Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ở chỗ Phật hành, nước thành tựu lạc. »»
Trong phẩm Như Nghèo Ðặng Của Báu của kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật bảo: “Như các ông đặng, rộng trồng gốc đức, chớ phạm đạo cấm, nhẫn nhục tinh tấn, từ tâm chuyên nhất, trai giới thanh tịnh, một ngày một đêm, thì thù thắng hơn, nước Vô Lượng Thọ, làm thiện trăm năm. Tại vì sao thế? Bởi cõi Phật kia, chứa đầy đức thiện, chẳng tơ hào ác. Cõi này tu thiện, mười ngày mười đêm, thù thắng hơn các cõi Phật phương khác, làm thiện ngàn năm. Tại vì sao thế? Cõi Phật phương khác, phước đức tự nhiên, không chỗ tạo ác, chỉ thế gian này, thiện ít ác nhiều, uống khổ ăn độc, chưa từng ngưng nghỉ.” Trong phẩm Trùng Trùng Hối Miễn, Đức Phật nói đến những điều ác khổ để chiết phục chúng sanh, khuyên răn chúng sanh bỏ ác, tu thiện. Nay, trong phẩm Như Nghèo Ðặng Của Báu này, Đức Phật lại nói đến những nhân quả lành để nhiếp thọ chúng sanh, khuyên lơn chúng sanh tinh tấn đi theo đường lành, rộng trồng gốc đức, dứt bỏ ác hạnh, nhằm nhổ tận gốc khổ sanh tử, đạt sự vui vô vi. Đức Phật dạy chúng sanh bồi dưỡng gốc đức bằng hai cách: Thứ nhất là hành Lục độ Ba-la-mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ); Thứ hai là nhất tâm niệm Phật nhằm tuyển trạch bổn nguyện của Phật Di Ðà gộp thành quả đức cho chính mình vì sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật vốn đầy đủ vạn đức, là cái gốc của mọi đức.
Kinh Vô Lượng Thọ nói: Trong cõi này, tu hành dù trong “một ngày một đêm thì thù thắng hơn nước Vô Lượng Thọ làm thiện trăm năm,” tu hành dù trong “mười ngày mười đêm, thù thắng hơn các cõi Phật phương khác làm thiện ngàn năm.” Ý của Phật là, trong cõi Sa-bà này, ngay trong khoảng uống khổ ăn độc chưa từng ngưng nghỉ mà hành nhân lại có thể thực hành Lục độ: trai giới thanh tịnh, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định niệm Phật thì công đức của người ấy vượt xa hẵn những người trong các cõi Phật phương khác.
Tại pháp hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký trong kinh Bảo Tích có nói: “Nếu có chúng sanh ở trong cõi Phật ấy tu các phạm hạnh suốt cả ức trăm ngàn năm, vẫn chẳng bằng ở trong thế giới Sa-bà này chỉ trong khoảng thời gian khảy ngón tay khởi tâm từ bi đối với chúng sanh. Công đức người ấy đạt được còn nhiều hơn thế nữa. Huống hồ là trong một ngày một đêm trụ trong tâm thanh tịnh.”
Kinh Tư Ích chép: “Như người ở cõi tịnh trì giới suốt một kiếp; người ở cõi này thực hành lòng từ trong khoảnh khắc vẫn là tối thắng.” Kinh còn dạy: “Ta thấy trong những cõi Hỷ Lạc và cõi An Lạc không có khổ não, cũng không có danh từ khổ não. Trong những cõi ấy mà làm các công đức thì chẳng đáng kể là lạ. Ở chốn phiền não này mà nhẫn được sự chẳng thể nhẫn, lại còn dạy người khác pháp này thì phước ấy mới là tối thắng.”
Kinh Thiện Sanh ghi: “Lúc Phật Di Lặc xuất thế, thọ giới suốt trăm năm cũng chẳng bằng một ngày một đêm trong cõi ta. Vì sao vậy? Trong thời của ta, chúng sanh có đủ cả năm thứ nhơ bẩn. Này thiện nam tử! Bát Trai Giới đây chính là con đường dẫn tới trang nghiêm Vô thượng Bồ-đề.”
Chúng xem qua những đoạn kinh văn trên, ắt hẳn không khỏi thắc mắc: Nếu tu hành tại uế độ Sa-bà thù thắng hơn các cõi Tịnh độ phương khác thì cứ ở lại đây tu để mau chóng thành Phật, tại sao phải cầu sanh Tịnh Ðộ? Sách Yếu Tập giải thích: “Kinh này chỉ nói về sự tu hành khó hay dễ, chứ chẳng giảng về thiện căn là thù thắng hay hèn kém. Ví như kẻ nghèo hèn thí được một đồng tiền tuy đáng khen là hay, nhưng chẳng bao biện được các việc. Kẻ phú quý bỏ ra ngàn vàng, tuy chẳng đáng gọi là hay, nhưng lại có thể hoàn tất muôn sự. Việc tu hành trong hai cõi cũng giống như thế.” Vấn nạn lớn nhất của chúng ta ở trong cõi này là làm không nổi hết những điều Phật dạy. Điều tối thiểu trong đạo Phật là đoạn tham-sân-si mà chúng ta còn không làm nổi, thì nói chi đến việc phát Bồ-đề tâm, thực hành Lục độ Ba-la-mật, tu các thiện pháp hóa độ chúng sanh. Do vậy, nếu chúng ta muốn mau chóng hoàn thành các việc thành Phật, lợi sanh thì phải chuyên nhất cầu sanh Tịnh Ðộ, lẽ nào lưu luyến uế độ hoặc vướng mắc vào những chuyện ân tình của người thế gian mà chẳng thành tựu nổi Phật đạo. Hơn nữa, trong kinh Đại Tập, Đức Thế Tôn bảo: “Thời đại Mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo.” Kinh lại nói: “Cõi này người tu như trứng cá, kẻ chứng đạo chẳng đáng để đếm.”
Sở dĩ ở cõi này tu trong một ngày một đêm hơn hẳn làm lành cả trăm năm nơi Tây Phương là vì ở trong cõi này chúng ta mắc phải quá nhiều chướng ngại, nên việc tinh tấn tu hành rất khó khăn. Do khó mà làm nổi nên coi là quý, tuy quý nhưng làm không nổi thì có lợi ích gì chứ! Một người bình thường ở trong cõi này muốn tu hành đắc đạo là việc rất khó thành, trăm triệu người tu hành, chẳng tìm ra một người chứng đạo. Còn người được vãng sanh tu hành trong cõi kia rất mau chóng đắc Vô thượng Bồ-đề. Lý do là như thế nào? Vì trong cõi kia, không lúc nào mà chẳng tu, không có sự việc gì gọi là không tu. Hơn nữa, trong cõi ấy, vô tình chúng sanh như ao suối, rừng cây, gió, hương, hoa, quả, nhà cửa, lầu quán, ánh sáng v.v... đều là Phật, đều khéo biết căn cơ của từng mỗi chúng sanh mà diễn thuyết pháp nhiệm mầu, khiến cho ai nghe được tập khí trần lao chẳng còn dấy khởi nữa. Trong phẩm Suối Ao Công Đức của kinh Vô Lượng Thọ có ghi: “Hoặc giả nghe đặng tiếng Phật Pháp Tăng, tiếng Ba-la-mật, Chỉ Tức Tịch Tịnh, Vô Sinh Vô Diệt, Mười lực Vô Úy, hoặc tiếng Vô Tánh, Vô Tác Vô ngã, hoặc tiếng Ðại Từ Ðại Bi Hỷ Xả, hoặc tiếng Cam Lồ Quán Ðảnh Thọ Vị. Từng thanh từng loại, nghe đặng thế rồi, tâm ta thanh tịnh, chẳng chút phân biệt, chánh trực bình đẳng, thiện căn thuần thục, tùy chỗ muốn nghe, cùng Pháp tương ưng, nguyện nghe tiếng nào, riêng nghe tiếng ấy, chỗ không muốn nghe, tuyệt nhiên chẳng nghe. Hằng bất thối tâm A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ-đề.” Câu kinh văn này đã giải thích rất rõ ràng vì sao trong cõi kia tu hành dễ đắc đạo như vậy, hết thảy đều là tự nhiên, không tu mà tu, tu mà như không tu, vô công dụng đạo mà Bồ-đề đại đạo vẫn được viên thành một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Thế nhưng, hiện nay chúng ta còn đang ở trong cõi Sa-bà uế độ thì phải là sao đây? Đức Thế Tôn mấy lượt khuyên lơn dạy bảo, chỉ mong đại chúng nơi cõi Sa-bà chớ quên thường luôn phụng trì kinh Vô Lượng Thọ, Ngài nói: “Ta thương các ông, khổ tâm khuyên dạy, trao cho kinh pháp, thảy đều thọ trì, quán chiếu, phụng hành. Trai gái sang hèn, bà con bạn bè, thay nhau dạy bảo, cùng nhau kiểm thảo, nghĩa lý thuận hòa, vui vẻ hiếu hiền. Chỗ làm nếu phạm, phải tự hối lỗi, bỏ ác làm thiện, sáng nghe chiều sửa, phụng kinh trì giới, cũng giống như kẻ nghèo đặng của báu, chuyển trước sửa sau, tẩy sạch tâm nhơ, cải sửa hành vi, tự nhiên cảm nhận, nguyện ước thành đạt.”
Phật bảo: “Ta thương các ông, trao cho kinh pháp,” rồi lại khuyên chúng sanh phải nên “phụng kinh trì giới, cũng giống như kẻ nghèo đặng của báu.” Đức Như Lai đại từ thương xót chúng sanh chẳng thể nghe tiếng thuyết pháp phát ra từ cõi Tây Phương Cực Lạc của A Di Đà Phật mà mau chóng đắc độ, nên đặc biệt trao kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ cho các vị Bồ-tát đương cơ và căn dặn các Ngài ấy phải nên rát miệng, xót lòng khai thị, dạy dỗ cho chúng sanh. Sau đó, Đức Thế Tôn lại mấy lượt khuyên lơn, nhắc nhở, chỉ mong chúng sanh thọ trì, tư duy kinh này để phụng hành cho đúng pháp. Thế mà, chúng sanh vẫn thờ ơ, vô cảm đối với sự quan tâm của Phật, thì thật là quá đỗi vô tình! Phật còn dạy, nay chúng sanh đã được nghe kinh Vô Lượng Thọ, chẳng những phải nên thọ trì, quán chiếu, phụng hành mà còn phải thay nhau dạy bảo, viên mãn hai hạnh tự lợi, lợi tha. Thế gian thường bảo “thượng từ, hạ hiếu,” lời nói “Ta thương các ông, hơn cha mẹ thương con” của Phật đã chỉ rõ tấm lòng đại từ của Phật! Chúng sanh trong sáu đường đều là cha mẹ ta, thệ nguyện cứu độ là đại hiếu! Do đại bi nên muốn khiến cho khắp tất cả chúng sanh được thoát khổ, được vui sướng, thì đấy chính là đại hạnh của Bồ-tát. Thêm nữa, muốn thay nhau dạy bảo thì trước hết phải dùng Tứ Nhiếp Pháp để lôi cuốn chúng sanh. Tứ Nhiếp Pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Đấy cho ta thấy ân đức bố thí của Phật thật là bao la vô tận; vì vậy, Đại lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ mới bảo: “Nếu chẳng thuyết pháp độ sanh thì chẳng thể báo đền nổi Phật ân!”
Phật răn dạy: “Chỗ làm nếu phạm, phải tự hối lỗi, bỏ ác làm thiện, sáng nghe chiều sửa, phụng kinh trì giới, cũng giống như kẻ nghèo đặng của báu, chuyển trước sửa sau, tẩy sạch tâm nhơ, cải sửa hành vi.” Đức Thế Tôn tâm từ đến tột bực đã ban cho chúng ta pháp bảo này, lại còn khuyên chúng ta phải thường luôn sáng chiều phụng trì kinh giới để phản tỉnh lỗi lầm, mới có thể chuyển trước sửa sau, tẩy sạch tâm nhơ. Ở đây, Phật dùng của báu để ví cho diệu dụng của kinh Vô Lượng Thọ. Kẻ nghèo cùng mà được của báu này ắt diệt ngay các khổ mà được hoan hỷ, vô ưu. Vậy, kẻ nghèo thiếu phước lẫn huệ, chẳng thể thuyết pháp độ sanh, một khi có được của báu này, phải dốc trọn tánh mạng, tận lực gìn giữ chẳng để mất đi và phải biết tiếp nhận lời giáo huấn của Phật, y giáo phụng hành, như thể mới chẳng đến nỗi cô phụ Phật ân.
Phật đã huyền ký cho chúng sanh biết trước, Phật pháp sẽ dần dần diệt mất, ngũ thiêu ngũ thống càng ngày càng chuyển thành dữ dội hơn. Cho nên, Phật răn dạy chúng sanh hãy mau mau bỏ ác tu thiện, phụng trì kinh pháp để sớm thoát ra khỏi đời ác ngũ trược, kẻo bị rơi vào đời Kiếp Trược phải chịu khổ vô lượng. Vậy, nếu hành nhân được lãnh thọ kinh giới này, phải tự khéo vâng giữ lời kinh Phật dạy giống như bảo vệ cái đầu, con mắt của chính mình; tức là nơi kinh điển này phải thường luôn ghi nhớ để có thể ứng dụng nó trong cái nhìn, cái thấy, cái suy nghĩ và hành vi của mình mỗi khi tiếp xúc với trần cảnh, đối vật, tiếp người. Nếu lỡ khuyết phạm lỗi lầm, phải mau sám hối, bỏ ác hạnh sai trái trong quá khứ, tu thiện nghiệp đúng đắn trong hiện tại, rửa sạch cấu nhơ trong tâm, dứt ác hướng thiện, bỏ tà theo chánh, hồi tiểu hướng đại, bỏ cái hư ngụy, giữ lấy cái chân thật v.v..., thì tự nhiên cảm ứng với Phật, được chư Phật, Bồ-tát ngầm gia hộ, có nguyện cầu gì cũng đều được viên mãn, đúng như lời kinh chép: “Tự nhiên cảm nhận, nguyện ước thành đạt.”
Tiếp theo đây, kinh nói đến từ đức vô lượng của Phật. Kinh chép: “Ở chỗ Phật hành, nước thành tụ lạc, đều được giáo hóa. Thiên hạ hòa thuận, trời trăng trong sáng, mưa gió thuận thời, tai dịch chẳng khởi, nước thạnh dân an, binh đao chẳng động, trọng sùng nhân đức, chuyên hành lễ giáo, nước không trộm cắp, không có oan uổng, mạnh không hiếp yếu, người người đắc ý.”
“Ở chỗ Phật hành” là chỗ nào? Là những chỗ Phật đã từng đi đến để giáo hóa chúng sanh, hoặc những nơi được Phật pháp lưu truyền đến. “Nước thành tụ lạc” là chỉ chung quốc gia, thành ấp, làng mạc v.v..., nơi dân chúng tụ tập sanh sống. Bất cứ nơi nào Phật đặt Chân đến, không ai là chẳng được nhận lãnh sự giáo hóa của Phật. Những nơi tiếp nhận sự giáo hóa của Phật, tất nhiên cảm ứng được những điều tốt lành như là thiên hạ hòa thuận, trời trăng trong sáng, mưa gió thuận thời, tai dịch chẳng khởi, nước thạnh dân an, binh đao chẳng động, trọng sùng nhân đức, chuyên hành lễ giáo, nước không trộm cắp, không có oan uổng, mạnh không hiếp yếu, người người đắc ý.
“Thiên hạ hòa thuận” là thế giới hòa bình, mọi xứ, mọi nhà, mọi người hòa hiếu với nhau.
“Trời trăng trong sáng, mưa gió thuận thời” là không có các thiên tai như động đất, núi lở, biển trào, đất chìm, hạn hán, lũ lụt, gió bão, mưa đá, chiến tranh, lửa cháy v.v...
“Tai dịch chẳng khởi” là chẳng có các thứ bệnh ôn dịch, ung thư v.v.. lưu hành.
“Nước thạnh dân an” là quốc gia sung túc, sản xuất dồi dào, nhân dân no ấm, an lạc.
“Binh đao chẳng động” là trong nước không có giặc cướp, ngoài nước không bị nước khác xâm lấn, nên có thể dẹp võ dụng văn, xếp bỏ vũ khí, không cần dùng đến nữa.
“Trọng sùng nhân đức” là tôn trọng đạo đức, làm người lương thiện. Nếu mọi người đều tôn sùng đạo đức, bỏ ác làm thiện, thì nhân đức và lễ giáo sẽ tự nhiên được phát triển. Lễ nghĩa là tôn ty, trật tự. Giáo nghĩa là nhường nhịn, nhường bước, đưa cái tốt lành cho người khác hưởng, chẳng giành lấy về cho riêng mình.
“Nước không trộm cắp” là nhà nước và nhân dân đều tuân theo lẽ phải, vâng giữ pháp luật, không có các nạn trộm cướp, áp bức, bốc lột, cưỡng chế. Nhà nước tham ô và tại chức bất chánh a dua tạo thành một hệ thống quy mô nhằm mưu đồ cướp giật tài sản của dân là nạn trộm cắp rất lớn, tạo ra nhiều điều bất công, oan uổng trong xã hội, dẫn đến chiến tranh trong nội bộ, làm quốc gia suy yếu, tạo cơ hội cho nước ngoài xâm lấn.
“Không có oan uổng”: Nếu người nắm giữ chức vị trong nhà nước liêm minh công chánh, xét kỹ từng chi tiết, từng việc làm, chẳng phán định bất cứ việc gì sai lầm, thì nhân dân đâu đến nỗi lãnh chịu nhiều nổi hàm oan, uất ức.
“Mạnh không hiếp yếu”: Ỷ mạnh hiếp yếu chính là nguồn cội của mọi tai vạ trong thế gian. Nước hùng mạnh cậy vào quân lực hiếp đáp nước nhược tiểu. Kẻ giàu cậy vào tiền của bóc lột người nghèo. Kẻ nắm giữ quyền binh dựa vào quyền thế rúc rỉa, cưỡng chế nhân dân. Chánh quyền nhà nước và người giàu kết hợp lại thành một bọn giặc cướp bức hại người dân lương thiện. Cậy mạnh hiếp yếu, cậy đông hiếp đáp kẻ cô thế, cậy quyền thế khinh người, rúc rỉa máu xương người khác để cốt ấm thân, tàn nước hại dân, thì không còn gì tệ hơn thế nữa. Bởi thế, nếu trong một quốc gia xã hội không có kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, thì người người đều đắc ý, đây kia đều an ổn. Nếu kẻ có người không chia sẻ cho nhau, chung sống hòa bình, thì toàn thế giới sẽ đạt đến chỗ ấm no, hạnh phúc và bình đẳng, ai nấy đều vui vẻ, hạnh phúc và đắc ý, đâu đến nỗi gây ra chiến tranh giết hại lẫn nhau.
Phật đi đến đâu, chỗ đó đều được hưởng những lợi ích như thế, đủ thấy từ lực của Phật khó suy nghĩ, khó bàn luận nổi!
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.212.225 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập