Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Đại Sư Garchen Hoằng Pháp ở Chùa Tây Tạng Bình Dương »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đại Sư Garchen Hoằng Pháp ở Chùa Tây Tạng Bình Dương »»
Nhân duyên trùng hợp với giỗ đầu của cố Hòa Thượng Tịch Chiếu
BÌNH DƯƠNG -- Đại sư Garchen Rinpoche thuộc dòng truyền thừa Drikung Kagyu đã tới thăm và hoằng pháp trong các ngày cuối tuần -- Thứ Bảy 22/7/2017 và Chủ Nhật 23/7/2017 -- tại Chùa Tây Tạng Bình Dương, nơi có tên là Tây Tạng Tự để kỷ niệm Thiền Sư Nhẫn Tế (1889 – 1951), một trong các nhà sư Việt Nam đầu tiên đã lặn lội sang Tây Tạng thọ Pháp vào năm 1936.
Chuyến đi Bình Dương của ngài Garchen Rinpoche là một phần trong chuyến đi nhiều ngày từ Bắc vào Nam: ngày 5/7/2017 tới Hà Nội và ngày 17/7/2017 tới Sài Gòn.
Truyền thống dòng Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng tin rằng Đại Sư Garchen Rinpoche là hiện thân của Bồ Tát Thánh Thiên, một đại thành tựu giả đã liên tục tái sinh từ thế kỷ 13 để hoằng pháp.
Điểm đặc biệt trùng hợp: Chủ nhật 23/7/2017 (1/6 nhuận) là lễ tiểu tường (giỗ đầu) của Hòa Thượng Tịch Chiếu.
Trụ trì Chùa Tây Tạng Bình Dương là Thượng Tọa Thích Chơn Hạnh đã tiếp đón Đại sư Garchen Rinpoche và đã tổ chức hai buổi thuyết pháp tại chùa.
Theo chương trình thì ngày thứ bảy (22/7/2017), Ngài Garchen Rinpoche giảng về Pháp Chuyển di Tâm thức (Phowa) và Thực hành pháp Phowa.
Chủ nhật (23/7): Trưởng dưỡng lòng Từ bi qua giáo huấn 37 Pháp tu Bồ Tát; Thiền về lòng Từ bi cùng Rinpoche và Kỷ niệm 800 năm Sơ tổ Jigten Sumgon nhập Niết bàn.
Tuy nhiên vào sáng ngày Chủ Nhật 23/7/2017, vì bận Phật sự khác nên Ngài không có buổi giảng Pháp về Trưởng dưỡng Thiền Từ bi, chỉ có Pháp giảng về 37 Pháp tu Bồ Tát và Kỷ niệm 800 năm Sơ tổ Jigten Sumgon nhập Niết bàn vào lúc 14 giờ.
Số lượng người đến nghe Pháp khoảng trên 1000 người mỗi buổi.
Khi hoàn mãn chuyến hoằng pháp của Ngài Garchen Rinpoche tại chùa Tây Tạng - Bình Dương, bên ngoài trời mây ngũ sắc toả rạng. Ảnh chụp ngay bên ngoài chùa vào lúc 6 giờ tối ngày 23/7 cho thấy mây hình ngũ sắc trên bầu trời của chùa Tây Tạng - Bình Dương.
Tham dự trong hai ngày Đại sư Garchen Rinpoche giảng pháp ở chùa Tây Tạng - Bình Dương, ngoài một số người từ nước ngoài, còn có một số Phật tử VN ở các tỉnh khác (Hà Nội, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu...) về tham dự.
Chùa Tây Tạng - Bình Dương là nơi truyền dạy pháp môn Tổ Sư Thiền, với Sơ Tổ là Ngài Nhẫn Tế, truyền cho đời thứ nhì là cố Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu. Hiện nay trụ trì đời thứ ba là Thượïng Tọa Thích Chơn Hạnh.
Trong hàng đệ tử của Thầy Thích Tịch Chiếu còn có nhiều nhà thơ, nhà văn, dịch thuật, biên khảo -- trong những người viết nhiều có nhà thơ Phan Nhật Tân, nhà văn Biện Thị Thanh Liêm, Cư sĩ Thanh Liên, Cư sĩ Nguyên Giác, nhà sư Nguyễn Thế Đăng...
Trong ngày giỗ đầu của Thầy Tịch Chiếu, chùa Tây Tạng - Bình Dương cũng có nhiều nghi thức tưởng niệm.
Trong sân chùa có treo nhiều tấm panneau ghi lại lời Thầy Tịch Chiếu, trong đó có 3 tấm trích từ email của nhà thơ Phan Nhật Tân từ San Jose gửi về.
Ghi lại từ ba tấm panneau với lời tâm sự của nhà thơ Phan Nhật Tân như sau, trích:
“VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC LẠI NHẬT KÝ SƯ ÔNG
...
Đọc lại Nhật Ký Sư Ông, đối chiếu với cuộc đời mình, tôi có một đôi điều suy nghĩ như sau:
Thứ nhất: phải có duyên may mới biết đến Phật, càng phải có duyên may mới được quy y với Phật, càng phải có rất nhiều nhiều duyên may mới được vào nương nhờ cửa Phật. Tôi nói điều này vì quanh khu nhà tôi ở ngày xưa, có rất nhiều cảnh chùa nổi tiếng, nhưng cho đến khi cha tôi mất, lần đầu tôi mới đến chùa, rồi đến khi ông tôi mất, nhân nghe tụng một thời kinh Di Đà cho ông tôi trước khi cất đám, tôi mới từ từ tìm hiểu về đạo Phật. Ngay cả khi lên chùa Tây Tạng quy y trong lòng tôi vẫn chỉ nghĩ đến huyền thuật thần thông của Ngài Milarepa, chứ chưa rõ ý nghĩa của việc quy y ra sao. Mãi tới năm 1988 sau khi trả nghiệp hơn 13 năm trở về, một buổi sáng ở nhà tụng kinh Lăng Nghiêm, mới thấu nghĩa của bài kệ “ Diệu Trạm Tổng Trì”, mới hay mình đã một chân đặt trên con đường đúng đắn, uổng bao nhiêu năm nấu cát mà mong có được cơm ăn.
Thứ hai: biết là một chuyện, làm là một chuyện khác hay vắn tắt hơn nói dễ, làm khó. Chuyện tu hành đối với một người cư sĩ thật khó khăn, vì còn phải va chạm với đời, một giới giữ cho trọn đã khó huống chi tới năm giới, phần thô tháo có thể tạm cho là được, song chỗ vi tế chưa thể nói mình có thể thõng tay nói rằng tôi đã làm được. Nhất là càng đọc nhiều hiểu biết nhiều, cái trí biến báo bao biện nó dối gạt mình làm mình không ngờ đến. Thành ra dối người thì dễ, dối chính mình khó vậy thay.
Thứ ba: chuyên cần là việc khó, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn bất trắc. Phải có một ý chí cứng rắn và một quyết tâm dũng mãnh mới có thể đối phó với tập khí vô thường mình đã quen thuộc nhiều đời nhiều kiếp. Chuyện tu tập cũng giống như mài sắt mong thành kim, không thể lơ là buông trôi. Biết rằng cơm ăn hoài cũng ngán, nhưng không thể không ăn, vì không ăn thì thân thể hư hao bịnh tật, chuyện tu tập cũng phải nghĩ như vậy, tu tập riết cũng ngán, nhưng không thể không tu, vì nếu không thì huệ căn thui chột, khó tìm được nẻo sáng quay về.
Còn pháp tu thì bây giờ thời đại thông tin thần tốc, thiền cũng được tịnh cũng được, mật cũng được, cứ một pháp mà tu miết, không mong cầu sở đắc, giống như người bán dầu rót dầu qua lỗ đồng xu, luyện nhiều trở nên khéo léo, trong cái khéo léo ấy chắc mình sẽ tìm được lối vào.
Tóm lại, tu là tu cho mình, không phải tu cho ai coi ai biết hết, may thì có thiện tri thức chỉ điểm bảo ban trò chuyện càng tốt, bằng không chỉ mình với tự tâm mình, giới là thầy, thời khoá công phu là thước đo sự tiến bộ. Một bộ Đàn Kinh soi miết cho đến khi thấy rõ mặt mình.
Có người hỏi tôi vậy chứ Thầy Bổn Sư của anh dạy pháp gì, tôi trả lời chỉ nhớ một bài: “Có nghe tiếng vỗ một bàn tay?” Nội bấy nhiêu đó mà học còn chưa hết, nên mấy bài khác không nhớ hay là chưa học đến vậy.
Nay nhân ngày giỗ Sư Ông sắp đến, được lời dặn nên viết đôi điều, xin có đôi dòng cảm nghĩ soi rọi lại chính mình thay cho lời sám hối về chuyện lười nhác, tự lấy làm hổ thẹn lắm vậy!
Phan Nhật Tân”
(hết trích)
(Bản tin do Nguyên Giác viết, với thông tin từ Thanh Liên, và hình từ nhiều người, trong đó có hình mây ngũ sắc do anh Huyền Phong chụp.)
PHOTO:
Đại sư Garchen Rinpoche hoằng pháp ở VN, ghé Chùa Tây Tạng Bình Dương.
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.13.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập