Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa »»

Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa

Donate

(Lượt xem: 10.514)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa

Introduction to the selections from Mahāyāna Buddhism



V. Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa

1.
1.
Các đoạn văn đánh dấu ‘M.’ trong sách này tiêu biểu kinh điển truyền thống Phật giáo Đại thừa. Không như Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa không tiêu biểu cho một trường phái riêng hay cộng đồng tăng lữ nào. Đúng hơn, đó là một phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau, triển khai các phương pháp diễn đạt về giáo pháp của đức Phật tập trung vào bi và trí. Các bộ Kinh Đại thừa bắt đầu được phổ cập vào thế kỷ thứ nhất trước TL. Nguồn gốc của nó không gắn liền với bất cứ tên tuổi cá nhân nào, cũng không được liên kết với duy chỉ một cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, dù bộ phái chính được biết vẫn là Đại chúng bộ (Mahā-sāṃghika). Nó phát sinh ở vùng đông-nam Ấn-độ, phát triển qua vùng tây-nam và cuối cùng lan đến vùng tây-bắc.
The passages marked ‘M.’ in this book represent the textual tradition of Mahāyāna Buddhism. Unlike Theravāda, Mahāyāna does not represent one particular school or associated monastic fraternity. Rather, it is a broad movement encompassing many different schools and approaches, which developed expressions of the Buddha’s teachings centred on compassion and wisdom. Mahāyāna sūtras began to gain popularity by the first century BCE. Its origin is not associated with any named individual, nor was it linked to only one early school or monastic fraternity, though the main one was the Mahā-sāṃghika. It arose in south-eastern India, spread to the south-west and finally to the north- west.
2. Những điểm quan yếu của Đại thừa
2. Key Mahāyāna features
Như mọi hình thức Phật giáo, Đại thừa bao gồm các giáo pháp hướng đến những người mưu tìm trước mắt sự giảm thiểu các lo toan căng thẳng thường ngày trong cuộc sống: làm cách nào để sống bình thản, vị tha và hòa ái hơn, và đây cũng là cách để phát khởi thiện nghiệp dẫn đến đời sau tốt đẹp tương ứng. Tuy nhiên một cách rốt ráo, sự an lạc thường hằng tùy vào sự vượt ra khỏi những thứ vô thường và hữu vi. Trong Phật giáo, có người đặt mục tiêu trở thành Thánh giả (A-la-hán; Skt, Pāli. arahant), là vị đã chấm dứt các tham, sân và si vốn dẫn đến tái sinh với già, bệnh, chết và các thống khổ về tinh thần. Đây là cứu cánh của những tu đạo Phật giáo Theravāda. Có người muốn trở thành Độc Giác (Skt. pratyeka-buddha; Pāli. pacceka-buddha), vị có trí tuệ cao hơn A-la-hán (xem *LI.3 trên), nhưng khả năng giáo hóa hạn chế. Và có người muốn trở thành Chánh Đẳng Giác (Skt. samyak-sambuddha; Pāli. sammā-sambuddha), vị có trí tuệ siêu việt, vận dụng trí tuệ và phương tiện, với tâm đại bi, hóa độ vô lượng chúng sanh bằng uy lực và giáo pháp của Ngài. Đây là mục đích tối hậu của Phật giáo Đại thừa.
Like all forms of Buddhism, the Mahāyāna includes teachings directed at those who seek temporary relief from the ordinary stresses of life: on how to live more calmly, considerately and harmoniously, this also being a way to generate beneficial karma leading to relatively pleasant rebirths. Ultimately, though, timeless happiness depends on going beyond all that is impermanent and conditioned. In Buddhism, some aim to become an arhant (Skt, Pāli arahant), one who has ended the attachment, hatred and delusion that lead to repeated rebirths and their ageing, sickness, death, and diverse mental pains. This is the main higher goal of Theravāda Buddhists. A few have aimed to become a solitary-buddha (Skt pratyeka-buddha, Pāli pacceka-buddha), a person with greater knowledge than an arhant (see *LI.3, above), but of limited ability to teach others. Some aim to become a perfectly awakened Buddha (Skt samyak-sambuddha, Pāli sammā-sambuddha), a being with the ultimate knowledge, insight and means that can be used to compassionately guide countless other beings through his teachings and powers. This is the highest goal of Mahāyāna Buddhists.
Tổng quan các đặc điểm then chốt của Phật giáo Đại thừa:
Key features of the Mahāyāna outlook are:
- Tâm bi là trung tâm vận chuyển của thánh đạo: tâm bi là ý nguyện làm vơi bớt khổ đau hiện hành của mọi loài, khuyến khích mọi người hành động sao cho giảm thiểu các đau khổ trong tương lai, trợ giúp họ trên con đường dẫn đến tỉnh thức/ giác ngộ để chấm dứt hết thảy mọi đau khổ. Tâm bi là trái tim của bodhi-citta (bồ-đề tâm), ‘tâm giác ngộ’, hay khát vọng đạt đến Phật quả vì lợi ích của chúng sanh.
• Compassion is the central motivating basis of the path: the compassionate urge to reduce the current suffering of others, encourage them to act in such a way as to reduce their future suffering, and aid them on the path to awakening/enlightenment so as to bring all their sufferings to an end. Compassion is the heart of the bodhi-citta, the ‘awakening-mind’, or aspiration to attain Buddhahood for the sake of others.
- Bồ-đề tâm phát khởi từ sự rời bỏ tham đắm hạnh phúc cho riêng mình, và là trí tuệ nhìn rõ bản tánh của thực tại.
• Bodhi-citta arises from the renunciation of attachment to one’s own happiness, and the wisdom that sees into the nature of reality.
- Bồ-tát đạo: Bồ-đề tâm được thể hiện qua đạo hành của Bồ-tát (bodhi-sattva), một chúng sanh phát nguyện thành tựu vô thượng bồ-đề (bodhi). Con đường tu tập các phẩm tính của vị Phật viên mãn giác được xem là lâu dài hơn con đường chứng đắc bồ-đề của A-la-hán, vì đi trên con đường lâu dài này cần có tâm bi vĩ đại hơn, và đó cũng là khía cạnh then chốt của việc phát huy đạo lộ này. Đây là con đường tu tập sáu công hạnh cho đến mức hoàn toàn siêu việt: sáu ba- la-mật (Skt. pāramitā): thí (dāna), giới (śīla), nhẫn (kṣānti), tinh tấn (vīrya), định (dhyāna), và huệ (prajñā). Có khi thêm 4 công hạnh nữa: phương tiện (upāya-kauśalya), nguyện (praṇidhāna), lực (bala) và trí (jñāna). Mười ba-la-mật này tương ứng với mười quả vị hay mười địa (bhūmi) của Bồ-tát dẫn đến chứng đắc Phật quả.
• Bodhi-citta is enacted through the path of the bodhi-sattva, a being who is fully dedicated to attaining the awakening (bodhi) of a perfectly awakened Buddha. The path to developing a perfectly awakened Buddha’s qualities is seen as much longer than the path to attaining awakening as an arhant, hence greater compassion is needed to take this long path, as well as being a key aspect of the enactment of this path. The path is one of developing six qualities to the level of complete ‘perfections’ (Skt pāramitā): generosity (dāna), ethical discipline (śīla), patient acceptance (kṣānti), vigour or diligence (vīrya), meditation (dhyāna), and wisdom (prajñā). Sometimes a further four perfections are added: skill in means (upāya-kauśalya), vow or determination (praṇidhāna), power (bala) and knowledge (jñāna), and each of the ten qualities is seen as respectively brought to fullness in ten levels or stages (bhūmi) that are then followed by the attainment of Buddhahood.
- Bồ-tát địa thứ tám trong mười địa trường viễn dẫn đến Phật quả được xem là đã chứng Niết-bàn (nirvāṇa) như A-la-hán, trong đó hết thảy phiền não đã hoàn toàn diệt tận do đó không còn bị hệ phược sinh tử. Tuy nhiên, Đại thừa chủ trương đó chưa phải là Niết-bàn rốt ráo, và vẫn còn phận sự cần làm. Đây là vị bất động Bồ-tát đã đạt đến độ hoàn toàn vô trước trong vòng luân chuyển sinh tử (saṃsāra), do vậy mà hướng thẳng đến Niết-bàn chân thật và cứu cánh mà chỉ có vị Phật Vô thượng Đẳng chánh giác mới chứng đắc.
• The bodhisattva in the eighth stage of the long ten-stage path to Buddhahood is seen to realize nirvana as an arhant does, in which all defilements are completely eliminated so that a person is no longer bound to future rebirths. However, the Mahāyāna holds that this is not the ultimate nirvana, and that there is still spiritual work to do. The advanced bodhisattva has a deep non-attachment to the round of rebirths (saṃsāra), and this allows further progress to true, ultimate nirvana, realized exclusively by a Buddha with unsurpassed perfect awakening.
- Các vị Bồ-tát trong nhiều giai đoạn tu đạo có thể hiện thân là tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, hoặc cư sĩ thuộc nhiều trình độ tu chứng; một số thấp nhất cũng đạt sơ địa trong 10 địa, thuộc hàng Thánh giả Bồ-tát, vì các Ngài đã chứng ngộ một phần pháp tánh, nhìn thấy sâu vào bản tánh của thực tại, được gọi là ‘kiến đạo’ (darśaṇa-mārga): giai đoạn nhận thức chân lý. Chư Bồ-tát ở các quả vị cao hơn trong Thánh đạo là những chúng sanh siêu việt, giao tiếp với chư Phật khắp mười phương thế giới, là những vị cứu hộ thế gian mà chúng sanh có thể khẩn cầu.
• Bodhisattvas can be at various levels along the path: monks, nuns and laypeople of various levels of spiritual development, some who have reached at least the first of the ten stages, which pertain to bodhisattvas of a spiritually ‘Noble’ level, as they have had some direct insight into the nature of reality, in what is called the ‘path of seeing’ (darśaṇa-mārga). Bodhisattvas at the higher stages of the Noble path are transcendent beings associated with Buddhas from other worlds; they are saviour-beings who may be called on for help by devotees.
- Đại thừa có một vũ trụ luận mới mẻ xuất phát từ những tu tập chuyên chú về một vị Phật, quán tưởng Ngài thành một thực thể ánh sáng vô hạn. Đại thừa cho rằng đồng thời với Phật Thích-ca Mâu-ni còn có nhiều vị Phật như vậy.
• The Mahāyāna has a new cosmology arising from visualization practices devoutly directed at one or other Buddha as a glorified, transcendent being. Many such Buddhas besides Śākyamuni are seen to exist.
- Đại thừa đã phát triển nhiều triết thuyết tinh tế mà chúng ta sẽ thấy dưới đây.
• The Mahāyāna developed several sophisticated philosophies, on which see below.
Yêu cầu tu tập Bồ-tát đạo dẫn đến Phật quả vô thượng bồ-đề là cảm hứng từ viễn kiến thấy rằng vũ trụ bao la này luôn cần có nhiều vị Phật như vậy để giáo hóa. Bước vào thánh đạo này là mong ước thành nhân cách bi mẫn, phụng sự, dũng mãnh. Con đường của các vị ấy rất dài, vì phải thành tựu viên mãn giới đức và trí đức, không chỉ để đạt Phật quả vi diệu cho riêng mình mà còn nhắm đến giải thoát mọi loài chúng sinh khác, ‘đưa chúng sanh vượt qua đại dương sinh tử’ bằng thuyết pháp, các thiện hành, hồi hướng phước nghiệp, và đáp ứng cầu nguyện. Trong khi tâm bi luôn là phần quan trọng trong Phật đạo, trong Phật giáo Đại thừa điều đó càng được nhấn mạnh hơn, như là yếu tố vận hành toàn bộ Bồ-tát đạo, là trái tim của bodhi-citta hay ‘tâm giác ngộ’.
The call to the bodhisattva path to perfectly awakened Buddhahood is inspired by the vision that the huge universe will always be in need of such Buddhas. The person entering this path aspires to be a compassionate, self-sacrificing, valiant person. Their path will be long, as they will need to build up moral and spiritual perfections not only for their own exalted state of Buddhahood, but also so as to be able altruistically to help liberate other beings, ‘ferrying them out of the ocean of re-birth and re- death’ by teaching, good deeds, transference of karmic benefit, and offering response to prayer. While compassion has always been an important part of the Buddhist path, in the Mahāyāna it is more strongly emphasized, as the motivating factor for the whole bodhisattva path, and the heart of the bodhi-citta, or ‘awakening-mind’.
3. Tánh chất và quan điểm của Phật giáo Đại thừa đối với các hệ phái Phật giáo khác
3. The nature of the Mahāyāna and its attitude to other types of Buddhism
Quan điểm của Đại thừa là phê phán những người tu Phật chỉ quan tâm giải thoát cá nhân thoát khổ của đời này và đời sau mà không quan tâm giải thoát khổ của kẻ khác. Đại thừa chú trọng điều được xem là tinh thần chân chính của giáo pháp của đức Phật, và kinh điển Đại thừa nhằm trình bày điều này bằng mọi phương cách không bị câu thúc bởi sự trung thành đến từng câu chữ được cho là do đức Phật đã thuyết giảng. Các kinh điển này hướng thẳng đến điều đức Phật nhắm chỉ điểm hơn là những từ ngữ Ngài dùng để chỉ dạy – nghĩa là ‘mặt trăng’ chứ không phải ‘ngón tay chỉ trăng’. Đó là lý do Đại thừa có nhiều bộ Kinh (sūtras) mà các truyền thống Phật giáo sơ kì không biết đến, với những giáo pháp được hệ thống dần từng bước đã tạo thành một phong trào với đầy đủ sắc thái riêng của nó.
The Mahāyāna perspective is critical of Buddhists who are concerned only with their own liberation from the suffering of this and later lives, neglecting the liberation of others. The emphasis is on what is seen as the true spirit of the Buddha’s teachings, and its texts seek to express this in ways unrestricted by formal adherence to only the letter of what the Buddha is said to have taught. They are directed at what the Buddha pointed to, rather than the words he used to do this – at the ‘moon’ rather than the pointing ‘finger’. Hence the Mahāyāna has many sūtras unknown to earlier Buddhist traditions, with teachings whose gradual systematization established it as a movement with an identity of its own.
Đầu tiên, một phong trào mới được gọi là Bodhisattva-yāna, Bồ-tát thừa, cỗ xe của Bồ-tát. Thừa này để phân biệt với Thanh văn thừa (Śrāvaka-yāna), cỗ xe của hàng Thanh văn tức đệ tử của Phật, cho những ai muốn thành A-la-hán; hay Độc giác thừa (Pratyeka-buddha-yāna) cho những ai muốn thành vị Phật đơn độc (không có đệ tử). Vì phong trào mới phải đáp lại những chỉ trích từ những người không chấp nhận Kinh điển của mình, họ không ngừng nhấn mạnh đến tính ưu việt của Bồ-tát thừa: đó là Đại thừa, Mahā-yāna: cỗ xe lớn, hay ‘cỗ xe (đưa đến) Đại Giác’. Các thừa khác bị chê là hīna: ‘nhỏ, hay thấp hơn’. Tuy nhiên từ Hinā-yāna (Tiểu thừa) không được xem là tên của bất cứ tông phái Phật giáo nào, mà chỉ là một hạn từ chỉ động lực thúc đẩy và các viễn kiến liên đới.
At first, the new movement was called the Bodhisattva-yāna, or ‘(Spiritual) Vehicle of the Bodhisattva’. This was in contradistinction to the ‘Vehicle of the Disciple’ (Śrāvaka-yāna) and ‘Vehicle of the Solitary-buddha’ (Pratyeka-buddha-yāna), whose followers respectively aimed to become arhants and pratyeka-buddhas. As the new movement responded to criticisms from those who did not accept its sūtras, it increasingly stressed the superiority of the Bodhisattva-yāna, and referred to it as the Mahā-yāna: the ‘Great Vehicle’, or ‘Vehicle (Leading to) the Great’. The other ‘vehicles’ were disparaged as being hīna: ‘lesser’ or ‘inferior’. However, the term ‘Hīna-yāna’ is not seen as a name for any school of Buddhism, but is a term for a kind of motivation and associated outlook.
Một bộ kinh quan yếu đã phát triển một viễn ảnh, mặc dù đối nghịch ‘Tiểu thừa’, nhắm mô tả nó như được dung hội vào Đại thừa và hoàn thiện bởi thừa này: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Pháp Hoa Kinh (Saddharma-puṇḍarīka). Phẩm 2 của Kinh đạt đến sự hội thông này bằng một khái niệm mà về sau trở thành tâm điểm của Mahāyāna: upāya-kauśalya (upāya, phương tiện; kauśalya, thiện xảo). Mọi truyền thống Phật giáo đều đồng ý rằng đức Phật đã linh động thích nghi nội dung giáo pháp của Ngài tùy theo trình độ và căn tánh người nghe. Đó là đơn giản lựa chọn một phương tiện thuyết giáo đặc biệt của riêng Ngài từ một bộ phận giáo lý đại đồng. Đại thừa còn chủ trương rằng đức Phật đã ban bố nhiều trình độ giáo lý khác nhau có vẻ như mâu thuẫn nhau, vì ‘trình độ cao cấp’ cần phải khơi mở một số giáo lý quá đơn giản của ‘trình độ hạ liệt’. Trong khi thông điệp tối hậu của Phật là hết thảy chúng sanh đều có thể thành vị Phật Chánh biến tri, nhưng nếu thuyết giảng cho hàng sơ cơ sẽ là quá khó tin và dễ gây hoang mang. Do đó với những hạng phàm ngu có ‘căn cơ hạ liệt’ Ngài bắt đầu tuyên thuyết giáo lý bốn Thánh đế, đặt ra mục tiêu chứng quả A-la-hán mà nhập Niết-bàn. A-la-hán được xem là vẫn còn một màng vi tế vô minh và thiếu tâm đại bi mà chỉ mong cầu tự thoát vòng sinh tử, bỏ mặc chúng sanh chưa giác ngộ tự liệu lấy. Với những người đã sẵn sàng hiểu giáo pháp cao hơn, Phật dạy Niết-bàn chân thật được chứng nhập bằng Phật quả, rằng tất cả đều có thể đạt đến đó, ngay cả các A-la-hán hiện đang nghĩ rằng họ đã đạt đến mục đích rồi. Đức Phật duy chỉ có ‘một thừa’ (eka-yāna), đó là Phật thừa viên đốn, nhưng bằng ‘phương tiện thiện xảo’ Ngài đã khai triển một thừa này thành ba: thừa cho Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát. Đức Phật trao cho mọi hạng người bất cứ thừa nào trong ba thừa mà phù hợp với thiên tư và chí nguyện của họ, và một khi Ngài đã hướng dẫn họ tu tập thuần thục, bấy giờ Ngài chỉ ra cho họ Phật thừa tối hậu, còn các thừa khác chỉ là tạm thời. Vì Bồ-tát đạo dẫn đến Phật quả, nên có vẻ khó phân biệt Bồ-tát thừa với Phật-thừa. Giáo lý được thuyết trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa khẳng định rằng bất cứ ai nếu được nghe danh hiệu một vị Phật và kính lễ Ngài thì chắc chắn sẽ thành Phật trong tương lai dù thời gian đó dài lâu bao nhiêu, bởi vì chủng tử Phật tánh đã có sẵn trong hết thảy chúng sanh. Hầu hết các đệ tử của Phật đều được thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai ở nhiều cõi khác nhau, được gọi là các quốc độ Phật (Buddha-kṣetra) hay Phật quốc. Không phải tất cả kinh điển Đại thừa đều theo quan điểm ‘nhất thừa’ này, mà một số, như kinh Ugra-paripṛcchā (Úc-già Trưởng giả vấn kinh) theo quan điểm ‘ba thừa’ trong đó A-la-hán không còn phải tu thêm nữa. Kinh khác, như Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā (Bát-nhã bát thiên tụng), nhấn mạnh điểm quan trọng của Bồ-tát là không thối lui đến mức cầu quả vị thấp hơn là A-la- hán.
A key sūtra developed a perspective which, while hostile to the ‘Hīnayāna’, sought to portray it as incorporated in and completed by the Mahāyāna: the Saddharma-puṇḍarīka (‘White Lotus of the Wonderful Dharma’; ‘Lotus’ for short). Chapter 2 of this text achieves this accommodation by what was to become a central Mahāyāna concept, that of upāya-kauśalya: skill (kauśalya) in means (upāya), or skilful means. All Buddhist traditions accept that the Buddha adapted the contents of his teaching to the temperament and level of understanding of his audience. This was by simply selecting his specific teaching from a harmonious body of teachings. The Mahāyāna also holds that the Buddha gave different levels of teaching which might actually appear as conflicting, for the ‘higher’ level required the undoing of certain over-simplified lessons of the ‘lower’ level. While the Buddha’s ultimate message was that all can become omniscient Buddhas, this would have been too unbelievable and confusing to give as a preliminary teaching. For the ‘ignorant with low dispositions’, he therefore begins by teaching on the four Truths of the Noble Ones,17 setting out the goal as attaining nirvana by becoming an arhant. The arhant is seen as still having a subtle ignorance, and as lacking full compassion in his hope of escaping the round of rebirths, thus leaving unawakened beings to fend for themselves. For those who were prepared to listen further, the Buddha then teaches that the true nirvana is attained at Buddhahood, and that all can attain this, even the arhants who currently think that they have already reached the goal. The Buddha has just ‘one vehicle’ (eka-yāna), the all-inclusive Buddha-vehicle, but he uses his ‘skilful means’ to show this by means of three: the vehicles of the disciple, solitary-buddha, and bodhisattva. He holds out to people whichever of them corresponds to their inclinations and aspirations, but once he has got them to develop spiritually, he gives them all the supreme Buddha-vehicle, the other ways being provisional ones. As the bodhisattva path leads to Buddhahood, it seems hard to differentiate the bodhisattva and Buddha-vehicles. The doctrine preached in the Lotus Sūtra asserts that every sentient being who has once heard the name of a Buddha and bowed down to him would definitely become a Buddha in the future, regardless of how long this took; because the Buddha-nature (seed of Buddhahood) is inherent in all. Almost all disciples of the Buddha were prophesied to become a Buddha in the far future in different realms of the universe known as ‘Buddha-fields’ (Buddha-kṣetra) or ‘Buddha-lands’. Not all Mahāyāna texts follow this ‘one vehicle’ perspective, however, for some, such as the Ugra-paripṛcchā (‘Inquiry of Ugra’) follow a ‘three-vehicle’ (tri-yāna) one in which arhants do not develop further. Others, such as the Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, emphasize the importance of bodhisattvas not falling back so as to seek the lesser goal of arhantship.
Theo chuẩn mực về quả vị A-la-hán được bảo tồn bởi các bộ phái Thanh văn thừa như Theravāda (Thượng tọa bộ), A-la- hán được mô tả là thấm đẫm tâm từ và thương tưởng giáo hóa chúng sanh. Theravāda cũng biết rằng con đường tiến đến Phật quả thật diệu vợi, trải qua vô số kiếp, là đạo hành cao xa nhất, vì mục tiêu của nó là cứu độ vô lượng chúng sanh (xem tiêu đề trên, *Th.6). Mặc dù Bồ-tát đạo vẫn được một số ít các vị Theravāda (thường là hàng cư sĩ) tu trì, nó được xem là đường lối chỉ dành cho một số ít bậc đại sỹ. Còn lại hầu hết đều hoan hỷ áp dụng giáo lý của đức Phật lịch sử để tu hành hướng đến quả vị A-la-hán dẫu thành tựu được trong đời này hay trong đời vị lai.
According to the standards of arhantship preserved by Śrāvakayāna schools such as the Theravāda, the arhant is also described as imbued with loving kindness and as compassionately teaching others. The Theravāda still acknowledges that the long path to Buddhahood, over many many lives, is the loftiest practice, as it aims at the salvation of countless beings (see heading above *Th.6). Nevertheless, while the bodhisattva path has been and is practised by a few Theravādins (often laypeople), it is seen as a way for the heroic few only. Most, though, have gratefully made use of the historical Buddha’s teachings so as to move towards arhantship, whether this be attained in the present life or a future one.
Một đặc điểm của Mahāyāna là khuyến khích mọi ‘thiện gia nam tử nữ nhân’ bước lên con đường diệu vợi của Bồ-tát. Trong khi Mahāyāna sơ kỳ có thể được phát triển bởi các tăng lữ có tinh thần cải cách, rõ ràng đã có sự chuyển dịch từ Phật giáo lấy tự viện làm trung tâm, trong đó các tăng lữ đóng vai trò chủ đạo trong việc hoằng Pháp, sang hàng cư sĩ với những đóng góp quan trọng trong việc phổ biến và phát triển Chánh pháp. Đỉnh điểm của phong trào ‘tại gia’ này được khắc họa trong huyền thoại cư sĩ Vimalakīrti (Duy-ma- cật) người đã phê phán các yếu tố bảo thủ trong Phật giáo tăng lữ chỉ chuyên tâm giải thoát cá nhân mà, mặc dù không làm phương hại ai, theo ông vẫn chưa đủ quan tâm đến lợi lạc cho chúng sanh đang đau khổ (*M.10, 113, 127, 136, 141, 168).
The particular feature of the Mahāyāna is that it urges all ‘sons and daughters of good family’ to tread the demanding bodhisattva path. Moreover, while the earliest Mahāyāna may have been developed by reformist monks, there is then evidence of a transition from a monastically-centred Buddhism, in which monks were dominant in the dissemination of the Dharma, to one where laypeople also made important contributions in spreading and developing the Dharma. The culminating point of this householder movement was characterized by the legend of Vimalakīrti who criticized the conservative elements in monastic Buddhism of devoting oneself to individual liberation which, while avoiding harm to others, was regarded by him as insufficiently concerned with bringing positive benefit to other suffering beings (*M.10, 113, 127, 136, 141, 168).
Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều tăng lữ đã học và hành theo cả hai thừa Thanh văn và Đại thừa; cả hai cùng hiện diện trong một tự viện chung không phải là việc hiếm. Trên thực tế người Trung Hoa mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 4 vẫn chưa phân biệt rõ ràng Đại thừa là một trào lưu tách biệt.
Over the centuries, many monks studied and practised according to both the disciple-vehicle and Mahāyāna; not infrequently, both were present in the same monastery. The Chinese, in fact, did not come to clearly differentiate the Mahāyāna as a separate movement till late in the fourth century.
4. Sự phát triển kinh điển Đại thừa
4. The development of Mahāyāna texts
Mahāyāna xuất hiện trong lịch sử như một liên kết lỏng lẻo của các nhóm, mà mỗi nhóm gắn liền với một hay nhiều hơn các kinh (Skt. sūtra; Pāli. sutta) chưa biết đến trước đó. Các kinh này được bảo tồn trong ngôn ngữ Sanskrit, thứ ngôn ngữ uy tín của Ấn-độ tựa như chữ Latin một thời của châu Âu. Khởi thủy, kinh văn Đại thừa được mô tả theo một thể loại là vaipulya, nghĩa là ‘quảng diễn’: ‘được mở rộng’; là sự mở rộng những điều mà Phật đã thuyết một cách gián tiếp, mật ý, có tính hàm ngụ. Các kinh vaipulya (phương quảng, hay phương đẳng) là một trong chín thể loại Phật ngôn (buddha-vacana)17 dưới dạng quảng diễn. Nó tương đương từ Pāli vedalla như trong tiêu đề các kinh Mahā-vedalla (Đại phương quảng) và Cūḷa-vedalla (Tiểu phương quảng).18 Các nhà Đại thừa thường nhấn mạnh, không nên hiểu lời dạy của đức Phật theo nghĩa từ chương, vì một từ ngữ chỉ đơn thuần là một tín hiện chỉ cho một thực tại uyên áo, ẩn tàng trong đó, một ‘ngón tay’ chỉ ‘mặt trăng’ trên bầu trời cao xa.
The Mahāyāna emerged into history as a loose confederation of groups, each associated with one or more of a number of previously unknown sūtras (Skt, Pāli sutta). These were preserved in a form of Sanskrit, the prestige language of India, as Latin once was in Europe. Originally, Mahāyāna sūtra texts were described as ones which were vaipulya, which means ‘extensive’ or ‘extended’; that is, the extension of what had been taught by the Buddha indirectly, implicitly, metaphorically. Vaipulya texts are one of nine early classifications of the Buddha’s words (buddha-vacana)18 in terms of the mode of expression. It corresponds to the Pāli word vedalla as found in the titles of the Mahā-vedalla and Cūḷa-vedalla Suttas.19 The Mahāyānists emphasized that the words of the Buddha should not be understood only literally, as a word is only a mere sign, which may be for a hidden, deep reality, a ‘finger’ pointing to the ‘moon’ far beyond.
Bất cứ ai chấp nhận văn hiến Đại thừa gồm các sūtras chân chính – những bài pháp chính giáo của Phật – như vậy người đó thuộc trào lưu mới. Điều này không đòi hỏi các tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni phải từ bỏ cộng đồng huynh đệ cũ, vì họ vẫn tiếp tục tuân thủ giới luật tu đạo của cộng đồng huynh đệ mà trong đó họ được xuất gia. Trong một thời gian, các nhà Đại thừa vẫn là thiểu số trong những người Ấn theo đạo Phật, mặc dù theo ước tính của Huyền Trang, vào thế kỷ thứ 7, trong số 200.000 tăng lữ Ấn có đến một nửa thuộc hệ phái Đại thừa.
Anyone accepting the Mahāyāna literature as genuine sūtras – authoritative discourses of the Buddha – thereby belonged to the new movement. This did not necessitate monks and nuns abandoning their old fraternities, as they continued to follow the monastic discipline of the fraternities in which they had been ordained. The Mahāyānists remained a minority among Indian Buddhists for some time, though in the seventh century, perhaps half of the 200,000 or more monks counted by the Chinese pilgrim Xuanzang (Hsüan-tsang) were Mahāyānist.
Những người thủ cựu không công nhận nền văn học Đại thừa là ‘Phật thuyết’ (buddha-vacana), nhưng các nhà Đại thừa đã bảo vệ tính chính thống của họ bằng nhiều phương sách khác nhau.
Traditionalists denied that the Mahāyāna literature was ‘the word of the Buddha’ (Buddha- vacana), but Mahāyānists defended their legitimacy through various devices.
Trước hết, các kinh điển này trước kia được xem là những phát ngôn cảm hứng xuất phát từ đức Phật mà ngày nay được xem là vẫn có thể tiếp xúc qua những thị hiện trong định và trong những mộng cảnh minh hiển.
Firstly, they were seen as inspired utterances coming from the Buddha, now seen as still contactable through meditative visions and vivid dreams.
Thứ hai, chúng được coi như những điều cùng phát xuất từ trí tuệ cùng phẩm tính vốn là cơ sở y cứ trên đó Phật tuyên thuyết Chánh Pháp.19
Secondly, they were seen as the products of the same kind of perfect wisdom which was the basis of the Buddha’s own teaching of Dharma.20
Thứ ba, trong Đại thừa hậu kì, các kinh điển này được coi là những giáo pháp của Phật được giữ kín dưới long cung (nāga), cho tới khi có người có khả năng nhìn ra những mật ý sâu xa hơn trong giáo huấn của Ngài, những người ấy sẽ khai diễn các giáo pháp này bằng năng lực thần thông.
Thirdly, in later Mahāyāna, they were seen as teachings hidden by the Buddha in the world of serpent-deities (nāgas), till there were humans capable of seeing the deeper implications of his message, who would recover the teachings by means of meditative powers.
Mỗi giải thích đều xem các sūtras như là điểm phát xuất, trực tiếp hay gián tiếp, từ những thực chứng tu tập. Mặc dù vậy, các kinh điển Đại thừa đều mang hình thức là những đối đáp giữa đức Phật ‘lịch sử’ với các vị đệ tử và chư thiên.
Each explanation saw the sūtras as arising, directly or indirectly, from meditative experiences. Nevertheless, they take the form of dialogues between the ‘historical’ Buddha and his disciples and gods.
Kinh điển Đại thừa được ví như ‘thời chuyển pháp luân’ thứ hai, thời thuyết pháp cho trình độ cao hơn các kinh điển sơ kì, với các đệ tử Phật là hàng bodhisattva được mô tả với trí tuệ cao hơn các vị đệ tử hàng A-la-hán. Vì các sūtras được cho là bao hàm chân lý giải thoát, cho nên sao chép, phổ biến, tụng đọc, giảng giải, thấu hiểu, hành trì, và ngay cả chỉ lễ bái tôn kính các kinh này, được nói là sẽ có phước báo vô lượng.
The Mahāyāna sūtras were regarded as the second ‘turning of the Dharma-wheel’, a deeper level of teaching than that in the early suttas, with the Buddha’s bodhisattva disciples portrayed as wiser than his arhant disciples. Because of the liberating truth the sūtras were seen to contain, there was said to be a huge amount of karmic benefit in copying them out, and disseminating, reciting, expounding, understanding, practising, and even ritually venerating them.
Một số bản kinh Đại thừa có hình thức như bản tường thuật về giáo lý mà Phật truyền dạy trong ngữ cảnh của phàm phu. Một số vận dụng phong cách đặc thù của văn chương để diễn đạt một lý giải về các lời dạy của Phật, chẳng hạn trong số đó, Phật thuyết pháp trong khung cảnh kỳ diệu giữa các chúng chư thiên, như được thấy với phạm vi nhỏ hẹp trong một số ít kinh điển sơ kỳ, như kinh Mahā-samaya (Đại tập hội).20 Có nhiều bộ kinh Đại thừa phản ánh phong cách này, trong đó, đức Phật sử dụng ngôn ngữ khuếch đại và nghịch lý, thị hiện nhiều vị Phật và Bồ-tát đại địa từ các thế giới khác, đang tồn tại trong nhiều quốc độ khắp trong vũ trụ. Một số các đấng cứu hộ thế gian này, là chư Phật, và trong các kinh khác là các Bồ-tát, đã trở thành đối tượng sùng tín và cầu nguyện, và được thêm vào với số lượng lớn để thu hút và truyền bá thành công của Đại thừa.
Some Mahāyāna scriptures are in the form of a report of teachings given by the Buddha in a normal human context. Others utilize specific styles of literature to express an understanding of the Buddha’s teachings, such that, in them, the Buddha teaches within a marvellous setting of wonders and divine beings, as is found to a small extent in a few early suttas, such as the Mahā-samaya.21 Many Mahāyāna sūtras reflect this style. In them, the Buddha uses hyperbolic language and paradox, and makes known many transcendent Buddhas and high-level bodhisattvas from other worlds, existing in many regions of the universe. A number of these saviour beings, Buddhas and, in other texts, bodhisattvas, became objects of devotion and prayer, and greatly added to the appeal and missionary success of the Mahāyāna.
5. Kinh điển và triết thuyết Đại thừa
5. Mahāyāna texts and philosophies
Các nhà Đại thừa tiếp tục chịu ảnh hưởng các tư tưởng từ Phật giáo sơ kỳ, được bảo tồn, chẳng hạn, trong bộ phận A- hàm (āgamas) trong Hán tạng, tương đương các bộ nikāyas trong kinh tạng Pāli. Một số bản kinh thời kỳ đầu Đại thừa như kinh Śālistamba (Mầm lúa: *M.130-31; Hán: Đạo can kinh), về lý tính duyên khởi của tồn tại, cho thấy một giai đoạn chuyển tiếp từ những ý tưởng Phật giáo sơ kỳ, trong khi bộ Śatapañcaśatka-stotra (Bách ngũ thập kệ tán: *M.2) của Mātṛceṭa (thế kỷ thứ 2 Tl) xưng tán đức Phật theo phong cách khá truyền thống. Một số bản kinh khác lại rõ ràng là các văn bản mở rộng từ các kinh tiền-Đại thừa, như kinhUpāsaka-śīla (Ưu-bà-tắc giới: *M.1, 23, 30, 38, 42, 50, 53, 56, 64-5, 72-3, 79, 82-4, 87-92, 98, 102, 104, 160), được dịch sang Hán văn khoảng năm 425 Tl, vốn được xây dựng trên các văn bản được thấy trong kinh tạng Theravāda như kinh Sigālovāda Sutta (Dīgha-nikāya, kinh 31: *Th.49: Hán dịch, Trường A- hàm, kinh Thiện Sinh), nhưng nhấn mạnh việc hành trì của cư sĩ như là Bồ-tát. Trong kinh Ugra-paripṛcchā (Úc-già vấn kinh: *M.49 và 81), Hán dịch (Đại bảo tích, Úc-già Trưởng giả hội 19) lần đầu trong thế kỷ thứ 2 Tl, giảng dạy các Bồ- tát tại gia và xuất gia, chúng ta thấy các dấu hiệu khởi thủy của Đại thừa giữa các tăng lữ sống bằng khất thực và thiền tịnh trong rừng.
Mahāyānists have continued to be influenced by ideas from early Buddhism, preserved, for example in the section of the Chinese Canon on the āgamas, which are similar to the nikāyas of the Pāli Canon. Some early Mahāyāna texts such as the Śālistamba (‘Rice Seedling’: *M.130–31) Sūtra, on the conditioned nature of existence, show a transitional phase from earlier Buddhist ideas, while the Śatapañcaśatka-stotra (‘Hundred and Fifty Verses’: *M.2) of Mātṛceṭa (second century CE) praise the Buddha in rather traditional ways. Other texts are evidently expanded versions of pre-Mahāyāna texts, such as the Upāsaka-śīla (‘Laypersons’ Precepts’: *M.1, 23, 30, 38, 42, 50, 53, 56, 64–5, 72–3, 79, 82–4, 87–92, 98, 102, 104, 160) Sūtra, translated into Chinese around 425 CE, which builds on texts such as that found in the Theravāda Canon as the Sigālovāda Sutta (Dīgha-nikāya, Sutta 31: *Th.49), but with an emphasis on the layperson’s practice as a bodhisattva. In the Ugra-paripṛcchā (‘Inquiry of Ugra’: *M.49 and 81), first translated into Chinese in the second century CE, teaching lay and monastic bodhisattvas, we see signs of the origin of the Mahāyāna among monks living from alms and meditating in the forest.
Viễn ảnh học thuyết của Đại thừa được trình bày trong cả hai, Kinh (sūtra), do Phật thuyết, và Luận (śāstra), được viết bởi các tác giả danh tiếng. Các tác phẩm này trình bày một cách có hệ thống quan niệm của các tông phái Đại thừa đặc thù, căn bản trên các Kinh, luận lý, và kinh nghiệm tu tập. Mỗi trường phái gắn liền với một nhóm kinh đặc biệt mà ý nghĩa hoặc đã rõ ràng (kinh liễu nghĩa; Skt. nītārtha) hoặc còn phải diễn giải (bất liễu nghĩa; Skt. neyārtha). Quá trình này đã tiếp diễn ở những nơi Đại thừa lan truyền đến, và cũng đã nhận lấy những điểm trọng thị rộng lớn dị biệt theo từng địa phương.
The Mahāyāna doctrinal perspective is expressed in both sūtras, attributed to the Buddha, and a number of śāstras, ‘treatises’ written by named authors. These systematically present the outlook of particular Mahāyāna schools, based on the sūtras, logic, and meditational experience. Each school is associated with a particular group of sūtras, whose meaning it sees as fully explicit (nītārtha); other sūtras may be regarded as in need of interpretation (neyārtha). This process continued in the lands where the Mahāyāna spread, which also took on differing broad emphases of their own.
Trong hệ các kinh Bát-nhã ba-la-mật (Prajñā-pāramitā), tư tưởng chủ đạo là, do bởi lý tương quan duyên khởi của vạn hữu lẫn bản chất của các khái niệm không thể như thực nắm bắt thực tại, hết thảy những gì chúng ta kinh nghiệm đều rỗng không không có tự thể: tư tưởng về ‘tánh không’ (śūnyatā) không tự tính (niḥsvabhāva) (xem *M.137–41). Thêm nữa, điều này còn có nghĩa là thế giới hữu vi của kinh nghiệm thường nhật, trong đời này và các đời sau (saṃsāra, luân hồi), không tuyệt đối khác biệt hay tách biệt với thực tại cứu cánh, nirvāṇa, mà trong đó tham, sân, si đều trống không, không bị ghim chặt vào các ý niệm. Do đó không thể tìm kiếm Niết-bàn ngoài thế gian này mà chính trong tri kiến như thực về thế gian. Được hỗ trợ bởi ý niệm rằng vạn sự vạn vật đểu trống không không thể bắt nắm, Bồ-tát thực hành 37 thành phần bồ-đề21 vì tự lợi và thực hành các ba-la-mật của Bồ-tát vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình, vị ấy biết rằng chân lợi ích của mình và của người không khác là không thể tách rời. Hệ kinh Prajñā-pāramitā bao gồm: Aṣṭasāhasrikā (8,000 tụng: *M.54, 70, 76, 140, 153), Vajracchedikā (Năng đoạn Kim cang: *M.4, 9, 20, 44, 48, 103), và Pañcaviṃśati- sāhasrikā (25,000 tụng: *M.135, 139), và bản kinh ngắn rất phổ thông Hṛdaya (Bát-nhã tâm kinh: *M.137). Một bản kinh vận dụng tư tưởng tánh không để nhấn mạnh sự vượt qua mọi tư duy nhị nguyên là bộ Vimalakīrti-nirdeśa (Duy-ma-cật sở thuyết: e.g. *M.127, 136, 141, 168), trong đó trí tuệ của một vị Bồ-tát tại gia chói sáng vượt qua trí tuệ nhiều vị đại đệ tử của Phật. Tư tưởng về tánh không không tự tánh được tiếp nhận và phát triển bởi trường phái Trung quán của triết học Đại thừa, mà tác phẩm căn bản là bộ Mūla-madhyamaka- kārikā (Căn bản trung luận tụng: *M.138; thường gọi là Trung luận, hay Trung quán luận) của Ngài Long Thọ (Nāgārjuna, khoảng 150–250 TL). Các trước tác có ảnh hưởng khác của trường phái này, viết bởi một luận sư hậu kỳ của trường phái này là Tịch Thiên (Śāntideva, khoảng 650– 750 TL), là bộ Bodhicaryāvatāra (Nhập bồ-đề hành: *M.43, *V.34, 35, 38, và các trích dịch trong phần về Kim cang thừa) nói về các ba-la-mật của Bồ-tát, và bộ Śikṣā-samuccaya (Tập Bồ-tát học luận), trích từ nhiều bản kinh Đại thừa.
In the Prajñā-pāramitā (Perfection of Wisdom) Sūtras, the key idea was that, both due to the interrelation of everything, and the inability of concepts to truly grasp reality, everything we experience is empty of any inherent existence, or inherent nature: the idea of ‘emptiness’ (śūnyatā) of inherent nature/inherent existence (svabhāva) (see especially *M.137–41). Moreover, this means that the conditioned realm of ordinary experience, in this and other lives (saṃsāra), is not ultimately different from or separate from the highest reality, nirvana, which is empty of attachment, hatred and delusion, and cannot be pinned down in concepts. Hence nirvana is not to be sought as beyond the world but in a true understanding of it. Supported by the idea that everything is empty of anything that is worth grasping at, the bodhisattva practises the thirty-seven factors of awakening22 for the sake of their own benefit, and is devoted to the bodhisattva perfections, for the benefit of other sentient beings, knowing that the true benefit of self and other cannot really be separated. Prajñāpāramitā Sūtras include: the Aṣṭasāhasrikā (‘8000 Lines’: *M.54, 70, 76, 140, 153), the Vajracchedikā (‘Diamond-cutter’: *M.4, 9, 20, 44, 48, 103), and the Pañcaviṃśati-sāhasrikā (‘25,000 Lines’: *M.135, 139), and the very popular one-page Hṛdaya (‘Heart’: *M.137). A sūtra that uses the idea of emptiness to emphasize going beyond all dualities is the Vimalakīrti-nirdeśa (‘Explanation of Vimalakīrti’: e.g. *M.127, 136, 141, 168), in which the wisdom of a lay bodhisattva outshines that of many leading monks. The idea of emptiness of inherent nature/inherent existence was taken up and developed in the Madhyamaka school of Mahāyāna philosophy, whose root text is the Mūla-madhyamaka-kārikā (‘Fundamental Treatise on the Middle Way’: *M.138) of Nāgārjuna (c.150–250 CE). Influential works by a later monk of this school, Śāntideva (c. 650–750), are the Bodhicaryāvatāra (‘Engaging in the Conduct for Awakening’: *M.43, *V.34, 35, 38, and cited in other V. passages), on the bodhisattva perfections, and Śikṣā-samuccaya (‘Compendium of (Bodhisattva) Training’), that quotes from many Mahāyāna sūtras.
Vì đức Phật cuối cùng đã nhập Niết-bàn, kết thúc đời sống tại thế, điều này đặt ra câu hỏi, liệu Ngài có tiếp tục tồn tại hay không, dưới hình thức nào đó, sau khi nhập diệt, vốn được hiểu là sự “dập tắt” cuối cùng (Sankrit. nirvāṇa, nguyên nghĩa là sự dập tắt khổ và các phiền não nguyên nhân của khổ). Đây là câu hỏi liệt kê trong số những vấn đề gọi là ‘Mười bốn vấn đề không giải đáp’ (vô ký vấn)22 được xem như vượt ngoài tầm tư duy và biện luận của con người. Dù sao, sau khi vị Tôn sư vô vàn tôn kính khuất bóng, lẽ tự nhiên cộng đồng đệ tử cảm thấy côi cút, hoài niệm bóng Thầy dắt dẫn, nêu lại câu hỏi đã từng bị Phật cho là không thể chứng minh. Câu hỏi này dẫn đến những vấn đề khác liên quan đến tánh thể của vị Tôn sư vĩ đại. Đại thừa quan niệm Phật tánh thường trụ được diễn giải trong các bộ kinh như Saddharma-puṇḍarīka (Diệu pháp liên hoa: *M.7, 22, 55, 152), một bản kinh có nhiều ảnh hưởng, và bộ Mahā- parinirvāṇa (Đại bát-Niết-bàn: *M.5, 6, 8, 40, 43, 111, 145).
As the Buddha eventually came to the end of his earthly life with his final nirvana, this gave rise to the question of whether he would continue to exist in some way after his supposed final‘extinction’ (the literal meaning of the Sanskrit word nirvāṇa: extinction of what is painful, and the defilements causing this). The question was listed among others known as ‘the fourteen undetermined issues’23 regarded as beyond the reach of human speculation and rationality. However, after the passing away of their greatly revered teacher, it is natural that the bereaved community, missing his guidance, raised again the question once deemed by the Buddha as unjustifiable. This question entails others concerning the nature of the great teacher. Mahāyāna views on the continuing nature of the Buddha are expressed in such sūtras as the Saddharma-puṇḍarīka (‘White Lotus of the Wonderful Dharma’: *M.7, 22, 55, 152), an influential text, and the Mahā-parinirvāṇa (‘Great nirvana’: *M.5, 6, 8, 40, 43, 111, 145).
Ngoài ra Đại thừa còn giới thiệu những ý tưởng về nhiều vị Phật hiện tồn tại nhiều phương khác trong vũ trụ mà có thể tiếp cận được. Trong số đó, một vị Phật đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật giáo Đông Á, đó là đức Phật A-di-đà (Amitābha, Vô lượng quang), cũng có hiệu là Amitāyus (Vô lượng thọ). Ngài được cho là đang ở ‘thế giới cực lạc’ (Sukhāvatī), được tạo thành bởi uy lực thiện nghiệp của Ngài, là cõi lý tưởng để tu đạo có thể nhanh chóng thắng tiến, và có thể đến đó được nếu có chánh tín nơi uy lực cứu độ của Ngài. Kinh Pratyutpanna Buddha Saṃmukhāvasthita Samādhi, Quán Phật tam-muội (Hán dịch: Bát-chu tam-muội kinh: *M.114), và hai bộ kinh nhiều ảnh hưởng là lược bản và quảng bản của kinh Sukhāvatī-vyūha (Lạc hữu trang nghiêm kinh: *M.158, 159; A-di-đà Kinh và Vô lượng thọ Kinh), còn được gọi là Tiểu và Đại A-di-đà kinh.
The Mahāyāna also introduced the ideas of many other Buddhas currently active in other parts of the universe, but who could be contacted. One such Buddha, that became especially important in East Asian Buddhism, was Amitābha (‘Infinite Light’), also known as Amitāyus (‘Infinite Life’). He is seen to dwell in a ‘Bissful Land’ (Sukhāvatī) generated by his own powerful beneficial karma, an ideal realm where rapid spiritual progress is possible, and which is reached by true faith in Amitābha’s saving power. An early sūtra on the visualisation of him and other Buddhas is the Pratyutpanna Buddha Saṃmukhāvasthita Samādhi (‘Meditation on the Presence of All Buddhas’: *M.114), and two influential texts on him are the Larger and Smaller Sukhāvatī-vyūha (‘Array of the Blissful Land’: *M.158, 159) Sūtras, also known as the Larger and Smaller Sūtras on Amitāyus.
Các kinh như Saṃdhi-nirmocana (Hán dịch: Giải thâm mật kinh: *M.143) và bộ Laṅkāvatāra (Nhập Lăng-già kinh: *M.142) nhấn mạnh thế giới mà ta trải nghiệm tự căn bản có tự tánh là duy tâm. Những gì chúng ta kinh nghiệm là của một quá trình thông gia phức tạp vốn bị chi phối bởi tập quán, khuynh hướng, các hành vi quá khứ, cùng với ngôn ngữ. Điều này cũng áp dụng cho các khái niệm của chúng ta về thế giới vật chất. Tất nhiên viễn kiến này đôi khi cho rằng không tồn tại thế giới vật chất nào bên ngoài dòng chảy của những cảm nghiệm tâm thức. Với nhãn quan này, điều quan trọng là thông hiểu tâm tác thành kinh nghiệm như thế nào, để vượt ra khỏi sự phân tách kinh nghiệm thành một tự ngã- chủ thể bên trong được cho là thường hằng và những vật thể khách quan bên ngoài; và trải nghiệm một sự chuyển hướng tận căn để của tâm, trong tàng thức (ālaya-vijñāna, a-lại-da thức) là một kho chứa vô thức các hạt giống nghiệp cảm hình thành tâm phân biệt. Viễn kiên được tiếp thu và khai triển trong trường phái Yogācāra (Du-già hành) hay Citta-mātra (Duy thức) của triết học Đại thừa, do Asaṅga (Vô trước; 310- 90?) và người em là Vasubandhu sáng khởi. Tương truyền, Asaṅga được Bồ-tát Di-lặc (Maitreya) khai thị để soạn tập bộ Mahāyāna-sūtrālaṃkāra (Đại thừa trang nghiêm kinh luận), hệ thống hóa các tư tưởng Đại thừa về Phật tánh.
Texts such as the Saṃdhi-nirmocana (‘Freeing the Underlying Meaning’: *M.143) and Laṅkāvatāra (‘Descent into Laṅkā/Ceylon’: *M.142) Sūtras emphasize that the world that one experiences is fundamentally mental in nature. What one experiences is an end-product of a complex process of interpretation, influenced by one’s habits, tendencies and past actions, along with language. This also applies to our concepts of a material world. Indeed this perspective sometimes says that there is no material world existing beyond our flow of mental experiences. In this perspective, the important thing is to understand how our mind shapes experience, to go beyond the splitting of experience into an inner, supposedly permanent subject-self, and external objects, and experience a fundamental re-orientation at the root of the mind, in the store-house consciousness (ālaya-vijñāna) that is an unconscious store of karmic seeds that shape our conscious experience. This kind of perspective was taken up and developed in the Yogācāra or Citta-mātra school of Mahāyāna philosophy, founded by Asaṅga (310–90?) and his half-brother Vasubandhu. Asaṅga is said to have been inspired by the bodhisattva Maitreya to compose texts such as the Mahāyāna-sūtrālaṃkāra (‘Ornament of Mahāyāna Sūtras’), which includes a systematisation of Mahāyāna ideas on the nature of a Buddha.
Các bộ kinh như Tathāgata-garbha (Như lai tạng: *M.12), Śrīmālādevī-siṃhanāda (Thắng Man sư tử hống: *M.13) và Mahā-parinirvāṇa (Đại Bát-niết-bàn) diễn tả tư tưởng Tathāgata-garbha (bào thai của Như lai): Như lai tạng, Phật, hay Phật tánh. Thai tạng này được hiểu là Không: trống không tham, trống không sân, trống không si nhưng không trống không các công đức vi diệu của Phật, và là một thực tại quang minh bản hữu sẵn có trong mọi chúng sinh, khiến cho chúng có thể hiển lộ và thuần thục thành Phật quả. Tư tưởng này, trong khi gợi đến một tư tưởng Phật giáo sơ kỳ rằng do tu tập mà khai mở quang minh bản hữu của tâm (*Th.124), có thể phần nào là một đáp ứng cho Ấn giáo đang trỗi dậy với tư tưởng về một Ngã thể thường hằng trong mọi chúng sinh. Ấn giáo đã liên tục phê phán Phật giáo vì không chấp nhận bất cứ gì như là ‘Ngã’, cũng như không chấp nhận hệ thống giai cấp và đẳng cấp do thần linh ấn định của Ấn giáo. Như lai tạng được coi là quang minh bản hữu của Phật tánh có sẵn trong mọi chúng sinh. Trong khi, từ một phương diện, Như lai tạng bị nhận lầm như là Tương tợ Ngã nếu nhìn từ giác độ vô thủy sanh tử, nhưng từ phương diện tuyệt đối nó được xem là Vô ngã, không liên hệ gì đến cảm thức về cái “Tôi là” (*M.144-46). Ở Ấn-độ tư tưởng này được hệ thống hóa trong bộ Ratnagotra-vibhāga (Bảo tánh luận: *M.12), còn gọi là Uttara-tantra (Tối thượng tục), được cho là do Sāramati (Kiên Huệ) hay Maitreya (Di-lặc) trước tác, và đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong Phật giáo Trung Hoa và các nước Đông Á.
Sūtras such as the Tathāgata-garbha (*M.12), Śrīmālādevī-siṃhanāda (‘Lion’s Roar of Queen Śrīmālā’: *M.13) and Mahā-parinirvāṇa (‘Great nirvana’) express the idea of the Tathāgata-garbha: the womb/embryo of the Tathāgata/Buddha, or Buddha-nature. This is seen as empty of greed, hatred and delusion, but not empty of wondrous Buddha-qualities, and as a radiant reality already present in all beings, for them to discover and mature into Buddhahood. This idea, while drawing on an earlier Buddhist idea that meditation uncovers the radiant nature of the mind (*Th.124), may have been in part a response to a resurgent Hinduism, with its idea of an essential, permanent Self within all beings. It repeatedly criticised Buddhism for its not accepting anything as ‘Self’, as well as for not accepting the Hindu system of divinely-ordained classes and castes. The Tathāgata-garbha was seen as the radiant inner potential for Buddhahood in all beings. While in some ways Self-like (as it is seen as a beginningless aspect of a being), it was seen as ultimately Self-less, beyond anything to do with the sense of ‘I am’ (*M.144–46). This idea was systematised in India in the Ratnagotra-vibhāga (‘Analysis of the Jewel Lineage’: *M.12), also known as the Uttara-tantra, (‘Highest Continuum’), attributed to Sāramati or to Maitreya, and had a great inflience on the Buddhism of China and other East Asian countries.
Bộ Buddha-avataṃsaka (Đại phương quảng Phật hoa nghiêm: *M.39, 46, 51, 62, 71, 96, 112, 149, 154), là bản tập đại thành nhiều kinh từng được lưu hành riêng, như kinh Daśa-bhūmikā (Thập địa), diễn giải về các giai vị (địa) trên Bồ-tát đạo, và bộ Gaṇḍa-vyūha (Hoa nghiêm: *M.17, 69, 148, Hán dịch: phẩm Nhập pháp giới, Hoa nghiêm bản 60/80 quyển; và toàn bộ bản 40 quyển). Bộ này là một kiệt tác văn học về hành trình lâu dài tầm cầu Bồ-tát đạo và Bồ-tát hành của thiếu niên Sudhana (Thiện Tài đồng tử) với các vị thiện tri thức trên đường cầu đạo. Kinh đạt đến cực điểm với hiện cảnh ảo diệu về bản tánh của thực tại, trong đó Sudhana nhìn thấy sự tương liên thâm áo và tự tánh chân thật của mọi hiện tượng: sự sự vật vật tương dung tương nhiếp trong tận cùng thời gian và không gian. Truyền thống của Đại thừa cho rằng đó là bộ kinh đầu tiên đức Phật thuyết giảng sau khi giác ngộ dưới cội bồ-đề.
The Buddha-avataṃsaka (‘Flower Adornment of the Buddha’: *M.39, 46, 51, 62, 71, 96, 112, 149, 154) Sūtra is a compendium of many texts which also circulated separately, including the Daśa- bhūmikā (‘Ten Stages’) Sūtra on the stages of the bodhisattva path and the Gaṇḍa-vyūha (‘Flower-array’: *M.17, 69, 148) Sutra. The latter, a literary masterpiece, is on the long spiritual quest of Sudhana, and the many teachers he meets on this quest. It culminates in a phantasmagorical vision of the nature of reality, in which he sees the deep interrelation of all phenomena, and of their ultimate nature, with everything inter-penetrating everything else across time and space. A traditional Mahāyāna view is that this was the first sūtra taught by the Buddha after his awakening, under the bodhi tree.
6. Kinh điển Phật giáo tại Trung Hoa
6. Buddhist texts in China
Phật giáo, chủ yếu là hình thức Đại thừa, đã truyền dọc theo Con đường tơ lụa, xuyên qua Trung Á và đến Trung Hoa khoảng năm 50 Tl. Ở đây nó giữ địa vị khá trọng yếu và lâu dài, thích nghi với môi trường văn hóa Trung Hoa chi phối bởi Khổng giáo. Những hình thức Phật giáo mang dấu ấn Trung Hoa này lan truyền tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Công trình phiên dịch dần dà có khối lượng kinh điển Phật giáo đồ sộ từ tiếng Sanskrit và các phương ngữ Ấn-độ là một công trình vĩ đại.
Buddhism, mainly of a Mahāyāna form, spread along the Silk Road, through Central Asia, to reach China from around 50 CE. There it came to be of considerable and lasting significance, adapting to China’s Confucian-dominated cultural context. Chinese-influenced forms of Buddhism later spread to Vietnam, Korea and Japan. The gradual translation of the huge volume of Buddhist texts from Sanskrit and other Indic languages was a monumental exercise.
Có lẽ bản dịch kinh Phật đầu tiên (cuối thế kỷ thứ nhất Tl) là bộ Sishierzhang jing (Tứ thập nhị chương kinh: *M.31, 58). Một bản tóm tắt các giáo lý căn bản của đạo Phật, các dạng thức về sau chứa đựng nhiều yếu tố Đại thừa hơn, cùng với ảnh hưởng nhất định từ Đạo giáo Trung Hoa. Kinh Fo chui ban nie pan liao shuo jiao jie jing (Phật thùy Bát-niết-bàn lược thuyết giáo giới, gọi tắt: Kinh Di giáo), được dịch khoảng năm 400 Tl, nhấn mạnh giới luật tu đạo trong khung cảnh Đại thừa. Kinh Fan wang jing (Phạm võng: 45, 90, 97, 100, 112), bản kinh có ảnh hưởng mà nội dung là Bồ-tát giới chung cho xuất gia và tại gia, đã trở thành phổ cập ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 5 Tl. Một bản kinh quan trọng khác là bộ Dizangpusa benying jing (Địa Tạng Bồ-tát bổn nguyện kinh23: *M.11, 24, 35, 68). Nho giáo coi trọng hạnh hiếu của con cháu hay sự tôn kính ông bà tổ tiên, cũng đã cho xuất hiện một bản kinh Phật, là kinh Yulanpen (Ullambana sūtra, kinh Vu-lan-bồn, giữa thế kỷ thứ 6); và bộ Fumuenzhong jing (Phụ mẫu ân trọng kinh, thế kỷ thứ 8?: *M.36).
Perhaps the first Buddhist text translated (late first century CE) was the Sishierzhang jing (‘Sūtra of Forty-two Sections’: *M.31, 58). A summary of basic Buddhist teachings, later forms of it contained more Mahāyāna elements and some influence from Chinese Daoism. The Fo chui ban nie pan liao shuo jiao jie jing (Yijiao jing for short: ‘Bequeathed Teaching Sūtra’), translated around 400 CE, emphasizes monastic discipline in a Mahāyāna context. The Fan wang jing (Brahmā’s Net Sūtra’: 45, 90, 97, 100, 112), an influential text on monastic and lay bodhisattva ethical precepts, became popular in China in the mid-fifth century. Another influential text in China was the Dizangpusa benying jing (‘Discourse on the Past Vows of Kṣitigarbha Bodhisattva’:24 *M.11, 24, 35, 68). The Confucian emphasis on ‘filial piety’, or respect for elders and ancestors, was also given a Buddhist form in texts such as the Yulanpen jing (‘Ullambana Sūtra’; mid-sixth century) and Fumuenzhong jing (‘Sūtra on the Importance of Caring for One’s Father and Mother’; eighth century?: *M.36).
Nhiều tông phái mới đã phát triển trong Phật giáo Trung Hoa, trong đó hai phái đã phát triển các hợp đề bao quát các giáo nghĩa từ nhiều kinh điển Phật giáo là Thiên thai và Hoa nghiêm, mà Nhật ngữ là Tendai và Kegon. Tông thiên thai được sáng lập bởi Zhiyi24 (Trí Khải, 539-97 Tl.), cho rằng giáo pháp tối cao của đức Phật được thuyết trong kinh Đại bát-Niết-bàn và kinh Pháp hoa, nhằm đề cao ý niệm về Phật tánh, bản tánh siêu nhiên của Phật, và các phương tiện thiện xảo để giáo hóa tùy theo căn tánh người nghe. Kinh Diệu pháp liên hoa còn là trọng tâm tín lý của Nhật liên tông (Nichiren) Nhật bản. Các trước tác của Trí Khải được trích dịch trong sách này là các bộ Fa-hua San-mei Chan-yi (Pháp hoa tam-muội sám nghi:*M.123) và Mo-ho Zhi-Guan (Ma-ha chỉ quán: *M.119).
Various new schools of Buddhism developed in China. Two of these developed over-arching syntheses of the teachings of the many Buddhist texts: the Tiantai (‘Heavenly Terrace’) and Huayan (‘Flower Ornament’) – in Japanese, respectively Tendai and Kegon. The Tiantai school was founded by Zhiyi25 (539–97), and sees the Buddha’s highest teachings as expressed in the Mahā-parinirvāṇa Sūtra and the Lotus Sūtra, such that it emphasized the idea of the Buddha-nature, the heavenly nature of the Buddha, and his many skilful means in teaching according to the capacities of his audience. The Lotus Sūtra is also the main focus of faith in the Japanese Nichiren school. Works of Zhiyi that have extracts included in this book are these meditation guides: Fa-hua San-mei Chan-yi (‘Confessional Samādhi of the Lotus Sūtra’: *M.123) and Mo-ho Zhi-Guan (‘The Great Calm and Insight: *M.119).
Tông Hoa nghiêm do Đỗ Thuận (Dushun, 557-640) khai sáng, được hệ thống bởi vị tổ thứ ba, Hiền Thủ Pháp Tạng (Fazang25, 643-712). Tông này thấy rằng giáo pháp cao nhất của đức Phật được thuyết trong kinh Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm (Avataṃsaka sūtra), đặc biệt trong kinh Gaṇḍavyūha (phẩm Nhập pháp giới). Tông Hoa nghiêm quan niệm thực tại rốt ráo là Không, không có tự tánh cố định, mà là một bản thể lưu chuyển làm sở y cho vạn hữu, cũng như vàng có thể nắn thành vô vàn hình dáng khác nhau. Những ý tưởng này cũng có ảnh hưởng đáng kể trong Thiền tông Trung Hoa. Sách này gồm các trích dịch từ Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quán (*M.149) được cho của Đỗ Thuận, và Kim sư tử chương của Pháp Tạng (*M.150).
The Huayan school was founded by Dushun (557–640) and systemised by its third patriarch, Fazang26 (643–712). This saw the Buddha’s highest teaching as expressed in the Avataṃsaka Sūtra, especially the Gaṇḍavyūha Sūtra section of it. Huayan sees ultimate reality as empty of a fixed nature, being a fluid substance that is the basis of everything, just as gold can be shaped into countless forms. Its ideas had considerable influence on the Chan school in China (Thien in Vietnam, Seon in Korea, Zen in Japan). This book contains extracts from Huayan wu jiao zhi-guan (‘Cessation and Contemplation in the Five Teachings of the Huayan’: *M.149), attributed to Dushun, and Fazang’s Jinshizizhang (‘Treatise on the Golden Lion’: *M.150).
Phật giáo Trung Hoa có hai tông phái chú trọng hình thức hành trì đặc thù: Thiền tông và Tịnh độ tông. Thiền tông có vị sư nửa huyền thoại gốc Ấn, Bodhidharma (470-543), là vị sáng lập, và vị có nhiều ảnh hưởng sau đó là tổ thứ sáu, Huệ Năng (638-713; *M.167), đặc biệt qua tác phẩm Lục tổ đàn kinh. Các bộ kinh điển từ Ấn-độ có ảnh hưởng quyết định với Thiền tông là kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra) và Kim cang bát- nhã (Vajracchedikā Prajñāpāramitā). Tuy nhiên Thiền tông còn phát triển hệ thống văn học riêng tập trung vào Công án (gong-an; Nhật: kōan), thường là những phát biểu nghịch lý của các Thiền sư.26 Sách này sử dụng các trích dịch từ ‘Đàn kinh’ (*M.125-27, 167), từ bài minh Tín tâm (Xin Xin ming: *M.128) của Tăng Xán (tịch năm 606), vị tổ thứ ba, và từ Tọa thiền nghi (*M.124), tác phẩm trọng yếu hướng dẫn nghi thức tọa thiền của thiền sư Changlu Zongze ( 長蘆宗賾Trường Lô Tông Trách, tịch 1107?).
Two schools of Chinese Buddhism emphasized particular kinds of practice: Chan (‘Meditation’) and Jingtu (‘Pure Land’). The Chan school has the semi-legendary Indian monk Bodhidharma (470– 543) as its founder, and of great influence on it was its sixth patriarch Huineng (638–713; *M.167), especially via the Liuzi-tan jing (‘Platform Sūtra of the Sixth Patriarch’). Indian texts of particular influence on it were the Laṅkāvatāra Sūtra and the Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra. It also developed its own kind of literature centring on the gong-an27 (Japanese kōan), or paradoxical sayings of Chan masters. This book includes extracts from the ‘Platform Sūtra’ (*M.125–27, 167), from the inspiring Xin Xin Ming (‘Inscription on the Mind of Faith’: *M.128) of Jianzhi Sengcan (d. 606), the third Chan patriarch, and from the Zuochan yi, ‘Manual for Seated Meditation Practice’ (*M.124), an influential description of how to sit in meditation by Chan master Changlu Zongze (d. 1107?).
Tịnh độ tông chú trọng đến tín nguyện hơn thiền quán, và kinh điển quan trọng của tông phái là hai bộ kinh Đại, Tiểu Vô lượng thọ (Sukhāvatī-vyūha sutra). Tông này do Đàm Loan (476-542) sáng lập, nhấn mạnh việc nhất tâm tín ngưỡng Phật A-di-đà, niệm danh hiệu và quán tưởng cõi ‘Cực lạc’ của Ngài (*M.114, 158-59). Việc hành trì dễ dàng đã khiến tông này rất phổ cập ở các nước Đông Á. Ở Nhật tông này có hai nhánh, Tịnh độ (Jōdo) và Tịnh độ chân tông (Jōdo-shin).
The Jingtu school focuses on devotion rather than meditation, and values texts such as the two Sukhāvatī-vyūha Sutras. It was founded by Tanluan (476–542) and emphasizes open-hearted devotion to Amitābha Buddha, by chanting his name and visualising his ‘Blissful Land’ (*M.114, 158– 59). Its simple practice made it very popular in East Asia. In Japan, it has two forms, the Jōdo (‘Pure Land’) and Jōdo-shin (‘True Pure Land’), the latter emphasising a way of salvation by pure faith alone.
7. Đại tạng Hán và Tây Tạng
7. The Chinese and Tibetan Canons
Các nguồn tư liệu cho kiến thức của chúng tôi về giáo pháp Đại thừa là các bộ Đại tạng vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa và Tây Tạng. Trong khi hầu hết toàn bộ Thánh điển Pāli (của Phật giáo Thượng tọa bộ) đã được dịch sang tiếng Anh, chỉ có một số văn bản chọn lọc từ Đại tạng đồ sộ hơn bằng Hán và Tạng ngữ được dịch ra các ngôn ngữ Tây phương, dù nhiều tiến bộ vẫn đang diễn ra. Trong khi các văn bản được Phật giáo Đại thừa các nước Đông Á sử dụng chủ yếu là các sūtra được cho chính đức Phật thuyết giảng, chẳng hạn các luận thư Hán ngữ y cứ trên các kinh này; trong các khu vực thuộc Kim cang thừa thì các văn bản chủ yếu được dùng là các luận thư Tạng ngữ vốn là những luận thuật có hệ thống về các tư tưởng và cách hành trì được dẫn dụng rộng rãi từ các sūtra (kinh điển Đại thừa) và tantra (mật tục, kinh điển Kim cang thừa), và y cứ trên các luận thư sơ kỳ từ Ấn-độ. Trong cả hai khu vực này, các luận thư bản xứ đóng vai trò lớn trong việc hình thành các tông phái Phật giáo cá biệt mang tính địa phương.
The main sources for our understanding of Mahāyāna teachings are the very extensive Chinese and Tibetan Buddhist Canons. While most of the Pāli Canon (of Theravāda Buddhism) has been translated into English, only selected texts from these more extensive Chinese and Tibetan Canons have been translated into Western languages, though much progress is being made. While the texts used by Mahāyāna Buddhists of East Asia are mainly sūtra texts attributed to the Buddha and e.g. Chinese treatises based on these, in Vajrayāna areas the main texts used are Tibetan treatises that are systematic presentations of Buddhist thought and practices that extensively quote from the sūtras and tantras, and are based on earlier Indian treatises. In both areas, indigenous treatises played a huge role in the formation of distinctive regional schools of Buddhism.
Thánh điển Hán hệ được biết là bộ Đại tạng kinh. Ấn bản tiêu chuẩn hiện đại, theo thứ tự phi truyền thống dựa trên việc hệ thống hóa của các học giả, là bộ Đại chánh Đại tạng kinh (Taishô Daizôkyô), thường gọi tắt là Đại chánh, được ấn hành tại Nhật Bản từ năm 1924 đến 1929. Tạng này gồm 55 tập khổ lớn, mỗi tập hơn 1000 trang, gồm 2184 tác phẩm.
The Chinese Canon is known as the Dazangjing or ‘Great Store of Scriptures’. The standard modern edition, following a non-traditional order based on systematization by scholars, is the Taishō Daizōkyō (‘Taishō’ for short), published in Japan from 1924 to 1929. It consists of 55 large vols, each of over 1000 pages, containing 2,184 texts
(Xem: http://en.wikisource.org/wiki/Portal_talk:Buddhism và http://en.wikisource.org/wiki/Taish%C5%8D_Tripi%E1%B9%ADaka)
(see: http://en.wikisource.org/wiki/Portal_talk:Buddhism http://en.wikipedia.org/wiki/Taish%C5%8D_Tripi%E1%B9%ADaka )
Nội dung Hán tạng bao gồm:
Its contents are:
(i) A-hàm bộ (āgamas; tương đương 4 nikāya Pāli), 151 kinh, trong 2 tập.
(i) Translations of the āgamas (equivalent to the first four Pāli nikāyas) (151 texts in 2 vols.)
(ii) Bản duyên bộ (jātaka, chuyện về tiền thân đức Phật khi còn là Bồ-tát), 68 tác phẩm trong 2 tập.
(ii) Translations of the jātakas on past lives of the Buddha, as a bodhisattva (68 texts in 2 vols.)
(iii) Bản dịch các kinh Đại thừa (628 kinh, 13 tập), cũng có kinh có nhiều bản trùng dịch. Phần này được xếp thành các kinh:
(iii) Translations of Mahāyāna sūtras (628 texts in 13 vols.), sometimes including several translations of the same text. These are grouped into sections on:
- Bát-nhã bộ (42 kinh, 4 tập),
- the Perfection of Wisdom (42 texts in 4 vols.),
- Pháp hoa bộ (16 kinh, 1 tập),
- the Lotus Sūtra (16 texts in most of 1 vol.),
- Hoa nghiêm bộ (32 kinh, 1 tập rưỡi),
- the Avataṃsaka (‘Flower Garland’; 32 texts in 1 vol. and a part vol.),
- Bảo tích bộ (64 kinh trong 1 tập rưỡi),
- the Ratnakūṭa (‘Heap of Jewels’; 64 texts in one and a part vol.),
- Niết-bàn bộ (23 kinh trong 1 tập rưỡi),
- the Mahā- parinirvāṇa (‘Great Final Nirvana’; 23 texts in a part vol.),
- Đại tập bộ (28 kinh, 1 tập) và nhiều bản kinh khác (phần lớn là kinh Đại thừa; 423 kinh, 4 tập).
- the Mahā-sannipāta (‘Great Assembly’; 28 texts in 1 vol.), and general ‘Sūtras’ (mostly Mahāyāna; 423 texts in 4 vols.)
(iv) Mật giáo bộ: các tantra/ mật tục (572 kinh, 4 tập).
(iv) Translations of tantras (572 texts in 4 vols.)
(v) Luật bộ: các Tì-nại-da (vinaya) sơ kỳ và một số giới luật cương yếu cho hàng Bồ-tát (84 kinh, 3 tập).
(v) Translations of various early vinayas (on monastic discipline) and some texts outlining “discipline” for bodhisattvas (84 texts in 3 vols.)
(vi) Kinh thích bộ: các luận thích về các kinh A-hàm và Đại thừa (31 kinh, trong 1 tập rưỡi).
(vi) Translations of commentaries on the āgamas and Mahāyāna sūtras (31 texts in 1 and a part vol.)
(vii) A-tì-đàm bộ: các luận thư A-tì-đạt-ma (abhidharma) sơ kỳ (28 bộ, 3 tập rưỡi).
(vii) Translations of various early abhidharmas (28 texts in 3 and a part vol.)
(viii) Trung quán & Du-già bộ & Luận tập bộ: các luận thư (śāstras) ngoài A-tì-đạt-ma (129 bộ, 3 tập).
(viii) Translations of Madhyamaka, Yogācāra and other śāstras, or ‘treatises’ (129 texts in 3 vols.)
(ix) Kinh sớ, Luật sớ, Luận sớ: các sớ giải Trung Hoa về kinh, luật và luận (sūtra, vinaya, śāstra, 158 bộ, 12 tập).
(ix) Chinese commentaries on the sūtras, vinaya and śāstras (158 texts in 12 vols.)
(x) Chư tông bộ: trước tác của các tông phái (175 bộ, 4 tập rưỡi).
(x) Chinese sectarian writings (175 texts in 4 and a part vol.)
(xi) Sử truyện bộ: các tiểu sử (95 bộ, 4 tập).
(xi) Biographies (95 texts in 4 vols.)
(xii) Sự vựng bộ, Mục lục bộ, Ngoại giáo bộ, Cổ dật bộ, Nghi tợ bộ: Các vựng tập, bách khoa, từ điển, mục lục Tam tạng Hán ngữ, lịch sử, học thuyết ngoài Phật giáo (đạo Hindu, Mani, Cơ đốc Nestorian), và các văn bản có vấn đề (800 bộ, 4 tập).
(xii) Encyclopaedias, dictionaries, catalogues of earlier Chinese Canons, histories, non-Buddhist doctrines (Hindu, Manichean, and Nestorian Christian), and ‘ambivalent’ texts (800 texts in 4 vols.).
Đến năm 1934, Đại chánh Đại tạng kinh được bổ sung thêm 45 (tục) tập gồm 736 bộ: các trước tác của người Nhật, các thủ bản phát hiện ở hang động Đôn Hoàng Trung Hoa, các ngụy thư biên soạn tại Trung Hoa, đồ tượng, và thư tịch.
By 1934, there was also a Taishō Daizōkyō supplement of 45 volumes containing 736 further texts: Japanese texts, recently discovered texts from the Dunhuang caves in China, apocryphal texts composed in China, iconographies, and bibliographical information.
Đại tạng Tây Tạng sẽ có một bản đề cương trong phần giới thiệu Kim cang thừa của sách này.
An outline of the Tibetan Canon is given in the introduction to the Vajrayāna passages of this work.
Xin lưu ý rằng, khoảng phân nửa các đoạn văn đánh dấu ‘M.’ trong sách này được trích dịch từ bản Đại chánh, do đó, chúng là bản dịch từ Hán ngữ. Các bản dịch trực tiếp từ tiếng Phạn được đánh dấu riêng.
Note that about half M. passages in this work come from the Taishō, and are therefore translated from Chinese. Where they are translated direct from Sanskrit, this is indicated.
Peter Harvey
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Peter Harvey
Most Venerable Thich Tue Sy

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1505 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.23.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (82 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...

Complete your gift to make an impact