Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hình ảnh người mẹ trong Kinh điển »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hình ảnh người mẹ trong Kinh điển »»

Hình ảnh người mẹ trong Kinh điển
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hình ảnh người mẹ trong Kinh điển

Donate

(Lượt xem: 9.800)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Hình ảnh người mẹ trong Kinh điển

Có nhiều hình ảnh người mẹ trong Kinh Phật. Để dâng cúng tất cả những người mẹ trên đời, sau đây xin dịch một số kinh, hoặc dịch trích đoạn, hoặc dịch toàn văn, dựa vào các bản tiếng Anh trên Access to Insight (http://www.accesstoinsight.org/), nơi có thể tìm các kinh sau, theo ký số hoặc theo nhan đề kinh.

-----

Kinh SN 15.14 “Mata Sutta: Mother” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Toàn văn như sau.

Tại thành Savatthi. Đức Phật nói: “Này các tỳ kheo. Từ thời rất xưa không thể biết được, đã có sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh bị vô minh che lấp, bị tham ái ràng buộc. Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi… Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là ba của ngươi, là anh của ngươi, là chị/em gái của ngươi, là con trai/con gái của ngươi.

“Tại sao như thế? Này các tỳ kheo. Từ thời rất xưa không thể biết được, đã có sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh bị vô minh che lấp, bị tham ái ràng buộc. Từ rất lâu rồi, các ngươi đã trải qua căng thẳng, đã đau đớn, đã mất mát, đã làm đầy tràn các nghĩa trang – đã đủ để nhàm chán mọi thứ hư ảo, đã đủ để dập tắt lòng say mê, đã đủ để được giải thoát.”

-----

Kinh AN 2.31-32 “Kataññu Suttas: Gratitude” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Trích dịch như sau.

“Này các tỳ kheo. Có hai người mà các ngươi không dễ đền ơn. Hai người nào? Mẹ và ba của ngươi. Ngay cả nếu ngươi mang mẹ một bên vai, và mang ba ở vai bên kia trong 100 năm, và chăm sóc ba mẹ bằng cách xoa dầu, xoa bóp, tắm và bóp tay chân, và ngay cả nếu họ tiêu và tiểu [ngay trên vai ngươi], như thế cũng chưa đủ đền ơn ba mẹ ngươi. Nếu ngươi lập được cho ba mẹ ngươi ngự trị tuyệt đối trên vương quốc đại địa này, với tràn ngập bảy báu, ngươi cũng chưa đủ đền ơn ba mẹ ngươi. Tai sao thế? Mẹ và ba đã làm quá nhiều cho con. Ba mẹ chăm sóc con, nuôi dưỡng con, đưa con vào thế giới này.

Nhưng bất kỳ ai, khi thấy ba mẹ thiếu tín tâm mà đưa được ba mẹ vào chánh tín; khi thấy ba mẹ thiếu đạo đức mà đưa được ba mẹ giữ gìn giới hạnh; khi thấy ba mẹ keo kiệt mà đưa được ba mẹ về sống với hạnh bố thí; khi thấy ba mẹ còn si mê mà đưa được ba mẹ về sống với trí tuệ: Làm như thế mới gọi là đền ơn được ba mẹ.”

-----

Kinh SN 15.3 “Assu Sutta: Tears” -- bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Trích dịch như sau.

“Từ rất lâu xa, ngươi đã vô lượng kiếp liên tục khóc cái chết của một bà mẹ. Nước mắt ngươi khóc mẹ trong khi lưu chuyển luân hồi từ rất lâu xa – than khóc, đau khổ, và mất mát hạnh phúc – đã nhiều hơn nước trong bốn đại dương.

“Từ rất lâu xa, ngươi đã vô lượng kiếp liên tục khóc cái chết của một người cha… cái chết của một người anh… cái chết của một chị/em gái… cái chết của một người con trai… cái chết của một người con gái… mất mát người thân… mất mát tài sản… mất mát vì bệnh hoạn. Nước mắt ngươi đã khóc vì những mất mát này trong khi lưu chuyển luân hồi từ rất lâu, lâu xa -- than khóc, đau khổ, và mất mát hạnh phúc – đã nhiều hơn nước trong bốn đại dương.

“Tại sao như thế? Này các tỳ kheo. Từ thời rất xưa không thể biết được, đã có sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh bị vô minh che lấp, bị tham ái ràng buộc. Từ rất lâu rồi, các ngươi đã trải qua căng thẳng, đã đau đớn, đã mất mát, đã làm đầy tràn các nghĩa trang – đã đủ để nhàm chán mọi thứ hư ảo, đã đủ để dập tắt lòng say mê, đã đủ để được giải thoát.”

-----

Kinh AN 3.62 “Bhaya Sutta: Dangers” -- bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Trích dịch như sau.

“Có ba trường hợp nguy hiểm chân thực làm chia cách mẹ và con. Ba trường hợp nào? Nguy hiểm của tuổi già, nguy hiểm của bệnh hoạn, nguy hiểm của chết chóc.

“Một bà mẹ không có thể thành tựu được ước nguyện để ngăn cản con mình già lão, ‘Tôi đang già lão, nhưng nguyện xin cho con tôi đừng già.’ Một đứa con không có thể thành tựu được ước nguyện để ngăn cản mẹ mình già lão, ‘Tôi đang già lão, nhưng nguyện xin cho mẹ tôi đừng già.’

“Một bà mẹ không có thể thành tựu được ước nguyện để ngăn cản con mình bệnh hoạn, ‘Tôi đang bệnh, nhưng nguyện xin cho con tôi đừng bệnh.’ Một đứa con không có thể thành tựu được ước nguyện để ngăn cản mẹ mình đừng bệnh, ‘Tôi đang bệnh, nhưng nguyện xin cho mẹ tôi đừng bệnh.’

“Một bà mẹ không có thể thành tựu được ước nguyện khi con mình hấp hối, ‘Tôi đang hấp hối, nhưng nguyện xin cho con tôi đừng chết.’ Một đứa con không có thể thành tựu được ước nguyện khi mẹ mình hấp hối, ‘Tôi đang hấp hối, nhưng nguyện xin cho mẹ tôi đừng chết.’

“Đó là ba trường hợp nguy hiểm chân thực chia cách mẹ và con.

“Có một con đường, có một pháp tu tập, sẽ dẫn tới rời bỏ và vượt qua ba nguy hiểm […] chia cách mẹ và con.

“Con đường nào, pháp tu tập nào? Đó là con đường Bát Chánh Đạo, tức là, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

“Đây là con đường, đây là pháp tu tập, sẽ dẫn tới rời bỏ và vượt qua ba nguy hiểm […] chia cách mẹ và con.”

-----

Kinh Sn 1.8 “Karaniya Metta Sutta: The Discourse on Loving-kindness” -- bản Anh dịch của Piyadassi Thera. Nên ghi nhận về bài kinh này: Đức Phật dạy rằng hãy giữ tâm từ bi như một bà mẹ, yêu thương tất cả chúng sanh, mọi người và mọi loài, ở mọi hướng và ở mọi cảnh giới, như yêu thương đứa con duy nhất của mẹ. Toàn văn như sau.

Kinh Từ Bi

1. Người tu khéo léo tìm sự an lạc cho mình, ước nguyện thành tựu cảnh giới Vắng Lặng (Niết Bàn) nên phải như sau: thiện xảo, chánh trực, rất mực chánh trực, kham nhẫn, dịu dàng và khiêm tốn.

2. Hài lòng, biết đủ, dễ được hộ trì, ít gánh nặng trách nhiệm, sống đơn giản, phòng hộ các căn, cẩn trọng, tinh tế, không quyến luyến đời sống gia đình.

3. Chớ nên phạm một lỗi nào, dù lỗi rất nhỏ, mà bậc trí giả có thể trách. Người tu hãy suy nghĩ: Nguyện cho tất cả chúng sanh hạnh phúc và an lành. Nguyện cho tất cả chúng sanh đều có tâm an vui.

4. & 5. Bất cứ những chúng sanh nào có thể hiện hữu – dù yếu hay khỏe (hay, người tìm kiếm và người đã thành tựu); dù cao hay mập, dù tầm thước trung bình, hay lùn, nhỏ, lớn; dù loài chúng sanh được nhìn thấy hay không được nhìn thấy; dù loài chúng sanh ở gần hay xa; dù những chúng sanh đã ra đời hay chúng sanh chưa sanh ra đời -- nguyện cho tất cả chúng sanh đều có tâm an vui.

6. Người tu chớ lừa gạt ai, chớ hạ nhục bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào. Trong cơn giận hay lúc oán hờn, người tu cũng chớ ước muốn điều bất hạnh cho người khác.

7. Cũng như một người mẹ dùng cả sinh mạng của mẹ để bảo vệ đứa con duy nhất, người tu hãy vun trồng tình yêu thương vô cùng tận đối với tất cả chúng sanh.

8. Người tu hãy hướng tâm yêu thương vô biên đối với toàn bộ thế giới -- cõi trên cao, cõi phía dưới, và khắp các phương hướng -- không để tâm ngăn ngại, không chút hờn giận, không chút căm thù.

9. Bất cứ khi nào đang thức, dù là đi đứng nằm ngồi, người tu hãy thiết lập các tâm niệm [từ bi] này. Đây là Sống Đời Thánh Hạnh.

10. Không rơi vào các kiến chấp sai lầm -- sống đời giới hạnh và trí tuệ, xa lìa ái dục -- người tu chắc chắn sẽ không bao giờ tái sinh trở lại vào bào thai.

-----

Bài Kinh Từ Bi trên cũng cho thấy có thể tiếp cận pháp tu truyền thống là Giới, Định, Huệ bằng tâm từ bi vô lượng. Khởi đầu với câu 1 và 2 là phải giữ giới hạnh, nhưng khởi tâm tu là biết tự yêu thương mình. Từ câu 3 tới câu 10 là tu cả định và huệ trong tâm từ bi vô lượng. Câu 10 là nhấn mạnh tu huệ, vì chỉ có trí tuệ mới xa lìa được kiến chấp sai lầm. Điểm đặc biệt nữa, khác với nhiều pháp phổ biến, toàn bộ Kinh Từ Bi không nhấn mạnh vào “niệm bây giờ và ở đây,” cũng không nhấn mạnh “niệm thân, thọ, tâm, pháp” -- mà chỉ duy thiết lập niệm Tâm Từ Bi hướng về tất cả chúng sanh trong mọi thời. Và sẽ tới cảnh giới vô sinh của Niết Bàn, và là giải thoát.



none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Rộng mở tâm hồn


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.203.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...