Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 12 - năm 2024 »»
Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp thứ 12. Với những kiến thức nền tảng về Phật học đã có, chúng ta bắt đầu đi vào tìm hiểu phần giáo pháp quan trọng là Bát chánh đạo (八正道). Do tính chất quan trọng và bao quát của Bát chánh đạo, hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ những nhận thức tổng quát trước khi đi vào chi tiết trong những bài tiếp theo.
Bát chánh đạo là phần giáo pháp được chúng ta tìm hiểu cuối cùng trong 37 phần Bồ-đề. Bát chánh đạo hầu như bao hàm cả 29 pháp tu trước đây, giúp củng cố sâu vững hơn và phát triển tất cả lên một tầng bậc cao hơn nữa, mang lại lợi ích thiết thực hơn nữa cho người tu tập. Do ý nghĩa bao quát, đa dạng, Bát chánh đạo cũng còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Bát thánh đạo (八聖道), Bát chi chánh đạo (八支正道), Bát thánh đạo phần (八聖道分), Bát đạo hành (八道行), Bát chân hành (八直行), Bát chánh (八正), Bát đạo (八道), Bát chi (八支), Bát pháp (八法), Bát lộ (八路)…
Mỗi tên gọi này mô tả một khía cạnh, một phẩm chất của Bát chánh đạo, nhưng nói chung đều cho thấy đây là những pháp tu quan trọng, chân chánh, có thể hiểu là pháp tu của bậc thánh hay pháp tu giúp chúng ta trở thành bậc thánh. Điều này có nghĩa là, không chỉ hàng phàm phu chúng ta mới cần tu tập Bát thánh đạo để rèn luyện những phẩm tính của bậc thánh, mà cho đến các bậc thánh đã giác ngộ cũng chưa từng từ bỏ những pháp tu này.
Bát chánh đạo bao gồm thứ nhất là chánh kiến (正見), tức sự thấy biết chân chánh, cũng gọi là đế kiến (諦見) với nghĩa sự thấy biết đúng thật; thứ hai là chánh tư duy (正思惟), cũng gọi là chánh chí (正志), chánh phân biệt (正分別), chánh giác (正覺) hoặc đế niệm (諦念), tức là sự suy xét, hướng tâm phân biệt chân chánh, đúng thật; thứ ba là chánh ngữ (正語), cũng gọi là chánh ngôn (正言) hay đế ngữ (諦語), tức là nói lời chân chánh, không sai trái, tà vạy, ác ý; thứ tư là chánh nghiệp (正業), cũng gọi là chánh hạnh (正行) hay đế hạnh (諦行), tức là hành vi, việc làm chân chánh, không làm các việc xấu ác, phạm giới; thứ năm là chánh mạng (正命), còn gọi là đế thụ (諦受), tức là nuôi sống thân mạng bằng nghề nghiệp chân chánh, sự thọ nhận chân chánh, không sai trái, tà vạy; thứ sáu là chánh tinh tấn (正精進), còn gọi là chánh phương tiện (正方便), chánh trị (正治) hay đế pháp (諦法), đế trị (諦治), tức là tinh tấn đúng pháp chân chánh, bỏ ác làm lành, tinh tấn tu sửa tự thân; thứ bảy là chánh niệm (正念), cũng gọi là đế ý (諦意), tức là duy trì, kiểm soát ý niệm một cách chân chánh; thứ tám là chánh định (正定), cũng gọi là đế định (諦定), tức là tu tập thiền định chân chánh, đúng pháp, chẳng hạn như có thể thành tựu từ sơ thiền đến tứ thiền…
Tên gọi Bát chánh đạo đôi khi khiến một số người dễ hình dung như đây là 8 con đường tu tập riêng biệt. Trong thực tế hoàn toàn không phải vậy. Bát chánh đạo nên được hiểu như 8 phẩm chất, 8 khía cạnh trên cùng một lộ trình tu tập, nghĩa là cả 8 phẩm chất này đều phải được đồng thời tu tập, rèn luyện. Chúng ta không thể chọn một, hai hay ba pháp trong Bát chánh đạo để tu tập, rồi sẽ tiếp tục tu tập các pháp còn lại về sau này. Không phải như vậy. Bởi vì cả 8 phẩm chất này đều tương quan mật thiết với nhau, hỗ tương cho nhau. Và do đó phải được tu tập, rèn luyện đồng thời, cho dù tùy theo căn cơ, hoàn cảnh xuất phát tu tập của mỗi người mà có thể có một vài khía cạnh trong đó được nhấn mạnh nhiều hơn.
Mỗi pháp tu trong Bát chánh đạo đều có ý nghĩa rộng, do vậy chúng ta cần biết qua những tên gọi khác nhau như trên, bởi vì mỗi một tên gọi đều giúp chúng ta hình dung ra được một khía cạnh, một ý nghĩa của pháp tu. Tuy nhiên, các tên gọi thường dùng nhất của các pháp tu này là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Bát chánh đạo bao gồm đủ các pháp tu để rèn luyện ba phẩm tính giới, định và tuệ. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là tu tập giới; chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là tu tập định; chánh kiến và chánh tư duy là tu tập trí tuệ.
Mặt khác, nếu chúng ta xét theo sự tu tập để làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu ý, thì chánh nghiệp và chánh mạng là tu tập thân nghiệp thanh tịnh; chánh ngữ là tu tập khẩu nghiệp thanh tịnh; chánh kiến, chánh tư duy, chánh định và chánh niệm là tu tập ý nghiệp thanh tịnh; chánh tinh tấn là để hỗ trợ cho cả ba pháp tu trên.
Trên đây chỉ là sự nhận hiểu khái quát nhất về Bát chánh đạo. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn từng pháp tu tập trong Bát chánh đạo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.247.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập