Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nỗi Sợ »»
Tu tập thiền quán sẽ phơi bày hết tất cả mọi vấn đề trong tâm ta. Chúng sẽ mở ra những ký ức, những xúc cảm trong tâm, hoặc những cảm thọ khác nhau trong thân. Trong thiền tập việc này xảy ra một cách rất hữu cơ và tự nhiên, vì chúng ta không tìm kiếm, không bươi móc, cũng không thăm dò. Ta chỉ cần ngồi yên và quan sát.
Đúng lúc, đúng thời, sự việc sẽ tự biểu lộ: bao nhiêu những ký ức, tư tưởng, cảm xúc và cảm giác mà ta từng rất sợ phải đối diện. Chúng ta bắt đầu cho phép mình cảm nhận chúng một cách trọn vẹn. Khi những khó khăn này khởi lên, ta sẽ ôm ấp chúng trong một ý thức chánh niệm, với một thái độ chấp nhận và ôn hoà, ta sẽ không còn đè nén chúng nữa. Và luồng năng lượng khó khăn ấy trong ta, sẽ được trôi chảy nhẹ nhàng hơn.
Và rồi ta sẽ nhận thấy rằng nỗi sợ ấy vơi đi rất nhiều. Chúng ta đã dám đối diện với điều mình sợ hãi, và ta vẫn còn sống sót, nguyên vẹn, có khi lại còn cảm thấy an lạc nữa kìa. Nỗi sợ sẽ không thể nào tồn tại nếu như ta không còn trốn tránh và chối bỏ nó nữa. Và cũng từ đó nó sẽ dần dà mất hết chỗ đứng trong tâm ta.
Cũng chỉ là một trạng thái của tâm
Nhiều năm trước, tôi tham dự một khoá thiền, sesshin, với ngài Joshu Sasaki, một vị thầy rất là nghiêm khắc và khó tính. Khoá tu ấy căng thẳng đến độ tôi đã tiếp xúc được với một nỗi sợ rất sâu xa trong tâm. Tôi cảm thấy một nỗi sợ nguyên thuỷ, ban sơ, rất mãnh liệt đến nỗi có lúc tôi không dám cử động.
Tôi đối diện với cái sợ ấy trong suốt khoá tu. Và mặc dù cường độ của nó cuối cùng rồi cũng đã giảm bớt đi rất nhiều, nhưng cảm xúc về nó đã ăn sâu vào tận trong tâm thức tôi, và còn tồn tại mãi sau đó cả tháng trời. Đi đâu tôi cũng mang theo một không gian sợ sệt, và tôi bắt đầu nghĩ rằng mình là một người rất nhút nhát. Tôi cảm thấy như là có một gút cột ngay trong cốt tủy con người của tôi, và có lẽ phải cần mấy năm trời mới có thể tháo gở được cái gút mắt ấy.
Vài tháng sau, tôi và một người bạn cùng đi hướng dẫn một khoá tu tại Texas, cả hai chúng tôi cùng đi dạo chung quanh khuôn viên của trung tâm. Tôi mải mê kể cho người bạn nghe về nỗi sợ của mình, về tất cả những gì tôi đã phải làm, và nó đã trở thành một gánh nặng như thế nào. Cuối cùng chị ta quay sang bảo tôi, một điều mà tôi đã từng nhắc nhở người khác biết bao nhiêu lần: "Nó cũng chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi."
Đúng ngay khi đó là lúc mà tôi cần phải nghe những lời ấy. Giả sử như chị ta nói câu đó một tuần trước thì có lẽ nó sẽ không có một ảnh hưởng giống như vậy. Nhưng ngay chính lúc đó, sự nhắc nhở ấy mở ra cho tôi thấy một cái nhìn mới, rằng nỗi sợ thật sự không là của ai hết. Nó không dính dáng gì tới hoặc là một phần nào của "tôi" hết. Nó chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi. Nó có mặt ở đó, và rồi nó sẽ đi qua. Thật ra, tôi cũng chẳng cần phải làm gì hết, ngoại trừ để cho nó được như-là.
Mây qua bầu trời
Trong suốt thời gian qua, mặc dù tôi có quan sát nó, nhưng thật sự tôi đã không ý thức được rằng tôi đã có một thái độ ghét bỏ đối với cái nỗi sợ ấy. Và cảm giác chống đối ấy lại sinh thêm một phản ứng tiêu cực. Trong giây phút mà tôi ý thức được rằng nỗi sợ chỉ là một trạng thái của tâm, tất cả đều tan biến. Không phải tôi nói rằng tôi sẽ không bao giờ biết sợ nữa, nhưng từ đó trở đi tôi đã có thể nhận diện chúng dễ dàng hơn.
Cảm xúc cũng như là những cụm mây trôi ngang qua bầu trời. Đôi khi nó là sợ hãi hoặc giận dữ, đôi khi nó lại là hạnh phúc hoặc tình yêu. Nhưng không có cái nào tạo dựng nên một cái “tôi” hết. Chúng chỉ là chúng, mỗi cái tự biểu hiện phẩm chất của nó. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng những cảm xúc nào hữu dụng, và đơn giản để yên cho những cảm xúc khác, cho nó được như-là, không xua đuổi, không đè nén, và cũng không bao giờ đi nhận chúng là mình.
Thời gian không phải là vấn đề
Đối với những cảm xúc như là sợ hãi, tuyệt vọng, âu sầu, tự ti - chúng ta chỉ cần ý thức và cảm nhận nó thôi. Có thể cần một thời gian dài sự trói buộc ấy mới bắt đầu nới lỏng ra. Hoặc có thể chỉ cần một giây phút đột nhiên tỉnh ngộ: "Ồ, đây cũng chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi!" Người ta đã có nhiều thành công trong việc đối trị với những cảm xúc này, mặc dù việc ấy cũng đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn.
Ngài Munindra, một trong những vị thầy đầu tiên của tôi thường bảo rằng, trên con đường tu tập thời gian không phải là một vấn đề. Sự tu tập không thể được đo lường bằng thời gian, vì vậy ta nên buông bỏ đi cái ý niệm về chừng nào và bao lâu. Sự tu tập là một tiến trình cởi mở ra, và nó sẽ mở vào đúng thời điểm của nó. Cũng như những đoá hoa nở rộ trong mùa xuân. Có bao giờ chúng ta lại đi thúc hối hoặc nắm kéo nó lên để bắt nó mọc nhanh hơn không? Có lần tôi làm thế với những cây cà-rốt trong khu vườn đầu tiên của tôi, năm tôi lên tám tuổi. Việc làm ấy không hề có kết quả nào!
Bạn biết không, chúng ta không bao giờ cần phải có một thời hạn nhất định nào cho tiến trình này: để cho mọi việc được như-là.
Joseph Goldstein
— Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên dịch
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.145.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập