Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hương vị Đại thừa »»

Tản văn Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hương vị Đại thừa

Donate

(Lượt xem: 6.053)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Hương vị Đại thừa

Trong Vãng Sanh Luận có bài kệ: “Yêu thích pháp vị của Phật, dùng Thiền tam-muội làm thức ăn.” Nói cách khác, nếu chúng ta học Phật mà không có định thì chẳng thể hưởng thụ được pháp vị của Đại thừa, tức là chẳng biết nó ngon là ngon ở chỗ nào. Chúng ta nghe người khác nói pháp này hay lắm, chúng ta cũng lập lại y như vậy, nhưng bản thân mình chẳng thật sự hưởng thụ hương vị thơm ngon của Phật pháp. Chỉ khi nào chúng ta tu hành đạt được định, được tâm thanh tịnh, mới thật sự biết được hương vị thơm ngon của Đại thừa Phật pháp.

Chúng ta hãy nghĩ xem, người hạ hạ phẩm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới do nương vào oai thần gia trì của A Di Đà Phật mà có thể vượt trỗi Tứ Thiền Thiên, bất luận là công phu định lực, trí huệ hay phước báo đều vượt xa lục đạo, các vị vua của sáu cõi trời Dục giới (Tứ Thiên Vương, Ðao Lợi, Dạ Ma, Ðâu Suất, Hóa Lạc và Tha Hóa Tự Tại) cho đến Đại Phạm Thiên Vương cũng chẳng thể sánh bằng họ, lẽ nào còn có ăn uống? Kinh nói, cõi Cực Lạc có ẩm thực chỉ là đối với chúng sanh trong Dục Giới vừa mới vãng sanh về đó, tập khí ăn uống và ngủ nghê vẫn chưa đoạn, thỉnh thoảng vẫn còn nghĩ nhớ tới chuyện ăn uống, hễ vừa khởi động một niệm ấy, thì thức ăn trăm vị liền hiện tiền. Sau khi thấy các thức ăn bày ra trước mặt, mới biết mình đang ở trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, chẳng phải ở trong thế giới Sa-bà, chẳng còn cần dùng những thứ ấy nữa, chúng liền biến mất! Thậm chí ngay cả chư thiên trong cõi trời Sắc Giới còn chẳng cần ăn uống, thì tất nhiên người cõi Cực Lạc cần chi ăn uống. Điều đó cho ta thấy những chuyện ăn uống được nói trong kinh Phật chỉ là biểu pháp, chẳng phải là thật ăn. Ngay trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật cũng đã nói rõ ràng: “Tuy ăn như thế, nhưng thật chẳng ăn.” Phật nhắc khéo cho chúng ta biết đừng nên chấp trước đối với chuyện ăn uống được kể trong kinh mà phải từ trong tâm thanh tịnh phát sanh trí tuệ Bát-nhã. Đức Như Lai quả thật là khéo nói pháp quá sức, Ngài giúp chúng ta dùng tướng phá tướng để đắc định, nhân định phát huệ. Do đó chúng ta đọc kinh nhất định phải xả ly hết thảy các tướng văn tự, ngôn thuyết, thành tựu Tam Học Giới Định-Huệ, mới có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa.

Ai là người có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa? Phật Địa Luận nói: “Chư Phật, Bồ-tát trong Tịnh độ tông có thể nói, có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa.” Câu này có ý nghĩa rất sâu sắc. Nói theo nghĩa hẹp, chữ “có thể nói” có nghĩa là năng thuyết. A Di Đà Phật thường luôn thuyết giảng pháp môn Tịnh độ là năng thuyết. Nói theo nghĩa rộng, mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai đều thuyết pháp môn Tịnh độ. Các Ngài nói lên điều gì? Các Ngài nói Đại thừa pháp vị! Đại thừa pháp vị ấy là gì? Chính là kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ. Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ chỉ là một bộ kinh, kinh Di Đà là bản giảng lượt của kinh Vô Lượng Thọ. Nói theo Phật Địa Luận thì kinh điển này là pháp khó tin, khó nói, khó hiểu hơn hết trong tất cả các kinh, nên chỉ có chư Phật Như Lai mới có thể giảng nói và chỉ có chư Bồ-tát có trí huệ gần bằng Phật mới có thể tin tưởng và tiếp nhận. Phàm phu chúng ta nghe kinh điển này, không tin, không hiểu nên không tiếp nhận, thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đây chỉ là chuyện rất hết sức bình thường! Nếu có người nghe kinh điển này mà tin, hiểu, ghi nhớ, phát tâm tu hành thì đó mới là chuyện kỳ lạ, mới là chuyện hiếm có. Do vậy, Phật Địa Luận mới nói, chỉ có chư Phật, Bồ-tát trong Tịnh độ tông mới có thể nói, mới có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa này. Cho nên, nếu chúng ta thấy người khác chẳng tin ưa kinh Vô Lượng Thọ này thì đấy chẳng có gì đáng coi là kỳ lạ! Người tin ưa, thọ trì kinh này mới là điều kỳ lạ khó thấy.

Chư Phật, Bồ-tát thường đi lại trong thế gian. Trong kinh Phật có nói, vào thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài có hai vị đại đệ tử cho đến hiện tại vẫn còn ở trong nhân gian, hai vị đó là Tôn giả Ca Diếp và Tôn giả Tân Đầu Lô. Đức Phật diệt độ đã hơn hai ngàn năm trăm năm, nhưng hai vị ấy vẫn còn tại thế, bởi vì Đức Phật phó chúc họ ở lại thế gian này. Tôn giả Ca Diếp phải ở lại đây đợi Phật Di Lặc xuất hiện trong thế gian, đem y bát của Thích Ca Mâu Ni Phật trao truyền cho Phật Di Lặc rồi Ngài mới diệt độ. Do đó, Tôn giả Ca Diếp hiện nay vẫn còn đang ở trong nhân gian chúng ta, chẳng nhập diệt. Đức Phật cũng không cho phép Tôn giả Tân Đầu Lô nhập diệt, buộc Ngài phải ở lại đây làm phước điền cho hết thảy chúng sanh trong thời kỳ Mạt pháp. Do đó, nếu chúng ta thành tâm thành ý cúng trai cho Tôn giả Ca Diếp và Tôn giả Tân Đầu Lô, các Ngài sẽ phổ môn thị hiện, biến hóa thành những hình dạng khác nhau, đến tiếp nhận sự cúng dường của chúng ta. Do đâu mà các Ngài có thể trụ trong thế gian này lâu đến mức như vậy? Là do các Ngài có thiền định rất sâu, có thể khiến cho sắc thân thường trụ trong thế gian mà chẳng bị hoại diệt. Chúng ta thấy các vị A-la-hán còn có năng lực ấy, huống hồ gì là Phật, Bồ-tát! Chư Phật, Bồ-tát có năng lực thiền định trụ thế rất lâu mà sắc thân chẳng bị hoại diệt, nhưng vì sao các Ngài chẳng ở trong thế gian với thân Phật, thân Bồ-tát để giáo hóa chúng sanh? Vì chúng sanh phước mỏng, lại chẳng có tâm cung kính đối với các Ngài, lại chẳng coi trọng kinh pháp của các Ngài, nên nếu các Ngài dùng thân phận Phật, Bồ-tát để trụ thế sẽ chẳng có lợi gì cho chúng sanh. Chúng sanh trong thế gian này không chỉ chẳng kính Phật, chẳng trọng pháp mà lại còn thường hay hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, làm cho thân Phật chảy máu, tạo ra rất nhiều tội nghiệp rất nặng. Do đó, Phật, Bồ-tát chẳng dùng thân phận của chính mình xuất hiện trên thế gian, nhưng các Ngài rất từ bi, thường biến hóa thành người xuất gia hay người cư sĩ tại gia tầm thường, chẳng có tiếng tăm cũng chẳng có địa vị cao quý gì cả; thậm chí các Ngài còn hiện thân làm kẻ ăn mày hoặc người khùng điên đến nhận sự cúng dường của chúng ta. Nếu ai thấy những người tầm thường, nghèo khổ rách rưới ấy, cung kính cúng dường, chẳng hủy báng, chẳng tạo khẩu nghiệp, thì người ấy đã thấy chư Phật, Bồ-tát và được các Ngài nhiếp pháp mà được thụ hưởng pháp vị Đại thừa.

Trong Vãng Sanh Luận của Ngài Thiên Thân Bồ-tát có nói: “Yêu thích pháp vị của Phật, dùng Thiền tam-muội làm thức ăn.” Vãng Sanh Luận là do Thiên Thân Bồ-tát biên soạn và được Đàm Loan Đại sư viết chú giải và đặt tên là Vãng Sanh Luận Chú, chú giải này hết sức hay! Ngài Đàm Loan là người thuộc thời đại Nam Bắc Triều, Ngài có cống hiến rất lớn lao đối với Tịnh độ tông. Nhân duyên học pháp của Ngài rất đặc biệt. Thuở trẻ, Ngài luôn cảm thấy mạng người vô thường nên rất sợ chết, Ngài đi khắp nơi cầu pháp trường sanh bất tử. Trước tiên Ngài học đạo thần tiên, mãi về sau mới gặp được một vị pháp sư từ Tây Vực đến Trung Quốc, bèn thỉnh giáo pháp sư: “Phật môn có phương pháp trường sanh bất tử hay không?” Vị pháp sư ấy liền giới thiệu: “Niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới sẽ trường sanh bất tử.” Sư nghe xong, rất hoan hỷ, phát tâm chuyên tu Tịnh độ, Sư được coi là một vị Tổ sư của Tịnh độ tông trong thời ấy. Như vậy, nếu chúng ta thấy có người nào đó thích tu học pháp môn khác, bèn khích lệ họ, khuyên họ hãy nghiêm túc học tập pháp môn ấy cho thật tốt. Khi nào họ tu học pháp môn ấy thành công rồi, mới có thể phát khởi tín tâm đối với Tịnh độ. Hiện tại nếu họ chưa có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để tin hiểu pháp môn này thì đành phải tu theo một con đường vòng như vậy mới có thể tin tưởng pháp môn Tịnh độ.

Bất luận chúng ta tu theo tông phái nào, pháp môn nào, cuối cùng đều quy túc Nhất chân Pháp giới, tức là Thế Giới Hoa Tạng. Thế Giới Hoa Tạng thật sự giống như biển cả, tất cả trăm sông thảy đều chảy vào biển cả, vô lượng vô biên pháp môn đến lúc cuối cùng đều trở vào Thế Giới Hoa Tạng. Sau khi họ đến Thế Giới Hoa Tạng rồi thì sẽ làm gì? Khi đến đó họ sẽ gặp Văn Thù và Phổ Hiền Bồ-tát, các Ngài ấy sẽ dùng Mười Đại Nguyện Vương dẫn họ về Thế giới Cực Lạc. Đấy gọi là đi một con đường vòng quá lớn, quá xa, rốt cuộc rồi mới có thể về tới Cực Lạc. Vì sao chúng ta biết sự thật là như vậy? Vì kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng: “Thập-địa Bồ-tát từ đầu tới cuối chẳng lìa niệm Phật.” Thập-địa Bồ-tát bao gồm bốn mươi mốt địa vị Bồ-tát từ Sơ-địa cho đến Đẳng giác, chỉ có Thập-địa Bồ-tát mới thật sự có đầy đủ tín huệ để biết vì sao phải tiếp nhận pháp môn Tịnh độ, vì sao phải thật sự nghiêm túc niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Cho nên, nếu chúng ta thấy người ấy tu pháp môn khác, chẳng có gì là không tốt đẹp, chúng ta đều phải khuyên họ hãy nghiêm túc tu pháp môn ấy, trong tương lai nhân duyên của họ chín muồi, ắt sẽ có thể tin pháp môn Tịnh độ. Nếu chúng ta thấy người ấy tin tưởng, phát tâm tu học pháp môn Tịnh Độ, thì phải biết đó là do thiện căn, phước đức, nhân duyên từ vô lượng kiếp đến nay của họ đã đến lúc chín muồi trong đời này. Đây là một nhân duyên hết sức hiếm có, nên kinh Vô Lượng Thọ gọi họ là “chẳng phải phàm nhân.”

Nếu xét theo cái nhìn của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, tức là xét theo lời nói trong kinh Vô Lượng Thọ, người có thể tiếp nhận pháp môn Tịnh độ chính là Bồ-tát. Bồ-tát do nương vào Phật lực gia trì nên mới có thể tiếp nhận hương vị của pháp môn Tịnh độ, có thể nói pháp môn Tịnh độ và có thể đến các thế giới của chư Phật trong mười phương, giúp Phật nhiếp thọ, tiếp dẫn hết thảy chúng sanh đồng quy Tịnh độ. Nếu chư Phật chẳng gia trì Bồ-tát, các Ngài sẽ chẳng thể hiểu và cũng chẳng thể giảng nói pháp môn vi diệu bậc nhất này. Vì thế, Phật Địa Luận mới nói: “Chư Phật, Bồ-tát trong Tịnh độ tông có thể nói, có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa.” Thế mới biết, việc giảng nói pháp môn vi diệu bậc nhất này mới thật sự là độ thoát chúng sanh triệt để viên mãn rốt ráo. Vì thế, người phát tâm muốn giảng nói kinh Vô Lượng Thọ chắc chắn sẽ tiếp nhận được thần lực của Tam Bảo gia trì. Họ không những chỉ được A Di Đà Phật gia trì mà còn được mười phương hết thảy chư Phật, Bồ-tát đều gia trì. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, người ấy được mười phương chư Phật, Bồ-tát gia trì, thì lẽ nào họ là người phàm? Lẽ nào họ chẳng thể vãng sanh?

Vì muốn khiến hết thảy chúng hữu tình có thể tin, có thể hiểu và có thể tu pháp môn Tịnh độ đúng như lời Phật dạy, nên người phát tâm muốn giảng nói kinh Vô Lượng Thọ phải buông xả ngũ dục lục trần để có thể dốc hết tâm lực, trí lực của mình tu học và giảng nói kinh Vô Lượng Thọ. Nếu người ấy làm như vậy mà đến lúc cuối cùng A Di Đà Phật chẳng đến tiếp dẫn họ vãng sanh Cực Lạc, thì quý vị thử hỏi xem có đạo lý này không? Chẳng bao giờ có đạo lý này! Nhất định là hết thảy chư Phật đều khen ngợi, hộ trì và thọ ký cho người ấy. Do vậy, ngay trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đặc biệt nhiều lần khuyên tứ chúng đệ tử bao gồm tu sĩ xuất gia và cư sĩ tu tại gia, hãy phát tâm thọ trì đọc tụng, biên chép, cúng dường và vì người khác mà giảng nói kinh Vô Lượng Thọ. Người nào tin nhận, y giáo phụng hành theo lời Phật dạy, tất nhiên sẽ được tất cả chư Phật, Bô-tát gia trì, nhiếp thọ mà thụ hưởng được pháp vị Đại thừa. Thế nhưng hiện nay, có mấy ai thật sự tin nhận lời Phật dạy, phát tâm tu học và giảng nói kinh này. Sự thật là chẳng có bao nhiêu người phát tâm. Người phỉ báng kinh này hoặc phỉ báng người giảng nói kinh này thì rất nhiều, còn người phát tâm giảng nói kinh này thì quá ít, chẳng đáng bàn tới. Người ấy vâng lời Phật dạy, dốc hết sức mình, thọ trì, đọc tụng, chú giải và vì người diễn nói kinh Đại thừa Vô Lượng Thọ mà chúng ta lại phỉ báng họ, thì có khác gì là đang phỉ báng Phật. Chúng ta phải biết, người chẳng được Phật gia trì,nhất định chẳng thể giảng kinh này như lời Phật Địa Luận nói: “Chỉ có chư Phật, Bồ-tát trong Tịnh độ tông mới có thể nói và có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa.”

Nếu hiện nay chúng ta chẳng thể giảng kinh Vô Lượng Thọ thì phải nên phát tâm muốn giảng kinh này, A Di Đà Phật và hết thảy chư Phật Như Lai thấy được tâm nguyện này, các Ngài nhất định sẽ gia trì chúng ta, trong tương lai chính mình sẽ có thể thuyết giảng và thâm nhập kinh tạng này. Nói thật ra, chẳng phải chỉ có người giảng kinh mới được Phật lực gia trì mà người nghe giảng kinh cũng được Phật lực gia trì giống hệt như nhau. Vì sao? Vì A Di Đà Phật phải mở cánh cửa phương tiện bằng cách gia trì cho cả hai bên người nói lẫn kẻ nghe, thì mới có thể phá mê khai ngộ cho người hữu duyên. Nếu Phật không gia trì, chúng ta nghe kinh vẫn không hiểu thì làm sao mà nói. Nói cách khác, kinh Vô Lượng Thọ là pháp khó tin, khó hiểu, nếu chẳng được hết thảy chư Phật gia trì thì phàm phu chúng ta không có cách chi mà hiểu nổi nghĩa vi diệu trong kinh. Do đó, hiện nay chúng ta tin tưởng và hiểu được pháp môn này thì phải biết thiện căn, phước đức của chính mình to lớn đến cỡ nào. Chúng ta chẳng phải tùy tiện nói ra những lời này mà chỉ là lập lại những gì Đức Phật đã nói trong phẩm Phước Huệ Được Nghe: “Ðời trước nếu không tu phước huệ, nơi đây chánh pháp chẳng thể nghe. Ðã từng cúng dường các Như Lai, thì hay vui vẻ tin việc này. Kiêu ác giải đãi cùng tà kiến, khó tin pháp vi diệu Như Lai.” Nếu trong đời quá khứ, chúng ta chẳng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai thì chẳng có được thiện căn hiện tiền để có thể nghe, có thể nói kinh Vô Lượng Thọ trong đời này.

Bản hoài của chư Phật từ xưa đến nay đều là chỉ muốn khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Nếu chúng ta cũng có cùng chung một bản hoài ấy thì tất nhiên chư Phật sẽ hết sức gia trì, khiến chúng ta trở thành một vị A-xà-lê (thầy dạy đạo pháp) có trí huệ và đức hạnh tương ưng, đấy gọi là “tăng thượng duyên.” Hiện nay chúng ta thấy, có rất nhiều người trong thế giới này phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, đó chẳng phải là họ đang được thần lực của chư Phật Như Lai gia trì đó sao? Mỗi nơi trên khắp thế giới đều có người tin tưởng và nghiêm túc tu học pháp môn Tịnh độ, đó là một hiện tượng rất tốt đẹp, chứng minh chư Phật đang dẫn dắt chúng ta từ cõi này tới thẳng Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, chẳng cần phải đi lòng vòng, khỏi cần phải đi tới Hoa Tạng Thế Giới gặp Văn Thù, Phổ Hiền để nhờ các Ngài dẫn về Cực Lạc. Chúng ta đi thẳng một lèo từ Sa-bà tới Cực Lạc thì đó mới thật sự là tăng thượng duyên. Trong xã hội hiện nay vẫn còn may mắn là có rất nhiều người đang nghiêm túc tu phước, trong đó có người tu phước báo thế gian, có người tu phước báo xuất thế gian. Cả hai đều là hy hữu, khó gặp, đều là đáng quý trọng. Nếu ai chưa có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để gặp được pháp môn Tịnh độ thì hãy khuyến khích họ tu phước báo thế gian, sau khi đi một vòng để gôm góp đủ phước báo rồi, họ mới có thể tin tưởng và tiếp nhận nổi hương vị Đại từa này.

Chư Phật, Bồ-tát nơi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới ứng hóa trong các thế giới phương khác chẳng biết bao nhiêu mà kể cho hết. Đặc biệt là ở những nơi khổ sở, hoạn nạn như cõi Sa-bà này, nếu chúng ta thật sự muốn nghe giảng kinh Vô Lượng Thọ, họ sẵn sàng tình nguyện giảng cho chúng ta nghe, nhưng nếu chúng ta không muốn nghe thì họ tuyệt nhiên chẳng nói. Vì sao? Vì tất cả Bồ-tát nơi cõi Cực Lạc đều tu Căn Bản trí, tu Nhất tâm Bất loạn để chứng Chân như, nên ở nơi các Ngài chẳng có tác ý, chẳng có phan duyên đi tìm kiếm, lôi kéo người khác nghe mình giảng kinh Tịnh độ. Tác ý là ở nơi chúng ta, chúng ta cần phải tác ý, mong cầu tu học kinh Vô Lượng Thọ, còn Bồ-tát chỉ tùy duyên thị hiện mà thôi; đấy gọi là phổ môn thị hiện. Chúng ta thường đọc tụng kinh điển Đại thừa, nhất là phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, đều nghe nói đến ý nghĩa này. Chỗ nào càng bị khổ nạn, bi tâm của Bồ-tát càng thêm sâu nặng, các Ngài thị hiện ở nơi ấy, biến hóa thành thân nam, nữ, già, trẻ và các ngành nghề trong khắp các cõi trong mười phương, nhằm giáo hóa chúng sanh, khiến hết thảy chúng sanh có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa. Vì thế, một câu “chư Phật, Bồ-tát trong Tịnh độ tông có thể nói, có thể tiếp nhận pháp vị Đại thừa” bao hàm rất nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chúng ta nhất định phải nơi Tự tâm thanh tịnh mà lãnh hội ý nghĩa chân thật trong câu này.

Vì sao chư Phật muốn chúng ta tiếp nhận pháp vị Đại thừa? Vì chúng ta chỉ phải dùng Chánh Thể trí, còn được gọi là Căn Bản trí hay Như Lý trí, mới có thể chứng Chân như. Thế mới biết, trí huệ này trọng yếu đến chừng nào. Người niệm Phật cũng phải cầu trí huệ này mới có thể chứng Chân như, nhưng chỉ khi nào chúng ta tới Tây Phương Cực Lạc Thế Giới rồi mới có thể đắc Căn Bản trí, chứng Chân như. Nhưng làm thế nào mới có thể cầu được Thế giới Cực Lạc? Trong hết thảy các kinh Đại thừa, Đức Phật đã nói rất nhiều: “Tâm tịnh ắt cõi tịnh.” Kinh Di Đà cũng nói rất rõ ràng: “Nhất tâm Bất loạn, tâm không điên đảo.” Nói tóm lại, chúng ta cầu sanh Tây Phương Cực Lạc chính là để quy nạp vào Căn Bản trí. Căn Bản trí là gì? Tâm Kinh dạy: “Vô trí cũng vô đắc.” Vô trí chính là Căn Bản trí!





none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


Chuyện Phật đời xưa


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.59.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...