Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tản mạn ngôn ngữ: Mình! »»
Tôi có việc phải đến liên hệ ở một công ty. Cô tiếp tân trẻ, chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói tôi có hẹn với cô T. sáng nay. Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T. và đột ngột quay qua hỏi tôi: “Mình tên gì ạ?”.
Tôi chưng hửng. Trời! Lâu lắm rồi chưa được ai gọi mình là… mình cả! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình”. Sướng ghê nơi! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng: “Ngũ thập niên tiền…”.
Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó, dám cô kêu: “Mình ơi, mình tên gì ạ?” thì càng nguy! Nguy, bởi vì chữ “mình” tiếng Việt mình phức tạp lắm!
Bùi Giáng:
“Mình ơi tôi gọi là nhà
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…”.
Lại nhớ xưa Cô Diệu Huyền có mục “Mình ơi…!” trên Bán nguyệt san Phổ Thông. Cái ông Nguyễn Vỹ giỏi thiệt. Người ta có thể quên nhiều thứ trên Phổ Thông của ông chớ khó mà quên “Mình ơi…!” của Cô Diệu Huyền do chính ông sắm vai!
Trên TV (truyền hình) ở Việt Nam ngày nay cách gọi “mình” để chỉ đối tượng (khách mời) khá là phổ biến. Cô MC hỏi khách mời: Nhà mình có mấy người con ạ? Nhà mình có ai mắc bệnh này không ạ? Nhà mình ở có xa đây không? Hóa ra “nhà mình” không phải là nhà mình mà là nhà người ta! Thậm chí vào quán café, lúc tính tiền, cô thâu ngân nói “Của mình bốn chục ngàn ạ!”.
Vậy “Mình” không phải là mình mà là người đối diện, là đối tượng, ngôi thứ hai trong xưng hô. Bấy giờ ngôi thứ hai đã trở thành ngôi thứ nhất.
Thú vị quá!
Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai.
Hình như cách xưng hô này để bày tỏ tình thân ái?
Có điều một cô gái trẻ đẹp, nhỏ hơn mình nửa thế kỷ mà hỏi “ Mình tên gì ạ?” thì ngẩn ngơ cũng phải!
Tiếng Việt phong phú lắm. Vợ chồng thường gọi nhau là “mình”. Mình lấy giùm anh cái cặp… Mình đưa cho em cây dù. Nhưng khi có ai hỏi: Chị nhà có khỏe không? Thì trả lời “Nhà tôi” cũng khỏe. Anh nhà có khỏe không? Nhà tôi cũng ổn. “Nhà tôi” là vợ hay chồng mình.
Cho nên Bùi Giáng mới viết: Mình ơi tôi gọi là nhà Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…!
Như vậy, ngày nay “Mình” đã thay cho chú bác ông bà anh chị cô dì … ! Từ lúc nào vậy nhỉ? Từ lúc nào mà người người sống với nhau thân thiết thương yêu đậm đà đến vậy?
Xưng hô trong tiếng Việt không phải là “chuyện nhỏ”. Cho nên ca dao thời đại có câu:
“Xin đừng gọi chú bằng anh
Để cho chú phải hy sanh cuộc đời!”.
Tự điển Tiếng Việt (Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1988): Mình: 1) Từ dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng với người đối thoại một cách thân mật, có tính chất bạn bè. “Cậu giúp mình một tay”. 2. Từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm: “Mình mong em lắm phải không?” (tr.658).
Tự điển cũng ghi thêm “Mình là từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè trẻ tuổi”. Thí dụ: “Mình đi trước, tớ còn bận!”. Vậy điều kiện ở đây phải là giữa bạn bè thân mật, và trẻ tuổi, chớ không dùng để xưng hô giữa hai người xa lạ hay giữa một người trẻ với một người già. Ngay cả trường hợp trên, nếu nói: “Bạn đi trước, tớ còn bận” hoặc “Bạn đi trước, mình còn bận” có lẽ hay hơn chăng?
Không biết các nhà ngôn ngữ học bảo sao nhỉ?
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.137.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập