắc mới lạ bạn hả! Câu chuyện ấy cũng khiến tôi liên tưởng đến những "bức tường" vô hình trong cuộc sống chúng ta. Có biết bao lần, vì thiếu chánh niệm và tỉnh giác, chúng ta đã bị kẹt cứng trong những "bức tường" của hờn giận, lo âu, của thất vọng, sợ hãi… và không thể thoát ra được.
Trong thiền quán thì phép lạ không phải là đi xuyên qua tường hay đi trên mây, mà phép lạ là đi trên mặt đất. Địa hành thần thông. Tổ Lâm Tế nói, phép lạ là ta có thể đi như một người có tự do, thong dong giữa những bận rộn và lo toan của cuộc đời, không bị vướng mắc hay kẹt vào nơi đâu cả. Nhưng thật ra, không phải chỉ có phiền não mới là những “bức tường”, mà đôi khi ta cũng có thể bị kẹt trong những bức tường của “hạnh phúc” nữa kìa.
Ông Henry David Thoreau chia sẻ, "Tôi thấy những người trẻ ngày nay thật là bất hạnh khi họ được thừa kế những tài sản lớn lao của cha ông mình... vì chúng là những gì mà mình thu nhận vào thì dễ, mà buông bỏ ra thì rất khó." Đâu phải chỉ có khổ đau, mà những may mắn trong cuộc đời, những thành đạt, và ý niệm về hạnh phúc của mình, cũng có thể là những bức tường giam giữ nhốt ta lại, phải không bạn?
Con ngỗng trong bình
Bức tường giam giữ ta thường được tạo dựng lên từ những gạch đá muộn phiền của quá khứ, hoặc những lo sợ hay mong cầu ở tương lai. Nhưng bạn nghĩ chúng ta có thể thoát ra được bằng cách nào đây?
Trong nhà thiền có một câu đố như vầy, hãy tưởng tượng là có một con ngỗng con còn nhỏ, người ta bỏ nó vào trong một cái bình thủy tinh và nuôi trong một thời gian. Con ngỗng ấy lớn lên vừa khít với cái bình. Bây giờ vấn đề là làm sao ta có thể đem con ngỗng ấy thoát ra ngoài, mà không đập vỡ cái bình, và cũng không làm gì tổn thương đến con ngỗng?
Và, câu trả lời đơn giản là “Con ngỗng ấy ra rồi!” Đó là lời của thiền sư Nam Tuyền đáp cho cư sĩ Hoàn Công. Tôi hiểu rằng, vì chúng ta tự tưởng tượng ra vấn đề con ngỗng ở trong bình, thì bây giờ mình chỉ cần cho nó được thoát ra ngoài thôi. Chứ con ngỗng đâu có thật, mà cái bình giam giữ nó cũng đâu thật có! Tất cả đều do tự chính mình tạo dựng lên và đặt ra mà thôi.
Có những khổ đau trong cuộc sống cũng tương tự như thế. Ta tự đặt ra những khuôn mẫu cứng nhắc, cho đó phải là như vậy, rồi đóng khung và nhốt kín lại hạnh phúc của mình. Và rồi ta loay hoay trong khổ đau để mong tìm một lối thoát. Mà nếu như tự mình nhốt mình lại, thì cũng chỉ tự mình mới có thể cho phép mình thoát ra được thôi, phải không bạn?
Tháo gở bằng cái thấy trong sáng
Muốn thoát ra sự giam cầm ấy, ta phải biết nhận diện và thấy ra được những gì đang trói buộc mình. Nhiều khi chúng không phải do hoàn cảnh bên ngoài, mà do phản ứng và sự dính mắc của ta với những gì xảy ra. Và cũng chính nhờ có những sự va chạm ấy, mà ta có thể thấy ra được khổ đau ngay nơi gốc rễ của nó.
Thiền sư Lâm Tế viết, "Chúng ta không thể nào giải quyết được những vấn đề của quá khứ, trừ khi qua sự liên hệ với hoàn cảnh hiện tại. Lúc cần thay đồ thì ta mặc áo vào, đến khi cần lên đường thì ta bước ra đi. Có vậy thôi!" Ta chỉ có thể giải quyết được những vấn đề của quá khứ, hoặc chăm sóc cho các dự án ở tương lai, qua sự ứng xử của mình ngay trong giờ phút này. Và theo như ngài Lâm Tế, thật ra ta cũng không cần phải tập luyện hay làm một việc gì phi thường, chỉ cần quan sát và thấy rõ những gì đang có mặt trong thân tâm ta khi tiếp xúc với chung quanh.
Quan sát không phải để ta tìm kiếm một tuệ giác hay một giải pháp nào đó, mà là biết nhận diện để tự khám phá ra những gì đang có mặt ngay ở nơi mình.
Những khi ta có vấn đề với người thân, khi cảm thấy bất an, đối diện với một khó khăn, hay trong lúc sợ hãi và bối rối… ta hãy quay nhìn lại những gì đang xảy ra một cách trung thực, với một tâm không mong cầu. Được bấy nhiêu thôi vấn đề cũng sẽ tự nó được chuyển hóa nhiều rồi, nhờ ta biết thôi không còn dựng lên những bứt tường, và tự nhốt mình vào trong đó nữa.
Đâu phải của mình trăng thôi
Khi muốn đến một đỉnh núi xa, chúng ta không thể nào đi đến nơi ấy bằng một con đường thẳng duy nhất hay cố định nào được. Sẽ có những lúc mình đi trệch sang trái hoặc bước lạc sang phải. Nhưng việc ấy không quan trọng. Ta hãy cứ tiếp tục nhìn lại và giữ cho cái thấy của mình được trong sáng và tự nhiên, bằng một thái độ không mong cầu cũng không ghét bỏ. Mỗi bước chân của mình sẽ tự biết sửa lại cho ngay, mà không cần đến sự can dự của một cái ta nhỏ bé. Một cái biết trong sáng sẽ làm mới lại con đường mình đi.
Và có lẽ vì chưa thấy được sự trong sáng tự nhiên ấy, nên ta thường nương tựa vào những mong cầu hoặc phương tiện nào đó bên ngoài. Biết rằng sự nương tựa vào bên ngoài đôi khi cũng khó mà tránh được, nhưng ta hãy nhớ quay trở về lại với chính mình bạn nhé, vì sự trong sáng ấy bao giờ cũng sẵn có trong ta. Tôi nhớ bài thơ của thiền sư Myoe, thế kỷ 13,
Tâm tôi rạng ngời
Ánh sáng tinh khôi
Mà trăng cứ ngỡ
Đấy là ánh sáng
Của mình trăng thôi
Thiền sư Myoe (Nhật Chiêu dịch)
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập