Ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina.
On February 21, Yan Lianke, IAS Sin Wai Kin professor of Chinese Culture and chair professor at The Hong Kong University of Science and Technology, gave an e-lecture to his class of graduate students on coronavirus, community memory, and how storytellers will one day address the outbreak. Below is a translation of that lecture, published first in ThinkChina and translated by Grace Chong.
*
Hôm nay là ngày học trực tuyến đầu tiên của chúng ta. Trước khi vào bài, cho phép tôi nói lạc đề một chút.
Today is our first e-lecture. Before we begin, allow me to first digress a little.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần mắc cùng một lỗi hai đến ba lần, cha mẹ thường lôi tôi ra trước mặt họ, chỉ tay lên trán tôi rồi nói:
When I was little, whenever I committed the same mistake two to three times in a row, my parents would drag me in front of them, point at my forehead, and ask:
“Sao mày nhanh quên thế?”
“Why are you so forgetful?!”
Trong lớp tiếng Trung, mỗi lần tôi quên bài đọc thuộc lòng sau khi đã đọc đi học lại không biết bao nhiêu lần, giáo viên sẽ yêu cầu tôi đứng lên và hỏi tôi trước cả lớp:
During my Chinese classes, whenever I failed to recite a literary text after I have read it for the umpteenth time, my teacher would order me to stand up, and question me in front of the whole class:
“Sao trò nhanh quên thế?”
“Why are you so forgetful?!”
Khả năng ghi nhớ là mảnh đất để các ký ức lớn lên, và ký ức là trái cây sinh ra từ mảnh đất đó. Có được ký ức và khả năng ghi nhớ là khác biệt căn bản giữa con người và động vật hay cây cỏ. Đó là điều kiện đầu tiên để chúng ta lớn lên và trưởng thành. Đã bao nhiêu lần, tôi cảm thấy rằng điều đó còn quan trọng hơn là ăn mặc, và cả hít thở... Thế nhưng, những khúc ca chiến thắng đã nổi lên từ nhiều nơi. Tất cả bởi vì các số liệu thống kê đã tốt đẹp hơn.
The ability to remember is the soil in which memories grow, and memories are the fruit of this soil. Possessing memories and the ability to remember are the fundamental differences between humans, and animals or plants. It is the first requirement for our growth and maturity. Many times, I feel that it is even more important than eating, putting on clothes, and breathing—once we lose our memories, we’ll forget how to eat, or lose our ability to plough the fields. We’ll forget where our clothes are when we wake up in the morning. We’ll believe that the emperor does look better naked than when clothed. Why am I talking about all these today? It is because Covid-19—a national and global catastrophe—has not truly been contained; families are still torn apart and heart-wrenching cries ring out throughout Hubei, Wuhan, and elsewhere. Yet, songs of victory are already echoing all around. All because statistics are looking up.
Xác người còn chưa lạnh và nhân dân vẫn còn than khóc. Thế nhưng các khúc khải hoàn ca đã được cất lên và người ta bắt đầu tuyên bố: “Ôi thật sáng suốt và vĩ đại làm sao!”
Bodies have not turned cold and people are still mourning. Yet, triumphal songs are ready to be sung and the people are ready to proclaim, “Oh, how wise and great!”
From the day Covid-19 entered our lives until now, we do not know exactly how many people have lost their lives to it—how many have died in the hospitals, and how many have passed away outside. We’ve not even had the chance to investigate and ask about these things. Even worse, such investigations and questions may end as time passes, and forever remain a mystery. We’ll leave the future generations to inherit a messy entanglement of life and death that no one has a memory of.
Khi đại dịch đã lắng xuống, ta không được giống như thím Tường Lâm (một nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, điển hình cho kiểu phụ nữ lao động u mê trong xã hội phong kiến cũ), kêu rên khi đứa con trai bị chó sói ăn thịt: “Tôi chỉ biết bọn thú hoang đi rình mồi vào mùa đông, khi trên núi không có gì ăn; Ai mà biết được là bọn chó sói làm thế cả vào mùa xuân”. Nhưng chúng ta cũng không thể giống như AQ, lần nào cũng tự nhủ thầm rằng mình là kẻ chiến thắng sau khi bị ăn đòn, bị sỉ nhục và bị dồn vào cái chết…
When the outbreak finally eases, we must not be like Aunt Xianglin (祥林嫂, a fictional character in Lu Xun’s novel, characterized as a lowly and foolish peasant woman stuck in feudalism), rattling on in perpetuity: “I only know that wild beasts will prowl the village during the winter when there’s nothing to eat in the mountains; I have no idea they’ll also do the same during spring time.” Yet, we must also not be like Ah Q (阿Q, a fictional character in Lu Xun’s novel, characterized for deceiving himself into believing he’s successful or more superior than others), time and again insisting that we are victors even after being hit, insulted, and being on the brink of death.
In the past and present times of our lives, why do tragedies and disasters always fall on the individual, family, society, era, or country, one after the other? And why are the catastrophes of history always paid for with the lives of tens of thousands of ordinary people? Amid the countless factors that we don’t know, don’t ask, or were told not to ask (to which we obediently listened), there’s this one factor—humans, all of us collectively as the human race, the ant-like nobodies—are forgetful beings.
Ký ức của chúng ta đã bị chỉnh đốn, thay thế và xóa bỏ. Ta nhớ những gì người khác bảo ta phải nhớ, và quên những gì người khác bảo ta phải quên. Ta im lặng khi được được yêu cầu làm thế, và hát theo mệnh lệnh. Ký ức đã trở thành công cụ của thời đại, được dùng để tạo ra ký ức tập thể của một quốc gia, được tạo ra bởi những gì ta được bảo rằng phải quên đi hay phải nhớ.
Our memories have been regulated, replaced, and erased. We remember what others tell us to remember, and forget what we’re told to forget. We stay silent when we’re asked to, and sing on command. Memories have become a tool of the era, used to forge collective and national memories, made up of what we’re either told to forget or asked to remember.
Imagine this: let’s not talk about dusty old book covers that have become a thing of the past; let’s just recall the most recent happenings in the past 20 years. The events that people like you, the kids born in the 80s and 90s, have all experienced and remember—national catastrophes like AIDS, SARS, and Covid-19—are they man-made disasters, or are they natural disasters that humans stand powerless before, like the Tangshan and Wenchuan earthquakes? Then why is it that human factors in the former type of national disasters are virtually the same? Especially since the SARS epidemic from 17 years ago, and the escalation of the current Covid-19 epidemic seem as if they are works by the same theatre director. The same tragedy is re-enacted before our eyes. As humans who are but dust, we are incapable of finding out who this director is, nor do we possess the expertise to recover and put together the scriptwriter’s thoughts, ideas, and creations. But, when we stand before the re-enactment of this “death play” yet again, shouldn’t we at least ask ourselves what our memories were of the last one we were a part of?
Ai đã xóa sạch ký ức của ta?
Who erased our memories and wiped them clean?!
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như bụi đất trên đường. Người ta có thể dùng đế giày dẫm đạp lên họ kiểu gì cũng được.
Forgetful people are, in essence, dirt in the fields and on the roads. Grooves on the sole of a shoe can step on them in whichever way they please.
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như tấm gỗ đã cắt rời khỏi thân cây đã mang tới sự sống cho chúng. Cưa và rìu hoàn toàn kiểm soát chúng sẽ trở thành gì trong tương lai.
Forgetful people are, in essence, woodblocks and planks that have cut ties with the tree that gave them life. Saws and axes are in full control of what they become in the future.
To us, the people who add meaning to life because of the love for writing, and the people who’d live their whole lives relying on these Chinese characters; to the master’s students of HKUST currently online, and of course including the authors who’ve graduated from or are still studying at Renmin University of China’s creative writing Master’s class—if we also gave up on our own memories of bloodshed and life, what’s the meaning of writing then? What’s the value of literature? Why does society need writers? How is your ceaseless writing, diligence, and the many books you have written different from being a puppet that’s controlled by others?
Nếu phóng viên không tường thuật lại những gì họ chứng kiến, và tác giả không viết về những ký ức và cảm xúc; nếu những người còn được lên tiếng trong xã hội, và biết cách để nói ra luôn kể lại đọc lại và công bố mọi thứ trên tinh thần đúng đắn về mặt chính trị, thì ai có thể nói cho chúng ta rằng việc sống như máu thịt trên đời này còn ý nghĩa gì nữa chăng?
If reporters do not report what they witness, and authors do not write about their memories and feelings; if the people in society who can talk and know how to talk are always recounting, reading, and proclaiming in pure lyrical political correctness, who can tell us what it means to live on this earth as flesh and blood?
Hãy thử nghĩ mà xem: nếu như nhà văn Phương Phương không tồn tại ở Vũ Hán. Cô ấy không ghi chép lại những ký ức cá nhân và cảm xúc của mình. Cũng không có hàng ngàn vạn người giống như Phương Phương đang kêu cứu qua điện thoại. Thì chúng ta nghe thấy gì? Chúng ta nhìn thấy gì?
Imagine this: the author Fang Fang did not exist in today’s Wuhan. She did not keep records or pen down her personal memories and feelings. Neither were there tens of thousands of people who were like Fang Fang and would send out loud cries for help via their mobile phones. What would we have heard? What would we have seen?
Giữa dòng nước lũ của thời đại, ký ức của một người giống như bọt nước, bị nhấn chìm hay đánh dạt sang một bên bởi sóng nước và tiếng ồn, làm ký ức đó câm lặng bằng tiếng nói và ngôn từ, giống như chúng chưa bao giờ tồn tại. Chao ôi, khi thời đại qua đi, mọi thứ tan vào quên lãng. Máu và thịt, thân xác và linh hồn đều biến đi.
Amid the great torrents of an era, one’s own memories are often treated as superfluous foams, tides and noise that the era wipes out or carelessly throws aside, silencing them in voices and in words, as if they’ve never existed. Alas, with the passing of an era, everything fades into oblivion. Flesh and blood, body and soul are gone.
All is well, and the little fulcrum of truth that could lift the world is lost. As such, history becomes a collection of legends, of lost and imagined stories, that are baseless and unfounded. From this perspective then, how important it is that we can remember, and possess our own memories that are neither revised nor erased. It is the least amount of certainty and evidence that we can provide when we speak a little truth. This is especially important for students of this creative writing class. The majority of us are destined to dedicate our lives to writing, seeking the truth, and living as a person through our memories. If there comes a day when even people like us lose that pitiable amount of authenticity and memories, will there still be personal and historical authenticity and truth in the world?
Trên thực tế, ngay cả khi khả năng ghi nhớ và ký ức của chúng ta không thể làm gì để thay đổi thế giới, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng có gì đó không đúng khi ta phải đối mặt với “sự thật” đã được tập trung chỉnh đốn. Giọng nói nhỏ bé trong ta sẽ cất lên: “Cái đó không đúng!”. Ít nhất, thì trước khi bước ngoặt của đại dịch thực sự đến, ta có thể nghe và ghi nhớ những tiếng lầm than từ những người, những gia đình và những kẻ bị gạt ra bên lề, giữa tiếng hân hoan của khúc ca khải hoàn.
In actual fact, even if our ability to remember and our memories can do nothing to change the world or reality, it can at least help us discern that something is amiss when we face centralized and regulated “truths.” The little voice in us will say: “That’s not true!” At least, before the true arrival of the outbreak’s turning point, we will still be able to hear and remember the mourning and crying of individuals, families, and the marginalized, amid deafening celebratory and triumphal songs.
Ký ức không thể thay đổi thế giới, nhưng nó cho chúng ta một tấm lòng chân thật.
Memories cannot change the world, but it gives us a genuine heart.
Dẫu ký ức có thể không mang cho ta sức mạnh thay đổi thực tại, ít nhất là nó cũng có thể làm lòng ta dấy lên câu hỏi khi ta phải đối diện với dối trá. Nếu như có một ngày, một cuộc Đại Nhảy Vọt nữa lại tới, và người ta lại đắp lò nung ở sân nhà, ít nhất ký ức cũng cho ta biết rằng cát không thể biến thành sắt, và một mẫu ruộng không cho ta trăm nghìn cân lương thực. Ít nhất ta cũng biết rằng đây là lẽ thường cơ bản nhất, và không phải là sức mạnh ý thức tạo ra vật chất, từ không khí biến ra đồ ăn. Nếu có một cuộc Cách mạng Văn hóa nữa diễn ra, ta ít nhất cũng có thể đảm bảo rằng mình sẽ không phải là kẻ đưa cha mẹ ta vào tù hay ra pháp trường.
While memories may not give us the power to change reality, it can at least raise a question in our hearts when a lie comes our way. If there comes another Great Leap Forward someday and people revert to using backyard furnaces, it can at least convince us that sand will not turn into iron, and one mu [a unit of measurement, approximately 667 sqm] of yield will not weigh 100,000 catties. We will at least know that this is the most basic common sense, and not some miracle of consciousness producing matter, or air creating food. If there’s another Cultural Revolution of some sort, we’ll at least be able to guarantee that we will not land our parents in prison or on the guillotine.
Đừng để mình nói về ký ức tập thể, về ký ức quốc gia hay ký ức của dân tộc, mà hãy là của chính chúng ta; vì trong lịch sử, ký ức tập thể sẽ luôn che đậy và thay đổi ký ức của chúng ta…
My dear students, we’re all arts students who will probably spend our lifetime dealing with reality and memories through language. Let us not talk about collective memories, national memories, or memories of our ethnicity, but our own; for in history, national and collective memories always shroud and change our own memories. Today, at this present moment, when Covid-19 is still far from being a memory yet, we can already hear victory songs and loud triumphant cries from all around us. Because of this, I hope that each of you, and all of us who’ve experienced the catastrophic Covid-19 will become people who remember; people who derive memories from memory.
Trong tương lai gần có thể dự đoán được, khi mà cả nước mừng chiến thắng đại dịch Covid-19 với ca nhạc, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không trở thành những người viết trống rỗng vô hồn, mà sẽ là những người đơn giản sống thật với ký ức của mình. Khi buổi đại nhạc hội diễn ra, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải là diễn viên hay người kể chuyện trên sân khấu, hay là một trong những người vỗ tay để có cảm giác mình là một phần của hội diễn…
In the predictable near future, as the nation celebrates its victory against this national battle that is the Covid-19 with music and song, I hope that we will not become empty and hollow writers who echo along, but people who are simply living authentically with our own memories. When the grand performance comes, I hope that we will not be one of the actors or narrators on stage, or one of those who applaud for the sake of being part of the performance—I hope that we will be the reserved and forlorn ones who stand at the furthest corner of the stage, looking on silently with tears in our eyes. If our talent, courage, and mental strength is unable to turn us into a writer like Fang Fang, then may we not be among the people and voices who doubt and ridicule Fang Fang. Amid the eventual return to a state of calm and prosperity while surrounded by waves of song, if we can’t loudly question the source and spread of Covid-19, then may we softly mutter and hum, for that is also a display of our conscience and courage. Writing poems after the Auschwitz concentration camp period was indeed barbaric, but it is even more barbaric if we simply choose to forget it in words, in conversations and in memories—it is indeed much more barbaric and horrifying.
Nếu như ta không phải là một “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng thì ít nhất hãy để mình là một kẻ biết lắng nghe tiếng còi đó.
If we can’t be a whistle-blower like Li Wenliang, then let us at least be someone who hears that whistle.
Nếu ta không thể nói to thì hãy là những kẻ thầm thì. Nếu ta không thể là những kẻ thầm thì, hãy để chúng ta trở thành những kẻ lặng câm nhưng mang theo ký ức. Trải qua những khởi đầu, những tàn phá và lây lan của Covid-19, hãy để chúng ta là những kẻ lặng lẽ bước ra ngoài lề một bước khi đám đông tụ tập lại để hát khúc khải hoàn ca sau khi chiến thắng—những kẻ mang trong tim mình những nấm mộ với ký ức được khắc trên đó; những người ghi nhớ và một ngày nào đó có thể truyền lại ký ức cho thế hệ tương lai.
If we can’t speak out loudly, then let us be whisperers. If we can’t be whisperers, then let us be silent people who have memories. Having experienced the start, onslaught, and spread of Covid-19, let us be the people who silently step aside when the crowd unites to sing a victory song after the battle is won—the people who have graves in their hearts, with memories etched in them; the people who remember and can someday pass on these memories to our future generations.
Vũ Ngọc Khuê dịch từ bản chuyển ngữ của Grace Chong.
Nguồn: Yan Lianke: What Happens After Coronavirus?