Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bản tin văn hóa »» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 »»

Bản tin văn hóa
»» Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

(Lượt xem: 5.343)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Amartya Sen nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng tuyển trạch, Amartya Sen được tôn vinh là người đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện lý tưởng hòa bình thông qua các trước tác trong kinh tế học và triết học. Là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong nhiều thập niên, Amartya Sen đã cổ suý việc giải quyết các vấn đề về công lý trong toàn cầu. Giá trị này bao giờ cũng mang tính thời sự và phù hợp để chống lại bất công xã hội trên thế giới, nhất là trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay.

Khi kết hợp các luận điểm chính trong kinh tế học và đạo đức học, Amartya Sen phân tích về tác động của thị trường đối với con người. Suy tưởng này dẫn Amartya Sen tìm lại mối tương quan nền tảng thuộc về tự do cá nhân trong tinh thần trách nhiệm đối với thế giới. Cho dù hành động trong khuôn khổ, sự tự do lựa chọn giúp cho chúng ta có một cơ hội để quyết định những gì nên làm, nhưng cũng có trách nhiệm với những gì chúng ta muốn làm.

Sự thịnh vượng của cá nhân không chỉ được định nghĩa bằng các sung mãn vật chất theo các luận điểm của chủ thuyết kinh tế tân cổ điển, mà cần nhìn bao quát hơn. Hành động của con người được thể hiện là một cá nhân tự do hoạt động trong môi trường xã hội năng động. Khả năng phát triển các kỹ năng cá nhân và thực thi công lý đối với đồng loại là một sự thịnh vượng chung về mặt tinh thần.

Dù hấp thụ những minh triết của phương Đông như Phật giáo, Amartya Sen lý luận kinh tế theo phong cách phương Tây khi đặt vấn đề hiệu năng trong các mô hình tăng trưởng.

Theo Amartya Sen, sẵn sàng thảo luận công khai các quan điểm dị biệt là đặc điểm chính trong Phật giáo để thực thi tinh thần dân chủ đoàn kết. Các dị biệt văn hoá không nhất thiết là nguồn gốc của mọi xung đột về bản sắc và tranh chấp trong xã hội. Nghèo đói và bệnh tật có liên quan đến việc các cấu trúc chung thiếu tự do. Amartya Sen xác nhận là nạn đói ít xảy ra ở các nước dân chủ hơn là độc tài. Tự do báo chí là yếu tố quan trọng cho sự phát triển dân chủ tại các nước chậm tiến. Amartya Sen phản đối chủ trương tập trung tối đa nguồn lực cho tăng trưởng thị trường kinh tế tự do. Vấn đề phát triển toàn diện xã hội và cá nhân là mục tiêu cao cả hơn.

Amartya Sen sinh năm 1933 tại Tây Bengal và học Kinh tế và Triết học ở Calcutta và Cambridge. Amartya Sen đã giảng dạy tại Trinity College ở Dublin và các đại học MIT, Berkeley, Stanford và Harvard.

Các tác phẩm quan trọng là Development as Freedom. Oxford University Press,1999; Rationality and Freedom, Belknapp Press,2004;The Argumentative Indian, Writings on Indian Culture, History and Identity, Penguin Allan Laune, 2005; The Idea of Justice, Penguin Books, 2010.


Hình trong bài: Amartya Sen đang nhận giải thưởng Nobel năm 1998 Photo: Anders Wiklund.

Bài liên quan

- Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice

https://thuvienhoasen.org/a9646/tim-hieu-ve-khai-niem-cong-binh-cua-amartya-sen-qua-tac-pham-the-idea-of-justice-do-kim-them

- Mối Quan Hệ Văn Hóa Giữa Trung Hoa Và Ấn Độ

https://thuvienhoasen.org/a9437/moi-quan-he-van-hoa-giua-trung-hoa-va-an-do


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1475 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.135.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi ... ...

Việt Nam (236 lượt xem) - Hoa Kỳ (65 lượt xem) - Australia (38 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...