Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tùy bút »» Việt Nam - Mãi mãi không quên »»

Tùy bút
»» Việt Nam - Mãi mãi không quên

Donate

(Lượt xem: 6.909)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Việt Nam - Mãi mãi không quên

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong suốt 20 năm qua, mỗi năm tôi đều tìm dịp về thăm Việt Nam. Tôi đã đi gần như khắp đất nước, thăm viếng các đền đài, di tích lịch sử cũng như những thắng cảnh từ Bắc đến Nam. Tôi đã đến những nơi mà ngày xưa, thời còn đi học chỉ tìm thấy trong sách báo, trong văn chương bằng những tưởng tượng của mình. Lên tận những bản làng vùng cao nguyên, hòa nhập vào nếp sống của những cộng đồng dân tộc thiểu số, hưởng thụ mùi vị của những món ăn đặc sản trong âm thanh cồng chiêng độc đáo của họ.

Tuy đã về Việt Nam nhiều lần, nhưng tôi vẫn còn cảm giác chờ mong, đầy thích thú trong những chuyến đi. Tôi có cảm tưởng Việt Nam, nơi tôi chẳng bao giờ quên được, tôi sẽ tìm về dù chỉ là cuộc về thăm viếng, rong chơi. Tìm về để quên đi những tẻ nhạt của những tháng năm cuối đời mình nơi viễn xứ. Để sống lại, nhìn lại những dấu tích kỷ niệm xa xưa, nơi mình đã sinh ra, lớn lên với nhiều buồn vui lẫn lộn. Mỗi lần về với tôi là một lần có được những cảm giác thích thú, níu kéo, tiếc rẻ khi rời xa.

Đôi lần, trong những cuộc gặp gỡ với một vài người bạn đồng hương, cùng lứa tuổi trên dưới 60. Họ đã rời xa Việt Nam bằng cách nào đó trong khoảng vài ba năm trước hay sau 1975, phần đông họ cũng có cảm giác như tôi khi về thăm Việt Nam. Họ tìm thấy cố hương nơi đã chất chứa quá nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời họ, vẫn có cái gì kêu gọi họ. Tình cảm của những lần về thăm đôi khi có khác nhau giữa người này với người khác, nhưng vẫn có một điểm chung, đó là tìm được niềm vui khi trở về nhìn lại nơi mình đã một thời gắn bó.

Riêng cá nhân tôi, ngoài việc thăm viếng gia đình các em và bố tôi vẫn còn sinh sống trong nước. Tôi vẫn thích thú được nhìn, được thưởng thức tất cả những gì độc đáo của quê hương mà ngày xưa vì chiến tranh, nghèo đói, tôi đã không có dịp thực hiện. Dĩ nhiên trong những lần về thăm đó tôi cũng đã bao lần cúi đầu buồn bã với những điều đáng trách, không vui. Nhưng bên cạnh đó, chẳng hiếm những lần tôi đã ngẩn ngơ, vui mừng, mở lòng mình đón nhận cái hạnh phúc tuyệt vời, khó tả. Đôi lần tôi đã chảy nước mắt vì cảm động với những thân tình rất đơn sơ, mộc mạc của những người xa lạ, chưa hề quen biết gặp trên đường phố. Tôi tự hỏi, có chủ quan quá đáng để nghĩ rằng, với gần 35 năm sống và đi khắp thế giới, chỉ có ở Việt Nam, quê hương của mình, tôi mới có thể tìm được cái tình cảm thấm đậm ân tình như vậy hay không?

Viết ra đây vài sự kiện để giải thích cho một góc cạnh nho nhỏ mà chính nó đã góp phần níu kéo, hấp dẫn tôi về thăm viếng Việt Nam hằng năm.

&

Mẹ con người đàn bà bán chè

Cũng như mọi năm, tháng tư năm 2002, tôi lại về thăm Việt Nam. Đặc biệt lần này, tôi tạt vào Nhật Bản để cùng đi với cô con gái út học ở đó đang trong dịp nghỉ mùa xuân. Thời gian nghỉ của con gái quá ngắn, không tiện cho việc đi chơi xa, vì vậy bố con tôi chỉ loanh quanh ở Sàigòn. Thỉnh thoảng, vào những ngày nắng nhạt hay buổi chiều khi cái nóng của Sàigòn đã dịu xuống. Tôi mới có dịp chở con gái đi thăm viếng những người quen biết hay tạt vào những quán ăn uống, cho con gái biết chút đỉnh về Việt Nam

Hôm đó, khi hoàng hôn đã làm nhẹ cái nóng khô của Sài gòn tháng 4 dương lịch. Tôi và con gái đang ngồi uống nước dừa lạnh dưới hàng hiên của một quán nước trên con đường khá vắng xe, rợp bóng cây ở vùng quận 3 Sàigòn. Một bà bán chè khoảng tuổi trung niên, cùng với đứa con gái cỡ 12, 13 tuổi. Bà ta đặt gánh chè sát bên lề đường, ngay phía trước chiếc bàn mà bố con tôi đang ngồi.

Quai trước đỡ một cái thùng bằng nhôm đựng nước rửa bát, trên thùng nước được biến chế thành cái khay nhỏ. Trên đó đựng khoảng hơn chục cái bát ăn chè úp ngăn nắp bên cạnh cái lon đựng muỗng và vài cái hộp thô sơ đựng gia vị cho món chè “đậu xanh bột báng”, đặc biệt của của miền quê Nam Bộ. Quai sau, môt nồi chè bốc khói nghi ngút đặt trên một cái bếp than mù mờ ánh lửa khi có làn gió nhẹ thổi qua. Hai chiếc quai được nối chặt với nhau qua chiếc đòn gánh ở phía trên để giữ cân bằng và cũng tiện cho việc di chuyển.

Hình như đã quá quen thuộc với công việc buôn bán. Đứa con gái giúp mẹ vài việc lặt vặt rồi cùng mẹ chia nhau đi vào các hàng quán chung quanh để mời gọi khách ăn chè. Mỗi khi có người muốn ăn, họ lại ra gánh chè múc chè bưng đến tận nơi cho khách. Chúng tôi im lặng theo dõi những cử động nhuần nhuyễn của hai mẹ con với khá nhiều thích thú. Nhất là nhìn thấy vẻ vội vàng, ánh mắt vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt khá xinh, ngây thơ của đứa con gái mỗi khi tìm được khách.

Đúng lúc đó, từ đằng xa một chiếc honda với tiếng máy nổ chói tai, trên yên xe, hai thanh niên quần áo xanh đỏ diêm dúa đang luợn vòng, đánh võng với tốc độ khá cao. Tên ngồi đằng sau lấy chân đẩy chiếc càng chống xe, cọ sát trên mặt đường tạo ra một làn lửa xanh uốn éo theo vòng lượn của xe. Không biết vì trật tay lái hay vì tính toán không chính xác, chiếc xe chạy sát đến gánh chè, vướng vào chiếc quang trước kéo đổ thùng nước rửa cùng với đống bát ăn chè bị bể vỡ rơi tung tóe ra mặt đường. Chiếc đòn gánh được cột chặt vào chiếc quang phía sau, nó lại kéo nồi chè và bếp than đổ theo. Âm thanh xèo xèo của chè nóng khi chạm vào than đỏ hồng trên mặt đường sinh ra làn khói trắng bốc lên tan biến vào không gian. Mùi thoang thoảng khét của chè cháy đập vào khứu giác làm chúng tôi cảm nhận được cái thơm ngon của món chè.

Hình như tiếng đổ vỡ của gánh chè và tiếng trượt bánh xe trên mặt đường đã đánh động mẹ con người bán chè. Từ một quán nước gần đó, cả hai hốt hoảng chạy ra, bà mẹ gào lên :

- Trời ơi! Đổ hết gánh chè của tao rồi. Chúng bây thường cho tao...

Từ đằng xa, hai tên lái xe honda dừng xe cùng quay lại nhìn, khuôn mặt dù có tí chút ngạc nhiên nhưng hoàn tòan vô cảm với lời la hét của bà bán chè. Chúng quay sang nói với nhau vài tiếng rồi rồ ga vọt đi, để lại đằng sau làn khói trắng cùng tiếng rú chói tai của máy nổ.

Bà bán chè vừa hét, vừa chạy theo chiếc honda. Nhưng chỉ được vài bước bà ta dừng lại vì biết rõ việc chạy theo chiếc xe phạm tội chỉ là chuyện vô ích. Đứng lại, đưa bàn tay đập vào đầu mình, khuôn mặt giận dữ nhìn theo hướng chiếc xe của hai tên tội phạm đã biến mất từ lâu, với giọng chán nản bà ta than thở:

- Trời ơi, tao sống làm sao đây, vốn liếng để nuôi cả gia đình chỉ có nồi chè mà chúng mày đã phá tan của tao rồi!

Trong khi bà bán chè than van, khóc lóc, người hiếu kỳ dần dần bu lại. Người này nói vài lời an ủi, người kia quay ra chửi vài câu bâng quơ hai thằng du đãng. Vài người khác, tích cực hơn quay ra giúp đứa con gái thu gom những dụng cụ bát muỗng chưa bị vỡ... Qua những lời bàn tán của đám đông cùng với lời than khóc từ bà bán chè, tôi hiểu khá rõ hoàn cảnh đáng thương của họ.

Chồng bà làm nghề chạy xe ôm, khoảng một năm về trước bị tai nạn giao thông tê liệt cả thân mình, hiện nay sống tàn phế trong một căn chòi ở một ngõ hẻm không xa. Hằng ngày bà vẫn trông nhờ vào gánh chè để kiếm tiền nuôi chồng và 3 đứa con hãy còn bé. Đứa gái lớn nhất vừa lên lớp 7, ban ngày đi học, chiều tối theo mẹ đi buôn bán... Họ kéo dài cuộc sống thiếu thốn, khổ cực đó chỉ dựa vào một hy vọng duy nhất là mong chờ ba đứa con lớn khôn, đi làm kiếm tiền để đời sống có chút đổi thay nhàn nhã hơn.

Đứa con gái vẫn im lặng cúi đầu, giúp mẹ thu gom vài chiếc bát còn lành lặn, xếp vào chiếc nồi nhôm đựng chè đã rỗng không. Người mẹ thu gom vật dụng nhưng vẫn không dừng thút thít khóc than. Nhìn cặp mắt ngơ ngác, đau khổ trên khuôn mặt nám đen vì cháy nắng có vài sợi tóc thấm nước mắt và đất cát vắt ngang của bà mẹ, tôi cảm thấy lòng mình chùng xuống vì thương hại.

Đám đông hiếu kỳ thưa thớt dần, con đường lại trở về với vẻ bình thường như chẳng có gì xảy ra. Sau một lúc suy nghĩ, tôi đứng dậy trả tiền nước uống, dẫn chiếc xe gắn máy xuống đường rồi quay sang nói với con gái tôi:

- Con giữ xe cho bố một tí.

Chẳng đợi câu trả lời của con, tôi im lặng đến bên bà bán chè, ghé sát tai hỏi nhỏ:

- Gánh chè của chị giá bao nhiêu vậy ?

Có lẽ bà bán chè tưởng rằng câu hỏi của tôi cũng như của những người khác, chỉ tò mò để mở đầu cho vài câu an ủi hay chia buồn với nỗi bất hạnh của bà ta. Bà bán chè ngước nhanh lên nhìn tôi không có tí gì tỏ ra chú ý, rồi lại cúi xuống sửa lại đội quang gánh. Giọng buồn chán bà ta trả lời:

- Cả vốn lẫn lời, nếu gặp ngày may mắn bán hết cũng chẳng hơn được 80 ngàn đồng. Trừ tiền vốn thì cũng kiếm được khoảng 40 đến 50 ngàn đồng là nhiều. Nhưng bây giờ tất cả đã mất rồi, biết lấy gì mà nuôi chồng con? Trời ơi! Sao tôi khổ quá thế này?

Tôi im lặng móc túi lấy ra 2 tờ giấy 50 ngàn đồng, gấp nhỏ nhét vào bàn tay của bà ta, chẳng cần chú ý đến nét mặt ngỡ ngàng, không hiểu của bà ta. Tôi nói rất gọn:

- Thôi chị đừng khóc nữa, tôi trả tiền cho gánh chè. Coi như hôm nay chị bán hết.

Bà bán chè lúc này mới thực sự hiểu rõ. Quay lại nhìn tôi, đôi mắt giương to, vành môi hơi mở rộng, thể hiện sự cảm kích xúc động tột cùng. Mặc dầu tôi đã phải ấn hai tờ giấy bạc thêm một lần nữa vào bàn tay bà, nhưng hình như bà vẫn chưa tự tin hoàn toàn để cầm lấy nó. Mãi một lúc sau, khi đã có phần nào bình thản. Đưa mắt nhìn rõ 2 tờ giấy bạc trong bàn tay của mình, ra vẻ suy nghĩ tí chút. Nét buồn chán trong ánh mắt đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là những tia nhìn mừng rỡ. Bà ta cầm lấy một tờ 50 ngàn đồng, đưa về phía tôi:

- Chú Hai, trời ơi! Chú tốt quá, tôi chỉ dám xin chú 50 ngàn thôi. Quá đủ cho tôi có vốn buôn bán ngày mai rồi, còn lại xin trả chú.

Hành động của bà ta làm cho tôi khá ngạc nhiên vì không thể ngờ được một người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà lại từ chối món tiền rất cần thiết cho cuộc sống của họ như bà ta. Tuy nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn đẩy nhẹ cánh tay bà ta và nói:

- Chị cứ cầm lấy tất cả đi. Chị quên, không tính đến việc mua bát đũa, dụng cụ hư hỏng nữa hay sao?

Bà bán chè vẫn nằng nặc nhét tờ giấy bạc vào tay tôi:

- Mấy cái chén cũ đó mua rẻ rề, chẳng đáng bao nhiêu đâu. Chú giúp tôi thế này là quá đủ và quá tốt với tôi rồi. Nhất định, tôi không dám lợi dụng quá mức, lấy của chú 100 ngàn đâu.

Hành động đẩy qua, đưa lại giữa tôi và bà bán chè đã làm vài người hiếu kỳ xì xồ, bàn tán… Tôi đã cảm thấy có chút khó chịu với ánh mắt tò mò của những người đứng xem và với thái độ quá lạ kỳ của bà ta. Nửa ra vẻ đùa giỡn, nửa ra vẻ nghiêm nghị, cầm lấy cả 2 tờ giấy bạc làm như muốn bỏ trở lại vào túi mình, nhìn thẳng vào mặt bà ta tôi nói rõ từng chữ:

- Chị không muốn lấy thì thôi. Tôi chẳng còn thì giờ đứng đây lằng nhằng với chị nữa. Bây giờ chị lấy cả 2 tờ hay không lấy tờ nào, đơn giản có thế mà thôi.

Nói xong, tôi làm ra vẻ muốn quay bước đi. Đến lúc đó, bà ta mới đưa tay cầm vội lấy cả hai tờ giấy bạc. Với vẻ cảm động và sung sướng hiện rõ trên khuôn mặt, nhìn tôi lắp bắp lời cám ơn:

- Chú Hai, vậy tôi xin chú. Chú tốt với tôi quá, tôi chẳng biết lấy gì để đền đáp ơn huệ của chú.

Tôi nói với bà ta vài câu an ủi vu vơ rồi quay bước về phía đứa con của tôi, nó đang đứng giữ chiếc xe, đưa mắt ngẩn ngơ theo dõi diễn tiến. Mỉm cười đi về phía con, tôi không nhìn lại, nhưng biết chắc chắn đằng sau mình có ít nhất 2 khuôn mặt vui mừng của mẹ con bà bán chè đang nhìn theo.

Lúc tôi sửa soạn rồ máy xe, đứa con gái của bà bán chè, vội vàng chạy đến bên cạnh cúi đầu rất kính cẩn, với vẻ e dè nhưng đầy cảm động, nói với tôi:

- Chú Hai, con cám ơn chú đã giúp đỡ gia đình con.

Tôi nhìn nó mỉm cười, đưa bàn tay vuốt mái tóc ngắn cũn cỡn của nó, rồi vỗ nhè nhẹ vài cái vào vai nó, với vẻ trìu mến, tôi nói:

- Không có chi để cháu phải cám ơn chú. Cháu cố gắng học hành và thương yêu, giúp đỡ cha mẹ cháu là chú vui rồi.

- Dạ, cháu sẽ nghe lời chú Hai.

Trước khi rồ máy xe, tôi còn thấy nó đưa tay nắm nhẹ lấy cánh tay con gái tôi và nói:

- Em cám ơn chị.

Trên đường về, bố con chúng tôi im lặng, không nói với nhau một lời nào. Nhưng tôi biết chắc cô con gái của mình vẫn chưa thoát được những suy tư về những diễn tiến vừa xảy ra. Tôi cũng biết con tôi không đủ khả năng ngôn ngữ để hiểu được trọn vẹn cái sâu sắc của sự việc, nhưng tôi nghĩ rằng nó dư đủ thông minh để nhìn thấy niềm vui đang hiện hữu trong lòng tôi và nó. Dĩ nhiên niềm vui đó chắc chắn còn lớn hơn đang có trong lòng của cả hai mẹ con bà bán chè rong nghèo khổ.

Riêng tôi, tôi tự hỏi với món tiền quá bé nhỏ, chỉ hơn 6 USD, chưa đủ trả cho một ly kem tráng miệng trong bữa cơm trưa của tôi hằng ngày ở Thụy Sĩ. Với món tiền quá ít ỏi như vậy mà tôi đã mua được một niềm vui rất lớn cho bố con chúng tôi và mẹ con bà bán chè bất hạnh. Giá trị của 6 USD đã được gia tăng rất nhiều, ra ngoài sự tính toán và không ngờ được của tôi. Nhờ món quà nhỏ bé đó tôi đã tái tạo được số vốn mưu sinh của một người đàn bà nghèo khổ. Xóa bỏ được bóng ma bi đát của một gia đình bất hạnh, trong đó có người cha tàn tật và ba đứa con đang tuổi ấu thơ. Đó không phải là một cuộc trao đổi rất khôn ngoan, một niềm vui to lớn mà tôi đã có được trong lần về thăm đất nước này hay sao?

Ngồi trên chiếc xe gắn máy lăn chậm chạp trên con đường nhựa bằng phẳng, tận hưởng những làn gió mát buổi hoàng hôn của một ngày trời Sàigòn nhạt nắng, tôi miên man nhớ lại với hơn 30 năm sống và làm việc ở hải ngoại. Tôi đã đi công tác ở biết bao nhiêu quốc gia nghèo khổ trên thế giới. Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Đông Nam Á và khá nhiều đất nước khác ở Phi châu. Bao nhiêu lần, tôi đã từng xúc động cảm thương với những hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng của những người dân bất hạnh nơi đó. Tôi đã từng giúp đỡ, cho tặng vật chất, tiền bạc những người thiếu ăn, hoạn nạn, khốn cùng. Tôi đã nhìn thấy những nét mặt, ánh mắt biết ơn, nghe những câu nói cám ơn chân tình của họ … Nhưng có lẽ chưa bao giờ tôi gặp được một người nghèo đói, có hoàn cảnh khó khăn, đang phải đối đầu với một viễn tượng tối đen như mẹ con bà bán chè, lại từ chối không nhận món quà mà họ đang cầu mong khi tôi đem đến giúp đỡ họ.

Tôi nghĩ rằng, có lẽ đây là một góc cạnh rất đẹp đẽ của hàng trăm góc cạnh khác, tiềm ẩn trong xã hội Việt Nam mà tôi đã đôi lần nhận biết. Theo tôi chỉ có những ai biết mở rộng tấm lòng, biết hòa nhập vào cuộc sống của quê nhà, biết tận hưởng cái giá trị tuy đơn sơ nhưng rất chân tình của người dân Việt Nam, nhất là từ những người vẫn còn xa lạ với mánh mung, lừa đảo luôn luôn hiện hữu ở những thành phố. Nơi đó con người phải tối tăm mặt mũi với thời gian và tiền bạc. Tôi chắc chắn từ những người nghèo khó tiền bạc nhưng rộng rãi tấm lòng đó, chúng ta sẽ thu nhận được những nụ cười, niềm vui đôi khi làm chúng ta chảy nước mắt vì cảm động. Với cá nhân tôi, chính những góc cạnh đẹp đẽ đó đã lôi kéo, hấp dẫn tôi tìm về thăm viếng Việt Nam hằng năm. Cũng chính nó đã gây cho tôi những cảm giác phập phồng đợi chờ mỗi khi sắp sửa về thăm nhưng lại buồn thương, nuối tiếc lúc gần phải tạm biệt, rời xa.

&

Cô gái bán khoai luộc

Năm nay (2007) tôi lại về thăm Việt Nam vào dịp tết Âm lịch. Đây là cái tết Âm lịch đầu tiên của tôi ở trong nước sau gần 34 năm quên lãng. Trước ngày về, vợ tôi còn nhắc tôi đừng quên mang về vài chiếc bánh chưng, bánh tét cùng với vài củ sắn dây (loại sắn mà người miền Bắc thường mài để lấy bột, hoàn toàn khác với củ sắn hay khoai mì của miền Nam), những món ăn dân dã mà vợ tôi rất thích.

Việc mua bánh chưng, bánh tét thì quá dễ, chẳng có gì để phải tìm kiếm, lúc nào muốn mua cũng có. Nhưng sắn dây, đúng là khó khăn, tôi không ngờ khó mua như vậy. Trước khoảng 4, 5 ngày phải trở về Thụy Sĩ, tôi đã bỏ cả ngày trời ra lục lọi khắp các chợ lớn, chợ nhỏ khắp Sàigòn nhưng không có. Người ta cho biết mùa sắn dây đã qua rồi, chẳng ai còn để bán vì lái buôn đã thu mua tất cả đem đi sản xuất bột sắn để bán tết rồi.

Nhưng hai ngày trước khi phải rời Việt Nam, vào khoảng 7 giờ sáng, đang chở cô em gái trên đường Phan văn Hai. Tôi chợt thấy một cô gái đầu quấn khăn của phụ nữ người miền Nam, khoảng 20, 21 tuổi, ngồi sau một đôi quang gánh trên lề đường, gần ngã ba Ông Tạ. Trên chiếc thúng là một cái nia, bày biện đủ loại khoai luộc, trong đó cũng có vài củ sắn luộc chín, cắt khoanh. Mừng rỡ vì nghĩ rằng mình sẽ mua được món quà cho vợ. Chẳng lưỡng lự tôi vòng xe, dừng lại ngay trước chỗ cô bán khoai ngồi, rồi cùng với cô em đến hỏi.

Cô bán khoai cho biết, mỗi ngày vào buổi sáng rất sớm, có người mang sắn và khoai đã luộc sẵn bỏ mối cho cô, còn sắn dây sống, chưa luộc chín thì cô không có! Tôi hỏi cô địa chỉ của người bỏ mối sắn luộc, ý muốn đến gặp họ vì cần mua loại củ sắn chưa luộc. Cô bán hàng cho biết người bỏ mối ở dưới Hóc Môn, nhưng trong làng xã không dễ gì tìm gặp được họ. Nghe cô gái nói, tôi cũng cảm thấy khó hy vọng vì chỉ còn 2 ngày nữa phải rời xa Việt Nam mà còn bao nhiêu việc cần phải làm. Vấn đề bỏ ngày giờ lúc bận rộn này xuống Hóc Môn để mua vài ba kg sắn dây làm quà cho vợ có thể nói là chuyện không thể được. Đã thế lại cũng chưa chắc gì kiếm được người bán mà mua.

Nghĩ như vậy tôi quay ra xe, coi như một việc chẳng nên ray rứt vì ra ngoài khả năng của mình. Nhưng chẳng hiểu sao, cô em tôi lại còn nán lại than van, kể lể về tôi với cô gái bán khoai:

- Chú ấy từ ngoại quốc về thăm Việt Nam ăn tết, bà vợ là người Nhật Bản nhưng lại rất thích ăn sắn dây, mấy hôm trước điện thoại sang dặn chú ấy cố mang về cho bà ấy vài ba ký lô. Suốt ngày hôm qua cô và chú ấy đã đi khắp các chợ tìm mua mà không có! Chỉ còn 2 ngày nữa phải rời Việt Nam, cô mong cháu cố gắng tìm mua cho chú ấy một ít. Giá cả thế nào cũng được, miễn là loại còn sống, chưa nấu chín là được.

Tôi cũng không ngờ, lời than van vớ vẩn của cô em lại có tác dụng kỳ lạ. Cô bán khoai đưa mắt nhìn tôi ra vẻ đăm chiêu, đắn đo, suy nghĩ… Thái độ của cô ta làm cho tôi hy vọng, đứng lại chờ đợi ý kiến của cô. Rồi vài lời qua lại giữa cô em tôi và cô bán khoai. Cuối cùng cô nói với tôi:

- Cháu muốn giúp chú lắm, nhưng không biết có kiếm được hay không vì thời gian của chú quá gấp.

Im lặng một chút, cô nói tiếp:

- Cháu sẽ cố xem sao, nhưng nếu có thì chú định mua bao nhiêu ký lô? Chẳng một tí ngần ngại, tôi trả lời liền:

- Khoảng 7, 8 ký lô hay nhiều hơn cũng chẳng sao, nhưng nếu được 10 ký lô thì càng tốt.

Cuối cùng em tôi cho cô số điện thoại di động, dặn cô nếu tìm được hãy báo cho em tôi bất cứ giờ giấc nào trong ngày hôm nay. Em tôi cũng không quên nhắc cô cố gắng làm ngay, vì tôi phải rời Việt Nam vào ngày mốt. Cô cho biết nội ngày hôm nay, có hay không cũng sẽ báo tin cho tôi biết để khỏi chờ mong.

Trở về nhà, bận rộn với việc sắp xếp đồ đạc để trở về Thụy Sĩ, tôi chẳng còn đầu óc để nhớ đến lời hứa hẹn của cô bán hàng rong chưa hề quen biết. Tôi nghĩ rằng chỉ là lời nói suông, làm vui lòng người khách trong việc buôn bán mà thôi. Nhưng không ngờ, buổi tối vào khỏang 9 giờ đêm, cô điện thoại báo tin cho em tôi biết đã tìm được sắn dây sống. Hiện cô đang ở nhà người bỏ mối sắn dây ở Hóc môn, giá bán là 11.000 đồng một ký. Cô nói, nếu tôi muốn mua, cô sẽ mang đến cho tôi vào khoảng 6 giờ 30 sáng ngày mai, ở chỗ cô ngồi bán hàng. Có lẽ để rõ ràng và muốn chứng minh với chúng tôi là cô không đứng trung gian ăn lời, chỉ muốn giúp đỡ tôi mà thôi, cô ta đưa điện thoại cho em tôi trực tiếp nói chuyện với người bán sắn dây về giá cả và số lượng.

Sáng hôm sau, hai anh em chúng tôi đến chỗ hẹn sớm hơn, vì nghĩ rằng cô đã ở đó bán hàng rồi, nhưng khi chúng tôi đến, không có cô ở đó. Nhìn đồng hồ vẫn còn sớm, chúng tôi sang bên kia đường, ngồi ăn điểm tâm của một bà bán xôi trên lề đường. Qua vài câu chuyện vu vơ với bà bán xôi, chúng tôi cho bà ta biết đến đây để chờ cô bán khoai. Bà bán xôi nhìn sang bên lề đường đối diện, có tí ngạc nhiên:

- Kỳ lạ thật, hằng ngày vào giờ này, con bé bán khoai luộc luôn luôn ở bên đó rồi, sao hôm nay nó chưa đến nhỉ? Chắc lại bị bệnh hay có chuyện gì phải nghỉ buôn bán rồi?

Chúng tôi nghe bà ta nói, cũng có tí nghi ngờ với lời hẹn của cô bán khoai, cho rằng vì một lý do nào đó không thể mang được sắn cho tôi mà tránh mặt đi bán hàng chỗ khác chăng? Ngồi nói chuyện gẫu với bà bán xôi thêm một lúc nữa, nhìn đồng hồ cũng đã quá hẹn vài phút. Chúng tôi sửa soạn đứng dậy ra về, tôi cũng chẳng có gì bực bội vì nghĩ rằng trách mắng một người lao động bán hàng rong sai hẹn là một điều vô lý.

Đúng lúc chúng tôi từ giã bà bán xôi, dắt chiếc xe xuống đường sửa soạn rồ máy. Từ ngã ba Ông Tạ, cô bán khoai xuất hiện, tay xách một cái bao bằng giấy dầu đang vội vã chạy lại phía chúng tôi. Với hơi thở dồn dập, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi có lẽ vì chiếc bao khá nặng mà cô còn phải chạy cho kịp thời gian. Ra vẻ mệt nhọc, cô nói với tôi:

- Xin lỗi chú vì xe buýt từ Hóc Môn bị kẹt đường cho nên cháu đến chậm. Cháu đã mang cho chú đúng 7 ký sắn sống đây.

Nói xong cô ta mở bao giấy cho chúng tôi thấy 4 củ sắn dây to như bắp vế vẫn còn dính đất cát vì mới đào từ vườn lên. Trong khi em tôi nhận lấy bao củ sắn, tôi nói với cô:

- Chú cám ơn cháu lắm, bao nhiêu tiền để chú trả lại cháu.

- Thì như chú đã biết rồi, mỗi ký lô giá 11 ngàn, vậy 7 ký giá tổng cộng là 77 ngàn đồng.

Chẳng ngần ngừ, tôi móc túi lấy ra 80 ngàn đưa tận tay cô ta, ra ý chẳng cần trả lại số tiền còn dư, rồi nói với cô ta vài lời cám ơn. Cô gái bình thản, rất lễ phép nói vài câu cám ơn, nhận lấy món tiền từ tay tôi trước khi chào từ giã chúng tôi, đi sang phía bên kia đường hướng về trạm xe buýt xa xa trên đường Cách Mạng Tháng 8.

Tôi vui mừng vì đã mua được món quà cho vợ, nhưng khi ngồi lên yên chiếc xe, sửa soạn về nhà. Cô em của tôi có vẻ ngần ngừ tí chút, nói với tôi:

- Anh đưa cho cô ta 80 ngàn đồng, theo em không đủ vốn đâu. Cô ta đã phải bỏ mất một ngày đi bán khoai, phải trả tiền xe buýt đi lên đi xuống Hóc Môn giá đã 6000 đồng để mua sắn cho anh, bây giờ lại phải tốn tiền xe bus về nhà. Anh chỉ cho cô ta 3000 đồng tiền dư thừa thì làm sao mà đủ ? Em nghĩ cô ta bị lỗ to đó!

Nghe cô em nói, tôi giật mình, tự trách tính vô tâm và thiếu suy nghĩ cố hữu của mình. Quay sang cô em, tôi vội vàng thúc giục:

- Ngồi lên xe ngay, anh phải chạy theo cô ta, hy vọng xe bus đừng mang cô ta đi mất.

Thật may mắn, vừa đến đầu ngã ba tôi đã thấy cô ta đang đứng chờ trên lề đường nơi trạm xe bus. Cảm giác ân hận vì lầm lẫn biến mất, thay vào đó là vui mừng vì biết rằng mình sẽ không áy náy vì “ăn gian” của một người buôn thúng bán bưng. Chậm rãi tôi dắt chiếc xe lên lề đường, để cho em tôi coi xe, rồi đi đến chỗ cô ta đang đứng. Cô gái bất chợt nhìn thấy tôi, không giấu được vẻ ngạc nhiên, hơi chau mày ra vẻ thắc mắc cô hỏi:

- Chú, chắc lại có chuyện gì nhờ cháu nữa hay sao?

Mỉm cười, với vẻ ân cần, đưa bàn tay để nhẹ lên vai cô gái, tôi trả lời:

- Chú xin lỗi cháu, vì đã thiếu suy nghĩ mà không nhìn thấy lòng tốt và thiệt thòi quá đáng của cháu.

Chẳng chú ý đến sắc mặt ngạc nhiên, đầy thắc mắc của cô gái bán khoai. Tôi nói tiếp:

- Mà cũng tại cháu không nói cho chú biết rõ ràng. Cháu đã phải bỏ mất một ngày chợ đi mua sắn cho chú, đã mất tiền xe đi và về Hóc Môn, bây giờ cháu lại tốn tiền về nhà nữa. Chú phải trả lại cho cháu đây.

Nói xong, tôi móc trong túi ra vài tờ giấy bạc, có lẽ khoảng trên dưới 60 ngàn dồng, nhét vào tay cô ta. Đến đây thì cô gái đã hiểu rõ sự việc, đưa tay đẩy nắm giấy bạc về phía tôi, với tí lúng túng, ngượng ngập cô ta lí nhí từ chối:

- Chú kỳ quá, món tiền quá nhỏ nhoi,chú áy náy làm gì? Cũng là dịp cháu được nghỉ buôn bán một ngày để dưỡng sức mà.

Chẳng chờ tôi trả lời, cô ta nói tiếp:

- Khi cháu được biết chú đã phải đi khắp các chợ để tìm mua sắn dây mang về làm quà cho cô, cháu đã có rất nhiều cảm mến chú. Cháu cũng chẳng hiểu sao lại có cảm giác rất mến thương cô khi biết cô là người Nhật. Trong ý nghĩ của cháu, cô là người rất đẹp, rất dễ thương mà cháu nghĩ rằng mình không nhầm lẫn khi dành tình cảm cho cô, dù cô chỉ là người cháu chưa hề quen biết! Chính ra cháu chẳng nên nói đến chữ bán buôn, lấy tiền của chú mà phải tặng cô chú mới đúng. Huống chi với vài ba ngàn đồng sai biệt có đáng là bao mà chú phải để tâm cho mệt.

Nghe cô gái nói, tôi đờ đẫn vì xúc động với lòng tốt của cô ta. Cầm lấy mấy tờ giấy bạc nhét vội vào túi áo bà ba của cô ta. Rồi cũng chẳng ngại ngần, tôi đưa cả hai tay ôm lấy cô ta ghì sát vào thân của mình để tỏ bày sự cảm động với tấm lòng quá tốt, ra ngoài sự tưởng của tôi từ một cô gái quê mùa lam lũ.

Trong vòng tay ôm chân tình không chút nhơ nhuốc đó. Mùi mồ hôi chưa khô từ tấm thân đen đủi bụi đường, từ chiếc áo bà ba màu xanh lá mạ đã quá cũ trộn lẫn màu vàng vì nắng mưa… đập vào mũi tôi. Qua vòng tay, tôi cũng nhận biết tấm thân mạnh khỏe với những bắp thịt săn cứng của một cô gái nông thôn lao lực. Hình như tôi cũng cảm thấy cô ta có tí rung động, dù rất nhẹ. Tôi hiểu rằng sự biểu lộ tình thân quá mức của mình đã ra ngoài giới hạn nhận thức của một cô gái quê mùa. Ít hay nhiều sự thân tình quá mức, đụng chạm xác thân, rất bình thường của Âu Mỹ đã làm cho cô gái cảm động, ngỡ ngàng. Nhưng tôi chẳng có gì để ân hận vì tôi biết chắc rằng sự biểu lộ của mình hoàn toàn trong sáng, không một tí bụi nhơ. Tôi chỉ muốn diễn tả sự xúc động của mình với một người chưa hề quen biết. Một cô gái quê mùa, thô kệch có tấm lòng quá tốt, quá chân thành dành cho tôi, cho vợ tôi, người mà cô ta chỉ nhìn thấy trong tưởng tượng.

Đúng lúc đó chiếc xe buýt từ xa chạy đến, dừng sát vào lề đường. Vài tiếng thúc giục khách lên xuống của người lơ xe, cho tôi biết thời gian chỉ đủ để tôi nói với cô ta lời từ giã:

- Một lần nữa chú cám ơn cháu. Chẳng biết có dịp nào gặp lại cháu không, nhưng chú chúc cháu may mắn.

Trước khi bước vội lên xe, cô gái bán khoai quay lại nói với tôi câu gì đó nhưng vì âm thanh quá nhỏ lại cùng lúc với tiếng la hét của người lơ xe nên tôi cũng chẳng nghe rõ. Qua tấm kính mù mờ của cánh cửa xe chưa kịp khép kín, hình như tôi thấy đôi mắt cô ta rươm rướm lệ nhìn về phía tôi, đưa bàn tay vẫy chào với giọng nói hơi buồn:

- Chúc chú bình an, nhớ nhắn lời hỏi thăm cô hộ cháu.

Tôi thẩn thờ đứng nhìn theo chiếc xe buýt chầm chậm rời xa. Qua khung kính sau chiếc xe, hình như tôi vẫn nhìn thấy khuôn mặt nhem nhuốc, ánh mắt chân tình của cô gái quê mùa, tốt bụng hướng về phía tôi. Còn tôi, trong lòng mình cũng cảm thấy có cái gì là lạ, tiếc rẻ như vừa rời xa một người bạn mà mình rất yêu quí. Tôi muốn nói với cô ta một lời cám ơn rất chân thành, xuất phát từ đáy sâu của lòng tôi. Lời cám ơn đó không phải vì cô ta đã bỏ việc buôn bán, chịu tốn kém để tìm ra những củ sắn trái mùa làm quà cho vợ tôi. Mà tôi muốn nói đến lòng tốt tuyệt vời, rất đơn sơ của một cô gái bán hàng rong nghèo túng đã cho tôi cái cảm giác sung sướng khó tả. Chính cái cảm giác đó đã là một trong những lý do tại sao mà hằng năm tôi vẫn tìm về thăm đất nước. Tôi có cảm tưởng lòng tốt của cô ta là một trong những cấu chất đã kết gắn tôi với quê hương, Đã cho tôi hiểu rằng, cố hương của mình vẫn còn rất nhiều những cái đẹp đẽ đáng yêu, đầy xúc động mà tôi chẳng bao giờ tìm được ở những nơi khác.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Gọi nắng xuân về


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.52.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...