Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI »»

Tu tập Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI

Donate

(Lượt xem: 1.987)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI

Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy.

Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.

Thế giới này vô cùng mong manh, thay đổi và biến dịch trong từng phút giây. Thế giới nà là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, là sự hình thành bởi những điều kiện cần và đủ. Nhà Phật gọi là duyên hợp, hễ cái gì có hình tướng từ duyên hợp thì cũng sẽ vì duyên mà tan. Thế giới này vô thường, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn, chẳng có gì mà không có biến đổi. Khổ nỗi con người lại muốn nó không biến đổi, muốn nó trường tồn. Điều này có thể dễ dàng thấy ở mấy ông vua, mấy tay độc tài toàn trị, mấy ông trùm hắc ám… lúc nào cũng buộc người ta phải: “vạn tuế”, “vạn niên”, “muôn năm”, “sự nghiệp sống mãi”...Tham và ngu muội đến thế là cùng! Cứ kêu gào cho cố, cố duy trì quyền lực bằng mọi giá nhưng tiếc thay vô thường chẳng nể nang gì, khẩu hiệu gào chưa dứt thì đã đi rồi. Nhưng khổ thay những kẻ kế tục lại tiếp tục gào như thế, gào một cách khổ sở, cả kẻ gào lẫn người bị nghe đều khổ làm sao.

Thế gian này, cuộc đời này nó kỳ cục lắm! Cái mình muốn thì không được, cái mình không muốn lại được. Hầu hết mọi người ở đời từ kiếp nào đến giờ, từ đông sang tây ai ai cũng muốn tiền bạc, của cải, giàu sang, sức khỏe, sắc đẹp, dục lạc… nhưng mấy ai có được! Một số ít có nhưng vẫn khổ, thậm chí còn khổ hơn vì phải cố giữ nó, ngày đêm thân tâm lo lắng, tìm mưu kế để tranh đoạt và phòng thủ vì sợ mất. Người không có khổ đã đành, người có cũng khổ nhưng đôi khi không thấy đó là khổ, đây cũng chính là nỗi khổ vậy!

Thực tế chứng minh cho thấy trường hợp này. Một ông tỷ phú giàu có vừa là tổng thống đầy quyền lực, sống trong nhung lụa, vàng son, vợ đẹp con xinh… nhưng cuộc đời ông ấy như đang cháy trong hỏa ngục. Cuộc đời ông ấy từng giây phút toan tính mưu ma chước quỷ để tranh đoạt, mua gian bán lận, gạt thân lừa sơ. Suốt quãng đời dài ngày nào cũng hùng hổ, giận dữ, thù hận chửi rủa người này, miệt thị người kia. Ông ấy không chừa một thủ đoạn đê tiện và bẩn thiểu nào. Ông ấy không từ một sự gian trá, tàn bạo nào. Miệng ông ấy chưa từng nói được một lời êm dịu, tử tế, ngay thật; toàn phun ra những lời độc địa, thô bỉ, xấu xa… điều ấy nó phản ánh cái tâm của ông ta như thế! Ngay cả với những người đàn bà mà ông ta ăn nằm, ông ấy cũng dùng mọi thủ đoạn tay trên để gạt gẫm, ngăn chặn, phòng thủ bằng những hợp đồng tiền hôn nhân, bằng cam kết ràng buộc, bằng hợp đồng bịt miệng… Ông ấy sống trong những căn biệt thự sang trọng vào hàng nhất nhì thế gian nhưng thật sự thì chẳng khác gì hỏa ngục vì tâm ông ấy tràn đầy lửa sân hận, đố kỵ, thù ghét, ích kỷ… Ông ấy muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá, gây ra những đổ vỡ, chia rẽ trầm trọng trong các thành phần xã hội. Ông ấy kích động bạo loạn, phá hoại hiến pháp và pháp luật… Ông ấy là tỷ phú nhưng đời ông ấy, tâm hồn ông ấy chưa từng có một phút giây bìn an. Bởi vậy giàu có, quyền lực, sắc dục, có tất cả những thứ mà người đời ao ước… nhưng vẫn cứ khổ như thường.

Cuộc đời này nó kỳ khôi lắm, nó như một vở bi hài kịch. Cái mình muốn thì không có, cái mình không muốn thì lại có quá nhiều. Mình muốn khỏe mạnh ấy vậy mà bao nhiêu thứ bệnh rập rình chờ bộc phát, nhẹ thì đau bụng nhức đầu, nặng thì tim gan nhiễm mỡ, suy thận,cao máu, độc quỵ, ung thư… Mình muốn có tiền nhưng trần thân lao nhọc mà chẳng có được bao nhiêu, trong khi ấy thì lại có bao nhiêu thứ bệnh tật cần chữa trị, nhà cửa cần trả nợ, con cái cần ăn học… Có vô vàn những cái muốn có mà không có và có vô số những cái muốn có thì không có. Những cái không muốn, những cái không thích thì cứ hiện hữu bên mình trong từng phút giây. Cũng vì quá nhiều thứ khổ nên kinh sách nhà Phật gọi thế giới này là thế giới Sa Bà nghĩa là kham nhẫn, chịu đựng. Chữ Sa Bà còn nhiều nghĩa khác nữa nhưng đây là nghĩa thông dụng nhất.

Con người khổ vì mội trường bên ngoài: quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ngập... Khổ vì chế độ độc tài tàn bạo, độc ác, phi nhân tính. Khổ vì những mối ân oán đáo đầu, nhân duyên ràng buộc tự mình làm khổ mình và làm khổ lẫn nhau. Khổ vì chính nội tâm của mình.

Con người khổ vì cái thân vật chất này, ngày ngày từng phút giây bao nhiêu tế bào sanh – diệt liên lỉ, tụ tán vô kỳ nên sanh – già – bệnh - chết. Khổ vì tâm có bao nhiêu mong muốn thèm khát nung nấu. Khổ vì bao nhiêu ý niệm sanh – diệt liên miên trong tâm tưởng. Cũng vì cái khổ thân và tâm như vậy nên đức Phật mới nói đây là cái khổ ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cả thân và tâm đầy những phiền não như lửa cháy. Cũng vì cái khổ của thân và tâm như lửa cháy nên chứng đắc niết bàn mới có nghĩa là lửa đã tắt, củi đã hết, tất cả tham, sân, si vắng bặt, tịch diệt. Phật và kinh sách nói đời khổ như thế là nói thật, trình bày sự thật, vì sự thật thường khó nghe và khó chấp nhận nên con người cho là đạo Phật bi quan, yếm thế. Cho dù chúng ta phủ nhận, không chấp nhận nhưng khổ nó vẫn là khổ, khổ như thế nào thì vẫn phải khổ như thế ấy, không thể nào khác được. Cho dù có dùng ngoa ngôn ngụy ngữ để tô lục chuốc hồng vẫn không sao làm cho cái khổ hết được. Phật và pháp Phật chỉ dạy nhiều phương cách giảm khổ, thoát khổ nhưng chung quy vẫn không ngoài con đường trung đạo, cứ thực hành trung đạo thì ắt hết khổ, không phải tương lai mà ngay bây giờ và ở đây! Trung đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không cứ là xuất gia hay tại gia, ai y giáo phụng hành, thực hành đúng trung đạo thì đi đến hết khổ, giải thoát. Dĩ nhiên là người xuất gia dễ thực hiện hơn, tinh tấn hơn, tâm nguyện khẳng quyết hơn, điều kiện và môi trường thuận lợi hơn. Chữ xuất gia tưởng đơn giản vậy nhưng thật ra nghĩa cũng sâu và rộng lắm. Gia ở đây có ba nghĩa: gia là nhà cửa, điền trang, gia thất ngoài ra còn có nghĩa khác nữa là phiền não gia và tam giới gia. Nếu xuất gia mà chỉ mới ra khỏi gia trạch thì khổ vẫn còn đó, tuy nhiên tùy mức độ công phu mà khổ có nặng nhẹ khác nhau. Xuất gia mà ra khỏi phiền não gia thì kể như đã thoát khổ dù thân vẫn còn trong đời khổ trược. Xuất gia mà ra khỏi tam giới gia thì đã đắc vô sanh -diệt, đã chứng đắc niết bàn thì củi lửa đều tắt,

Xuất cũng có bốn mức độ khác nhau:

Thân xuất tâm không xuất, hạng này thì khổ chẳng thể dứt được.

Tâm xuất thân không xuất, hạng này thì đã buông bớt, đã giảm thiểu khổ.

Thân và tâm đều không xuất, hạng này khổ triền miên, khổ chồng khổ, không biết bao giờ mới có thể giảm bớt khổ hay thoát khổ.

Thân và tâm đều xuất, hạng này dù sống ở giữa đời khổ trược ác thế nhưng coi cái khổ như mộng huyễn bào ảnh.

Sống ở đời thì phải chịu khổ, vì khổ mới là đời. Đời khổ nên mới có đạo, đạo từ đời mà ra, đời nhờ đạo thăng hoa. Không đời thì cũng không có đạo, không đạo thì đời khổ biết dường nào.

Đời khổ vậy nhưng cũng đầy đam mê, vì đam mê mà đời khổ.

Đạo đầy vi diệu giải thoát, giải thoát vi diệu chính là con đường trung đạo.

Đời khổ vậy nhưng không phải không có những phút giây an lạc hiện tiền, ấy chính là hiện pháp lạc trú mà đạo dạy cho đời. Đạo dạy “buông”, “tri túc” nhờ vậy mà đời bớt khổ. Đạo và đời không thể tách rời nhau. Đạo và đời đã song hành, đang song hành và sẽ còn mãi song hành khi mà duyên hợp hãy còn, duyên tan chưa đủ.

Khổ vẫn hiện hữu thường trực ở đời, khổ vẫn vây quanh ngoài thân quấn quýt trong tâm nhưng nhờ đạo mà phút giây lạc trú hiện tiền khởi dụng. Nhờ cái phút giây an lạc hiện tiền, bây giờ và ở đây mà đời phụng đạo, đạo độ đời.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0624

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.81.39 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...