Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tìm hiểu Phật giáo »» Cảm tính dưới góc nhìn Tâm lý và Phật giáo »»

Tìm hiểu Phật giáo
»» Cảm tính dưới góc nhìn Tâm lý và Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 3.933)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Cảm tính dưới góc nhìn Tâm lý và Phật giáo

Font chữ:

Con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.

Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình hoạt động tâm thần, biểu hiện thái độ của con người đối với những kích thích bên ngoài cũng như từ bên trong cơ thể, đối với những biểu tượng và ý niệm thuộc phạm vi xã hội cũng như thuộc phạm vi thế giới vật lý. Cảm xúc biểu hiện thái độ con người đối với thực tế chung quanh và đối với bản thân.

Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm thần khác như: tri giác, tư duy. Cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ não (cảm xúc Sơ đẳng bản năng). Phần nhỏ hơn ở vỏ não, vỏ não chi phối chủ yếu các tình cảm cao cấp. Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp. Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc tính bên trong của các sự vật và hiện tượng, vì vậy mà nó phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm. Nhận thức cảm tính có 2 quá trình cơ bản, đó là cảm giác và tri giác.

Cảm giác có mấy đặc điểm sau:

• Nó là quá trình tâm lý (chứ không phải là trạng thái hay thuộc tính).

• Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng (chứ không phản ánh được sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn).

• Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp (khi sự vật, hiện tượng đang tác động vào giác quan ta).

Tri giác là một quá trình thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:

• Tri giác là một quá trình tâm lí. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.

• Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

• Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.

Tuy nhiên, tri giác là sự chuyển hóa ở cấp độ cao hơn cảm giác nhưng vì là những đánh giá từ góc độ trực quan sinh động nên khi vận dụng tri giác vào việc phán đoán một vấn đề vẫn xảy ra những sai lầm, khiếm khuyết.

Từ những yếu tố trên, cho chúng ta thấy rằng: Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta nên nhận thức từ cảm tính chưa thể đưa đến những kết luận đúng sai khi chưa có sự phân tích, tác động và đánh giá ngoại vi.

Trong đạo Phật, con người có Ngũ uẩn là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.

Khi thế giới đang còn trong sáng, Abhidhamma gọi là pháp thực tánh (paramatha-dhamma) thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức như thực, Duy Thức gọi là Viên thành thực. Khi có Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn là do con người bị tham sân si chi phối, lý trí, tình cảm chủ quan chen vào nên bóp méo cái thực và biến chúng thành uẩn; Abhidhamma gọi chúng là pháp khái niệm (paññatti- dhamma), còn Duy Thức gọi là biến kể sở chấp.

Trong Tiểu bộ Kinh, Bāhiya sutta có một đoạn ghi chép rằng: Đức Phật rời khỏi Tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị Bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm Ngài để hỏi pháp. Khi ấy, Đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân Ngài khẩn xin: “Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể có được hạnh phúc và an lạc lâu dài”.

Sau khi từ chối hai lần, đến lần thứ ba, Đức Phật đã trả lời:

“Này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy”.
Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

Đến đây, Đức Phật đã khai thị “năm uẩn đều là không” vì chúng không thực có, chỉ do ảo giác, ảo tưởng sinh ra. Khi các uẩn được trí tuệ soi chiếu thì chúng đều là không và trả lại nguyên trạng “tất cả đều như thực”.

Từ những dẫn chứng trên, chúng ta nhận thấy con người thường vướng mắc vào những quan điểm mang tính cảm xúc, xuất phát từ những yếu tố mang tính thuộc tính, cảm tính, nhưng chúng ta lầm tưởng nó là chân lý ở góc độ khoa học (có số liệu, định lượng) thực chất những nhận định cảm tính chỉ bắt nguồn từ quan điểm thực tại và bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan, nó thường xảy ra khi người ta nghe, thấy một sự vật, hiện tượng thuộc về trường thẩm mỹ, nghệ thuật, sở thích, nghị luận xã hội (như nghe một bài hát, có người sẽ thấy hay, người thấy không hay, nhìn một cô gái, có người thấy đẹp, người thấy không đẹp, một thầy giáo dạy học, có người khen hay có người chê dở, ăn một món ăn, có người chê dở, có người khen ngon..), hoặc những vấn đề nghị luận xã hội, khi đưa ra cộng đồng cũng có nhiều luồng ý kiến và đó là điều hiển nhiên phải có, nó xảy ra bởi không có một quy chuẩn cụ thể nào mang tính tuyệt đối đối với những khái niệm dựa trên cảm xúc.

Đánh giá, nhận xét bằng cảm tính tuy cần nhưng không phải là cơ sở để khẳng định một sự việc, một vấn đề là đúng hay sai, điều này được thấy rõ nhất trong quá trình điều tra và kết án, bởi vì dù người ta có linh cảm và cho rằng ai đó là hung thủ, là thủ phạm, dù người đó đã bị bắt để phục vụ điều tra nhưng họ chỉ bị gọi là “nghi phạm”, khi đưa ra xét xử thì gọi là bị cáo, khi bị kết án mới gọi là “phạm nhân”, tức đã có đầy đủ chứng cứ để khẳng định người này có tội.

Hoặc khi chúng ta nhìn thấy một người ốm yếu xanh xao, chúng ta sử dụng “cảm giác” để cho rằng người đó bị bệnh, sử dụng “tri giác” để xâu chuỗi những nguyên nhân dẫn đến sự gầy gò xanh xao như “thiếu máu, tim mạch, suy dinh dưỡng…” nhưng khi chưa có sự tác động từ yếu tố ngoại vi (máy móc, thiết bị y tế, yếu tố tâm lý khác…) thì chúng ta chưa thể khẳng định người đó có thật là bị bệnh hay không.

Thế nhưng con người lại thường có một thói quen đó là khó chấp nhận khi ai đó phản đối lại quan niệm của mình, mặc dù đó là quan niệm mang tính “cảm tính” mà quên rằng giữa những khái niệm đó, đều chỉ mang tính tương đối và phù hợp với một nhóm đối tượng nào đó mà thôi chứ không phải là phù hợp với tất cả, không phải chúng ta thấy đẹp là người khác cũng thấy đẹp, chúng ta thấy xấu, chúng ta bắt người khác cũng phải thấy xấu. Điều quan trọng là chỉ cần chúng ta tự hài lòng với những gì chúng ta cho rằng nó phù hợp với mình mà không cần phải phản kháng hay cố gắng bảo vệ luận điểm của mình, như thế là chúng ta đã thật sự cảm thụ cái đẹp, cái đúng theo cách riêng của chúng ta mà không dính mắc từ những quan niệm trái chiều. Bởi suy cho cùng, việc thao túng hay com góp tâm lý người khác không bằng chúng ta cảm thấy an vui, tự tại bằng một nội tâm không hỗn loạn.

Chính vì “cảm tính” chỉ mang tính đánh giá sơ bộ bên ngoài chứ không đi sâu vào yếu tố bên trong nên vẫn còn những hạn chế và khiếm khuyết, “cảm giác” là hình thức phản ảnh thấp nhất và thay đổi theo thời gian, thời điểm khác nhau, có thể hôm nay chúng ta thấy điều đó đúng nhưng ngày mai lại thấy nó sai, hôm nay thấy cái này đẹp nhưng ngày mai lại thấy nó xấu, thế nên việc quả quyết những nhận xét mang tính cảm tính là “đúng, sai” theo khái niệm tuyệt đối sẽ dẫn đến những sai lầm nếu chưa có những phân tích, đánh giá nội hàm sự vật hiện tượng.

Dưới góc độ Tâm lý học, những mâu thuẫn mang tính cảm tính cần được hóa giải bằng phương pháp cân bằng, dẫn dắt con người nhìn nhận sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ đánh giá khác nhau, với quan điểm và tư duy mở, tránh hướng con người rơi vào những nút thắt tư tưởng tuyệt đối.

Đối với góc độ Phật giáo, cảm xúc, cảm tính là một trong những cái “khổ” nằm trong ngũ uẩn, tuy tồn tại trong mỗi người nhưng ngũ uẩn đều là “không”, nó chỉ xuất hiện khi con người bị chi phối bởi những vọng tưởng, chúng ta xây dựng những “đền đài tư tưởng nguy nga” và dính mắc vào vô số những luận điểm “tốt xấu, đúng sai”. Muốn thoát khỏi những tranh luận hơn thua, chúng ta phải hiểu được những điều cốt lõi, đối với người không phải tín đồ Phật giáo thì hiểu rằng “cảm nhận, cảm giác” chỉ là một sự nhìn nhận, đánh giá cảm tính bên ngoài, nó sẽ không trường tồn mà sẽ bị thay đổi, bào mòn, biến dạng theo thời gian. Đối với người Phật tử, cần hiểu về sự vật hiện tượng theo hướng “liễu tri” chứ không phải “tưởng tri”, tức phải hiểu rõ ngọn nguồn sự vật hiện tượng trên cái nhìn thực tế, không dính mắc, không bám chấp vào những cảm giác bên ngoài đến mức cực đoan, càng không phải nhận định một vấn đề chỉ bằng “tưởng tượng, cảm giác” và cho rằng điều đó là sai hay đúng.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus có câu “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”, bởi thoạt nhìn, bằng cảm giác, người ta cứ nghĩ dòng sông cố định là một, không có sự thay đổi, nhưng thực chất bên trong, dòng nước luôn luôn thay đổi và con người ta mỗi lần tắm mình trên dòng sông đó đều là một dòng nước khác.

Vạn vật định hình trong tư tưởng mỗi người dưới nhiều góc độ nhìn nhận và suy luận khác nhau, “có hay không”, “đẹp hay xấu”, “đúng hay sai” sẽ luôn là những khái niệm diễn ra không bao giờ dứt, khi vạn vật còn tồn tại thì con người sẽ còn những tranh luận với những quan điểm của mình, nó như một dòng chảy vô tận từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ người này đến người khác, sẽ thật khó để ra một mệnh lệnh hay một lời khuyên cho con người ta ngừng lại những quan điểm khác nhau và nó sẽ chỉ dừng lại khi chúng ta ý thức được rằng những tranh luận từ cái nhìn cảm tính sẽ không mang lại kết quả gì ngoại trừ tính bảo thủ càng thêm cao, sự bất an bực dọc càng thêm nặng. Khi chúng ta tổn hao tâm trí, thời gian cho việc tranh luận những nội dung “vọng tưởng” chủ quan, vô thực, giống như chúng ta cố nắm chặt một nắm cát trong tay thì nó sẽ làm cho chúng ta mất đi sự bình an từ những điều đơn giản nhất.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.129.241 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...