Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 8 - năm 2024 »»
Hôm nay chúng ta tiếp tục bài chia sẻ Phật pháp lần thứ tám. Chúng ta đã tìm hiểu đến phần thứ hai là Tinh tấn giác phần (精進覺分), hôm nay sẽ là phần tìm hiểu về Hỷ giác phần (喜覺分). Hiểu một cách đơn giản nhất thì hỷ là niềm vui, sự hoan hỷ; và hiểu một cách sâu xa hơn thì đây là pháp tu tiếp theo trong 7 giác phần.
Niềm vui được đề cập trong pháp tu này không phải là niềm vui nói chung, mà phải là những niềm vui có được từ sự tu tập đúng chánh pháp. Trong 2 pháp tu trước, chúng ta đã chọn lựa các pháp tu chân chánh và tinh tấn nỗ lực tu tập. Đến pháp tu thứ ba này, chúng ta nhận được niềm vui chân chánh từ việc thực hành tu tập đó. Và do vậy, niềm vui của Hỷ giác phần là niềm vui chân chánh luôn kèm theo với sự tỉnh giác, nhận biết. Lấy ví dụ như khi tu tập thiền định, chúng ta có được niềm vui nhẹ nhàng khi đi vào trạng thái an định, khi thực hành bố thí, ta có được niềm vui khi chia sẻ, giúp đỡ người khác, khi giữ đúng giới luật, ta có được niềm vui an ổn trong tâm hồn… Nói chung, mọi pháp tu chân chánh đều sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui từ chánh pháp.
Vậy chúng ta tu tập Hỷ giác phần như thế nào? Đó là phải luôn nhận biết những niềm vui chân chánh này từ lúc chúng được sinh khởi, lấy đó làm nguồn động lực để tiếp tục pháp tu mà mình đang thực hành, đồng thời cũng chính là nuôi dưỡng tiếp tục không để mất đi những niềm vui đó. Việc duy trì, nuôi dưỡng niềm vui của Hỷ giác phần giúp chúng ta từ bỏ được những niềm vui thế tục, vốn luôn là cội nguồn của những phiền não, khổ đau, đồng thời cũng giúp ta tiến đến pháp tu các pháp tu tiếp theo.
Tục ngữ có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Điều này cho thấy tâm trạng vui vẻ, hoan hỷ luôn là điều kiện tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, điều đáng buồn là chúng ta không có cách nào để duy trì mãi mãi những niềm vui trần tục. Thậm chí, hầu hết những niềm vui trần tục đều phải trả giá bằng khổ não. Đó là lý do trong Quy Sơn cảnh sách nói “樂是苦因- lạc thị khổ nhân” (Vui đó là nhân của khổ.) Khi chúng ta chạy theo những cám dỗ vật chất, cố sức để thỏa mãn lòng ham muốn hay khát khao hưởng thụ, thì có đến chín phần mười trường hợp là ta sẽ phải tạo thêm nhiều nghiệp xấu ác thay vì làm được những việc hiền thiện. Mặt khác, khi cảm giác thỏa mãn qua đi rồi, sự hụt hẫng trống vắng hay buồn khổ sẽ tìm đến, và chúng ta không bao giờ có sự sự an vui thực sự.
Nhưng niềm vui chân thật do thực hành chánh pháp mang lại thì khác hẳn. Đó là những cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng, an ổn khi thân tâm đều được buông thư, không có sự thúc bách hay căng thẳng. Việc nhận biết và thường xuyên tạo ra được những niềm hỷ lạc này bằng cách tinh tấn thực hành chánh pháp chính là tu tập Hỷ giác phần. Hỷ giác phần này vừa là quả có được từ nhân tu tập đúng chánh pháp, và đồng thời tự nó cũng là nhân để tiếp tục các bước tu tập về sau.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.131.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập