Giới thiệu: Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng.
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
Take a second look at Western philosophy, advises William Edelglass — it might be more compatible with Buddhism than you think. From the Summer 2019 issue of Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly.
Vào đầu thập niên năm 2000s, tôi dạy triết Tây cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics tại Dharamsala, Ấn Độ. Quý chư tăng này rất thích thú khám phá ra tầm nhìn mới vào những vấn đề mà họ đã theo đuổi trong triết lý Phật Giáo, và những vấn đề mới mà họ chưa bao giờ quan tâm đến.
In the early 2000s, I taught Western philosophy to Tibetan monks at the Institute of Buddhist Dialectics in Dharamsala, India. These monks were excited to explore new insights into questions they were already pursuing in Buddhist philosophy, and new questions they had never considered.
Gần đây tôi đã nhắc nhở các môn sinh của tôi tại Dharamsala khi một pháp hữu đặt vấn đề tại sao việc nghiên cứu triết học Tây Phương có thể có lợi lạc nào đó cho người tu tập hiện nay.
I was recently reminded of my students in Dharamsala when a Buddhist friend asked why studying Western philosophy might be of any benefit to a contemporary practitioner.
Phật Giáo cung cấp một truyền thống rộng lớn của sự phản ảnh triết lý và đạo đức. Nhưng các truyền thống chỉ chấp nhận tới mức độ mà họ giải quyết kinh nghiệm và những quan tâm của mỗi thế hệ mới xuất hiện.
Buddhism offers a vast tradition of philosophical and moral reflection. But traditions endure only to the degree to which they address the experience and concerns of each new generation.
Các mối quan tâm hiện nay của chúng ta gồm sự bình đẳng và bất bình đẳng, việc điều hướng sự khác biệt trong các xã hội đa văn hóa, sự biến đổi khí hậu, và tính phổ biến của kỹ thuật thông tin. Việc hiểu biết cách nói năng, hành động và suy nghĩ thiện xảo trong bối cảnh hiện tại đòi hỏi chúng ta đi sâu vào các mối quan tâm này. Là các Phật tử, chúng ta không nên sợ hãi việc tiếp thu tư tưởng Tây Phương khi nó có thể giúp ích cho công cuộc dấn thân này.
Our contemporary concerns include justice and inequality, navigating difference in multicultural societies, climate change, and the pervasiveness of information technology. Discerning how to speak, act, and think skillfully in our contemporary context requires us to engage with these concerns. As Buddhists, we should not be afraid of drawing on Western thought when it can help with this engagement.
Ngược lại với nền Phật Giáo tiền hiện đại, sự bình đẳng đã là mối quan tâm chính của triết học Tây Phương kể từ triết gia Plato và Aristotle. Lý thuyết chính trị Tây Phương -- dạy chúng ta về nhân phẩm và nhân quyền – truyền đạt cho người Phật tử dấn thân hiện nay phản ứng đối với sự bất công. Và triết học môi trường Tây Phương truyền đạt nền Phật Giáo sinh thái, một sự đáp ứng của Phật giáo hiện đại đối với vấn đề mà các tác giả Phật Giáo năm xưa chưa bao giờ đối mặt. Các truyền thống trí thức Tây Phương cung cấp nhiều nguồn kiến thức có thể giúp chúng ta chú tâm về mặt đạo đức khi người Phật tử sống trong thế giới với các cấu trúc xã hội áp bức và chỉnh đốn các hệ thống thiên nhiên.
In contrast to premodern Buddhism, justice has been a primary concern of Western philosophy since Plato and Aristotle. Western political theory—teaching us about human dignity and human rights—informs contemporary engaged Buddhist responses to injustice. And Western environmental philosophy informs ecobuddhism, a modern Buddhist response to a problem classical Buddhist authors never faced. Western intellectual traditions provide resources that can help us be morally attentive as Buddhists living in a world with oppressive social structures and unraveling natural systems.
Nhưng là những Phật tử, chúng ta cũng nên cởi mở để học hỏi từ triết học Tây Phương trong các lãnh vực mà các truyền thống Phật Giáo mô tả rất chi tiết rõ ràng, như tâm, thế giới, và nghĩa lý. Các triết gia Tây Phương đã khảo sát tỉ mỉ những vấn đề tương tự như vậy; đôi khi các tư tưởng và những tranh luận của họ làm sáng tỏ những phân tích của Phật Giáo. Bởi vì trí tuệ nội quán là điều kiện cần thiết cho sự tỉnh thức, và là phương thức quan trọng để đạt được điều này – như nhiều học giả Phật Giáo truyền thống đã nhấn mạnh – là thông qua sự tranh luận hợp lý và thiền phân tích, chúng ta nên cởi mở đối với sự liễu giải sâu hơn, bất luận nguồn cội của nó là gì.
But as Buddhists, we should also be open to learning from Western philosophy in areas that Buddhist traditions address in great detail, such as mind, world, and meaning. Western philosophers explored these same questions; sometimes their ideas and arguments can clarify Buddhist analyses. Since insight is a necessary condition for awakening, and one important way to achieve this—as many traditional Buddhist scholars emphasized—is through rational argument and analytic meditation, we should be open to deeper understanding, whatever its source.
Để biết rõ các phương thức mà những văn bản Phật Giáo cổ xưa có thể thách thức suy nghĩ của chúng ta, chúng ta nên biết về các khung cảnh diễn giải thông qua đó chúng ta bắt gặp chúng. Đối với nhiều người trong chúng ta, điều đó có nghĩa là các định hướng văn hóa và triết lý của sự hiện đại của Tây Phương. Tư tưởng Tây Phương có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta có thể tìm thấy sự hấp dẫn một hình thức Phật Giáo không đặt nặng truyền thống, thần thoại, và nghi lễ và đánh giá cao tâm lý học, sự sáng tạo, thiên nhiên, dấn thân xã hội, và sự chứng thực về đời sống này và khoảnh khắc hiện tại.
To appreciate the ways classical Buddhist texts can challenge our thinking, we should be aware of the interpretive frameworks through which we encounter them. For many of us, that means the cultural and philosophical orientations of Western modernity. Western thought can help us understand why we might find appealing a form of Buddhism that de-emphasizes tradition, mythology, and ritual and valorizes psychology, creativity, nature, social engagement, and the affirmation of this life and the present moment.
Các văn bản Phật Giáo xưa nói với chứng ta từ bên ngoài giáo nghĩa của chính chúng ta và thách thức chúng ta suy nghĩ cách khác; tuy nhiên, nếu chúng ta không hiểu các khuôn khổ diễn giải của chúng ta thì chúng ta chỉ có thể thấy dự phỏng về sự sáng tạo của chính mình.
Classical Buddhist texts speak to us from outside our own discourse and challenge us to think differently; if we don’t understand our interpretive frameworks, however, we may just see a projection of our own creation.
Khi Phật Giáo đã phát triển tại Ấn Độ và truyền bá tới các bối cảnh văn hóa khác, nhiều triết gia Phật Giáo đã thu hút nhiều nguồn khái niệm mới để nối kết với Phật Pháp. Phật Giáo đã chuyển đổi và tự biến đổi qua mỗi nền văn hóa mà nó đã thâm nhập vào, khi mọi người làm quen với các giáo nghĩa của Phật Giáo về duyên khởi và vô thường.
As Buddhism developed in India and spread to different cultural contexts, Buddhist philosophers drew on new conceptual resources to articulate the dharma. Buddhism transformed and was itself transformed by every culture it permeated, as anyone familiar with the Buddhist doctrines of dependent origination and impermanence would expect.
Các môn sinh của tôi tại Dharamsala đã đi theo tuyền thống lâu đời của chư vị tăng sĩ-học giả Phật Giáo là những người nghiên cứu giáo lý bên ngoài tông phái của họ, cả Phật tử và không Phật tử, việc đánh giá phê bình và việc tổng hợp các tư tưởng có vẻ hiệu quả nhất đối với việc đạt được sự liễu giải và chuyển hóa khổ đau.
My students in Dharamsala were following in a long tradition of Buddhist scholar–monks who studied teachings outside their lineage, both Buddhist and non-Buddhist, critically evaluating and synthesizing ideas that seemed most effective for obtaining insight and transforming suffering.
Phật Giáo được truyền bá sang Tây Phương bởi các di dân và những nhà truyền giáo vốn đã là sự lai hợp, được truyền đạt bởi vô số truyền thống trí tuệ và văn hóa.
The Buddhism that was brought to the West by immigrants and missionaries was already hybrid, informed by a multiplicity of intellectual and cultural traditions.
Sự lai hợp của Phật Giáo Á Châu và tư tưởng Tây Phương có thể làm nhụt chí các hành giả là những người tìm kiếm một nền giáo lý thuần túy, đích thực đã thừa truyền từ các bậc thầy thời tiền hiện đại, không bị nhiễm bởi Tây Phương.
The hybridity of Asian Buddhism and Western thought might unnerve practitioners who seek a pure, authentic teaching inherited from premodern masters, uncontaminated by the West.
Phải thừa nhận rằng, chúng ta nên thận trọng về một nền Phật Giáo bị bật gốc khỏi truyền thống lâu đời; niềm tin vào Đức Phật, vào Giáo Pháp của Đức Phật, vào cộng đồng Tăng Già là những người thực nghiệm giáo pháp trong quá khứ và hiện tại; và trong khả tính của chính chúng ta về sự chuyển đổi là yếu tố quan trọng của đạo Phật.
Admittedly, we should be wary of a Buddhism no longer rooted in tradition; faith in the Buddha, in the teachings of the Buddha, in the community of practitioners past and present, and in our own possibilities of transformation is an important element of the Buddhist path.
Nhưng sự cởi mở đối với các phương thức mà trong đó các truyền thống Tây Phương có thể giúp chúng ta khai phóng tâm thức khỏi sự bối rối và đáp ứng khéo léo hơn đối với chúng sinh là hoàn hảo trong việc giữ gìn truyền thống Phật Giáo.
But openness to the ways in which Western traditions can help us liberate the mind from confusion and respond more skillfully to sentient beings is fully in keeping with Buddhist tradition.
Ngay dù chúng ta nhớ rằng tận cùng thì giáo pháp vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, chúng ta hãy chào đón việc mở rộng của giáo pháp tại Tây Phương khi giáo pháp ấy truyền đạt cho thế hệ mới.
Even as we remember that ultimately the dharma is beyond words and concepts, let us welcome the unfolding of the dharma in the West as it speaks to a new generation.