Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Đạo chân chánh vô thượng »»

Tu học Phật pháp
»» Đạo chân chánh vô thượng

Donate

(Lượt xem: 6.147)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đạo chân chánh vô thượng

Font chữ:

Kinh Hoa Nghiêm nói, từ Viên giáo Sơ trụ Bồ-tát muốn tu chứng viên mãn thành Phật phải mất ba đại a-tăng-kỳ kiếp tu hành ở trong Hoa Tạng thế giới của Tỳ Lô Giá Na Phật. Kinh còn nói, các vị Đẳng giác Bồ-tát như Văn Thù, Phổ Hiền và chư đại Bồ-tát nơi cõi Hoa Tạng thế giới cũng phải niệm Phật và phát nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới của Phật A Di Đà mới có thể mau chóng thành Phật; vì thế cho nên mười phương ba đời chư Phật Như Lai đều khen ngợi Tây Phương Cực Lạc thế giới và tuyên dương tán thán Phật A Di Đà là Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương.

Kinh A Di Đà dạy, chúng sanh phải tu đầy đủ thiện căn và phước đức mới có nhân duyên vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cho nên, hai mươi chữ “Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi. Nhìn thấu, Buông xuống, Tự tại, Tùy duyên, Niệm Phật” chính là tổng cương lãnh của pháp tu vô lượng vô biên thiện căn phước đức. Do vậy, nếu chúng ta chỉ đơn thuần niệm Phật mà không tu đầy đủ các thiện căn và phước đức này thì khó thể vãng sanh. Vì sao? Vì Tây Phương Cực Lạc là chỗ quy tụ của các bậc thượng đại thiện nhân, nên nếu chúng ta chẳng phải là bậc thượng đại thiện nhân thì tất nhiên chẳng có đủ tiêu chuẩn để được sanh về cõi nước đó; cho nên, tiếp theo hạnh bố thí độ, Phật dạy chúng sanh phải tu năm độ khác; đó là: trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.

Đạo Phật được gọi là chánh đạo bởi vì đạo Phật dạy con người nhận biết rõ những vọng tâm thô kệt lẫn vi tế của chính mình, loại trừ những ý tưởng ô nhiễm, tà vạy, phân biệt, chấp trước bằng cách biết xử dụng trí tuệ và lòng yêu thương của mình để đạt tới cảnh giới thuần thiện bậc nhất. Vì thế, trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật bảo các Bồ-tát phải đem pháp môn Tịnh độ giáo hóa chúng sanh nhằm an lập họ an trụ trong Đạo Chân Chánh Vô Thượng. Phật dạy Bồ-tát tu hành pháp môn Tịnh độ để tự lợi mình, rồi bảo Bồ-tát phải dùng giáo pháp ấy để dạy dỗ và tiếp độ chúng sanh, khiến hết thảy chúng sanh chuyển tất cả ác pháp thành thiện pháp, phát khởi đại bi tâm, an trụ trong Đạo Chân Chánh Vô Thượng.

Vì sao Phật, Bồ-tát phải an lập chúng sanh an trụ trong Đạo Chân Chánh Vô Thượng? Bởi vì nếu chúng sanh không biết đến Đạo Chân Chánh Vô Thượng thì sẽ chẳng thể rõ đâu là cội gốc của sanh tử và cũng không biết phải hướng tâm niệm của mình vào đâu tu hành để thoát ra khỏi tam giới? Vì lẽ đó, Đức Như Lai mới đem lòng đại bi vô tận, thương xót chúng sanh trong ba cõi mà thị hiện ra đời, mở sáng đạo giáo, nhằm để cứu quần sinh bằng cách là ban bố cho họ pháp môn Niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Do vậy, trong kinh Phật bảo, pháp môn Niệm Phật là cái lợi chân thật, khó gặp khó thấy ví như hoa Ưu đàm hy hữu xuất hiện trong đời. Liên tông Nhị Tổ Thiện Đạo Đại sư cũng nói: “Như Lai sở dĩ xuất hiện trong đời là chỉ để nói biển bổn nguyện của Phật A Di Ðà.” Như vậy, pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh độ chính là Đạo Chân Chánh Vô Thượng có thể cứu độ chúng sanh liễu sanh tử. Thế nhưng, nếu chúng sanh gặp được pháp môn Niệm Phật mà lại không biết dụng tâm, dụng trí để niệm Phật thì làm sao có thể chặt đứt tận gốc rễ của phiền não để giải thoát tử sanh?

Cổ nhân dạy: “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà, ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ.” Nếu nghiệp của mình không nặng thì không bị tái sanh vào cõi Sa-bà, nếu lòng ái dục của mình không dứt thì không thể vãng sanh Tịnh Độ được. Ái dục bao gồm năm thứ tham dục: tham tiền, tham sắc, tham danh tiếng, tham ăn, tham ngũ. Chúng sanh bị các nghiệp chướng cản trở, ngăn che mà phải chịu khổ trong vòng luân hồi sanh tử đều là do năm thứ ái dục này gây ra. Truy cho cùng thì cái gốc ái dục đâu phải chỉ mới có trong đời này hay đã có từ hai, ba, bốn kiếp trước đâu, mà nó đã có và luôn theo mãi bên chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay; tức là từ khi sanh tử mới bắt đầu là đã có ái dục. Đời đời kiếp kiếp, chúng ta bỏ thân này sanh thân kia không lúc nào ngừng nghĩ đều là do ái dục làm cho luân chuyển. Chúng ta tự hỏi chính mình, trước khi biết đến Phật pháp, nhẫn cho đến khi hiểu rõ Phật pháp, chúng ta có một mảy may ý nghĩ tạm thời rời khỏi cái gốc rễ ái dục này chưa? Thật tình mà nói, một tí hạt giống của ái dục mình cũng chẳng chịu bỏ ra, huống gì là chặt đứt tận gốc rễ của ái dục. Chúng ta chẳng thể dễ dàng chặt đứt nổi gốc rễ của ái dục bởi vì nó đã ăn sâu vào trong lòng mình từ rất lâu xa rồi, chẳng thể trong một sớm một chiều mà có thể chặt đứt nó được.

Ngày nay tuy rằng phần đông chúng ta đã phát được cái tâm niệm Phật với một lòng chỉ muốn cầu sanh Cực Lạc; thế nhưng, nếu chúng ta không biết gốc rễ sanh tử là do từ ái dục sanh ra mà cứ một mặt niệm Phật, một mặt niệm ái dục thì cái gốc rễ sanh tử chẳng bao giờ có thể cắt đứt được, mà nó cứ mãi lớn mạnh hơn thêm nữa. Vì sao? Vì miệng mình niệm Phật mà trong lòng cứ mãi lo nghĩ đến chuyện gia đình, con cái và sự nghiệp v.v..., chẳng thể buông xả hết thảy các thứ này ra được, nên lực niệm Phật của mình không địch lại nổi với lực niệm ái dục kia! Chư cổ đức gọi Niệm Phật với cái tâm như vậy là “niệm Phật ngoài da.” Việc niệm Phật ngoài da và việc đoạn sanh tử chẳng hề dính dấp gì với nhau cả; cho nên, sanh tử vẫn chưa thể ngừng dứt được

Hằng ngày chúng ta đều kết tập thêm những nghiệp ái dục và tự mình trói buộc mình vào trong đó; đến khi hấp hối gần chết, cái gốc rễ ái dục ấy sẽ hiện ra ở ngay trước mắt mình. Lúc đó, quá trể rồi, có hối hận cũng chẳng còn kịp nữa, dù Phật rất muốn cứu giúp mình, nhưng cũng chẳng thể nào làm gì được. Cho nên, người niệm Phật để liễu sanh tử thì trước hết phải thấu rõ: Ái dục là cái gốc sanh tử cần phải chặt bỏ, phải biết mỗi câu niệm Phật là để đoạn trừ gốc rễ ái dục, chớ chẳng phải để làm gia tăng thêm lòng ham muốn. Đức Phật dạy bảo chúng ta: “Phật pháp còn phải xả huống là phi pháp;” do vậy, đối với những chuyện hằng ngày mắt thấy tai nghe như là: chồng vợ, con cái, cháu chắt, gia duyên, tài sản, công việc, làm ăn v.v… chúng ta đều chẳng nên sanh tâm chấp trước; bởi không có gì không phải là ái dục cả!

Bây giờ chúng ta còn khỏe mạnh, phải nên siêng năng học Phật cầu trí huệ, vì chỉ có trí huệ mới giúp mình hồi quang phản tỉnh, thấy rõ cái tâm, biết rõ cái tánh của mình, nhờ đó mà mỗi tiếng niệm Phật của mình mới có lực khẩn thiết, khế hợp Chân như Tự tánh và có sức mạnh chắc chắn như vung đao chặt đứt gốc ái dục. Ngoài pháp liễu sanh tử này ra, thử hỏi còn có pháp nào kỳ diệu và dễ dàng hơn pháp này nữa chăng? Nếu chúng ta biết dụng tâm, dụng trí để niệm Phật như vậy mà không thoát khỏi sanh tử thì chẳng lẽ chư Phật nói dối để gạt gẫm chúng ta hay sao?

Thêm nữa, trong đạo Phật, việc phát triển trí huệ phải được thực hành song song với việc phát triển tâm từ bi, thì mới gọi là chánh đạo. Người có trí huệ mà không có tâm từ bi, tức là không có Bồ-đề tâm, thì dù có làm rất nhiều thiện pháp, nhưng đó cũng chỉ là hành ma nghiệp. Trong Tịnh độ pháp môn, chánh đạo được miêu tả bằng hình ảnh của Tây Phương Tam Thánh. A Di Đà Phật ở giữa biểu thị pháp môn Tịnh độ là Phật đạo chân chánh vô thượng. Bồ-tát Đại Thế Chí ở bên tay phải của Phật A Di Đà biểu thị cho trí tuệ, tức là người tu pháp môn Niệm Phật trước hết phải có trí huệ. Bồ-tát Quán Âm Bồ-tát ở bên tray trái của Phật A Di Đà biểu thị cho tâm từ bi. Tức người niệm Phật phải phát Bồ-đề tâm, nguyện cứu độ chúng sanh đồng vãng sanh Cực Lạc, liễu sanh tử. Như vậy, người niệm Phật phải bi-trí song tu thì mới là tu Phật chánh đạo. Nói theo khoa học hiện đại, nếu con người muốn cho thân tâm hoạt động trong trạng thái hài hòa thì não bộ và trái tim của mình phải dung hợp lẫn nhau. Có như vậy, thì thân thể của mình mới được khỏe mạnh, trí tuệ nhận thức và sự cảm xúc của mình mới thích hợp và hài hòa lẫn nhau. Như vậy, chỉ khi nào khối óc và con tim hài hòa với nhau thì mình mới có thể đạt được sự tỉnh táo và lòng thương yêu ở mức độ cao.

Chúng ta phải biết, những sự mâu thuẩn xung đột, thị phi nhân ngã, phỉ báng xuyên tạc, phá hoại v.v... đều phát khởi từ một bộ óc và trái tim không dung hợp, hài hòa với nhau. Những sự hoạt động bất bình thường và không cân bằng này thường dẫn đến những cảm giác sai lầm như nghi ngờ, sợ hãi, ganh ghét, bất mãn, kiêu ngạo, buồn vui v.v... Thế nhưng, một khi chúng ta buông xả ra được mọi phân biệt chấp trước rồi, thì những trạng thái cảm giác bất bình thường này liền tự nhiên biến mất, cái còn lại chỉ là một bổn tâm thanh tịnh bình đẳng và sáng suốt. Vì thế, kinh Thủ Lăng Nghiêm mới nói, cái tâm vọng tưởng phân biệt chấp trước ấy chỉ là lữ khách tạm trú trong quán trọ, lữ khách đến rồi lại đi, chớ chẳng ở luôn trong quán trọ. Kinh Thủ Lăng Nghiêm ví bổn sự rỗng lặng thanh tịnh và sáng suốt của Tự tâm là ông chủ của quán trọ; ông chủ của quán trọ thì lúc nào cũng có mặt trong quán trọ, chẳng giống như lữ khác có đến có đi. Như vậy, Đạo Chân Chánh Vô Thượng chỉ có thể nhận biết và thành lập bằng trí tuệ vô tướng và tâm Vô Duyên Đại Từ Đồng Thể Đại Bi mà thôi, chẳng thể dùng cái tâm phân biệt chấp trước mà có thể nhận biết và thành tựu được. Sau khi chúng ta có được sự lợi lạc chân thật từ nơi Đạo Chân Chánh Vô Thượng rồi, lại đem đạo này làm lợi ích cho người khác thì đấy chính là việc an lập chúng sanh trong Đạo Chân Chánh Vô Thượng.

Khi xưa, trước khi Thiền tông hưng thịnh, Phật giáo Trung Hoa đã có nhiều pháp môn tu, trong đó pháp môn Niệm Phật. Thế nhưng, pháp môn Niệm Phật chỉ bắt phát triển mạnh mẽ và phổ cập từ thời Sơ Tổ Huệ Viễn (334-416) của Liên tông. Đối với những người đã am hiểu giáo lý của Phật-đà và có kinh nghiệm tâm linh, thì Thiền, Mật, Giáo hay Tịnh đều chỉ là phương tiện tu tập để đạt đến sự cứu cánh giải thoát. Nhưng đối với nhiều người khác, nhất là những người mới học đạo, chưa nắm vững nền tảng căn bản giáo lý của Phật-đà và cũng chưa sát định được mục đích tu tập của mình, thì khi họ đối diện với nhiều pháp môn tu, không sao tránh khỏi sự bỡ ngỡ, hoang mang, không biết chọn lựa phương pháp nào để hành trì. Hơn nữa, khi người chưa am tường giáo lý của Phật thì họ sẽ cảm nhận các pháp môn Thiền, Mật, Giáo hay Tịnh dường như có sự xung đột và mâu thuẫn lẫn nhau. Từ đó, khiến họ sanh tâm nghi ngờ lời Phật, Tổ giảng dạy.

Chúng ta nên biết, tất cả giáo lý mà Đức Phật tuyên thuyết đều là tùy bệnh cho thuốc. Vì căn cơ, trình độ và sở thích của chúng sanh có nhiều sai khác nên Phật mới nói ra nhiều pháp môn tu khác nhau như vậy. Do vì bệnh nhiều nên thuốc cũng có lắm thứ khác nhau; tất cả pháp môn tu hành đều là tên thuốc để trị bệnh mà Như Lai giả lập ra. Nếu xét theo thể tánh bình đẳng của các pháp, thì tất cả pháp đều bình đẳng chánh tánh như nhau. Nhưng nếu xét theo căn cơ của chúng sanh trong thời Tượng Pháp và Mạt pháp thì chỉ có pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới đủ lực dụng để cứu độ chúng sanh. Vì sao? Vì căn khí của chúng sanh trong thời Tượng Pháp và Mạt pháp ngày càng hạ liệt, nên muốn thoát ly sanh tử thì chẳng thể chỉ cậy vào tự lực nhỏ nhoi của mình, mà cần phải nương nhờ vào ba thứ lực, đó là: tự lực, tha lực và công đức lực. Chư Phật, Bồ-tát lập bày phương tiện, hoằng truyền pháp môn Niệm Phật, nương nhờ tha lực gia trì của Phật A Di Đà để làm tăng trưởng tự lực và công đức lực mà được giải thoát.

Trong cõi Sa-bà này, cảnh trần thô trược, ác đạo hiểm nạn ở đâu cũng có, nên nếu chỉ cậy vào tự lực, chẳng cậy vào Phật lực gia trì thì rất dễ dàng bị rơi vào ma cảnh. Người tu pháp môn Niệm Phật do nhờ vào ba thứ tự lực, tha lực và công đức lực, nên mới dễ đạt được diệu quán và diệu cảnh khế hợp lẫn nhau, không bị lầm mê trong năm mươi ấm cảnh do ngũ ấm sanh ra. Lại nữa, do sức nguyện lực gia trì của A Di Đà Phật, nên một khi được thâm nhập vào pháp môn Niệm Phật rồi thì vĩnh viễn nhập, chẳng bao giờ bị thoái chuyển nữa. Vì vậy, những người vãng sanh đều là A-Bệ-Bạt-Trí, đông không kể xiết.

Có người hỏi: ”Kinh nói, nếu người nào chí tâm niệm Phật thì ắt sẽ được vãng sanh Tây Phương Tịnh độ. Nếu vậy, chỉ cần một pháp môn này cũng đủ để thành Phật, đâu cần phải quán tâm để tìm cầu giải thoát.” Tức là chỉ cần tu niệm Phật được rồi, đâu cần ngồi quán tâm như pháp môn tu Thiền mới được giải thoát. Câu hỏi này đã được Tổ sư của Thiền tông, Bồ-đề Đạt-Ma giải thích trong quyển sách Thiếu Thất Lục Môn Tập như sau: “Niệm Phật là pháp môn tu chánh niệm. Liễu nghĩa là chánh. Không liễu nghĩa là tà. Chánh niệm thì chắc chắn được vãng sanh. Còn tà niệm thì làm sao mà đến được cõi Phật? Phật nghĩa là giác, tức là kiểm soát được thân tâm, không tạo tác các điều ác. Niệm là nhớ. Nhớ cái gì? Nhớ hành trì giới luật, không phóng dật, luôn tinh tấn. Đó là ý nghĩa của hai chữ niệm Phật. Cho nên, phải biết rằng, niệm là niệm ở nơi tâm, không phải niệm nơi miệng. Cũng giống như nhờ nơm mà bắt được cá, được cá thì bỏ nơm. Nhờ lời mà hiểu ý, được ý thì quên lời. Đã xưng danh niệm Phật thì phải biết phương pháp niệm Phật. Nếu tâm không thật, không tha thiết, miệng chỉ niệm suông, trong tâm tam độc không trừ, nhân ngã đầy lòng, đem cái tâm đầy vô minh tìm cầu Phật ở bên ngoài, thì chỉ uổng công mà thôi.”

Mắt coi văn tự, miệng phát ra tiếng thì gọi là “đọc.” Miệng phát ra tiếng từ sự ghi nhớ văn tự thì gọi “tụng.” Đọc, tụng kinh điển đều là pháp tu nơi tướng, dùng miệng phát ra âm thanh chính là mượn lời để hiểu ý; tức là từ tướng để nhập thật, từ có mà thấy không. Nếu chúng ta chẳng hiểu pháp tu là như vậy, lại chấp vào cái pháp bên ngoài như là hình tướng, văn tự, âm thanh hay ngôn từ v.v... để cầu lý, thì cái lý ấy chỉ là hư vọng. Trong lúc tâm mình nghĩ nhớ đến văn tự Bát-nhã trong kinh điển, rồi từ văn tự ấy mà nhập định tư duy, quán chiếu sâu xa thì gọi là “niệm.” Thí dụ, người thọ trì kinh Vô Lượng Thọ lấy văn tự trong kinh làm chỗ để tư duy quán chiếu, rồi từ đó mà ngộ đạo thấy tánh thì gọi là tu Vô Lượng Thọ tam muội. Pháp Vô Lượng Thọ tam muội cũng chính là Niệm Phật tam muội bởi vì các văn tự Bát-nhã trong kinh Vô Lượng Thọ đều phát xuất từ Pháp thân của A Di Đà Phật, cho nên từng câu, từng chữ trong kinh đều là A Di Đà Phật. Niệm kinh như vậy mới phá được tướng chấp; nơi tất cả các tướng được chép trong kinh đều thấy “không” thì đấy chính là rõ được chân thật nghĩa của Như Lai. Phàm phu chấp có, Nhị thừa chấp không thì chẳng thể hiểu rõ đạo lý này.

Chúng ta nên biết, Niết-bàn Thường Lạc hay Tây Phương Cực Lạc đều sanh ra từ Tâm, mà lục đạo luân hồi cũng do từ tâm mà có. Cho nên mới nói, Tâm là cánh cửa dẫn vào mười phương pháp giới và Tâm cũng lại chính là bến bờ giải thoát. Từ quá khứ đến hiện tại, chư thánh hiền tu tập pháp môn Niệm Phật đều chẳng phải niệm suông ngoài miệng mà các Ngài đều là niệm rất sâu ở trong Tâm. Do vậy, người tu Tịnh độ lấy niệm làm cánh cửa để đi vào trong sự giác ngộ viên mãn, nhưng niệm này phải phát xuất từ chân tâm, chớ chẳng phải từ vọng tâm. Do vì chân tâm là nguồn gốc của tất cả các điều thiện, là chủ nhân của vạn đức, nên người niệm Phật có đầy đủ ba thứ: tự lực, tha lực và công đức lực mà có thể cứu cánh giải thoát.

Chính vì lẽ đó mà Tổ Bồ-đề Đạt-Ma mới bảo: “Đã biết cửa ngõ há nghĩ khó vào, rành bến bãi sao lo chẳng đến?” Lời khai thị này của Tổ cho chúng ta thấy, dù mình tu tập với bất kỳ pháp môn nào trong đạo Phật, chỗ quy chung đều là lấy nhất quán làm tông chỉ để đạt đến mục đích duy nhất là thanh tịnh tâm, bởi vì tâm thanh tịnh chính là Chân tâm Tự tánh của mỗi đương nhân. Muốn cho tâm thanh tịnh thì phải diệt trừ tam độc tham, sân, si. Nếu miệng xưng danh hiệu Phật mà tâm vẫn còn dẫy đầy thị phi nhân ngã, tham, sân, si thì chẳng tương ứng với Phật tâm một chút nào cả. Niệm Phật như vậy thì có khác gì với cái máy niệm Phật vô tri vô giác. Cái máy niệm Phật có thể phát ra tiếng niệm Phật suốt cả ngày đêm, suốt cả năm tháng chẳng hề ngừng nghĩ, nhưng cái máy niệm Phật chẳng bao giờ thành Phật được, bởi vì nó không có cái tâm niệm. Cho nên, tu hành thì phải từ tánh khởi tu, tu nơi cái tâm của mình, tức là phải biết dùng câu niệm Phật để chuyển đổi cái tâm niệm chúng sanh của mình thành tâm niệm của Phật, thì đó mới chính thực là người thật thà niệm Phật.

Tổ Bồ-đề Đạt-Ma cho rằng: “Đối với ba cái tâm tham, sân, si, thì trong một cái có hằng hà sa số niệm ác, và mỗi niệm như vậy được coi là một kiếp, vậy thì tam độc tham, sân, si có hằng hà sa số kiếp, cho nên gọi là ba đại a-tăng-kỳ. Thể tánh chơn như đã bị ba độc này che mất, nếu không vượt qua khỏi ba đại hằng hà sa tâm độc ác này thì làm sao được giải thoát?” Tâm niệm của chúng sanh niệm niệm thay đổi không dừng, niệm này vừa diệt thì niệm khác sanh ra, mà những niệm ấy đều là niệm bất thiện; cho nên pháp môn Tịnh độ dùng danh hiệu Phật A Di Đà để thay thế cho mỗi vọng niệm ấy. Nếu miệng xưng danh hiệu Phật mà tâm không niệm Phật thì lấy gì để thay thế cho vọng niệm? Ví dụ, nếu mình có một ly nước đục đầy đến miệng ly, bây giờ mình đổ nước trong vào ly làm cho nước đục chảy ra ngoài ly, cứ thế mà làm cho đến khi nước đục trong ly không còn nữa, chỉ còn lại nước trong. Niệm Phật cũng giống như vậy, ly nước chỉ tâm mình, nước đục chỉ vọng niệm, nước trong chỉ niệm Phật; nếu mình cứ đổ nước ở ngoài ly, không chịu đổ vào trong ly, thì dù mình đổ nước trong nhiều đến mấy, nước trong ly vẫn đục.

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đức Phật bảo: “Chư Phật Như Lai lấy pháp giới làm thân, vào trong tâm tưởng tất cả chúng sanh. Cho nên, lúc tâm các ngươi niệm Phật thì tâm ấy là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật. Chư Phật là Biển Chánh Biến Tri, từ tâm ấy mà sanh ra. Vì vậy, phải một lòng mà niệm Phật. Nếu ai biết niệm Phật, thì phải biết người này là hoa sen báu trong loài người. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, đức Đại Thế Chí Bồ-tát là bạn thù thắng của người ấy.”

Kinh Niệm Phật Ba-la-mật nói: “Lúc lâm chung nếu tâm của chúng sanh có 5/10 phần tình và 5/10 phần tưởng thì sẽ tái sanh trở lại vào cõi người; nếu phần tình nhiều hơn phần tưởng sẽ bị rơi vào ba đường ác đạo; và ngược lại nếu phần tình ít hơn phần tưởng thì sẽ được sanh vào cõi thiện lành cao hơn, có nhiều phước báo hơn như A-tu-la, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát hay Phật.” Phần tình là vọng tưởng, vô minh, phiền não, sân giận..., phần tưởng là thanh tịnh, sáng suốt, hoan hỷ, từ bi... Do đó mục đích chánh yếu của sự rèn luyện và tu tập trong đạo Phật là kết tập năng lượng thanh tịnh từ bi vào nội tâm của chính mình để phát triển phần tưởng vượt cao hơn phần tình. “Buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước” chính là xa lìa bóng tối vô minh để tiến sâu hơn vào trong ánh sáng của trí tuệ và từ bi. “Phát tâm Bồ-đề, nhất tâm niệm Phật” là phát huy năng lượng của ánh sáng trí tuệ và từ bi ở trong nội tâm, cũng là cách duy trì và phát khởi tác dụng cái năng lượng ánh sáng này đến khắp quần sanh. Người buông xả được rốt ráo tất cả các thứ vọng tưởng phân biệt chấp trước, chính là người có trí huệ vô tướng, ngộ đạo thấy tánh, người này chỉ cần niệm một câu Phật hiệu lúc lâm chung thì ngay lập tức được vãng sanh Cực Lạc, thành tựu quả Bồ-đề. Vì thế, Phẩm Hết Lầm Thấy Phật ghi: “Nếu ai biết đem trí huệ vô tướng, trồng các cội đức, thân tâm thanh tịnh, xa lìa phân biệt, cầu sinh Tịnh độ, hướng Phật Bồ-đề, sẽ sinh cõi Phật, vĩnh viễn giải thoát.”

“Ðạo Phật” là nền giáo dục của Phật-đà nhằm mục đích khai hóa mở bài chân thật tế, khiến cho chúng sanh giác ngộ, chẳng mê, chẳng vọng, chẳng bị sai lầm nơi lý, chẳng tà mị, chẳng cong quẹo nơi tâm, nên đạo Phật còn được gọi là đạo chân chánh hay chánh đạo. Hơn nữa, chỉ có đạo Phật mới có đầy đủ trí tuệ dẫn dắt chúng sanh đến Đại Niết-bàn lặng lẽ, rỗng rang, rộng lớn chẳng thể hình dung nổi, vi diệu vô tướng chẳng thể dùng hữu tâm để biết nổi, nên đạo Phật là đạo cùng lý, tận tánh không gì hơn được. Vì vậy, kinh gọi đạo Phật là Đạo Chân Chánh Vô Thượng. Khi tâm mình thấy tỏ cùng tột chánh pháp thì gọi là có Chánh Pháp Nhãn. Chữ “Chánh” ở đây là dùng để biểu thị cho Phật tâm. Người tu đạo Phật là người biết thuận theo giáo lý mà Phật giảng dạy trong kinh điển Đại thừa để có Chánh Pháp Nhãn, bởi vì chỉ có Chánh Pháp Nhãn của Đại thừa mới có thể bài trừ được hết thảy các chướng hoặc, phiền não và trói buộc nơi tâm mình mà được tự tại vô ngại; cho nên đạo Phật chính là con đường dẫn đến Đại Niết-bàn Thường Quả, thông đến Phật quả.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca Mâu Ni lấy nguyện hạnh của Tỳ-kheo Pháp Tạng làm mẫu mực để chỉ dạy chúng sanh phải tu hành như thế nào để chứng được Đại Niết-bàn Thường Quả, nên câu kinh văn “đem pháp giáo hóa, an lập chúng sanh, an trụ trong đạo, chân chánh vô thượng” ở đây đã nêu rõ kinh Vô Lượng Thọ chính là Chánh Pháp Nhãn mà Phật dùng để giáo hóa và an lập chúng sanh an trụ trong Đạo Chân Chánh Vô Thượng. Do vậy, kinh nói người tu theo kinh này chính là đệ tử Nhất thừa bậc nhất của A Di Đà Phật, tương lai sẽ là người thừa kế nguyện hạnh của A Di Đà Phật, tiếp tục không ngừng giáo hóa, an lập chúng sanh, an trụ trong đạo Chân Chánh Vô Thượng, có như vậy mới có thể gìn giữ giống Phật không bị đoạn diệt.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.216.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...