Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tìm hiểu Phật pháp »» Năm thứ thần thông »»

Tìm hiểu Phật pháp
»» Năm thứ thần thông

(Lượt xem: 5.220)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Năm thứ thần thông

Font chữ:

Túc Mạng thông là biết được các việc thiện ác trong nhiều kiếp sống ở quá khứ. Nhị thừa biết được nhiều lắm là đến tám vạn kiếp của đời trước, còn chư đại Bồ Tát thì biết đến vô cực. Lời nguyện trong kinh này ghi: “Đều tự biết thấu thiện ác đã làm vô lượng đời trước” chính là nói đến Túc Mạng thông của chư đại Bồ Tát. Như vậy các loài trời người cõi Cực Lạc cũng có Túc Mạng thông giống như là của chư đại Bồ Tát ở cõi phương khác. Nếu chúng ta quán chiếu một cách sâu xa hơn, thâm ý của lời nguyện “có Túc Mạng thông” bao gồm hai điều trọng yếu như sau:

Thứ nhất, người cõi Cực Lạc cần phải có Túc Mạng Trí thông để biết được hạnh nghiệp của chúng sanh trong quá khứ mà dùng đó làm phương tiện để dẫn dụ và hóa độ chúng sanh. Do các thánh chúng ở Tây Phương Cực Lạc đều có Túc Mạng Trí thông nên họ thấy được nhân quả thiện ác trong vô lượng đời trước mà sốt sắng làm lành, sợ tránh điều ác. Phàm phu chúng ta vì không biết túc nghiệp nên mặt sức tạo tác các ác, lười biếng làm thiện. Kinh này nói: “Người đời thiện ác, tự mình chẳng thấy, lành dữ họa phúc, tranh nhau tạo tác, tâm mê thần ám, triển chuyển gây nghiệp, điên đảo tương tục, vô thường là gốc, mờ mờ mịt mịt;” kinh cũng nói: “Người mê hoặc nhiều, kẻ ngộ đạo ít, cưu mang sát độc, ác khí mịt mù, vọng tâm hưng khởi, trái nghịch trời đất, buông lung tạo tội, cướp nhanh mạng sống, đọa thẳng đường ác, chẳng có ngày ra.” Đấy là vì phàm phu chúng ta không có Túc Mạng Trí thông. Còn các vị A-La-Hán vì có Túc Mạng Trí thông nên khi nhớ đến sự thống khổ thảm thiết trong địa ngục trong những kiếp trước mà kinh sợ cùng cực đến toát cả mồ hôi có pha lẫn máu, chẳng dám phạm điều ác. Khi xưa, Ngài Phước Tằng thấy được mãnh xương đời trước của mình liền chợt khai ngộ. Vì không có Túc Mạng Trí thông nên có biết bao kẻ lấy mẹ đẻ trong đời trước của mình làm vợ. Vì chẳng biết đó là cha của mình trong đời trước nên đem nấu thành thức ăn ngon v.v... Ðấy đều là do vì chúng sanh không có Túc Mạng Trí thông nên mê muội túc sự, ham đắm những nỗi vui trong đời mà quên mất đi Chân tâm Bổn tánh của mình. Ngày nay, do nhờ chúng ta gặp được kinh Phật, lại nghe được bổn nguyện của A Di Đà Phật, chợt sanh tâm nhàm chán thế sự, quyết tâm buông xả chuyện thế gian, nguyện cầu mau chóng vãng sanh Cực Lạc, thoát ra khỏi tam giới đầy dẫy các nổi buồn thương. Thứ hai, người cõi Cực Lạc do có Túc Mạng Trí thông nên hết lòng cảm ngưỡng ân đức của chư Phật đã từng gia hộ và cứu độ họ từ trong vô lượng kiếp trước cho đến khi họ được vãng sanh.

Hết thảy nhân dân trong cõi Cực Lạc do có Thiên Nhãn thông và Thiên Nhĩ thông nên đều thấy rành rẽ, đều nghe rõ ràng những sự việc thiện ác đã làm trong quá khứ vô lượng kiếp suốt cả mười phương. Thiên Nhãn thông còn gọi là Thiên Nhãn Trí thông, hoặc Sanh Tử Trí thông. Thiên nhãn là con mắt cõi trời thấy được hết thảy hình sắc thô to, nhỏ nhặt, xa gần và các tướng trạng sanh tử, khổ vui, chướng nội, chướng ngoại, thế gian và xuất thế gian của chúng sanh trong đời hiện tại và tương lai trong cảnh giới họ đang sống và những cảnh giới thấp hơn. Thiên nhãn của trời người ở cõi Cực Lạc vượt xa thiên nhãn của Nhị thừa và chư thiên. Đại sĩ Long Thọ nói, các bậc tiểu Thanh văn trong hàng Nhị thừa nếu chẳng tác ý thì có thể thấy được một ngàn thế giới, nếu tác ý thì thấy hai ngàn thế giới. Các bậc đại Thanh văn và tiểu Duyên giác nếu chẳng tác ý thì thấy được hai ngàn thế giới, nếu tác ý thì thấy được ba ngàn thế giới. Các bậc đại Duyên giác dù tác ý hay không tác ý cũng đều thấy được mọi sự việc trong một Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Còn chư Phật, Bồ Tát thì thấy được mọi sự việc trong vô lượng vô biên thế giới, chẳng có ngằn mé.

Một Tam Thiên Đại Thiên thế giới là một cõi Phật độ, gồm có một ngàn Đại Thiên thế giới, Một Đại Thiên thế giới gồm có một ngàn Trung Thiên thế giới. Một Trung Thiên thế giới gồm có một ngàn Tiểu Thiên thế giới. Một Tiểu Thiên thế giới gồm có một ngàn thế giới. Như vậy, một Tam Thiên Đại Thiên thế giới gồm có một ngàn tỷ thế giới (1000x1000x1000).

Dựa theo ngành Thiên Văn hiện đại ngày nay, người ta cho rằng một thế giới là một thiên Ngân Hà (Galaxy) và có hơn năm trăm tỷ thiên Ngân Hà trong vũ trụ. Như vậy, con số năm trăm tỷ thiên Ngân Hà mà Khoa học thiên văn ngày nay nói đến vẫn chưa bằng con số thế giới trong một cõi Phật độ, tức là một Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Nếu chúng ta đem so sánh một Tam Thiên Đại Thiên thế giới với số vô lượng vô biên thế giới không thể tính kể mà các hàng trời người cõi Cực Lạc có thể nhìn thấy thì nó vẫn là một con số hết sức bé nhỏ. Kinh nói: “Trời người cõi Cực Lạc có thể nhìn suốt, nghe thông, biết tận, sự việc ở trong mười phương ba đời,” cũng đủ cho chúng ta biết sức thần thông diệu dụng của họ ngang hàng với sức thần thông của chư Phật và chư đại Bồ Tát.

Sư Trừng Hiến người Nhật nói: “Ôi chao thương thay! Chẳng thấy quả khổ địa ngục, ngạ quỷ, chẳng thấy cha, mẹ, sư trưởng đang thọ quả báo, nên hờ hững, nhàn chán, biếng nghĩ việc báo ân.” Sư Vọng Tây cũng bảo: “Việc trọng yếu, thượng cầu hạ hóa, cái đạo chán khổ báo ân chỉ cốt ở chỗ có thiên nhãn soi thấy mà thôi!” Ý của các Ngài là: Con mắt thịt của chúng sanh mờ mịt, kém cỏi, chẳng thấy nổi một vật bị che lấp bởi một tờ giấy thì làm sau thấy được nhân quả thiện ác trong đời này, đời sau; cho nên chỉ biết lo tính toán cái việc lợi hại trước mắt. Vì chúng sanh không thấy được quả báo khổ dữ trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng chẳng thấy được cái vui thù thắng nơi Tịnh độ, nên chẳng thể dũng mãnh siêng tu, hờ hững tâm niệm Phật và lòng ham cầu vãng sanh Cực Lạc. Ngài Pháp Tạng vì thương xót bọn phàm phu vô minh nên chọn lựa nguyện “có Thiên Nhãn Trí thông” để nhiếp thủ chúng sanh.

Nếu chúng ta cho rằng nguyên nhân mà Tỳ-kheo Pháp Tạng phát khởi lên lời nguyện “có Thiên Nhãn Trí thông” chỉ là để khiến chúng sanh diệt điều ác, sanh điều lành, chán khổ, thích vui thì đó vẫn chưa phải là cái lợi ích thực tế của người cõi Cực Lạc. Người ở cõi Cực Lạc do nương vào nguyện lực “có Thiên Nhãn thông” của Phật A Di Đà mà có thể thấy được bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết, Phật-sát vi-trần số cõi Phật nên liền thành tựu được đầy đủ trọn vẹn tất cả các Nhãn Trí thông khác như là: huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn và nhục nhãn. Do có đầy đủ ngũ Nhãn Trí thông nên trời người cõi Cực Lạc có thể thấy được hết thảy các cõi nước nhiều như số vi trần, thấy rõ tất cả các tướng sống chết qua lại của chúng sanh; nhờ đó mà họ có thể cứu giúp quần sanh, lợi lạc vạn vật. Ðấy mới chính là cái lợi ích thù thắng của bổn nguyện “có Thiên Nhãn thông” của Phật A Di Đà.

Thiên Nhĩ thông còn gọi là Thiên Nhĩ Trí thông. Thiên nhĩ là tai của chư thiên trong Sắc giới có thể nghe được tiếng nói của hết thảy chúng sanh trong lục đạo và hết thảy âm thanh, tiếng nói xa gần, lớn nhỏ, không có các trở ngại như: chướng nội, chướng ngoại, khổ vui, lo mừng... Thiên Nhĩ thông của trời người ở cõi Cực Lạc vượt xa chư thiên và Nhị thừa nên kinh ghi là: “Nghe thông biết tận sự việc ở trong mười phương ba đời.” Trời người ở cõi Cực Lạc do nương vào nguyện lực “có Thiên Nhĩ thông” của Phật A Di Đà nên chẳng những nghe được âm thanh trong khắp tất cả mười phương mà còn có thể nghe được vô lượng chư Phật thuyết pháp. Thâm ý của Đức Phật A Di Đà trong lời nguyện “có Thiên Nhĩ thông” là do vì thần thông này rất quan trọng đối với việc cứu khổ chúng sanh. Do có Thiên Nhĩ thông nên có thể nghe được tiếng của chúng sanh đang khổ đau nơi địa ngục, tiếng đói khát của loài ngạ quỷ, tiếng rên rĩ của loài súc sanh, từ đó mà thường sanh thêm lớn bi tâm, phát nguyện chứng Vô thượng Bồ-đề, thành tựu cõi Tịnh độ, cốt hầu cứu độ chúng sanh. Do có Thiên Nhĩ thông nên có thể nghe được tiếng nhạc thần Càn Thát Bà của Thiên Ðế, tiếng thần tiên tụng kinh. Nghe rồi, tâm liền trở nên thanh tịnh, thường thích an trú trong tịch tĩnh, quyết định lìa bỏ chốn trần lao đầy dẫy ô nhiễm. Hơn thế nữa, do vì có Thiên Nhĩ thông nên có thể thường luôn nghe được tiếng chư Phật thuyết pháp, nghe xong rồi, phát lòng vui mừng, tín nhận, phụng hành. Nếu có Thiên Nhĩ thông thì có thể nghe được tiếng của chư Bồ Tát đang bàn bạc các pháp vi diệu nhiệm mầu, làm cho mình càng thêm tăng lớn tâm khát ngưỡng, phát tâm Bồ-đề, quyết định chuyên chí tu hành, mong mau chóng thành Phật để phổ độ chúng sanh.

Trí Tha Tâm thông còn gọi là Tha Tâm Trí thông hay Tha Tâm thông. Tha Tâm thông là thấy rõ hết thảy tâm của người khác đang nghĩ gì như gương sáng hiện rõ muôn hình tượng. Nhị thừa chỉ hiểu được thô tâm của phàm phu và tiểu thánh, chẳng biết được tâm vi tế. Chư Bồ Tát thấu hiểu tâm vi tế, thậm chí biết được cả Phật tâm. Trời người cõi Cực Lạc cũng giống như vậy; do đó Bản Ngụy-dịch của kinh Vô Lượng Thọ ghi lời nguyện này là: “Nếu chẳng được thấy tâm trí người khác, tối thiểu là biết được tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na-do-tha các cõi Phật, chẳng lấy Chánh Giác.” Chữ “tối thiểu” trong bản Ngụy dịch ám chỉ là: Ngay cả các bậc hạ hạ phẩm vãng sanh ở mức độ thấp nhất cũng có Tha Tâm Trí thông biết được cả trăm ngàn ức na-do-tha cõi Phật. Vậy, các bậc thượng phẩm vãng sanh ắt hẳn là phải biết được tâm niệm của chúng sanh trong bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết, Phật-sát vi-trần số cõi Phật trong mười phương và thậm chí biết cả tâm niệm của chư Phật, Bồ Tát. Do vì những vị này đều được Di-Ðà hoằng nguyện gia trì nên biết được cả Phật tâm.

Khi hành nhân niệm Phật được sanh về cõi Cực Lạc, do nương vào nguyện lực gia trì của A Di Đà Phật, liền có đầy đủ thần thông, diệu dụng chẳng lường nổi và có thể dung thông tự tại vô ngại như chư đại Bồ Tát. Do nhờ vào những điều kiện sanh hoạt ấy nên Bồ Tát cõi Cực Lạc có thể quán triệt một cách triệt để hết thảy tự hạnh và sự nghiệp hóa độ chúng sanh, nên kinh bảo là: “Sanh về nước con, thảy đều đắc được thần thông tự tại Ba-la-mật-đa.”

“Ba-la-mật đa” nghĩa là vượt đến bờ kia Niết-bàn rốt ráo hay còn gọi là Ðáo Bỉ Ngạn, Ðộ Vô Cực, Sự Cứu Cánh hay chỉ gọi vắn tắt là “độ”: Chư Bồ Tát thường hay tái lai vào trong thế gian, thị hiện tám tướng thành đạo, sống thuận theo cảnh giới huyễn hoặc của chúng sanh nhưng tâm tâm chẳng bị vướng mắc vào huyễn cảnh; giống như các nhà ảo sư giỏi thấu rõ hết thảy các trò huyễn thuật là không thật, nên dù mỗi ngày đều biểu diễn các trò huyễn thuật cho khán giả xem mà chẳng bị lầm mê hay bị dụ hoặc bởi các trò ảo thuật. Do vì chư Bồ Tát có thể nơi huyễn lìa huyễn, tự tại vô ngại trong tất cả các pháp thế gian, nên các Ngài có thể hàng phục được ma oán, thành tựu được vô biên các hạnh tương ứng với chư Phật. Lại nữa, do Bồ Tát thực hành những đại hạnh ấy nên các Ngài thấu đạt được sự sâu rộng của các pháp, thành tựu trí tuệ Bát-nhã, nên gọi là Độ Vô Cực. Và cũng do vì Bồ Tát hoàn thành trọn vẹn hết thảy hạnh đức của tự thân và sự nghiệp hóa độ chúng sanh nên gọi là Sự Cứu Cánh. Cuối cùng, Bồ Tát do nương vào những đại hạnh ấy mà có thể từ bờ này sanh tử vượt đến được bờ kia Niết-bàn rốt ráo nên gọi là Ðáo Bỉ Ngạn.

Thần Túc thông còn có những cái tên khác là: Thần Túc Trí thông, Thần Cảnh Trí thông, Thân Như Ý thông bởi vì Thần Túc thông gồm có ba loại; đó là: Vận Thân hành, Thắng Giải thông và Ý Thế thông. Vận Thân hành là có thể bay trên không trung giống như chim bay. Thắng Giải thông là với chỗ xa xôi nhất, chỉ cần tác ý tư duy liền tới ngay đó. Ý Thế thông là với chỗ xa xôi nhất, tâm vừa nghĩ đến, thân đã ở đấy. Người cõi Cực Lạc, chỉ trong khoảnh niệm mà có thể siêu vượt, ức na-do-tha, trăm ngàn cõi Phật, đi giáp khắp nơi, cúng dường chư Phật thì hiển nhiên thần thông diệu dụng của họ chẳng thể nào mà nghĩ bàn nổi.

Bao lâu là một niệm? Có sách bảo rằng, một niệm là một sát-na, tức là khoảng một phần sáu mươi (1/60) thời gian khảy ngón tay. Như vậy thì một niệm là một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi. Na-do-tha là ức (1 ức = 1 vạn vạn = 100 triệu). Thời cổ, Trung Hoa hiểu chữ “ức” theo ba cách khác nhau; đó là: mười vạn, trăm vạn hay ngàn vạn, nên chúng ta vẫn chưa thể đoán chắc con số na-do-tha là bao nhiêu. Nhưng chắc hẳn con số “na-do-tha, trăm ngàn” là một con số cực lớn, lớn đến nỗi khó thể tính biết. Cũng nên biết, một cõi Phật là một Tam Thiên Đại Thiên thế giới, là một phần của vũ trụ vô cùng to lớn bao gồm khoảng chừng một ngàn tỷ dải ngân hà. Thế mà, nhân dân cõi Cực Lạc có thể vượt qua ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đi khắp tất cả các cõi Phật độ chỉ trong một sát na. Điều này vượt ra khỏi sự tưởng tượng của phàm phu chúng ta.

Câu “trong khoảnh niệm, có thể siêu vượt, ức na-do-tha, trăm ngàn cõi Phật, đi giáp khắp nơi, cúng dường chư Phật” chỉ là một thí dụ tiêu biểu để xác định cho chúng sanh biết, tuy Bồ Tát ở cõi Cực Lạc phát khởi lên rất nhiều sự việc, nhưng chỉ trong khoảnh một niệm, tất cả những sự việc ấy đều được viên mãn thành tựu. Đấy đã nêu rõ: “Cõi nước Cực Lạc sự sự vô ngại, một tức là nhiều, nhiều tức là một, kéo dài, rút ngắn đồng thời, hạt cải dung nhập núi Tu Di, mười phương chẳng rời khỏi nơi mình đang trụ.” Trong một niệm mà có thể cúng dường trọn tất cả, ba đời quá, hiện, vị lai thì nào khác chi chỉ một niệm, thâu tóm trọn vẹn không sót. Vì vậy, cổ đức thường nói: “Hoa Tạng nào khác Cực Lạc, Tịnh độ chứa trọn sự huyền diệu.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 100.25.40.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...