Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công.
(When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết.
(Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó.
(If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn.
(Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want.
)Jim Rohn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai.
(Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Cách đây hơn hai mươi năm, vào khoảng cuối thiên niên kỷ trước, tôi có dịp gặp và trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên. Tôi cùng đi với Đỗ Quốc Bảo, đến thăm thầy khi ấy đang ở trên một căn gác trong khuôn viên chùa Quảng Hương Già Lam. Lúc ấy thầy vẫn là nhân vật quan trọng được nhiều sự “ưu ái bảo vệ”, nên khi vừa đến khu vực cổng chùa chúng tôi đã dễ dàng nhận thấy một số người mặc thường phục nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt dò xét hơi khó chịu.
Nói là đến thăm thầy, nhưng thật ra chuyến đi của chúng tôi còn có mục đích khác. Vào thời điểm đó, Đỗ Quốc Bảo đang giúp thầy một số kiến thức trong việc sử dụng Microsoft Word trên máy điện toán. Anh đã thiết lập sẵn một số các mẫu định dạng (style) trong Word, phù hợp với việc trình bày các sách nghiên cứu, vốn thường có nhiều chữ Phạn, chữ Hán. Đỗ Quốc Bảo đã hướng dẫn thầy cách áp dụng các mẫu định dạng này để tạo văn bản có tính nhất quán và phù hợp với các chuẩn mực học thuật. Song song theo đó, Đỗ Quốc Bảo cũng giúp thầy trong việc nhập chữ Hán trên máy điện toán qua phần mềm Song Kiều. Công việc hướng dẫn chưa thực sự hoàn tất và Đỗ Quốc Bảo đang sắp phải rời Việt Nam sang Đức. Vì vậy, anh không yên tâm nên muốn đưa tôi đến gặp thầy để “bàn giao” công việc và nhờ tôi lưu ý giúp thầy nếu có phát sinh bất ổn nào trong lúc vắng mặt anh.
Thầy tiếp chúng tôi trong một gian phòng nhỏ. Chúng tôi trò chuyện về nhiều vấn đề và được mời ở lại dùng cơm trưa. Thời gian tiếp xúc không lâu nhưng thầy đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng cũng như những bài học mà mãi đến nay tôi vẫn còn ghi nhớ. Trong lúc trò chuyện, khi nhắc đến một chú thích trong sách cần làm rõ, thầy đứng lên đi thẳng đến kệ sách và lấy ra một quyển, rồi mở ra ngay đúng trang sách đang được đề cập đến. Dáng vẻ thầy ung dung và tự tin cho thấy thầy biết chắc chắn về quyển sách đang nằm ở đó cũng như trang sách nào cần giở ra, không có vẻ gì như người phải tìm kiếm. Về sau này tôi mới biết đó là một trong những khả năng biểu lộ trí nhớ siêu tuyệt của thầy mà rất nhiều người khi làm việc chung với thầy đều biết đến.
Nhưng điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự cẩn trọng gần như tuyệt đối của thầy, một điều cực kỳ quan trọng ở người làm công việc nghiên cứu. Mặc dù thầy đề cập đến vấn đề đang thảo luận một cách rất chi tiết, chứng tỏ thầy nhớ rất kỹ về sự việc, nhưng thầy vẫn tìm mở ra nguồn tư liệu gốc để kiểm chứng lại một cách chắc chắn nhất, không hoàn toàn dựa vào trí nhớ của mình. Trong hơn hai mươi năm làm công việc biên tập và hiệu đính, tôi nhận ra hầu hết các tác giả, dịch giả đều mắc phải sai lầm do căn bệnh chủ quan khi dựa vào trí nhớ mà không kiểm chứng. Một người uyên bác, thông tuệ như thầy mà còn tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng như vậy, quả thật xứng đáng là một tấm gương để chúng ta noi theo. Sự cẩn trọng của tôi trong công việc biên khảo từ nhiều năm qua có một phần chính là nhờ học hỏi được nơi thầy.
Nỗ lực học hỏi về các kỹ thuật mới để sử dụng phần mềm trên máy điện toán của thầy cũng thật đáng kinh ngạc. Rất nhiều người tôi quen biết, khi ở vào độ tuổi của thầy rất ngại học hỏi thêm những điều liên quan đến công nghệ. Họ chấp nhận làm việc với môi trường và những phương tiện quen thuộc cũ, dù biết rằng việc sử dụng công nghệ sẽ giúp cho công việc được nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Điều đó chỉ đơn giản là vì họ không vượt qua được những khó khăn ban đầu. Thầy Tuệ Sỹ thì rất khác. Thầy nhận thức rất rõ những lợi thế của các phương tiện hiện đại và chấp nhận học hỏi. Và thầy học rất nhanh. Đỗ Quốc Bảo đã quá lo xa khi “giao việc” cho tôi, bởi trong thực tế thầy không cần đến sự hỗ trợ của tôi lần nào cả. Chỉ mãi về sau này, khi giúp thầy xây dựng website Hương Tích Phật Việt thì tôi mới phải đi về vài ba lần để chỉ dẫn cách sử dụng, nhưng lúc đó đã có một vài em sinh viên giúp thầy công việc này. Trong những lần gặp gỡ hiếm hoi đó, tôi cũng đã có lần nghỉ đêm lại Thư quán Hương Tích để rồi được uống trà cùng thầy buổi sáng. Tất cả đều là những kỷ niệm đẹp mà tôi luôn ghi nhớ.
Năm 2009, sau khi xuất bản bản Việt dịch và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn, tôi gửi biếu Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Trí Tịnh và thầy Tuệ Sỹ mỗi người một bộ. Phiên bản đầu tiên đó được in đầy đủ cả phần Hán văn và chú âm với độ dày tổng cộng hơn 4.500 trang, được phân chia thành 8 tập. Một thời gian sau, có dịp gặp thầy, tôi không ngờ là thầy đã đọc và ân cần trao đổi với tôi về bản dịch ấy. Thầy bảo tôi, phương pháp anh làm như vậy là tốt lắm. Tôi biết là thầy đang đề cập đến những điều tôi trình bày ở phần Dẫn nhập. Rồi thầy vui vẻ nói thêm: “Anh nên cố gắng học thêm tiếng Phạn. Điều đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho công việc.”
Tôi biết lời thầy dạy rất chí lý, nhưng thú thật tôi tự xét mình và biết là không kham nổi. Nếu chỉ học để biết qua loa thì không thành vấn đề, nhưng “học cho ra học” thì tôi biết chắc loại ngôn ngữ “cõi trời” này không thể thông thạo một cách nhanh chóng được. Trong thực tế, anh bạn Đỗ Quốc Bảo của tôi đã phải lăn lộn hết mình trong hai mươi năm qua, đến giờ mới có thể lên bục giảng để giảng dạy ngôn ngữ này. Tôi thì quả thật không đủ “vốn liếng” để theo đuổi như vậy. Vì thế, tuy vẫn không quên lời thầy dạy nhưng với mức độ làm việc đều đặn như những năm qua, tôi cũng đành “hẹn lại kiếp sau” với giấc mơ về Phạn ngữ.
Tôi không có nhiều duyên may gần gũi thầy và những lần thăm viếng, hầu chuyện cùng thầy cũng không nhiều lắm. Tuy nhiên, những bậc đàn anh được thầy quan tâm và có nhiều cơ duyên tiếp xúc làm việc với thầy như các anh Nguyễn Hiền, Văn Công Tuấn, Đỗ Hồng Ngọc... thì với tôi đều thân thiết. Nhờ vậy, tôi được biết thêm rất nhiều về thầy qua chính những vị này. Anh Văn Công Tuấn kể cho tôi nghe nhiều mẩu chuyện về thầy trong suốt những năm anh từng học và làm việc ở Đại học Vạn Hạnh, khi anh hãy còn là “thanh niên Tuấn” và thầy là “chú Sỹ”. Khi anh Nguyễn Hiền cất công sưu tập các bài viết của thầy và cả những bài viết về thầy để làm tuyển tập “Tuệ Sỹ - Viên Ngọc Quý” thì chính tôi là người may mắn được đọc sửa bản thảo trước khi in. Hơn thế nữa, tập sách này lại được chính Nhà xuất bản Liên Phật Hội của chúng tôi tại California phát hành qua hệ thống POD toàn cầu. Anh Đỗ Hồng Ngọc thì thỉnh thoảng vẫn gửi bài cho tôi đọc, đôi khi có những bài anh viết về thầy. Và mới đây nhất, anh khoe hình lúc đến thăm thầy, tuy đã lộ rõ vẻ yếu ớt vì bệnh tình nhưng khuôn mặt vẫn tươi cười rạng rỡ và cặp mắt tinh anh vẫn không khác với ngày nào.
Nói đến thầy Tuệ Sỹ, những ai đã được gặp thầy hẳn đều không quên được đôi mắt tinh anh đặc biệt của thầy. Thầy có một thân hình nhỏ nhắn và thậm chí là hơi gầy, khuôn mặt cũng gầy gò, hơi khắc khổ, nhưng đôi mắt thì như vượt ra ngoài những dáng vẻ thông thường đó. Trong hố mắt sâu thẳm là hai đồng tử sáng quắc linh hoạt và như chiếu ra những tia sáng xuyên thấu mọi điều. Mặc dù vậy, tôi chưa bao giờ cảm nhận sự nghiêm khắc trong tia nhìn của thầy, mà ngược lại luôn cảm thấy rất nhiều tình cảm thương yêu, ấm áp. Phải chăng chính từ nơi tuệ giác phi thường và tâm từ bi rộng mở của thầy đã lưu xuất ra một ánh mắt nhìn đặc biệt đến như thế!
Và nói về trí tuệ của thầy thì quả thật khó có người theo kịp. Từ lúc còn là “chú Sỹ” trên giảng đường Đại học Vạn Hạnh - và tất nhiên là vị giáo sư Đại học trẻ tuổi nhất lúc đó - thầy đã có nhiều tác phẩm được lưu hành và nổi tiếng. Và cho đến gần đây là công trình Thanh văn tạng mà Hội Đồng Hoằng Pháp vừa xuất bản, một công trình mang tầm thế kỷ mà chính thầy là “cây cột chống trời” đã làm nên kỳ tích. Tất nhiên chúng ta không phủ nhận những nỗ lực và công sức đóng góp của rất nhiều người để công việc được tốt đẹp như đã thấy, nhưng ý tôi muốn nói ở đây là vai trò chính yếu mang tính quyết định của thầy. Khi sức khỏe thầy suy yếu như hiện nay, dường như có một nỗi lo chung mà anh em chúng tôi mỗi khi trò chuyện cùng nhau đều bàn đến. Đó là không biết rồi đây ai sẽ đủ sức thay thế đảm nhận được những vai trò mà thầy đã từng gánh vác.
Mối nhân duyên gần đây nhất giữa tôi với thầy là khi tôi hoàn tất bản dịch và chú giải sách Tây vực ký, trùng dịch công trình của Hòa thượng Thích Như Điển đã xuất bản từ năm 2004. Mặc dù lúc đó sức khỏe của thầy cũng không tốt lắm, nhưng thầy vẫn cố gắng viết lời giới thiệu cho tập sách này. Anh Văn Công Tuấn kể với tôi là có những đoạn trong bài thầy đã viết ngay trên giường bệnh. Khi nghe anh kể như vậy, tôi đã hết sức cảm động và chợt nhớ lại những phút giây được ở bên thầy. Tôi cảm nhận được dù khi tôi đang ở bên cạnh thầy hay đã đi rất xa thì trong tâm lượng của thầy, sự thương yêu và quan tâm khích lệ đối với hàng hậu học chúng tôi dường như vẫn không bao giờ suy giảm cả.
Cách đây mấy tuần, Đỗ Quốc Bảo từ Đức sang California để thuyết trình tại lễ khai giảng trường Đại học Phật giáo Sakya Buddha University và gặp tôi cũng đến thuyết trình ở đó. Chúng tôi có dịp gặp lại nhau sau gần hai mươi năm và lại có dịp nhắc chuyện về thầy. Tôi bất chợt nhận ra một điều là cho dù không ai nghĩ đến, nhưng sự hiện diện của thầy trong cuộc đời này dường như đã trở thành một chất keo gắn kết anh em chúng tôi, những người cư sĩ thuộc thế hệ đi sau, vẫn đang cố gắng tiếp tục đóng góp cho nền Phật học nước nhà. Đó là vì tất cả chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều thật lòng kính phục thầy, đều xem thầy là vị thầy chung, là tấm gương sáng để chúng tôi noi theo trong suốt cuộc đời mình.
Với sự giác ngộ siêu việt thế gian, Đức Phật từng được xưng tán là Bậc thánh của các vị thánh. Ngày nay, với sự thông tuệ và đạo hạnh sáng ngời của thầy, tôi nghĩ sẽ không quá lời khi xưng tán thầy là Bậc thầy của những vị thầy. Và nói thật lòng thì đối với riêng tôi, thầy quả là bậc thầy vượt trên tất cả những vị thầy mà tôi đã từng được biết.
Quế Minh Đường (Westminster), California Tiết Trung thu Quý Mão - 2023 Nguyễn Minh Tiến
Giới thiệu tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ qua các giọng ngâm
LỜI TỰA - Anh ôm giấc mộng đi hoang
Hoài niệm - Giọng ngâm: Đoàn Yên Linh
Khung trời cũ - Giọng ngâm: Thúy Vinh
Mộng Trường sơn - Giọng ngâm: Bảo Cường
Cánh chim trời - Giọng ngâm: Hồng Vân
Mưa cao nguyên - Giọng ngâm: Đoàn Yên Linh
Tóc huyền - Giọng ngâm: Thúy Vinh
Hận thu cao - Giọng ngâm: Bảo Cường
Những năm anh đi - Giọng ngâm: Hồng Vân
Một bóng trăng gầy - Giọng ngâm: Đoàn Yên Linh
Tống biệt hành - Giọng ngâm: Thúy Vinh
Nhớ dương cầm - Giọng ngâm: Bảo Cường
Tiếng nhạc vọng - Giọng ngâm: Hồng Vân
Hạ sơn - Giọng ngâm: Đoàn Yên Linh
Cỏ dại ven bờ - Giọng ngâm: Thúy Vinh
Vết rạn - Giọng ngâm: Hồng Vân
NHỮNG DÒNG NHẠC TỪ GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN
Tuệ ca 01: Tiếng Sư Tử Hống giữa rừng già vô minh Nhạc Trần Quan Long, Hòa âm Nguyên Đương, thực hiện Diệu Trân
01. Hạ Sơn - Tiếng hát Sơn Nam.
Ngày mai sư xuống núi Áo mỏng sờn đôi vai Chuỗi hạt mòn năm tháng Hương trầm lỡ cuộc say
Bình minh sư xuống núi Tóc trắng hờn sinh nhai Phương đông mặt trời đỏ Mùa hạ không mây bay
Ngày mai sư xuống núi Phố thị bước đường cùng Sư ho trong bóng tối Điện Phật trầm mông lung
Bình minh sư xuống núi Khóe mắt còn rưng rưng Vì sư yêu bóng tối Ác mộng giữa đường rừng
02. Khung Trời Cũ - Tiếng hát Kim Ngân.
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn
03. Tống Biệt Hành - Tiếng hát Ngọc Nga.
Một bước đường thôi nhưng núi cao Trời ơi mây trắng đọng phương nào Đò ngang neo bến đầy sương sớm Cạn hết ân tình, nước lạnh sao? Một bước đường xa, xa biển khơi Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi Cho hết đêm hè trông bóng ma Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà Trời không ngưng gió chờ sương đọng Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa Cho hết mùa thu biệt lữ hành Rừng thu mưa máu dạt lều tranh Ta so phấn nhụy trên màu úa Trên phím dương cầm, hay máu xanh
2 Trúc biếc che ngày nắng Hương chiều đuổi mộng xa Phương trời nhuộm ráng đỏ Tóc trắng nhện tơ lòa
3 Gió khẽ lay cành trúc Huơng vàng ánh nhện tơ Buông rời giấc tịnh tọa Nghe động phương trời xa
4 Ngõ vào qua khóm trúc Cửa khép vượt đường mây Tá túc trăng hờn nhện Nghiêng nghiêng áo lụa dài
5 Trúc già ngọn phơi phới Trời hận tuôn mưa rào Nặng trĩu tình tơ nước Trúc già lặng cúi đầu
05. Một Bóng Trăng Gầy - Tiếng hát Sơn Nam.
Nằm ôm một bóng trăng gầy Vai nghiêng tủi nhục hờn lay mộng tàn Rừng sâu mấy nhịp Trường Sơn Biển đông mấy độ triều dâng ráng hồng Khóc tràn cuộc lữ long đong Người đi còn một tấm lòng đơn sơ? Máu người pha đỏ sắc cờ Phương trời xẻ nửa giấc mơ dị thường Quân hành đạp nát tà dương Khúc ca du tử bẽ bàng trên môi Tình chung không trả thù người Khuất thân cho trọn một đời luân lưu
06. Tôi Vẫn Đợi - Tiếng hát Sơn Nam.
Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi Một vì sao bên khoé miệng rưng rưng Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử Dài con sông tràn máu lệ quê cha Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều
07. Bài Ca Cuối Cùng - Tiếng hát Sơn Nam.
Chim trời xếp cánh Hát vu vơ mấy tiếng trong lồng Nhớ mãi rừng cây thăm thẳm Ủ tâm tư cho hạt thóc cay nồng Rát bỏng với nỗi hơn khổ nhục Nó nhịn ăn Rồi chết gục
Ta đã hát những bài ca phố chợ Người ăn mày kêu lịch sử đi lui Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa Vỗ lề đường đoán mộng tương lai
Lộng lẫy chiếc lồng son Hạt thóc căng nỗi hờn Giữa tường cao bóng mát Âm u lời ca khổ nhục Nó nhịn ăn Và chết
Ta đã hát bài ca của suối Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời Gọi quỉ sứ từ âm ty kéo dậy Ngập rừng xanh lấp lánh ma trơi
Đêm qua chiêm bao ta thấy máu Từ sông Ngân đổ xuống cõi người Bà mẹ xoi tim con thành lỗ Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời
Lồng son hạt cơm trắng Cánh nhỏ run uất hận Tiếng hát lịm tắt dần Nó đi về vô tận
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.192.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.