Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hướng dẫn thiền »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bàn về thiền tập »»

Hướng dẫn thiền
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Bàn về thiền tập

Donate

(Lượt xem: 12.391)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:



Bàn về thiền tập

(1) Làm cho tâm tĩnh lặng là tìm ra điểm cân bằng đứng đắn. Nếu chúng ta quá cố thúc cái tâm, nó sẽ đi lố điểm cân bằng đó; nhưng nếu chúng ta cố gắng không đủ, thì nó sẽ không tới được điểm cân bằng đó.

Thông thường, tâm của chúng ta (người phàm) là không tĩnh tại và tĩnh lặng, nó cứ động vọng, lăng xăng mọi lúc mọi nơi. Chúng ta phải làm cho tâm mạnh mẽ. Làm cho tâm mạnh và làm cho thân mạnh là không giống nhau. Để làm cho thân mạnh ta phải tập thể dục, gồng gánh, vận động để kết quả làm cho nó mạnh chắc hơn. Nhưng làm cho tâm mạnh có nghĩa là làm cho nó bình an, chứ không phải đi suy nghĩ này nọ. Đối với hầu hết kẻ phàm phu như chúng ta, tâm đã chưa từng được bình an, nó cũng chưa bao giờ có được năng lực tập trung (định tâm, samādhi),(2) do vậy chúng ta phải thiết lập nó ở trong một giới hạn. Chúng ta ngồi thiền, ở cùng với cái "người biết".

Nếu chúng ta cố ép hơi thở quá dài hay quá ngắn, chúng ta mất cân bằng, tâm sẽ không được bình an. Giống như khi chúng ta bắt đầu đạp bàn đạp máy may. Đầu tiên chúng ta phải thử, nhấp, nhịp sao cho bắt nhịp được với đà của bàn đạp, sau khi nhịp và đà đã hòa hợp cân bằng chúng ta mới có thể may đồ thẳng thóm một cách nhẹ nhàng. Theo dõi hơi thở cũng vậy. Chúng ta không quan tâm nó ngắn hay dài, yếu hay mạnh ra sao, chỉ cần nhận biết nó. Đơn giản là cứ để mặc nó, chỉ cần nhận biết theo nhịp thở tự nhiên của nó.

Khi nào được cân bằng, chứng ta lấy hơi thở làm đối tượng thiền của ta. Khi thở vào, điểm bắt đầu hơi thở là ngay chóp mũi, điểm giữa là ngay giữa ngực và điểm cuối là ở bụng. Đây là con đường hơi thở vào. Khi chúng ta thở ra, chỗ bắt đầu là bụng, chỗ giữa là giữa ngực, và chỗ cuối là ngay chóp mũi. Cứ đơn thuần nhận biết hơi thở ở chóp mũi, giữa ngực và bụng (theo hơi thở vào), rồi từ bụng, đến chỗ giữa ngực và chóp mũi (theo hơi thở ra). Chúng ta chú tâm nhận biết ba điểm tiếp xúc này của hơi thở để làm cho tâm mạnh vững, làm hạn chế các hành vi khác của tâm, nhờ đó sự chú tâm chánh-niệm và sự tự-tỉnh giác có thể khởi sinh và phát huy dễ dàng.

Khi sự chú tâm đã an trú được vào ba điểm này, lúc đó chúng ta không cần chú tâm vào chúng nữa, mà chỉ cần nhận biết sự vào và sự ra của hơi thở, tập trung sự chú tâm vào duy nhất noi chóp mũi (hoặc điểm giữa môi trên), nơi mà luồng hơi thở đi vào và đi ra. Chúng ta không cần theo hơi thở xuống ngực và bụng như lúc đầu, lúc này chỉ cần thiết lập sự chú tâm chánh niệm vào duy nhất chóp mũi trước mặt ta, và nhận biết hơi thở tại một điểm duy nhất này. Đi vào, đi ra, đi vào, đi ra.

Không cần phải nghĩ đến điều gì đặc biệt. Lúc này chỉ tập trung vào công việc đơn giản này, duy trì sự có mặt liên tục của tâm. Không cần phải làm gì thêm nữa, chỉ đơn giản thở vào, thở ra.

Khi tâm trở nên tĩnh lặng, hơi thở được tinh lọc. Tâm và thân trở nên nhẹ nhàng. Đây là trạng thái đúng của tiến trình thiền tập.

Khi ngồi thiền tâm trở nên được thanh lọc, nhưng dù tâm có ở trong trạng thái nào thì chúng ta vẫn cứ chú tâm và tỉnh giác vào nó, vẫn liên tục nhìn nó, biết nó. Hành vi của tâm đang ở đó, cùng với sự tĩnh lặng. Có vitakka, được gọi là tầm (HV). Vitakka là hành động đưa tâm (hướng tâm) vào đề mục để quán xét (đề mục thiền, đối tượng thiền). Nếu không có đủ sự chú tâm chánh niệm thì không có nhiều vitakka. Rồi có vicara, được gọi là tứ (HV). Vicara là quán xét xung quanh đề mục đó. Nhiều loại nhận thức (tâm tưởng) yếu mờ khác nhau có thể vẫn còn tiếp tục khởi sinh lúc này lúc khác, nhưng sự tự-tỉnh-giác (sampajanna) là cái quan trọng—nhờ nó, mỗi thứ gì đang diễn ra chúng ta đều biết rõ về thứ đó một cách liên tục.(3) Khi chúng ta tu tập sâu hơn, chúng ta sẽ thường trực tỉnh giác về trạng thái thiền của chúng ta, biết rõ tâm có được thiết lập một cách vững chắc hay không. Do vậy, sự tập trung (định) và sự tỉnh giác (chánh niệm) đều có mặt.

Có một cái tâm bình an không có nghĩa là không có gì đang diễn ra, những tâm tưởng (nhận thức) vẫn khởi sinh trong đó. Ví dụ, khi chúng ta nói về mức độ bình an thứ nhất của tâm (tầng thiền định thứ nhất), chúng ta nói nó có năm yếu tố. Cùng vói vitakka (tầm) và vicara (tứ), có yếu tố piti (hỷ) khởi sinh trên nền tảng quán niệm và rồi có yếu tố sukha (lạc). Tất cả bốn yếu tố này nằm trong một cái tâm đã được thiết lập trong sự tĩnh lặng. Chúng chỉ như là "một" trạng thái.

Yếu tố thứ năm là ekaggata (sự nhất-điểm). Bạn có thể thắc mắc làm sao chúng ta có được sự hội tụ nhất-điểm của tâm trong khi trong tâm cũng đang có bốn yếu tố kia. Điều này là do bởi tất cả chúng đã hợp nhất với nhau trên nền tảng sự tĩnh lặng. Tất cả chúng hợp lại được gọi là một trạng thái định-tâm (samadhi). Năm yếu tố đó không phải là những trạng thái tâm thường ngày của chúng ta, chúng là những yếu-tố của trạng thái tầng thiền định. Có năm yếu tố (đặc tính) đó, nhưng chúng không quấy nhiễu nền tảng tĩnh lặng. Có vitakka (tầm) kéo tâm đến đối tượng (đề mục) quán niệm, nhưng nó không làm quấy nhiễu tâm. Có vicara (tứ) quán niệm xung quanh đối tượng quán niệm, và có yếu tố hoan hỷ (hỷ) và hạnh phúc (lạc) khởi sinh, nhưng chúng không quấy nhiễu tâm. Vì vậy, tâm là "một" với những yếu tố này. Tầng thiền định (jihana) bình an thứ nhất là như vậy.

Chúng ta không cần phải gọi tên là các tầng nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... chỉ đơn giản gọi nó là "một cái tâm bình an". Khi tâm càng lúc càng tĩnh lặng hơn nó sẽ buông bỏ vitakha và vicara (tầm và tứ), chỉ còn lại yếu tố piti và sukha (hỷ và lạc). Tại sao tâm dẹp bỏ tầm và tứ? Bởi khi tâm càng được thanh lọc tinh tế hơn, những hành vi tầm và tứ trở nên quá thô tế đối với tâm. (Đường lối của thiền định là từ từ đi đến một cái tâm thanh lọc hơn và tinh tế hơn! Ở giai đoạn thiền này, khi tâm dẹp bỏ tầm và tứ, những cảm giác hân hoan tột cùng (hỷ) có thể khởi sinh, nước mắt có thể chảy dài vì mừng vui. Nhưng đến khi tâm càng đạt định thâm sâu hơn, thì yếu tố hoan hỷ (hỷ) này cũng bị dẹp bỏ, chỉ còn lại yếu tố hạnh phúc (lạc) và sự nhất-điểm của tâm. Rồi cuối cùng tâm cũng dẹp bỏ luôn yếu tố hạnh phúc (lạc), chỉ còn lại một cái tâm được thanh lọc tinh tế nhất. Trạng thái tâm lúc này chỉ còn có hai yếu tố là sự buông xả (upekkha) và sự nhất điểm (ekaggata). Tất cả các yếu tố khác đều đã bị dẹp bỏ. Tâm tĩnh tại, bất động.

Một khi tâm bình an thì điều đó (sự bất động của tâm) có thể xảy ra. Ta không cần nghĩ nhiều về điều đó, nó tự xảy ra khi những yếu tố nhân duyên chín muồi. Đây được gọi là năng lượng của một cái tâm bình an. Trong trạng thái này tâm không bị đờ đẫn, ngu mờ; năm chướng ngại [tham, sân, bất an và lo lắng, đờ đẫn và ngu mờ, và nghi ngờ] đều đã biến mất. Nhưng nếu năng lượng không đủ mạnh và sự chánh niệm còn yếu, thì nhiều lúc sẽ khởi sinh những nhận thức (tâm tưởng) gây phiền não. Tâm thì bình an nhưng dường như nó vẫn còn "một lớp mơ mờ" bên trong sự tĩnh lặng. Nhưng đó cũng không phải là sự đờ đẫn hay buồn ngủ thông thường, mà đó là một số tâm tưởng sẽ hiện lên- có thể ta sẽ nghe thấy một âm thanh hoặc nhìn thấy một con chó hay thứ gì đó. Nó không rõ ràng, nhưng đó cũng không phải trạng thái giấc mơ. Điều này là do năm yếu tố nói trên đã bị mất cân bằng và yếu đi.

Tâm có xu hướng giở trò giả-thật bên trong những tầng tĩnh lặng. Khi tâm ở trong trạng thái này, những tâm ảnh (nimitta) nhiều lúc khởi sinh thông qua bất kỳ giác quan nào đó, và người thiền không thể nào nhận ra chính xác thứ gì đang diễn ra. "Ta đang ngủ? Không. Đó là mơ? Không, đó không phải là mơ...". Những nhận thức (tưởng) này khởi sinh ngay giữa sự tĩnh lặng; nhưng nếu tâm thực sự tĩnh lặng và trong suốt thì chúng ta sẽ không nghi ngờ hay đặt câu hỏi gì về những tâm tưởng hay tâm ảnh đó khi chúng khởi sinh. Những câu hỏi như "Ta đang bị trôi? Ta đang ngủ hay sao? Ta đang bị lạc tâm?..." sẽ không khởi lên, bởi vì những câu hỏi đó là đặc điểm của một cái tâm vẫn còn đang nghi ngờ. Câu hỏi "Tôi đang ngủ hay tỉnh thức"... là tâm đang còn bối rối, ngu mờ. Đó là cái tâm đang bị lạc lối bên trong chính nó. Nó giống như mặt trăng đi vào sau đám mây. Ta vẫn còn nhìn thấy trăng nhưng mây đã làm nó mờ đi. Nó không giống mặt trăng thoát ra khỏi đám mây mù, sáng rõ và tỏa sáng. Khi tâm được bình an và được thiết lập vững chắc trong sự chánh-niệm và sự hiểu-biết-rõ-ràng thì ta sẽ không còn nghi ngờ hay băn khoăn gì về những hiện tượng khác nhau khởi sinh trong tâm. Tâm sẽ thực sự vượt trên những chướng ngại. Ta sẽ thấy biết một cách rõ rệt mỗi sự xảy ra trong tâm như nó là. Ta không còn nghi ngờ, nghi vấn bởi vì tâm đang trong suốt và sáng tỏ. Cái tâm đạt đến trạng thái định (samadhi) là như vậy đó.

Một số người thấy khó đạt định bởi vì họ không có những khuynh hướng đúng đắn. Họ có định, nhưng nó không mạnh, không chắc. Tuy nhiên, một người có thể đạt sự bình an bằng cách dùng trí tuệ, bằng cách suy xét (quán xét, quán niệm) và nhìn thấy sự-thật của mọi sự. Đây là cách dùng trí-tuệ (minh sát) thay vì định-lực (thiền định). Chẳng hạn, không cần thiết phải ngồi xuống thiền thì mói có được sự tĩnh lặng trong tu hành. Chỉ cần hỏi chính mình "Đây là gì"... và suy xét và giải quyết vấn đề ngay tại đó! Một người có trí tuệ là như vậy. Người ấy không cần phải có định lực cao sâu, mặc dù cần phải có một mức định lực nào đó: chỉ cần một mức định lực cần thiết đủ để phát triển trí tuệ. Điều đó giống như việc trồng lúa và trồng bắp vậy. Người ta có thể cần ăn gạo nhiều hơn ăn bắp. (Có nơi trồng nhiều bắp, có nơi họ trồng chủ lực nhiều lúa hơn, vì họ ăn nhiều gạo hơn). Sự tu tập của chúng ta cũng vậy: chúng ta có thể dựa chủ lực vào trí-tuệ (hơn là định-lực) để giải quyết những vấn đề. Khi ta nhìn thấy sự thật, thì sự bình an sẽ khởi sinh.

Hai cách tu tập là không giống nhau. Một số người có trí tuệ minh sát và mạnh về trí tuệ, nhưng họ không có nhiều định lực. Khi họ ngồi thiền họ không được bình an cho lắm. Họ thường nghĩ nhiều, quán sát cái này, suy xét cái kia... cho đến cuối cùng, họ quán xét một cách rõ ràng về sự khổ và sướng, và họ nhìn thấy sự thật bên trong chúng. Một số nghiêng về cách tu tập này hơn là thiền định. Khi đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang nằm, sự giác ngộ có thể xảy ra. Bằng việc nhìn-thấy, bằng việc buông-bỏ, họ đạt đến sự bình an. Đạt đến sự bình an thông qua sự thấy biết sự thật, thông qua sự vượt qua nghi ngờ; họ vượt qua nghi ngờ bởi do họ đã tự thân nhìn thấy sự thật cho chính mình.

Một số người ít trí tuệ nhưng họ có khả năng định-tâm rất mạnh. Họ có thể nhập định sâu một cách nhanh chóng, nhưng không có nhiều trí tuệ, họ không bắt kịp những ô nhiễm của họ (khi chúng khởi sinh trong tâm), họ không biết về chúng. Nên họ không giải quyết được những vấn đề.

Nhưng dù chúng ta có thiền theo bất cứ cách nào, điều quan trọng của thiền là dẹp bỏ những cách nghĩ sai lầm (tà kiến), để còn lại cách nhìn đúng đắn (chánh kiến). Chúng ta cần loại bỏ sự bất ổn, để còn lại sự bình an!

Thực ra, cách tu nào cũng dẫn đến một nơi. Đó chỉ là hai mặt của việc tu tập, nhưng hai thứ đó, định và tuệ, đi chung với nhau. Chúng ta không thể tu cái này và bỏ cái kia. Thiệt là không có chuyện như vậy. Định và tuệ phải đi chung vói nhau. (Đó là lẽ tự nhiên của việc thiền tập đúng đắn).

Cái đang quan sát những thứ khác nhau khởi sinh trong tâm trong khi ngồi thiền thì được gọi là sự chánh-niệm (sati). Sự chánh niệm này là điều kiện, thông qua tiến trình tu tập, giúp cho những yếu tố khác khởi sinh. Chánh niệm là sống. Khi chúng ta không có chánh niệm, chúng ta vô tâm, buông thả thì cũng giống như ta đang chết. Nếu chúng ta không có chánh niệm, lời nói và hành động của chúng ta không có ý nghĩa. Chánh niệm đơn giản chỉ là sự nhớ, niệm, hằng nhớ, thường nhớ. Nó là nguyên nhân làm khởi sinh sự-hiểu-biết-rõ-ràng (sự tự-tỉnh-giác) và trí tuệ. Những đức hạnh chúng ta đã tu tập cũng không hoàn hảo nếu thiếu sự chánh niệm. Chánh niệm là cái quan sát chúng ta khi ta đang đứng, đang đi, đang ngồi, và đang nằm. Ngay cả khi ta không còn ở trong chánh định (đã thoát ra khỏi trạng thái định samadhi, đã ra khỏi tầng thiền định jhana), thì sự chánh niệm cũng phải nên có mặt xuyên suốt.

Bất cứ điều gì ta làm, ta phải quan tâm. Một cảm nhận hỗ thẹn (do thấy mình sai trái) (4) sẽ khởi sinh. Chúng ta sẽ thấy hổ thẹn về những điều mình làm là không đúng. Khi sự hổ thẹn tăng lên thì niệm nhớ cũng tăng lên. Khi sự chánh niệm tăng lên thì sự vô tâm vô ý thức sẽ bớt đi. Ngay cả khi chúng ta không đang ngồi thiền, những yếu tố này vẫn có mặt trong tâm.

Và điều này khởi sinh nhờ có tu tập chánh niệm (sati). Hãy tu tập sự chánh niệm! Đây chính là cái quan sát việc chúng ta đang làm trong hiện tại. Chánh niệm có giá trị đích thực. Chúng ta cần biết rõ chính mình trong suốt thời gian. Nếu chúng ta hiểu biết rõ chính mình theo cách này, sự đúng-phải sẽ vượt lên trên sự sai-trái, chánh sẽ vượt trội trên tà, con đường đạo sẽ trở nên rõ ràng, và nguyên nhân của tất cả mọi sự hổ thẹn (thấy mình sai trái) sẽ tan mất. Trí tuệ sẽ khởi sinh.

Chúng ta sẽ gom tất cả mọi việc tu hành theo công thức của Phật: tu dưỡng đức hạnh, thiền định, trí tuệ [giới, định, tuệ]. Để tập trung, tự trọng, tự cân nhắc, tự kiểm soát, thì tu tập giới hạnh đạo đức. Để cho tâm được thiết lập vững chắc trong sự kiểm soát đó, thì tu tập sự định tâm, tức thiền định. Để được hoàn thiện, để có sự hiểu biết bao trùm bên trong mọi hành vi mình đang làm, thì tu tập trí tuệ. Nói tóm lại, tu hành bao gồm giới, định, tuệ; hoặc nói cách khác, đó là con đường đạo (Bát Chánh Đạo). Không có con đường nào khác.

(1) Bài giảng này được nói bằng phương ngữ miền Đông Bắc của Thái Lan (Lào), được ghi lại trong một băng ghi âm sau này mói được phát hiện.

(2) Samadhi (định) là trạng thái tâm tĩnh lặng và tập trung, các tâm hội tụ nhất điểm, là trạng thái có được từ việc tu tập thiền định.

(3) Xin nói lại, chánh niệm (sati) là sự chú tâm, thường nhớ, giữ niệm; và sự hiểu biết rõ ràng (sampaịanm) là sự rõ biết, thường biết, tự-tỉnh-giác.

(4) Sự thấy hổ thẹn (thấy sai lỗi) là dựa trên sự hiểu biết về nhân quả, chứ không phải sự hổ thẹn do cảm xúc






none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.47.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...