Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái Họa Do Ngũ Ác, Ngũ Thống, Ngũ Thiêu Gây Ra »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cái Họa Do Ngũ Ác, Ngũ Thống, Ngũ Thiêu Gây Ra »»

Cái Họa Do Ngũ Ác, Ngũ Thống, Ngũ Thiêu Gây Ra
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cái Họa Do Ngũ Ác, Ngũ Thống, Ngũ Thiêu Gây Ra

Donate

(Lượt xem: 9.803)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Cái Họa Do Ngũ Ác, Ngũ Thống, Ngũ Thiêu Gây Ra

Trong Phẩm Trùng Trùng Hối Miễn, của Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật nói rõ về cái họa do ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu sanh ra. Sau đó Phật khuyên chúng sanh nên tận sức làm lành, Ngài nói: “Ta bảo các ông, năm ác, năm khổ, năm thiêu như thế, luân chuyển sinh nhau, nếu phạm điều này, phải trải đường ác. Hoặc trong hiện đời, trước bị bệnh ương, sống chết chẳng đặng, chỉ cho đại chúng. Hoặc lúc mạng chung, vào ba đường ác, khổ đau sầu thống, tự cùng thiêu cháy. Oan gia gặp gỡ, giết hại lẫn nhau, khởi từ việc nhỏ, kết thành khổ lớn.”

Bởi vì chúng sanh trong ác đạo tạo tác ba độc quá nặng; thường lấy “năm ác” làm nhân, “năm khổ” làm quả, nên đức Phật răn đe chúng sanh: “Ta bảo các ông, năm ác, năm khổ, năm thiêu như thế, luân chuyển sinh nhau, nếu phạm điều này, phải trải đường ác.” Đức Phật đã nhiều lần giảng rõ về nhân ác, quả khổ để chúng sanh biết mà kiêng sợ. Ngài lại thường luôn tận tụy chỉ bày, khuyên lơn chúng sanh phải nên đoan chánh thân tâm, đoạn ác tu thiện và chẳng nên quên lãng công phu Tịnh nghiệp, chiết phục ác nghiệp để khỏi phải hối hận về sau.

Ác, đau khổ và thiêu đốt lần lượt sanh lẫn nhau nên kẻ dám phạm vào ngũ ác thì ắt sẽ mãi mãi lăn lóc, trải thân trong đường ác. Bởi do ba độc (tham, sân, si) lừng lẫy luôn xoay vần luân chuyển, hổ trợ lẫn nhau như thế, nên nếu không trừ ác, thì ác chẳng tuyệt, khổ quả chẳng dứt. Trước hết, điều ác sanh ra nỗi đau khổ và thiêu đốt; tiếp đó, từ thiêu đốt lại sanh ra các điều ác và đau khổ khác. Cứ thế mà cái này, cái kia lần lượt sanh ra nhau không lúc nào ngớt; giống như gà đẻ ra trứng, trứng lại nở ra gà...

Phật nêu lên tướng trạng của khổ quả để răn đe chúng sanh, ngõ hầu khiến họ dứt bỏ nhân ác, quả khổ. Quả khổ là trong hiện đời, trước phải bị lãnh chịu các thứ bệnh tật không chửa trị được, hoặc các ương họa như thủy tai, hỏa tai, động đất, hình phạt v.v.... Sầu khổ muôn mối dồn dập đến mức mong sống chẳng được, cầu chết cũng không nổi, chẳng có cách nào thoát khỏi được. Những cảnh trạng khốn khổ xảy ra cốt là để làm gương chỉ cho đại chúng đều nhận biết rành rõ là “nhân quả chẳng dối, khổ chính cái quả do việc ác chiêu cảm” mà sanh lòng kiêng sợ. Thế nhưng, đây cũng chỉ là hoa báo trong đời hiện tại mà thôi, đến lúc mạng chung, lại còn bị đọa vào ba đường ác đạo, phải gánh chịu lắm nỗi lo buồn, đau đớn thảm thiết nhất ví như ngọn lửa địa ngục dữ dội thiêu cháy thân mình; đó mới chính là quả báo của năm sự thiêu đốt vậy!

Trong trận lửa địa ngục, oan gia lại gặp gở nhau; kẻ ác vì đau đớn quá mức nên nổi cơn sân hận, đâm ra tàn sát, đả thương lẫn nhau. Ðó là do trong khi bị thiêu đốt lại gây thêm tội ác, kết thành đại oán cừu, oan oan tương báo, đòi nợ lẫn nhau. Từ bé xé ra to, nổi khổ quá mức kịch liệt, càng lúc càng tăng thêm phiền toái, khốc liệt, chẳng lúc nào hết. Bởi do chúng sanh đã bị lọt vào ác đạo rồi mà vẫn còn làm ác chẳng thôi, nên khiến cho các khổ càng thêm tăng trưởng, tai họa càng thêm sâu nặng, nên lâu ngày kết thành cái khổ lớn lao quá mức, không sao kể xiết!

Kinh Bảo Tích dạy: “Tà niệm sanh ra tham đắm, tham đắm sanh ra phiền não.” Các nhân ác đều là do từ lòng tham đắm mà gây ra; hoặc là do tham tiền tài của cải, hoặc là do tham sắc tình nam nữ, hoặc là do tham cả hai thứ ấy. Tham đắm là cái tâm tham đến mức kiên cố, chẳng biết chán đủ. Thế nhân có lắm nhiều thứ tham dục, nhưng tài, sắc là hai thứ tham dục lớn nhất. Con người tạo ác đều là do bởi tham đắm vinh hoa, tham đắm cái vui hiện tại, không chịu thi ân, đem tài vật bố thí cho người nghèo khổ. Chẳng thể bố thí là tướng trạng của lòng keo kiệt, chỉ biết tự cầu sướng thân, tự cầu khoái ý, tự cầu danh văn lợi dưỡng để thỏa mãn tấm lòng tham đắm của mình.

Cội gốc của cái tâm tham dục chính là “si dục.” Do si mê nên không biết cái gì là phải quấy, cong vạy, cái gì là ngay thẳng. Người có trí huệ thì chẳng hề tham đắm! Còn những người si mê thì thường nghĩ tưởng đến dục cảnh nên bị ái dục bức bách. Bởi đó mà cứ muốn làm tổn hại người khác để mình được lợi, chỉ ham giàu sang vinh hiển, chỉ cầu khoái ý trong phút chốc, chẳng mong nhẫn nhục tu thiện, tích lũy phước báo cho mai sau. Nhưng oai thế nào còn mãi, phút chốc bị diệt mất. Đạo trời lồng lộng, tự nhiên tỏ rõ. Hễ đã trót tạo ác thì tất nhiên quả khổ sẽ hiển bày rõ ra; nhân quả báo ứng chỉ là đạo lý tự nhiên, tự làm tự chịu không ai có thể gánh thay cho mình được. Do tam độc tạo ra nhân ác, thì nhất định phải chịu lấy ác quả đớn đau, thiêu đốt. Người tạo tội ác, tâm thường hoảng sợ, chẳng lúc nào được yên ổn, nên lúc lâm chung kinh hoàng, hoảng hốt, không nơi nương dựa, một mình sống, một mình chết, không người bầu bạn, bơ vơ đi vào năm đường ác đạo, xưa nay đều là như vậy, thật là đau khổ đáng thương!

Phật đã nhiều lần răn điều ác, khuyên làm điều lành. Nhưng có mấy ai hay biết, tin tưởng, làm theo. Đức Như Lai khuyên tất cả những người nghe kinh, phải thường tư duy và y theo lời kinh Phật dạy mà chuyên ròng, siêng năng tu thiện, bỏ ác làm lành, xả bỏ trần cảnh, hướng đến giác ngộ giải thoát. Phật dạy, đối với thiện pháp, dù là pháp thế gian hay xuất thế gian, cũng đều là của báu vô thượng nên phải kính trọng, không được bài xích hủy báng, lại phải nhân ái, từ bi cứu giúp tất cả mọi người, thì năm sự thiêu đốt, năm sự đau khổ mới hòng có lúc dứt tận.

Phật lại khuyên chúng sanh nên đoan chánh thân tâm cho tương ứng với điều thiện mình làm. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn đã chỉ thẳng cách làm lành bậc nhất; đó là: “Nếu gặp việc thiện, trước nhất làm gì? Tâm phải tự đoan, thân phải tự đoan, mắt tai miệng lưỡi, đều phải tự đoan. Thân tâm đều giữ, thanh tịnh trong sạch, cùng thiện tương ưng, đừng theo tham dục, không phạm điều ác, sắc mặt lời nói, phải nên nhu hòa, hành thân phải chuyên, cử chỉ ngó nhìn, an định từ tốn, làm việc cẩn trọng, sau khỏi hối hận, vì không chân thật, luống uổng công phu.”

Nếu hiểu một cách thô thiển, “việc thiện” là làm việc lành. Nhưng nếu xét theo Thật Ðế thì “việc thiện” chính là “tâm này làm Phật.” Nếu hiểu một cách thô thiển, thì câu “tâm phải tự đoan, thân phải tự đoan, mắt tai miệng lưỡi, đều phải tự đoan” có nghĩa là thân tâm đoan chánh như “điều phi lễ chẳng nhìn, việc phi lễ chẳng nghe.” Nhưng nếu phân tích ở mức độ sâu xa hơn nữa thì “tai đều tự đoan chánh” chính là pháp Nhĩ Căn Viên Thông “xoay trở lại nghe nơi Tự tánh” của Quán Âm đại sĩ. Ðại sĩ chẳng đuổi theo thanh trần mà xoay lại nghe nơi Tự tánh; đấy mới thật sự là “đoan chánh nhĩ căn.”

“Đoan chánh nhĩ căn” là đừng để tâm vào những lời dư luận phê bình tốt, xấu này nọ. Người khác phê bình mình, là chỉ cho mình biết chổ cần phải tu. Chúng ta tu hành cần phải có cảnh giới tới thử thách thì mới tu đặng. Thật thà mà nói, tất cả cảnh giới hiện ra ở trước mắt chúng ta như lời phê bình chỉ trích, tin tức, thời sự, bình luận xả hội chánh trị, phim ảnh, ca nhạc v.v… đều là những thử thách. Chúng hãy quán sát chính mình có thể “đoan chánh nhĩ căn” lúc đang nghe những thứ này không ? Nếu tai nghe những thứ này mà các căn của ta vẫn có thể tự đoan, thì đấy mới đúng thật là “tự tu, tự ngộ.” Tự tu, tự ngộ như thế thì phiền não chính là Bồ-đề ! Tu hành chính là tu ở chỗ này. Khi có kẻ khác công kích mà tâm mình vẫn an nhiên, bình lặng, không nổi sóng gió; thì đó mới là có bản lãnh tự tu, tự ngộ, có năng lực chuyển phiền não thành Bồ-đề. Không thể nói rằng: "Mỗi ngày tôi lạy Phật bao nhiêu lạy, niệm Phật bao nhiêu chuỗi" và cho như thế là công phu đầy đủ. Chúng ta phải biết, tuy đó là những nhân duyên thiết yếu của người tu Tịnh độ, nhưng song song với công phu ấy, chúng ta cũng phải biết giữ gìn ba nghiệp nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh. Khi tai mình thích nghe lời hay lời tốt, thì cũng phải biết đem lời xấu làm chổ để tu.

Cứ thế mà suy rộng ra thì không rong ruổi theo sắc trần, quay trở lại quán sát, thấy Tự tánh vốn tự nhiên rỗng lặng, sáng sạch của chính mình thì đấy chính là “đoan chánh con mắt.”“Đoan chánh con mắt” cũng chính là khi thấy khuyết điểm, lỗi lầm của kẻ khác, đừng nên khởi tâm phân biệt, so sánh. Hãy quán sát xem chính mình có khởi tâm động niệm khi thấy lỗi lầm của người khác không ? Nếu có, thì đó là con mắt không đoan chánh. Ai ai cũng có Phật tánh cả, hãy nhìn thấy Phật tánh của người khác, không nên tối ngày cứ dòm ngó lỗi xấu của người khác, mà lại chẳng thường tự nhìn xem mình có lỗi lầm, sai trái gì hay không. Tu như vậy mới không đi ngược lại với Ðạo. Chúng ta thấy việc gì cũng đừng quá chấp tướng. Thấy tướng mạo tốt thì chớ sanh lòng vui thích. Thấy tướng mạo xấu cũng chớ khởi phiền não. Đó chính là “đoan chánh con mắt.”

Tiếp đó là “đoan chánh cái miệng, khi nói chuyện, lời lẽ cần phải tinh tế, chỉ nói điểm chính yếu và đơn giản, đừng nên nói những lời thừa thải, lời lẽ không cần thiết thì không nên thốt ra. Trong đạo Phật, sợ nhất là nói thị phi. Đã là người tu hành thánh đạo thì đừng nên đặt điều nói dối, nói bậy, cũng đừng nên thị phi, chê bai, nói xấu người khác, khiến người nghe phát sanh phiền não, buồn bực, tâm không thể an định mà không cách gì giải khai nổi. Người nói chuyện thị phi, không đáng tin cậy, chỉ tạo khẩu nghiệp, dẫn tới chổ thất bại cho chính mình.

Cổ nhân thường nói những câu như: “Con dao chỉ có một, lưỡi con người có hơn là một trăm,” “lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.” Hai câu nói này tuy khác nhau, nhưng có cùng một nghĩa là chớ nên nói lời thị phi, hãy nên “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Nếu chúng ta muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏi lương tâm mình bảy lần xem có đúng thật vậy hay không. Ðừng phê phán người khác là sai, là có lỗi mà không tự xét chính mình. Khi một lời nói sai trái đã thốt ra rồi, thì liền tạo khẩu nghiệp, khó mà lấy lại được. Lại nữa, “đoan chánh cái miệng” là mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng do tham lam mà nói lăng nhăng những chuyện vớ vẩn tổn người, hại mình. Khi mở miệng, hãy nói về Phật Pháp, nói về chuyện cầu sanh Tây Phương, nhằm gieo trồng chủng tử A Di Đà, loại bỏ chủng tử “thói quen tật xấu thế tục” đã từng trồng trong tâm mình quá đủ rồi!

Tu hành cần phải trong ngoài nhất trí, không tự mâu thuẫn; nghĩa là không được “miệng nói một đằng, tâm nghĩ một ngả”. Miệng tốt thì tâm mới tốt; đừng nên theo thói tục của người đời mà cho rằng: “Miệng tôi tuy không tốt, song lòng tôi tốt!” hay “Tâm Phật khẩu xà.” Thật thà mà nói, hai câu nói này của thế nhân rất là sai lầm, chẳng đúng sự thật! Đã tự tạo khẩu nghiệp rồi, lại còn bào chửa là mình có tâm Phật thì chẳng đúng lý vào đâu cả.

§ “Đoan chánh cái thân và ý” là hễ có thời giờ rảnh rỗi, chúng ta hãy niệm kinh, niệm Phật, lạy Phật. Khi chúng ta khởi phiền não, buồn lo, chớ nên kiếm người khác nói này nói nọ, mà chỉ nên nhiếp tâm niệm kinh, niệm Phật, lạy Phật cho thật nhiều để chế phục phiền não. Chớ nên nói tới nói lui mà mắc vào thói thị phi lăng nhăng, khiến phiền não và nhiệp chướng càng thêm tăng trưởng nhiều hơn.

Vì sao chúng ta cần phải thường luôn niệm kinh, niệm Phật, lạy Phật ? Chúng ta cần phải thường luôn niệm kinh, niệm Phật, lạy Phật cho thật nhiều để giải trừ phiền não, đoạn trừ nghiệp chướng, tăng trưởng phước đức và thanh tịnh tâm thì mới hòng mau chóng khai mở trí huệ. Hiện này, chúng ta còn quá nhiều ác nghiệp mang theo, mà lại không chịu thực hành các pháp ấy, thì làm sao khai có thể mở trí huệ đây? Hơn nữa, để bảo đảm có được chánh niệm ở giây phút lâm chung, bình thường chúng ta cần phải niệm Phật cho thật nhiều, niệm niệm không gián đoạn. Nếu không làm được như vậy, thì lúc chết rồi chẳng biết đi về đâu, để mặc cho nghiệp thức dẫn vào sáu nẻo luân hồi, thì thật là quá sức đáng tiếc cho một đời tu hành mà vẫn thất bại. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, phải thường luôn niệm Phật, nhằm thể hội Phật pháp, giác ngộ đạo lý; vậy mới không uổng phí thời gian. Thời gian qua rất nhanh chóng, chúng phải tận dụng nó để thể nghiệm sự tu hành của mình. Nếu tu được như vậy, ý nghĩ xấu sẽ không có cơ hội nảy sanh, chánh niệm hiện tiền. Khi miệng không nói chuyện gẫu thì tâm bèn suy nghĩ loạn xạ. Hãy ngừng suy nghĩ những thứ có sắc tướng, hình bóng mà chỉ nghĩ nhớ và lễ lạy lạy “A Di Đà Phật” thì đó mới đúng là “đoan chánh cái thân và ý.”

Nếu chúng ta có thể dùng hết cả sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. ý) để niệm Phật, lễ lạy Phật thì cả sáu căn chẳng thể rong ruổi theo sáu trần, chiếu rạng nguồn tâm; đó mới thật là “tự đoan bậc nhất,” đúng với lời Phật dạy: “Tâm phải tự đoan, thân phải tự đoan, mắt tai miệng lưỡi, đều phải tự đoan. Thân tâm đều giữ, thanh tịnh trong sạch, cùng thiện tương ưng.”

Nếu hiểu một cách cạn cợt, thì “thân tâm đều giữ, thanh tịnh trong sạch, cùng thiện tương ưng” nghĩa là thân tâm ly cấu vô nhiễm, việc làm nơi thân, lời lẽ nơi miệng, sự suy nghĩ nơi ý đều là thiện lành cả. Nếu hiểu sâu hơn thì Thỉ Giác Trí khế hợp khéo léo với Bổn Giác Lý mới thật sự là “cùng thiện tương ưng.” Lại nữa, nếu suy xét đến mức rốt ráo thì điều thiện bậc nhất này cũng không ngoài ý nghĩa thật đơn giản là “chẳng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành.”

Vì tâm thiện bậc nhất là tâm Phật, nên Tịnh tông dùng điều thiện bậc nhất này làm tông chỉ; đó chính là pháp môn Niệm Phật của Ðại Thế Chí Pháp Vương Tử: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, chẳng nhọc phương tiện, tự được tâm khai.” Chỉ một tiếng Phật hiệu mà có thể khiến cả sáu căn đều tự nhiên đoan chánh, tự nhiên thân tâm đều thanh tịnh trong sạch tương ưng với tất cả các điều thiện, thì đấy chính là “tâm này là Phật.” Tâm đã là Phật thì tự nhiên sáu căn “mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý” đều là Phật như; cho nên Ngài Linh Phong đại sư mới bảo: “Phật hiệu gieo vào tâm loạn, tâm loạn chẳng thể chẳng thành tâm Phật.” Nếu tâm chẳng thường luôn niệm Phật thì tâm sẽ liền nhiễm ái trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà phát khởi tham đắm ngũ dục làm phá hoại hết các thiện sự mà mình đã từng tu tập và tích lũy. Vì thế, đức Thế Tôn khuyên răn chúng sanh nên bỏ lòng tham dục, dứt điều ác, an hòa, chuyên tinh, thành thật niệm Phật, đừng chạy theo tham dục mà phạm điều ác. Vả lại, trong các món dục, dâm dục là độc hại nhất nên Phật buộc người xuất gia chú trọng đoạn dâm và người tại gia phải dứt trừ tà dâm. Nếu có thể ly dục thì sẽ không phạm những điều ác khác.

Phật bảo đại chúng phải nên thường gìn giữ phong cách “hòa nhan, ái ngữ,” tức là giữ “nét mặt ôn hòa, nói lời dễ thương” đối với hết thảy hữu tình. Ngôn ngữ hòa nhã chính là Ái Ngữ trong Tứ Nhiếp Pháp dùng để nhiếp hóa hữu tình. Vẻ mặt hòa nhã chính là dùng Từ Quang chiếu soi người khác. Thân hạnh chuyên nhất, chuyên chú, ròng rặc tinh tấn, thẳng tắp như thế, lại thêm tâm hạnh một bề chuyên niệm “A Di Đà Phật” không xen tạp, không gián đoạn cho đến lúc chết, liền thấy Phật A Di Đà, vãng sanh Cực Lạc. Thấy được Phật A Di Đà rồi thì sợ gì mà không khai ngộ chứ!

Phật căn dặn đại chúng, trong mọi việc thiện lành, nhất cử nhất động đều phải an tường, điềm tĩnh, thung dung, chẳng nên hấp tấp; vì nếu làm việc bộp chộp, không thận trọng, dè dặt và chân thật thì ắt sẽ bị thảm bại, luống uổng công phu tu trì, khiến phải hối hận về sau.




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.103 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...