Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Chế hạnh Bồ Tát »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Chế hạnh Bồ Tát

(Lượt xem: 3.370)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chế hạnh Bồ Tát

Font chữ:

Chế Hạnh Bồ-tát - “Chế Hạnh” có nghĩa là khống chế hành vi, tư tưởng của mình khi sáu căn (mắt, tai, miệng, mũi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Niệm Phật chính là một pháp tu để khống chế tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, tâm chấp trước và tâm phan duyên, làm cho ba nghiệp nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh, sáu căn tịch diệt; cũng nên biết tâm xen tạp chính là tâm phan duyên. Vậy, Nhất hạnh Niệm Phật chính là hạnh nghiêm trì tịnh giới, trừ khử tâm phan duyên lẫn ngừa ác làm lành, như trong kinh này nói: “Các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép. Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch. Khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.” Phật đặt ra nhiều luật nghi để cho người tu hành dựa vào đó mà chế ngự hành vi, tư tưởng của mình. Tùy theo pháp khí tu hành của mỗi người mà tự mình thọ lãnh giới luật khác nhau như: Ngũ giới, Thập thiện, Bồ-tát tại gia giới (sáu giới trọng, hai mươi tám giới khinh), Bồ-tát xuất giới (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh), Tỳ kheo Giới (hai trăm năm mươi giới điều) và Tỳ kheo Ni (ba trăm năm mươi giới điều).

Bồ-tát giới là giới của Đại thừa, chẳng phải là của Tiểu thừa. Giới Tiểu thừa của hàng Thanh Văn là giữ gìn thân nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “thân giới.” Trong khi đó, giới Đại thừa của Bồ-tát là giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh, không phạm luật nghi, nên gọi là “ý giới.” Đối với tư tưởng của Đại thừa thì ý làm chủ; thân chỉ là tên đày tớ tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân mà hành động. Nếu ý được giữ gìn không phạm giới thì thân cũng theo đó mà không phạm giới. Tuy nhiên, vì kinh Vô Lượng Thọ đây độ trọn ba căn, nên Phật mới nói ra đầy đủ các giới khác nhau từ Nhân Thiên thừa cho đến Đại thừa để người tu Tịnh Nghiệp tùy sức mình mà thọ giới. Thật ra các giới cấm trong Phật giáo không có bức tường ngăn cách, hãy chúng ta gìn giữ được bao nhiêu giới thì được lợi ích bấy nhiêu.

Để chỉ rõ sự khác nhau giữa “thân giới” và “ý giới,” chúng ta hãy lấy giới tà dâm làm thí dụ: Một ngày nọ có một vị tu sĩ lên đò để sang sông. Ngặc nổi cô lái đò lại rất trẻ đẹp, nên vị sư nầy cứ lấm liếc nhìn cô ta. Khi sang bến, thay vì phải trả tiền đò như những người khác, cô lái đò đòi tiền vị tu sĩ gấp đôi. Ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại tính tiền tôi nhiều gấp đôi vậy? Cô lái đò đáp: “Khách đi đò thì họ chỉ là đi đò thôi nên tôi tính tiền có một, còn Ngài thì vừa đi đò lại vừa ngắm nghía tôi nên tôi phải tính tiền gấp đôi.” Sau khi hoàn thành Phật sự vị tu sĩ phải trở lại bến đò để về chùa, nhưng lần nầy vị tu sĩ lấy nón che mặt lại để khỏi phải nhìn cô lái đò. Khi đến bến, thay vì chỉ trả một đồng tiền đò thì cô lái đò lại đòi đến bốn đồng. Quá đỗi ngạc nhiên, vị tu sĩ hỏi: “Tại sao thí chủ lại đòi tiền tôi quá nhiều thế?” Cô lái đò đáp: “Lúc trước, khi qua sông thì Ngài chỉ lấy mắt nhìn tôi nên tôi đòi tiền gấp đôi, bây giờ trở về Ngài không nhìn tôi bằng mắt mà Ngài nhìn tôi bằng tâm tưởng. Cái nhìn của mắt thì có giới hạn nên tôi chỉ đòi hai đồng tiền, còn tâm tưởng thì vô biên vô lượng, ai biết Ngài đang nghĩ gì hay muốn làm gì, nên tôi phải đòi tiền gấp bốn lần là như vậy.”

Lại có câu chuyện khác nói về “thân giới” và “ý giới” của hàng Tiểu thừa và Đại thừa như sau: Một ngày nọ, có hai vị xuất gia tu sĩ sau khi làm xong Phật sự trở về chùa, khi đến một con rạch nước nọ thì họ thấy có một cô gái đang ngồi khóc khúc khích. Khi hỏi ra mới biết cô gái này vì sợ nước mà không dám lội nước qua con rạch. Vị sư huynh thấy vậy mới bảo cô gái: “Nếu cô không ngại thì tôi sẽ cõng cô qua con rạch này.” Thế là cô gái bằng lòng cho vị sư tăng cõng qua con rạch. Làm xong việc, hai huynh đệ im lặng đi về chùa. Không lâu sau, người sư đệ đến bảo sư huynh rằng: “Đệ có điều này muốn hỏi sư huynh, nhưng không dám nói. Nhưng nếu không nói ra thì trong lòng của đệ cảm thấy rất là ấm ức, khó chịu; nên nay xin phép sư huynh cho đệ nói ra những suy nghĩ của đệ.” Vị sư huynh từ bi trả lời: “Huynh đệ mình như thể tay chân; vả lại, chúng ta là người tu hành trong ngoài trong suốt như một, thì đâu có gì là bí mật để giữ trong lòng.” Người sư đệ nghe vậy mới an tâm mà hỏi: “Đệ thấy huynh đã phạm giới cấm của người xuất gia.” Người sư huynh hỏi lại: “Thế à! vậy đệ nói cho huynh biết để sám hối, sửa lỗi.” Người sư đệ đáp: “Ngày trước huynh cõng một cô gái qua rạch nước, nên đã phạm giới cấm tà dâm.” Vị sư huynh nghe vậy nghiêm nghị trả lời: “Huynh vì tội nghiệp cho cô gái ấy nên cõng cô ta qua con rạch trong khoảng chốc. Thế mà đệ đã phải chịu khổ cõng cô gái ấy từ con rạch đến chùa, mà đến bây giờ còn chưa chịu bỏ cô gái ấy xuống nữa à!” Người sư đệ nghe vậy, hiểu ý sư huynh, thẹn thùng chào người sư huynh rồi lui ra.

Chúng ta nhận thấy, khác hẳn với các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Phật giáo không cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắc để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật chỉ là con đường, là phương tiện, là cỗ xe để giúp con người đạt đến những cứu cánh tối thượng. Nói cách khác, đạo Phật chỉ là nền giáo học của Phật-đà; bởi thế, đạo Phật chỉ dạy và khuyến khích chúng sanh tự mình tu hành, nghiêm trì tịnh giới với nội tâm trong sạch, dứt hẵn những phiền não trần lao để thành tựu sức định huệ mà chứng ngộ chân lý. Người chân thật biết tu hành thì phải dùng trí huệ sáng suốt, xa lìa trước tướng phân biệt, tự mình giữ gìn giới hạnh nơi thân, ngữ, ý thanh tịnh và bình đẳng để có thể nghiệm chứng Niết-bàn mà được giác ngộ giải thoát. Những việc như là chấp pháp, chấp giới, chấp ngã chỉ làm cho thân tâm càng thêm ràng buộc, không tự tại, chướng ngại việc tu hành, chớ chẳng đem lại lợi ích gì cả.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1320 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.145.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever ... ...

Hoa Kỳ (22 lượt xem) - Việt Nam (18 lượt xem) - Greece (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...