Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: SỞ TRI CHƯỚNG »»
Sở tri chướng là một thuật ngữ âm Hán-Việt, có lẽ khó hiểu với một số Phật tử cũng như những người trẻ. Sở tri chướng nói một cách dễ hiểu là chướng ngại từ chính cái biết của mình. Tại sao cái biết, cái tri kiến của mình lại là chướng ngại? Lẽ ra phải là điều phát triển đáng quý chứ, nghe thì tưởng chừng vô lý nhưng thật ra thì rất chính xác, nhất là trong giới học Phật.
Chính cái tri kiến cuả ta làm chướng ngại ta, chúng ta chấp vào cái sở tri của chính mình để rồi mắc kẹt chết cứng và đóng khung mà không thể tiến được.
Con người ta gồm có thân (sắc) và tâm (danh), chính cái tâm mới quyết định, mới là chủ nhân. Cái thân chỉ là kẻ thừa hành, sai đâu đánh đó và gánh lấy cái hậu quả của mọi việc. Trong kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật ví cái tâm như con bò còn cái thân như cỗ xe. Muốn cái xe di chuyển thì đánh con bò chứ không phải đánh cỗ xe.
Thân ngũ uẩn danh - sắc là: thọ, tưởng, hành, thức và sắc. Thân tứ đại được cấu thành: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu giác quan này tiếp xúc sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì sanh ra sáu thức. Chúng ta dính mắc và chấp chặt vào sáu thức này mà sanh ra lắm mê lầm.
Thông thường hễ sáu giác quan tiếp thu cảnh trần thì lập tức cảm thọ và tưởng. Thọ và tưởng dính liền nhau, không thể tách rời. Hễ thọ là lập tức tưởng, tuy nhiên từ tưởng đến hành thì lại có một khoảng cách xa. Có khi tưởng sẽ hành nhưng cũng có khi chỉ dừng lại ở tưởng, dù có hành hay không hành thì tất cả đều lưu trong tạng thức. Ví dụ khi mắt ta gặp một người nào đó, lập tức cảm nhận đây là một con người và cũng lập tức sanh tâm phân biệt đây là người da trắng, da đen, da vàng. Đây là một người đẹp hay xấu, cao hay thấp, mắt toét hay mắt xinh, sang trọng hay bần hèn… có vô số điều phân biệt và cái tưởng cũng song hành: người này lười hay siêng, thông minh hay ngu dốt, dễ thương hay dễ ghét… tưởng sâu hơn chút nữa, nếu hợp với cái gu (những điểm thích chủ quan có trong tạng thức) thì ước mơ chiếm hữu hoặc giả là không thích hợp gu của mình thì muốn đập cho một trận (nếu mẫu người ấy trùng hợp với nhũng đặc tính của oan gia trái chủ lưu trong tạng thức). Cái tâm phân biệt, cái cảm thọ và tưởng nó diễn ra nhanh không thể tưởng, vì nhanh quá mà chính bản thân ta cũng không nhận biết. Những đặc điểm phân biệt ấy chính là cái định kiến kiên cố, chính cái sở tri này cản trở chúng ta nhìn nhận sự thật: Đây chỉ đơn giản là một con người, là một sự kết hợp của nhiều yếu tố đất, nước, gió, lửa và thần thức mà thành. Là một con người tạm gọi, là giả danh chứ không thật sự có cái gọi là một con người. Một con người do chúng duyên hợp lại mà sanh ra. Bởi vậy làm sao có xấu – đẹp, sang – hèn, trí – ngu… để rồi yêu – ghét mà chấp chặt vào đó. Những yếu tố mà chúng ta phân biệt: Tốt – xấu, trí – ngu, sang – hèn… là giả tướng, là kết qủa của quá trình tạo tác trong quá khứ. Cái giả tướng với những yếu tố ấy cũng không thật, nó biến hoại, nó thay đổi liên lỉ. Cái biết, cái hiểu (sở tri) của chúng ta hình thành từ môi trường sống, môi trường giáo dục của gia đình và xã hội. Nó không đúng với chánh kiến, chánh tư duy vì vậy mà chúng ta thiếu chánh ngữ, chánh nghiệp… Cái sở tri của chúng ta trở thành cái chướng ngại cản trở chúng ta nhìn ra sự thật. Chúng ta dính mắc trong cái biết, cái hiểu sai lầm, vì kẹt trong cái sở tri ấy mà chúng ta không thể tiến về trước, không thể tiến về phương trời cao rộng được, không thể giải thoát khỏi khổ đau, không thể thoát sanh tử luân hồi.
Mắt nhìn thấy và cảm thọ, phân biệt, tưởng như thế. Tai nghe cũng thế, cho đến mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế! Vì sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà mê lầm nên không thấy “mộng huyễn bào ảnh”, không biết rằng đó cũng chỉ là “Như lộ diệt như điện”, chấp cái biết của mình, lấy đó làm dài lâu, làm cơ sở cho suy nghĩ, nói năng và hành động.
Cái sở tri của người Ấn Độ giáo cho rằng con người được tạo ra bởi thần Brahma. Hàng tăng lữ, Bà La Môn, Sát Đế Lợi được sanh ra từ miệng thần nên cao quý và ở địa vị thống trị. Hàng Chiên Đà La, Thủ Đà La sanh từ bàn chân thần nên là nô lệ, là giai cấp thấp và vĩnh viễn phải chịu như thế. Chính cái tri kiến này đã làm chướng ngại cho sự bình đẳng, yêu thương, tu học, giải thoát. Chính cái biết, cái hiểu sai lầm này đã khiến cho con người khổ đau và gây khổ đau cho nhau, đày đọa lẫn nhau… Nghĩa là tất cả cùng tạo nghiệp xấu và vì thế mà vĩnh kiếp luân hồi, lên xuống trong ba ngã sáu đường. Cái sở tri của chính ta chướng ngại ta giác ngộ. Đức Phật thuyết pháp, nói lời thật, chỉ ra cái “sở tri” sai lầm kia: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời” hoặc là: “Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người thấp hèn hay cao quý. Chính hành vi tạo tác khiến người ta thấp hèn hay cao quý” – (Kinh Suy Niệm Về Nghiệp)
Cái chướng của sở tri cản trở việc hòa hợp, dung thông, thăng tiến. Nhiều chùa Phật giáo Nam Tông và Nguyên Thủy không cho người nữ xuất gia hay thọ đại giới bởi vì cái tri kiến cho rằng: Người nữ không thể đắc ngôi vị chánh đẳng chánh gác, không thể làm chuyển luân vương, không được làm ma vương…Trong khi ấy người tu học theo Bắc truyền lại có cái sở tri chướng ngại là cho rằng người tu học theo Phật giáo Nam truyền, Nguyên thủy là “tiêu nha bại chủng”…
Cái tri chướng trong đạo đã thế, ngoài đời còn ghê gớm hơn. Cái thấy sai lầm, cái biết phiến diện cản trở con người tiếp nhận cái đúng, chướng ngại sự phát triển. Người da trắng chấp vào sắc tướng và văn hóa của mình mà tự phụ cho mình cao cấp, thượng đẳng và từ đó tự cho mình cái quyền “khai hóa” người khác, thực chất là xâm lăng, cai trị, nô lệ người khác, thậm chí họ đánh giết và tàn sát nhiều dân tộc nhược tiểu khác. Cái tri kiến của họ sai lầm, họ không biết sở dĩ họ cia những ưu điểm ấy là cái quả của quá trình tạo tác trong quá khứ. Thuyết đại đồng của người Cộng Sản cũng thế, lúc đầu có vẻ tốt, họ muốn tranh đấu chống lại bất công xã hội, xóa bỏ sự áp bức, bóc lột. Họ mơ tưởng một thế giới đại đồng, bình đẳng nhưng lại làm sai hoàn toàn. Cái tri kiến sai nên họ không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của sự bất công và khổ đau. Họ hành động để xóa bỏ bóc lột nhưng chính họ lại trở thành một giai cấp bóc lột mới. Họ cai trị còn tàn bạo hơn những thể chế mà họ tiêu diệt. Họ chấp chặt vào cái biết của họ mà không biết gì nhân – duyên – quả. Cái sở tri của họ quá thô thiển, tàn bạo và mê muội đã cản trở họ thực hiện một thế giới đại đồng như họ từng tưởng.
Trong đạo ngoài đời đều có vô số chuyện về sở tri chướng. Một người học đạo hay học nghề với cái tâm đơn sơ, trong trắng, chưa có ý niệm gì thì dễ tiếp nhận và tiến bộ nhanh. Còn một người học đạo hay học nghề với cái mớ hiểu biết lêch lạc và định kiến sẽ khó tiếp nhận và phát triển hơn. Chuyện một ông giáo sư đại học đến cật vấn một thiền sư Nhật. Vị thiền sư chẳng nói năng chi, cư bình thản rót nước trà vào cái chung, nước chảy tràn mà ông vẫn cứ rót, điều ấy khiên ông giáo sư phải la lên “dừng lại”. Bấy giờ vị thiền sư mới cười bảo: “Ông hãy làm cạn cái chung của ông trước khi tiếp nhận cái mới”. cái sở tri của ông giáo sư đầy ắp, đó là chướng ngại khiến ông ấy không thể tiếp nhận hay học thiền được.
Cái sở tri, cái biết của mỗi con người hình thành từ nhỏ, chịu ảnh hưởng bởi giáo dục của gia đình và xã hội, tác động bởi những mối quan hệ, từ chính sự học, đọc sách của người ấy, trong đó có một phần tác động lớn từ những chủng tử trong tiềm thức. Bởi vậy mà có trường hợp anh em một nhà nhưng sở tri khác nhau, quan điểm khác nhau, kẻ đi xuống người đi lên. Học trò chung lớp, chung thầy, chung một nền giáo dục nhưng có kẻ phát triển theo hướng chánh ngược chiều với số đông, ấy là vì họ vượt qua cái sở tri của mình.
Có rất nhiều Phật tử chúng ta cũng đi chùa, tụng kinh, niệm Phật… nhưng vì cái biết không đúng đã làm chướng ngại trong việc nhìn nhận giáo lý căn bản, không chịu làm theo lời Phật mà cứ mê xin xăm, bói quẻ, hầu đồng, cúng sao giải hạn, cầu cúng quỷ thần…Ngay cả nhiều vị xuất gia cũng thế, vì cái sở tri mà chướng ngại việc thực hành chánh pháp. Nhiều vị lơ là điều cốt lõi của Phật pháp, chỉ thích phù diễn tắc trách, nặng về hình tướng, màu sắc, âm thanh… Nhiều người vì cái sở tri mà không hành như lý như pháp, chỉ thích kết giao quan gia, quyền lực thế tục, mua thần bán thánh, kinh doanh tâm linh, mặc cả danh lợi, biến chốn A Lan Nhã thành cái chợ mua bán danh lợi, quyền lực và kiến tạo vây cánh cát cứ.
Tiểu Lục Thần Phong
Ất lăng thành, 0525
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.126.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập