Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hành trình Kiền Trắc »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hành trình Kiền Trắc »»
Hàng ngàn năm trôi qua con người vẫn nhớ vào một đêm rằm giữa khuya trăng sáng phủ trùng Thái tử Tất Đạt Đa nhìn kinh thành Ca Tỳ La Vệ dưới ánh trăng mơ màng, nhìn mặt vợ con lần cuối cùng. Thái tử đánh thức Xa Nặc người giữ ngựa Kiền Trắc thức dậy. Sau đó cả ba Tất Đạt Đa, Xa Nặc và ngựa Kiền Trắc lặng lẽ ra đi, đi mãi đến bờ sông Anoma. Câu chuyện đến đây nhưng còn chi tiết ít người biết. Mấy năm sau thường lang thang trở lại với sông Anoma nhìn về phía bên kia bờ sông nghĩ ngợi trầm ngâm. Bên kia sông là đồi núi chập chùng rừng xanh thẳm thưa dấu chân người. Nhưng đâu là bến giác bờ mê? Tại sao cùng một chuyến đi ba người, Xa Nặc lại ở lại? Thái tử tìm gì lại đi qua sông? Và cuộc hành trình còn có một bóng dáng nhỏ nhoi bị khuất lấp sau bóng người đi, đó là chú ngựa Kiền Trắc. Chú biết gì, tìm gì….?
***
Kiền Trắc là chú ngựa bạch của hoàng thân Đề-Bà-Đạt-Đa, anh em bà con với Thái Tử Tất Đạt Đa. Kiền Trắc vừa sinh ra đã đứng dậy trên bốn chân loạng choạng, chưa vững nhưng đuôi đã ve vẩy. Sau vài cái vẫy đuôi chú đứng thẳng lên và cất tiếng hí. Tiếng hí non nớt đã biểu lộ một điều gì đó thuộc bản tính của chú. Voi, gấu, ngựa, khỉ, chim ở các chuồng xung quanh để ý hướng về chú… bằng những ánh mắt buồn bã - thật là tội nghiệp, mày đã sinh lầm chỗ.
Ngài Đề-Bà-Đạt-Đa là một kẻ ích kỷ, luôn bị cái hữu hạn ám ảnh, cung vàng điện ngọc rồi đây sẽ mất tất cả rồi sẽ tới lượt đối diện với cái chết. Đề-Bà-Đạt-Đa tìm đến vĩnh cửu, muốn cho ngừơi ta không quên mình bằng sự thống trị, áp đặt quyền lực mọi người, các con vật trong cung ăn gạo thô, uống nước đục nhưng lại phục vụ bất cứ lúc nào, bất cứ hoàn cảnh nào. Theo hoàng thân như vậy mới thể hiện tấm lòng với mình. Các con vật im lặng khép nép mỗi khi hoàng thân đến gần, vì đã quen hoàng thân cho phép con nào, con ấy mới dám cử động. Ngay cả chim đang hót cũng im tiếng. Hoàng thân Đề-Bà-Đạt-Đa tỏ ra thích thú khi thấy mình đạt tới quyền lực tuyệt đối, ban phát cuộc sống, ban phát vui buồn cho tất cả. Hoàng thân vui không biết cả cung điện mình ảm đạm, ủ rủ, trở thành một kẻ ác mà hoàng thân vẫn không hay. Kiền Trắc hồn nhiên như thách thức quyền lực tuyệt đối mà hoàng thân muốn áp đặt. Do đó hoàng thân lấy làm ngạc nhiên, tức giận, khi thấy tất cả gặp mình tỏ ra run sợ khép nép, riêng chú ngựa Kiền Trắc gặp ngài lại vẫy đuôi. Không thể chịu nổi, Kiền Trắc ăn rất ít mà lại chạy rất xa dẻo dai, vẫn vẫy đuôi như tỏ ra không mệt mỏi. Sự tức giận làm người mất ngủ, dẫn tới điên loạn, hoàng thân ra sức vung roi đánh đập Kiền Trắc vào be sườn non, vào bất cứ chỗ nào trên mình Kiền Trắc, quên mất Kiền Trắc là giống ngựa quý từ Phương Đông xa xôi đem cống cho hoàng cung vua Tịnh Phạn. Mặc dù bị hành hạ nhưng Kiền Trắc còn sức còn ve vẩy đuôi như tỏ ra bất chấp, như trêu chọc. Gió mang theo điều buồn, điều vui, điều lành, điều xấu, hay đi khắp hư không. Hư không không can thiệp vào bất cứ số phận nhưng mọi cái đều có bóng dáng hư không để rồi cái nào bén phải lụt, cái nào méo phải tròn lên. Cọp phải ít hơn nai trên rừng. Vì vậy cuộc sống luôn tồn tại , khó cắt nghĩa được thế nào là số phận.
Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đến Kiền Trắc. Quả nhiên đúng như lời đồn, chú ngựa bị bỏ đói ốm nhom, thương tích đầy người, gặp vị Thái Tử trẻ tuổi không tỏ ra buồn rầu, vô tư ve vẩy đuôi. Thái Tử xin chú về. Hoàng thân trong cơn giận, muốn cho chú đi cho khuất mắt để thiết lập lại quyền hành tuyệt đối. Vô tình cơ duyên, vật tìm được chủ và chủ cũng tìm được vật. Thế là Kiền Trắc có nơi ở mới.
**********
Trong cung điện hoàng thân Đề-Bà-Đạt-Đa u ám bao nhiêu, ở chỗ Thái Tử Tất Đạt Đa sáng sủa tốt đẹp bao nhiêu. Xa Nặc là một nài ngựa tốt bụng hết lòng chăm sóc các con vật. Ngựa được ăn loại kê tốt nhất, sàng sẩy sạch sẽ, lúa mạch non ngậm sữa đòng đòng ướt đẫm sương đêm. Lũ vật được thường xuyên tắm mát. Mỗi lần Kiền Trắc ăn, Xa Nặc đứng một bên vuốt ve thì thầm. Được ăn ngon, được thương yêu, chú ngựa phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, bộ lông trắng bóng mượt như được xoa dầu. Cho dù khi bị hoàng thân bỏ đói hay ở chỗ Tất Đạt Đa được ăn no, Kiền Trắc vẫn một mực nhân cách nhẹ nhàng bốn vó tung bay trên đường.
Đừng lấy làm ngạc nhiên, Kiền Trắc không tạo ra con đường. Con đường có sẵn từ lúc Kiền Trắc mới sinh ra. Kiền Trắc cứ thong dong bước đi chở theo người, chở theo hành trang. Trên lưng , tất cả những gì gọi là cuộc đời.
Tuy nhiên Thái Tử Tất Đạt Đa không để ngựa Kiền Trắc phải vất vả. Cách một vài ngày Xa Nặc thắng bộ yên cương cho Kiền Trắc. Thái Tử cưỡi ngựa dạo chơi trong rừng, một vòng qua xóm làng, qua hoàng thành, mặc dù Kiền Trắc luôn vẫy đuôi, vị Thái Tử trẻ tuổi lắng nghe chú thở phì phò có vẻ mệt mỏi. Bao giờ Thái Tử cũng cho ngựa dừng lại nghỉ ngơi và thong dong bước kiệu trở về.
Tưởng như mọi cái ở hoàng cung vua Tịnh Phạn không hề thay đổi. Thời gian êm trôi, ngày nối ngày trong vườn Thượng Uyển đã bao mùa lá. Một buổi chiều, theo thường lệ Xa Nặc mang thức ăn đến chuồng ngựa. Riêng hôm nay Kiền Trắc nhận được phần lúa mạch nhiều hơn ngày thường. Và khi Kiền Trắc cúi đầu nhai lúa, Xa Nặc đưa tay vuốt ve Kiền Trắc rồi thì thầm “Nè ăn cho no đi. Chưa bao giờ mày đi xa, nhưng đêm nay ông chủ nhân hậu sẽ đưa mình đi.” Kiền Trắc cứ ngỡ là những lời thì thầm mỗi chiều thường lệ của Xa Nặc. Không ngờ đó là những lời buồn bã sao… Dường như sắp có điều gì sắp xảy ra. “Mà đi đâu, mày ơi. Chủ nhân bỏ vợ con, cung vàng điện ngọc dễ dàng như vậy sao! Ôi mày ơi, đây là một con người có tấm lòng cao cả, không có người thứ hai. Nhưng mà mày ơi, mày có đồng ý với tao. Muôn loài không riêng gì con người, không một ai tránh khỏi được tuổi trẻ, già nua, bệnh tật rồi chết. Chết là thất bại cuối cùng, là điểm phải đến. Không phải do ta muốn. Mày có đồng ý với tao. Thương ông chủ quá, nhưng mà tao không thể nói gì được trước ý chí của ông chủ kiên định như kim cương.”
Xa Nặc vừa nói gì, tiếp tục giọng nói thì thầm trầm buồn. Kiền Trắc nhớ lại đêm nay là đêm rằm. Buổi chiều ngày rằm phố xá ngoài hoàng thành đông người người dạo chơi, người buôn bán lẫn người ăn xin, mấy ông già đi không nổi nằm dưới đất van xin. Và có một đám ma nhà nghèo không trống kèn. Xa Nặc ngồi một ngựa, Tất Đạt Đa với Kiền Trắc. Cứ gặp một hình ảnh, Thái Tử cho Kiền Trắc dừng lại và kêu lên “Ôi cuộc đời, sao buồn vậy người ơi.” Tất Đạt Đa và Xa Nặc xuống ngựa đến bên đám ma. Hai người hỏi han mọi người và cả hai trao đổi thật lâu những gì Kiền Trắc không biết.
Giờ đây Xa Nặc thì thầm bên tai, Kiền Trắc vẫy đuôi. Ơi mày ơi, mày nghe tao nói, mày hiểu lời tao. Xa Nặc kêu lên. Kiền Trắc muốn nói là tôi không biết đâu, nhưng không nói được, chỉ lấy đuôi đưa qua đưa lại. Mày hiểu lời tao nói hả. Xa Nặc tiếp tục kêu. Kiền Trắc ve vẩy đuôi, không tôi không biết đâu. Đừng ngạc nhiên, tôi không tạo ra con đường. Con đường có sẳn từ khi tôi mới sinh ra. Tôi cứ bước đi chở theo người, mang theo hành trang, mang theo tất cả cuộc đời.
Đêm ấy trăng sáng viên mãn phủ trùng kinh thành Ca Tỳ La Vệ như chưa bao giờ sáng. Kiền Trắc ngủ hồn nhiên trong ánh trăng chiều xuyên qua tàu ngựa. Xa Nặc nằm nhìn trăng, trằn trọc băn khoăn… Nhiều lần Xa Nặc đứng dậy, định kêu ai đó tiết lộ chuyến đi sắp tới nhưng người nài lại nằm xuống. Phần Thái Tử Tất Đạt Đa rất trầm tĩnh ngồi xem đám vũ công cung đình múa hát. Thưởng tiền cho họ nhiều hơn thường lệ. Trầm tĩnh Thái Tử ăn chén cháo khuya, không một ai nghi ngờ gì khi nghe ngài bảo họ đi ngủ sớm. Chờ cho mọi người ngủ say ; Thái Tử ngồi nhìn cung điện thân yêu tràn đầy kỷ niệm lần cuối rồi nhẹ nhàng bước đi. Kiền Trắc ngạc nhiên khi bị đánh thức lúc giữa đêm. Thái Tử và Xa Nặc đứng cạnh Kiền Trắc. Xa Nặc như cố sức van lơn – chủ nhân ơi xin người suy nghĩ lại. – Suy nghĩ gì nữa, Thái Tử dịu dàng đặt tay lên vai Xa Nặc, thời gian có đợi chúng ta đâu, bao câu hỏi đang đợi ta trả lời. Thái Tử đi trước nắm dây cương, Xa Nặc lẽo đẽo đi phía sau, nhẹ nhàng vòng ra cửa sau rời hoàng cung. Hai người trèo lên yên. Xa Nặc tiếp tục van xin, cố gắng làm cho Thái Tử mềm lòng. Chủ nhân ơi, sinh, lão, bệnh, tử, cuộc đời là bể khổ, hầu như ai cũng biết và chấp nhận. Chủ nhân cần gì phải đi xa. Mà đi đâu? Vị Thái Tử như không trả lời mà nghiêng đầu xuống thì thầm với Kiền Trắc và cũng như nói cho cả ba cùng nghe. Này Kiền Trắc có nghe không, người ta phản kháng không được đành thụ động mặt mũi buồn rầu. Vậy cũng gọi đó là trả lời. Không như mày lòng tràn đầy. Mày luôn vẫy đuôi trong mọi trường hợp. Không, đó là mày thách thức. Nhưng mà Kiền Trắc ơi, mày chỉ thoát ly trần thế trong giây phút chóng qua thôi. Còn phải thử nghiệm và dấn thân sâu xa hơn.
Tôi không biết. Tôi không tạo ra con đường. Con đường có sẵn từ khi mới sinh ra. Tôi cứ bước đi chở theo người và hành trang, mang theo trên lưng tất cả cuộc đời .
Kiền Trắc vẫy đuôi, bốn vó gõ đều lốc cốc xuống con đường ướt đẫm sương đêm. Thái tử Tất Đạt Đa tiếp tục thì thầm. Lần nầy người như nói cho Xa Nặc nghe – Ta đi đâu ?? Thú thật ta chưa biết nhưng ta chỉ biết, khi con người ý thức được già nua, bệnh tật. Sống để mà sửa soạn chết. Buồn sao Xa Nặc ta ơi... Ta đi đâu cái đích đến chắc chắn phải là điểm hẹn để trả lời câu hỏi – khi mà thể xác mất, tinh thần tự do tạo ra bản ngã của ta luôn có mất theo không? Nếu không mất, nó tồn tại như thế nào ? Việc sinh cũng như việc tử. Thể xác và tinh thần có thể đồng nhất hoá được không? Như ánh sáng hòa với bụi bặm chiếu sáng một đời sống khác đích thực, bất tử vượt ra khỏi cõi luân hồi. Đấy mới thực là câu hỏi. Yếu tố nào tạo ra ta, sau đó ta về đâu?
Cuối cùng, sông Anoma hiện ra, dưới ánh trăng đêm tàn nhấp nhô từng gợn sóng bạc. Sau này Xa Nặc buồn bã nhớ lại. Sông Anoma, bên này sông, bên kia bờ, khoảng cách giới hạn đôi bờ lại chỉ là sợi tóc giữa người ra đi tìm chân lý và kẻ quay về. Sau khi xuống ngựa, hai người đến bờ cỏ bên sông ướt đẫm sương. Thái Tử từ tốn nhìn thẳng vào mắt Xa Nặc – Thôi ta chia tay, nhà ngươi còn có vợ con. Thái Tử bỏ lửng câu nói (Sau này khi thành Phật, Đức Phật chỉ chỉ bày cho mọi người con đường mà không rủ, chỉ dẫn khác với rủ rê). Rõ ràng Thái Tử để cho Xa Nặc tự do quyết định theo Ngài tiếp tục cuộc hành trình hay là quay về. Xa Nặc là người có tâm nhưng tâm ấy thụ động, rụt rè chưa đủ lực. Thay vì tiếp tục cuộc hành trình, Xa Nặc cúi lạy Thái Tử rồi chia tay Ngài. Vì thế Xa Nặc là người đầu tiên được Phật trao đổi luận đề thứ nhất: Khổ đế trong Tứ Diệu Đế. Đồng thời Xa Nặc thuộc về nhóm giác ngộ sau chót, khi Phật trở thành chánh quả trở về thành Ca tỳ la vệ thuyết cho hoàng gia và Xa Nặc cùng nghe.
Đêm ấy ngựa Kiền Trắc chở Thái Tử Tất Đạt Đa qua sông Anoma. Thái Tử trở thành bậc Thượng Đẳng Thượng Giác. Kiền Trắc cũng chứng quả. Quả vị của Kiền Trắc chứng, ngoài công lao chở người, còn ở chỗ năng, sở (cái thấy, cái biết) tiêu vong, quên mình như hạt phù sa tan trong giòng Anoma. Như hạt muối dần tan trong biển mặn.
Vĩ Thanh
Trong kinh không nhắc Kiền Trắc vì có “hằng hà sa số Phật” Đức Phật chỉ nêu một số danh xưng của các vị để thuyết kinh, chứ không thể nêu tên ra hết. Vì thế các ngài là những vị Phật vô danh, không tên nhưng khi giở bất cứ trang kinh nào của Phật nói đều ẩn hiện bóng dáng các Ngài. Một ngàn năm sau, Kiền Trắc xuất hiện lần thứ hai về Đông Độ để chở ngài Tam Tạng qua Tây Trúc thỉnh kinh. Tam Tạng trở thành Phật và lần tái sinh này Kiền Trắc cũng đắc quả vị Phật.
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.185.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập