Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chế hạnh Bồ Tát »»
Chế Hạnh Bồ-tát - “Chế Hạnh” có nghĩa là khống chế hành vi, tư tưởng của mình khi sáu căn (mắt, tai, miệng, mũi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Niệm Phật chính là một pháp tu để khống chế tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, tâm chấp trước và tâm phan duyên, làm cho ba nghiệp nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh, sáu căn tịch diệt; cũng nên biết tâm xen tạp chính là tâm phan duyên. Vậy, Nhất hạnh Niệm Phật chính là hạnh nghiêm trì tịnh giới, trừ khử tâm phan duyên lẫn ngừa ác làm lành, như trong kinh này nói: “Các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép. Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch. Khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.” Phật đặt ra nhiều luật nghi để cho người tu hành dựa vào đó mà chế ngự hành vi, tư tưởng của mình. Tùy theo pháp khí tu hành của mỗi người mà tự mình thọ lãnh giới luật khác nhau như: Ngũ giới, Thập thiện, Bồ-tát tại gia giới (sáu giới trọng, hai mươi tám giới khinh), Bồ-tát xuất giới (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh), Tỳ kheo Giới (hai trăm năm mươi giới điều) và Tỳ kheo Ni (ba trăm năm mươi giới điều).
Bồ-tát giới là giới của Đại thừa, chẳng phải là của Tiểu thừa. Giới Tiểu thừa của hàng Thanh Văn là giữ gìn thân nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “thân giới.” Trong khi đó, giới Đại thừa của Bồ-tát là giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “ý giới.” Đối với tư tưởng của Đại thừa thì ý làm chủ; thân chỉ là tên đày tớ tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân mà hành động. Nếu ý được giữ gìn không phạm giới thì thân cũng theo đó mà không phạm giới. Tuy nhiên, vì kinh Vô Lượng Thọ đây độ trọn ba căn, nên Phật mới nói ra đầy đủ các giới khác nhau từ Nhân Thiên thừa cho đến Đại thừa để người tu Tịnh Nghiệp tùy sức mình mà thọ giới. Thật ra các giới cấm trong Phật giáo không có bức tường ngăn cách, hãy chúng ta gìn giữ được bao nhiêu giới thì được lợi ích bấy nhiêu.
Để chỉ rõ sự khác nhau giữa “thân giới” và “ý giới,” chúng ta hãy lấy giới tà dâm làm thí dụ: Một ngày nọ có một vị tu sĩ lên đò để sang sông. Ngặc nổi cô lái đò lại rất trẻ đẹp, nên vị sư nầy cứ lấm liếc nhìn cô ta. Khi sang bến, thay vì phải trả tiền đò như những người khác, cô lái đò đòi tiền vị tu sĩ gấp đôi. Ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại tính tiền tôi nhiều gấp đôi vậy? Cô lái đò đáp: “Khách đi đò thì họ chỉ là đi đò thôi nên tôi tính tiền có một, còn Ngài thì vừa đi đò lại vừa ngắm nghía tôi nên tôi phải tính tiền gấp đôi.” Sau khi hoàn thành Phật sự vị tu sĩ phải trở lại bến đò để về chùa, nhưng lần nầy vị tu sĩ lấy nón che mặt lại để khỏi phải nhìn cô lái đò. Khi đến bến, thay vì chỉ trả một đồng tiền đò thì cô lái đò lại đòi đến bốn đồng. Quá đỗi ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại đòi tiền tôi quá nhiều thế?” Cô lái đò đáp: “Lúc trước, khi qua sông thì Ngài chỉ lấy mắt nhìn tôi nên tôi đòi tiền gấp đôi, bây giờ trở về Ngài không nhìn tôi bằng mắt mà Ngài nhìn tôi bằng tâm tưởng. Cái nhìn của mắt thì có giới hạn nên tôi chỉ đòi hai đồng tiền, còn tâm tưởng thì vô biên vô lượng, ai biết Ngài đang nghĩ gì hay muốn làm gì, nên tôi phải đòi tiền gấp bốn lần là như vậy.”
Lại có câu chuyện khác nói về “thân giới” và “ý giới” của hàng Tiểu thừa và Đại thừa như sau: Một ngày nọ, có hai vị xuất gia tu sĩ sau khi làm xong Phật sự trở về chùa, khi đến một con rạch nước nọ thì họ thấy có một cô gái đang ngồi khóc khúc khích. Khi hỏi ra mới biết cô gái này vì sợ nước mà không dám lội nước qua con rạch. Vị sư huynh thấy vậy mới bảo cô gái: “Nếu cô không ngại thì tôi sẽ cõng cô qua con rạch này.” Thế là cô gái bằng lòng cho vị sư tăng cõng qua con rạch. Làm xong việc, hai huynh đệ im lặng đi về chùa. Không lâu sau, người sư đệ đến bảo sư huynh rằng: “Đệ có điều này muốn hỏi sư huynh, nhưng không dám nói. Nhưng nếu không nói ra thì trong lòng của đệ cảm thấy rất là ấm ức, khó chịu; nên nay xin phép sư huynh cho đệ nói ra những suy nghĩ của đệ.” Vị sư huynh từ bi trả lời: “Huynh đệ mình như thể tay chân; vả lại, chúng ta là người tu hành trong ngoài trong suốt như một, thì đâu có gì là bí mật để giữ trong lòng.” Người sư đệ nghe vậy mới an tâm mà hỏi: “Đệ thấy huynh đã phạm giới cấm của người xuất gia.” Người sư huynh hỏi lại: “Thế à! vậy đệ nói cho huynh biết để sám hối, sửa lỗi.” Người sư đệ đáp: “Ngày trước huynh cõng một cô gái qua rạch nước, nên đã phạm giới cấm tà dâm.” Vị sư huynh nghe vậy nghiêm nghị trả lời: “Huynh vì tội nghiệp cho cô gái ấy nên cõng cô ta qua con rạch trong khoảng chốc. Thế mà đệ đã phải chịu khổ cõng cô gái ấy từ con rạch đến chùa, mà đến bây giờ còn chưa chịu bỏ cô gái ấy xuống nữa à!” Người sư đệ nghe vậy, hiểu ý sư huynh, thẹn thùng chào người sư huynh rồi lui ra.
Chúng ta nhận thấy, khác hẳn với các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Phật giáo không cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắc để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật chỉ là con đường, là phương tiện, là cỗ xe để giúp con người đạt đến những cứu cánh tối thượng. Nói cách khác, đạo Phật chỉ là nền giáo học của Phật-đà; bởi thế, đạo Phật chỉ dạy và khuyến khích chúng sanh tự mình tu hành, nghiêm trì tịnh giới với nội tâm trong sạch, dứt hẵn những phiền não trần lao để thành tựu sức định huệ mà chứng ngộ chân lý. Người chân thật biết tu hành thì phải dùng trí huệ sáng suốt, xa lìa trước tướng phân biệt, tự mình giữ gìn giới hạnh nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh và bình đẳng để có thể nghiệm chứng Niết-bàn mà được giác ngộ giải thoát. Những việc như là chấp pháp, chấp giới, chấp ngã chỉ làm cho thân tâm càng thêm ràng buộc, không tự tại, chướng ngại việc tu hành, chớ chẳng đem lại lợi ích gì cả.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.151.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập