Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Thế nào là từ bi tiếp dẫn chúng sanh? »»

Tu học Phật pháp
»» Thế nào là từ bi tiếp dẫn chúng sanh?

Donate

(Lượt xem: 4.865)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thế nào là từ bi tiếp dẫn chúng sanh?

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phẩm Sen Báu Phật Quang trong kinh Vô Lượng Thọ chép: “Lại hoa sen báu đầy khắp thế giới… Trong mỗi hoa sen ánh sáng phát ra ba mươi sáu trăm ngàn vạn ức tia. Trong mỗi một tia hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật. Thân sắc vàng tía, tướng tốt thù đặc. Mỗi một Ðức Phật cũng lại phóng ra trăm ngàn quang minh chiếu khắp mười phương, nói pháp vi diệu. Như chư Phật ấy mỗi mỗi an lập vô lượng chúng sanh nơi Phật Chánh Ðạo.”

Ðoạn kinh văn trên trần thuật sự kiện trong quang minh của hoa sen hóa hiện ra chư Phật. Trong đoạn kinh này có bốn ý chánh. Một là số lượng Đức Phật hiện ra trong mỗi quang minh: mỗi hoa sen phát ra ba mươi sáu trăm ngàn vạn ức tia sáng. mỗi một tia sáng ấy lại hiện ra ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật. Đấy cho ta thấy số lượng chư hiện ra từ mỗi hoa sen là vô lượng vô biên chẳng thể nào tính kể cho nổi. Hai là thân sắc chư Phật hiện ra từ hoa sen đều có màu vàng tía, tướng tốt thù đặc. Vàng tía là màu vàng ròng đã được giồi mài đến mức sáng bóng. Tướng tốt thù đặc của Phật là như Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh nói: “Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng. Mỗi một tướng lại có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo”. Ba là mỗi một Ðức Phật hiện ra trong quang minh cũng lại phóng ra trăm ngàn quang minh. Bốn là mỗi một vị Phật hiện trong quang minh ấy đều vì chúng sanh trong mười phương mà cũng lại phóng quang, diễn nói vi diệu pháp, nhằm an lập vô lượng chúng sanh nơi Phật Chánh Ðạo.

Hoa sen trong cõi Phật sanh ra từ tâm Phật. Hoa sen phóng quang, quang minh lại hiện ra nhiều vị Phật. Nhiều vị Phật ấy lại phóng quang thuyết pháp độ sanh. Quang cảnh ấy đã nêu ra hoàn cảnh thuyết pháp độ sanh nơi cõi Cực Lạc thật là vô cùng vô tận sự vi diệu nhiệm mầu. Những điều như vậy hiển thị sâu xa pháp giới Sự sự Vô ngại chẳng thể nghĩ bàn của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Cảnh giới như vậy chẳng những chỉ thị hiện diệu tướng mà còn có vô biên diệu dụng có thể ban bố cho chúng sanh ba thứ lợi ích chân thật, đó là chân thật trí huệ, chân thật tế và chân thật lợi từ Phật A Di Đà Vô vi Pháp thân. Ba lợi ích chân thật này cùng hiển hiện trong một Phật sự, đó là: “Nói pháp vi diệu, an lập chúng sanh trong Phật Chánh Đạo.” Do vì Tây Phương Tịnh độ dùng hoa sen để làm Phật sự nên còn có cái tên khác là Liên Hoa Thai Tạng Giới. Nói một cách bình dân cho dễ hiểu, Tây Phương Tịnh độ dùng hoa sen làm Thánh Thai để chứa đựng chúng sanh niệm Phật cho đến khi họ thành tựu quả vị Vô thượng Bồ-đề. Thật ra, chẳng những hoa sen làm Phật sự mà mọi thứ trong cõi Cực Lạc, từng hạt bụi, từng sợi lông cũng đều làm Phật sự. Các thứ trang nghiêm này đều là những việc bất khả tư nghị, hiển thị toàn thể cõi Cực Lạc chính là pháp giới Sự sự Vô ngại chẳng thể nghĩ bàn, vô tình chúng sanh cũng chính là hóa thân của Phật từ bi phóng quang tiếp dẫn chúng sanh.

Thế nào là từ bi tiếp dẫn chúng sanh? Đối với sự tu học trong pháp môn Tịnh độ cầu sanh Cực Lạc, điều quan trọng cần phải biết là ý nghĩa của câu “tiếp dẫn chúng sanh”? Nếu chúng sanh chẳng được Phật tiếp dẫn thì không có cách chi thoát ra khỏi luân hồi sanh tử. Nói theo sự, Bốn Mươi Tám Nguyện rộng độ hữu tình chính là pháp mà A Di Đà Phật dùng để tiếp dẫn chúng sanh. A Di Đà Phật lúc còn tu nhân phát ra Bốn Mươi Tám Nguyện, nguyện nào cũng nhằm tiếp dẫn chúng sanh. Đấy là chuyện thuộc về phía Phật, còn về phía hết thảy chúng sanh thì sao? Chúng sanh trong mười phương thế giới chỉ cần xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật lúc lâm chung, A Di Đà Phật nhất định đến tiếp dẫn. Điều mấu chốt là chúng sanh có thật sự tin tưởng hay không, có thật sự chịu phát nguyện vãng sanh hay không? Nếu đã thật sự tin tưởng, thật sự phát nguyện vãng sanh, thì trong một đời này nhất định sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nói theo lý, tiếp dẫn chúng sanh là A Di Đà Phật do lòng đại từ đại bi mà chứa đựng chúng sanh vào trong Thánh Thai, trong Thánh Thai ấy Ngài nuôi dưỡng chúng sanh bằng sữa pháp. Nói cách khác, ngay lúc chúng ta vừa mới phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, lập tức được sự tiếp dẫn của A Di Đà Phật. Cho nên, dù hiện thời chúng ta còn đang ở trong thế giới này, chưa được vãng sanh, nhưng trong và ngoài thân tâm của mình không có gì chẳng nhờ vào ân đức và thần lực gia trì của A Di Đà Phật mà thành lập được niềm tin, chí nguyện vãng sanh và sức niệm Phật, trí huệ cũng nhờ đó mà thường luôn tăng trưởng. Tất cả những thành tựu ấy đều nhờ vào sự từ bi tiếp dẫn của Phật A Di Đà, chớ chẳng phải chờ lúc lâm được Phật đến rước mới gọi là từ bi tiếp dẫn.

Kinh Kim Cang dạy: “Phật là bậc nói lời chân thật, nói đúng như sự thật, nói đúng với bản chất của các pháp, chẳng nói lời dối gạt”. Phật hóa độ chúng sanh bằng rất nhiều phương pháp, Ngài chẳng dùng vọng ngữ để độ chúng sanh. Vì sao Phật chẳng nói dối dù lời nói dối ấy chỉ vì mục đích hóa độ chúng sanh? Giả sử trong một đời nào đó, Phật đã từng nói dối một lần, thì sẽ chẳng còn ai tin tưởng lời Phật nói nữa. Cho nên, tất cả pháp mà Phật nói ra đều là chân thật ngữ. Kinh Phật còn nói: “Người bình thường ba đời không nói dối, lưỡi có thể liếm đến chót mũi của chính mình”. Đức Phật thè lưỡi ra có thể che cả mặt, thậm chí còn che khắp cả tam thiên đại thiên thế giới; đó cho thấy Phật chẳng hề nói dối. Lúc thuyết giảng kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật đã hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, thì chắc chắn từng câu từng chữ trong kinh này đều là lời thành thật nhất, một chút cũng chẳng giả. Chúng ta nhất định phải tin tưởng điều này, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tuyệt đối chẳng phải là cõi nước lý tưởng do Thích Ca Mâu Ni Phật tưởng tượng ra, mà là một sự thật tuyệt đối. Mười phương thế giới vô lượng vô biên, hết thảy các Đức Phật đều trông thấy sự thật này rất rõ ràng minh bạch, nên các Ngài cũng hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật, khen ngợi và giới thiệu Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cho chúng ta biết để sanh về.

Trong mười phương thế giới có vô lượng vô biên các cõi Tịnh độ, thế nhưng vì sao Đức Phật Thích Ca chẳng bảo chúng ta sanh về những cõi đó, mà cứ khăng khăng bảo chúng ta hãy tới Tây Phương Cực Lạc Thế Giới? Câu trả lời võn vẹn chỉ là một chữ “duyên”. Chúng ta có duyên phận với A Di Đà Phật đấy nhé! Nếu chúng ta ở trong thế giới này mà chẳng có duyên phận đặc biệt sâu đậm với A Di Đà Phật, thì Thích Ca Mâu Ni Phật cũng chẳng giới thiệu cho chúng ta biết Tây Phương Cực Lạc Thế Giới làm gì. Vì sao? Vì Phật chẳng thể độ được người vô duyên. Nếu chúng ta chẳng có duyên với A Di Đà Phật thì chẳng thể phát khởi lòng tin sâu, nguyện thiết, một dạ niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, nhất định chẳng thể nào sanh về đó, thì cái biết ấy dùng để làm chi? Nói cách khác, vì một chữ “duyên” mà A Di Đà Phật đặc biệt hoan nghênh chúng sanh từ thế giới Sa-bà sanh về cõi nước của Ngài, và cũng vì một chữ “duyên” mà Thích Ca Mâu Ni Phật mới đặc biệt giới thiệu cho chúng ta biết mà cầu sanh về cõi đó. Chúng ta ai nấy đều biết, cõi đó là Tịnh độ, tất nhiên thân tâm bất tịnh chẳng thể phù hợp với điều kiện bên ấy. Nay, chúng ta ai nấy đều có duyên thù thắng với A Di Đà Phật, lại còn gặp được một phương pháp tu hành rất đơn giản để đắc tâm thanh tịnh, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu đến mức thân tâm thanh tịnh, bèn được sanh về đó. Điều này chứng minh rõ ràng là cái duyên ấy đã chín muồi đến mức quá sức thù thắng!

Kinh này ghi: “Hoa sen báu đầy khắp thế giới.” Ý nghĩa ẩn mật của câu kinh văn này là: Ở bất cứ chỗ nào trong mười phương thế giới, hễ có một chúng sanh nào phát nguyện vãng sanh, chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, thì trong cõi kia liền có một đóa hoa sen nẩy sanh trong ao bảy báu, hoa sen ấy dành riêng cho người niệm Phật đó. Chúng sanh trong khắp thế giới mười phương chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật mà có thể thanh tịnh hóa thân tâm, tương ứng với Tây Phương Cực Lạc, thì đó quả thật là một diệu pháp chẳng thể nghĩ bàn. Ta niệm Phật trong cõi này, trong ao bảy báu nơi cõi ấy liền trổ ra một đóa hoa sen dành riêng cho ta. Hoa sen ấy lớn hay nhỏ không đồng, ánh sáng và màu sắc của mỗi hoa cũng khác nhau, nguyên nhân là do chúng ta ở đây niệm Phật siêng năng hay lười nhác. Nếu chúng ta niệm Phật rất siêng, hoa ấy sẽ lớn dần, ánh sáng và màu sắc càng thêm đẹp lộng lẩy hơn. Nếu chúng ta giải đãi, biếng nhác, mỗi ngày chỉ niệm Phật mấy tiếng, hoa liền teo dần đi trở thành bé tí teo, ánh sáng và màu sắc cũng thua kém hoa của người chuyên tâm niệm Phật. Đây chính là nguyên nhân vì sao bên ấy lại có hoa tốt đẹp, hoa kém cỏi và hoa úa tàn sai khác.

Trong cõi nước ấy, A Di Đà Phật dùng hoa sen làm Thánh Thai chứa đựng ta, dùng sữa pháp nuôi dưỡng ta. “Dùng sửa pháp” có nghĩa là nghe pháp. Nghe pháp hết sức quan trọng, giống như trẻ sơ sinh nhất định phải uống sửa mới có thể khôn lớn. Trong cõi Cực Lạc, sáu trần đều thuyết pháp, Phật dùng pháp ấy để nuôi nấng Pháp thân huệ mạng của chúng sanh trong cõi ấy. Ở cõi này cũng giống như vậy, Phật cũng dùng sáu trần thuyết pháp để vun bồi Pháp thân huệ mạng của chúng ta, nhưng vì sao chúng ta chẳng thể tiếp nhận? Chỉ vì một niệm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước khởi dậy mà đánh mất đi tánh biết của chính mình. Phần đông chúng ta đều mê hoặc, điên đảo, chuyện thật sự khẩn yếu thì chẳng dốc hết công sức, siêng năng làm, mà cứ khăng khăng suốt ngày từ sáng đến tối làm những chuyện không đâu, chẳng liên quan gì đến chuyện vãng sanh vượt ra khỏi Tam giới. Do chẳng biết vun bồi hoa sen của chính mình cho ngày thêm to lớn, chẳng chịu ở trong Thánh Thai của A Di Đà Phật hun đúc Chân như Bổn giác, nên mắc phải lầm lẫn quá lớn. Nếu chúng ta thật sự sám hối lỗi lầm, một lòng muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, được trụ trong đại liên hoa to lớn đến trăm ngàn do tuần, thì ngay trong cõi này phải nên xa lìa mọi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nhất tâm nhất ý niệm Phật không gián đoạn. Đồng thời, còn phải nên cảnh giác rằng trong thế gian này không có chuyện gì là chân thật cả, chỉ có chuyện niệm Phật cầu vãng sanh mới là chân thật mà thôi. Vì sao? Vì niệm niệm chẳng lìa câu Phật hiệu A Di Đà chính là niệm niệm chẳng lìa Tự tánh, mà chỉ có Tự tánh mới là chân thật.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói ra phương pháp tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát là: “Phản văn văn Tự tánh, tánh thành vô thượng đạo” (Xoay tánh nghe để nghe Tự tánh, tánh trở thành đạo vô thượng). Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị cổ Phật thị hiện có duyên phận sâu đậm nhất với chúng sanh trong cõi Sa-bà. Vì sao? Vì trong sáu căn thì nhĩ căn của người cõi Sa-bà là nhạy bén nhất. Quán Thế Âm Bồ-tát từ âm thanh nhập đạo, chúng sanh cõi Sa-bà cũng từ âm thanh nhập đạo. Trong thế giới Tây Phương, sáu trần đều thuyết pháp, hiển thị nhân tố căn bản của chúng sanh Sa-bà có duyên với cõi ấy chính là nhĩ căn nhạy bén. Do đây có thể biết, nghe pháp hết sức quan trọng! Nếu trong hiện tại, chúng ta học rộng nghe nhiều, cố nhiên là chuyện tốt, nhưng chắc chắn sẽ mắc phải chướng ngại trong việc cầu sanh Tịnh độ. Vì sao? Vì chuyên ròng dùng thức để học Phật sẽ bị phân tâm, chẳng thể khởi tác dụng của các căn. Hơn nữa, học rộng nghe nhiều chỉ có thể tăng trưởng kiến thức thông dụng về Phật học, chẳng thể khai mở trí huệ trong Tự tánh. Kết quả của sự tăng trưởng kiến thức về Phật học là như Ngài Thanh Lương Đại sư đã từng nói: “Không biết phương pháp học kinh sẽ tăng trưởng tà kiến”. Vì cớ sao? Vì tri kiến quá nhiều, bị kinh pháp xoay chuyển đến mức suy nghĩ loạn xạ, nghĩ trong kinh này Phật nói như thế này, trong kinh kia Phật nói như thế kia, phân biệt Tiểu thừa khác với Đại thừa ra sao, Nam Tông và Bắc Tông từ đâu ra v.v… Những suy nghĩ ấy đều là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên những gì tiếp thu được từ kinh Phật đều là tà tri, tà kiến. Có nhiều người tuy học rộng nghe nhiều, nghiên cứu đủ thứ kinh điển và lịch sử của Phật và chư Tổ sư Đại đức v.v…, thế mà chẳng bằng bà lão ăn trầu quê mùa dốt chữ suốt đời chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật với tâm địa thật thà, rỗng không.

Hòa Thượng Hải Hiền là bằng chứng cụ thể nhất. Ngài là người thôn quê dốt chữ, suốt đời cái gì cũng không biết nên không thể học kinh, chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật. Quả báo của Ngài là như thế nào? Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh! Hòa Thượng do nhất tâm nhất ý niệm Phật không xen tạp với bất cứ một pháp nào khác, được minh tâm kiến tánh ngay trong một đời. Làm thế nào để chứng minh điều ấy là thật? Nếu Ngài chẳng minh tâm kiến tánh thì chẳng thể ngay trong lúc còn sống nhiều lần thấy A Di Đà Phật đến tiếp chuyện, biết trước ngày giờ vãng sanh, không bị bịnh hoạn, tự tại vãng sanh. Đây chính là cảnh giới minh tâm kiến tánh của người niệm Phật đạt Lý Nhất tâm Bất loạn. Hoa sen của Ngài nơi cõi ấy ắt hẳn là vừa to vừa đẹp, quang minh chiếu sáng vượt hơn hẵn người khác cả đời học rộng nghe nhiều. Thậm chí, có người suốt đời học rộng nghe nhiều, giảng kinh thuyết pháp rất giỏi, danh tiếng lẫy lừng vượt trội hơn hẵn người khác, thế mà vẫn phải trôi nổi trong Tam đồ ác nạn. Nếu đem so sánh sự thành tựu của người học rộng nghe nhiều với người chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật như Hòa Thượng Hải Hiền, thì thua kém rất xa. Nguyên nhân là ở chỗ nào? Do đọc quá nhiều kinh điển, tu quá nhiều pháp môn, lúc thì niệm Phật, lúc thì niệm chú, tham thiền, trì giới v.v…, xen tạp loạn xạ quá nhiều đâm ra chẳng thể thành công. Đấy là do tín tâm đối với pháp môn Tịnh độ chẳng kiên cố, chí nguyện vãng sanh chẳng tha thiết, nên hạnh cũng chẳng đắc lực, mấy tiếng niệm A Di Đà Phật chỉ đủ tạo thành nhân duyên cho đời sau mà thôi, đời này chẳng thể thành công. Chúng ta phải thật sự cảnh giác chuyện này, phải thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật này mà buông xuống hết thảy các pháp khác như Liên Trì Đại sư đã từng dạy: “Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh nhường cho người khác ngộ, tám vạn bốn ngàn hạnh môn để cho người khác hành”.

Liên Trì Đại sư suốt đời chỉ đọc và chú giải một quyển kinh Di Đà, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, bao nhiêu nghi thức khác trong Phật môn, Ngài đều chẳng cần biết đến. Thậm chí ngay cả bài Lư Hương Tán phải xướng như thế nào, Ngài cũng không biết, thế mà một câu niệm Phật của Ngài lại rất linh, nên mới trở thành một vị Tổ sư trong Tịnh độ tông. Còn chúng ta thì sao? Nghiên cứu quá nhiều pháp môn, rốt cuộc vẫn là một phàm phu trôi lăn trong Lục đạo. Truyện ký có ghi chép, vào thuở ấy cả một vùng quanh chùa Vân Thê bị hạn hán, rất lâu trời không mưa, mọi người biết Liên Trì Đại sư là một vị cao tăng có đạo đức, bèn đến thỉnh Ngài thay mặt chúng sanh cầu mưa. Ngài nói: “Tôi chẳng biết cách cầu như thế nào”. Nhưng do bởi người ta đến quá đông, mọi người đều thành kính cầu khẩn, Ngài chẳng thể từ chối, bèn nói: “Được rồi! Tôi sẽ hướng dẫn quý vị, chúng ta cùng nhau niệm Phật!” Ngài cầm một cái khánh hướng dẫn đại chúng bắt đầu niệm A Di Đà Phật từ cửa chùa đi ra, đi nhiễu quanh bờ ruộng, đi đến đâu mưa trút xuống đến đấy. Liên Trì Đại sư niệm Phật linh đến dường ấy, ắt hẳn là công phu niệm Phật của Ngài đã đạt đến mức Nhất tâm Bất loạn.

Cổ nhân thường nói: “Lòng thành ắt linh!” Lòng thành kính còn có thể khiến cho ngọc tan, đá vở, thì sao chẳng thể cầu mưa hay cầu vãng sanh. Tất nhiên, với lòng thành kính như vậy thì vừa mới cầu, A Di Đà Phật liền chứng! Hiện nay chúng ta học Phật có những điều chẳng thông, bèn dùng tâm thành kính hướng về Phật cầu: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, lập tức một đoạn kinh văn, một đoạn chú giải, một câu kệ hay một hiện tượng gì đó hiện ra khiến tự mình liễu giải điều mình cầu, thì đó chính là lòng thành ắt linh! Chúng ta nhất định phải dùng tâm thành kính nhất để thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường và người diễn nói một kinh Vô Lượng Thọ hay một kinh A Di Đà, chẳng xen tạp với bất cứ một kinh điển nào khác, thì tất nhiên sẽ tiếp nhận được lực tiếp dẫn của A Di Đà Phật, khiến tâm thanh tịnh, trí huệ sáng suốt có thể giải quyết được mọi vấn đề chướng ngại trước mắt, chớ chẳng phải chờ lúc lâm chung mới được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Hễ mỗi khi chúng ta khởi tâm vọng tưởng, cong queo, mong cầu đủ thứ, bèn chẳng phải là lòng thành, nên dù có cầu rất nhiều nhưng chẳng bao giờ linh, Vậy, lòng thành là gì? Nhất tâm là thành, nhị Tâm là hư vọng nên chẳng thành. Học quá nhiều kinh chẳng những chẳng thành mà còn gây ra nhiều điều rối ren trong việc tu hành, đấy là do lòng chẳng thành nên đạo chẳng linh!

Trừ một bộ kinh này ra, chúng ta còn phải thường xuyên cộng tu niệm Phật. Hiện thời, kinh Vô Lượng Thọ và câu niệm Phật là pháp nhũ của chúng ta. Một ngày không nghe kinh Vô Lượng Thọ cũng chẳng niệm Phật, Pháp thân huệ mạng của chúng ta sẽ bị đói mà chết dần chết mòn, giống như trẻ thơ bị dứt sữa một ngày sẽ bị chết đói. Nếu muốn duy trì Pháp thân huệ mạng lúc nào cũng no đủ, suốt ngày từ sáng tới tối phải luôn nghĩ nhớ lời kinh Phật dạy, lại còn phải luôn niệm Phật chẳng gián đoạn giữa chừng. Nếu làm được như vậy, Pháp thân huệ mạng sẽ mau trưởng thành, đoá hoa sen của mình nơi ao thất bảo ngày càng to lớn hơn, xinh đẹp hơn và chiếu sáng rực rỡ hơn. Ngoài tự lực ấy ra, còn cần phải có Phật lực gia trì tiếp dẫn, vì sao? Vì chúng ta tuy có tín tâm, có nguyện tha thiết, nhưng do nghiệp chướng quá sâu, chướng ngại trong cuộc sống quá nhiều, khiến năng lực hành trì suy giảm, không đủ sức thanh tịnh để tu hành, nên rất cần có Phật lực gia trì mới có thể thật sự tinh tấn niệm kinh, niệm Phật chẳng gián đoạn, chẳng lui sụt. Nếu không có Phật lực gia trì mà mong chẳng thoái chuyển, thì đó chẳng phải là chuyện dễ dàng. Mỗi ngày chúng ta lạy Phật, Bồ-tát cầu xin sự gia trì từ các Ngài, giúp cho mình chẳng bị thoái chuyển là điều khẩn yếu. Chúng ta đem lòng thành kính nhất khẩn cầu Phật, Bồ-tát thời thời khắc khắc bảo vệ, gia hộ, thì dù hiện tại gặp rất nhiều nghịch cảnh, chẳng sung sướng gì, nhưng đến lúc cuối cùng đều hóa thành chuyện tốt. Đó là do nhờ vào sự gia trì của Phật, Bồ-tát, nên nghịch cảnh trở thành Tăng Thượng Duyên to lớn. Thật thà mà nói, nếu chẳng phải là do nhờ nghịch cảnh, chưa chắc chúng ta có thể thành công. Do đó, nghịch cảnh hiện ra cũng chính là sự gia trì của Phật, Bồ-tát giúp chúng ta thật sự nhìn thấu, quyết tâm buông xuống vạn duyên, một dạ niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, khiến duyên phận chúng ta đối với Phật đạo ngày càng tăng thượng, chẳng lui sụt, mau chóng thành tựu đạo nghiệp, thì đó lại là Tăng Thượng Duyên.

Khi xưa, Cư sĩ Sử Hoằng Hy suốt đời làm cái gì cũng gặp chướng ngại, làm gì cũng chẳng đắc chí, cuối cùng ông cũng nhìn thấu mọi sự trong thế gian này đều này là “cầu bất đắc khổ”, nên chẳng muốn cầu những thứ ấy nữa. Ông quyết định buông những thứ ấy xuống hết, chỉ thật thà niệm Phật cầu vãng sanh. Cụ niệm Phật đến lúc cuối cùng, biết trước lúc mất, không tật bệnh, tự tại vãng sanh. Trước hôm vãng sanh một ngày, cụ bảo với người nhà là cụ sắp vãng sanh, ngày hôm sau liền đi mất. Cho nên, chúng ta phải biết, thông thường nghịch cảnh trong cuộc sống hiện tại lại chính là động lực thúc đẩy chính mình phải buông xả vạn duyên, tinh tấn tu hành, mong mau thoát ra khỏi Tam giới đầy phiền não, thì chẳng phải là Tăng Thượng Duyên đó ư? Thật sự mà nói, nếu bản thân ta không có Phật lực gia trì, thì chẳng biết phải học bộ kinh Vô Lượng Thọ từ đâu và phải giảng bộ kinh này như thế nào. Lúc nghe người này nói thế này, người kia nói thế kia, dễ sanh lòng nghi ngờ Tịnh độ, đấy là do chẳng có Phật lực gia trì, chẳng được Phật tiếp dẫn trong lúc tu tập pháp môn Tịnh độ. Nếu nghe thấy bất cứ pháp nào khác với Tịnh độ mà trong lòng vẫn kiên định, thì phải biết đó là do trong hiện tại có được sự gia trì tiếp dẫn của Phật, Bồ-tát, giúp mình chẳng sanh tâm thoái chuyển, lui sụt. Lúc gặp phải bất cứ chướng ngại nào trong cuộc sống đều biết rõ, Phật, Bồ-tát hiện ra nghịch cảnh ấy khiến cho Bồ-đề tâm mình tăng trưởng, làm tăng thượng duyên cho mình trong đạo Vô thượng Bồ-đề. Do đó, nghịch cảnh cũng chính là sự gia trì và tiếp dẫn của Phật, Bồ-tát theo từng bước tiến lên. Thử hỏi. nếu cả đời làm gì cũng đắc chí, năm nào cũng thăng quan phát tài mà vẫn có thể buông chúng xuống hết, thật thà niệm Phật, một dạ cầu vãng sanh, thì điều này có thể xảy ra không? Chắc chắn là không, vì thuận cảnh thường khiến con người ở trong ấy càng thêm mê hoặc điên đảo.

Người có trí huệ phải biết, trong hết thảy những chuyện vụn vặt, tiếp vật, đãi người trong thế gian đều cần có sự gia trì tiếp dẫn của Phật, Bồ-tát. Các Ngài gia trì chúng ta như thế nào? Các Ngài khiến chúng ta ở ngay trong mọi chuyện vụn vặt ấy đều biết phản tỉnh quay đầu, không mắc phải lỗi lầm mà tạo thành ác nghiệp. Nhờ vào sự gia trì tiếp dẫn của Phật, Bồ-tát, dù chúng ta ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều có thể dễ dàng phản tỉnh. Trong thuận cảnh chẳng bị vinh hoa phú quý mê hoặc, trong nghịch cảnh thường được kích thích khiến cho đạo tâm phát khởi, công phu định lực niệm Phật tăng trưởng, chí nguyện vãng càng thêm tha thiết. Khổ nạn chỉ có thể chướng ngại những người hạ căn thiếu hiểu biết, thiếu ý chí trong đạo và đời, chẳng thể chướng ngại bậc trung căn trở lên. Bậc trung và thượng căn càng bị vùi dập, càng dũng mãnh tiếp xúc với cảnh duyên, bản lãnh tu hành càng thêm lợi hại, nghiệp lực chướng ngại họ không được. Thế nhưng, thuận cảnh không được như vậy, thuận cảnh có thể chướng đạo bậc trung căn. Bậc trung căn không kham nổi sức mạnh mê hoặc của thuận cảnh, họ thường hay bị đắm chìm mê man trong thuận cảnh, đọa lạc trong tiếng tăm, lợi dưỡng, tham cầu ngũ dục lục trần. Bởi do sức mạnh mê hoặc của thuận cảnh lớn hơn nghịch cảnh gấp bao nhiêu lần, nên Phật A Di Đà thường gia hộ tiếp dẫn bậc trung căn niệm Phật, khiến họ kịp thời phản tỉnh ngay trong sự mê hoặc của thuận cảnh. Ai có thể kham nổi sức mạnh mê hoặc của thuận cảnh? Chỉ có các bậc thượng căn thượng trí mới có thể kham nổi sức mạnh mê hoặc của thuận cảnh, bọn trung và hạ căn chúng ta kham không nổi! Cho nên, chúng ta tu học Phật pháp, trước hết phải tu từ trong khổ nạn và nghịch duyên, đừng nên ham chuộng thuận cảnh. Khi nào mới có thể tu trong thuận cảnh? Khi nào chúng ta tu thành công trong nghịch cảnh rồi, sau đó mới có thể tu trong thuận cảnh.

Trong pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật, người đại diện cho nghịch cảnh là Tôn giả Tu Bồ-đề. Tu Bồ-đề là tiếng Phạn, dịch nghĩa là Không Sanh. Vì sao Ngài có cái tên này? Vì lúc vừa mới ra đời, vàng bạc, của cải trong nhà đột nhiên mất hết, Ngài Tu Bồ-đề phải chịu đựng hết thảy khổ nạn trong nghịch cảnh. Trong nghịch cảnh ấy, Ngài chẳng hề dấy lên tâm sân khuể, thành tựu được sức nhẫn nhục, đắc pháp Chẳng Đọa Địa Ngục. Chúng ta học Phật trước hết cũng phải học lấy bản lãnh nhẫn nhục trong nghịch cảnh, không khởi sân khuể để chẳng bị đọa địa ngục. Sau đó vẫn phải tiếp tục tu nhẫn ngục trong thuận cảnh mà chẳng khởi tham ái. Nếu sống thuận cảnh tu hành mà khởi tâm tham ái, thì A Di Đà Phật sẽ thổi gió Bát-nhã đến khiến chúng ta rơi vào nghịch cảnh để phản tỉnh quay đầu, đây cũng chính là được Phật tiếp dẫn. Đối với hai thứ cảnh giới thuận và nghịch đều chẳng chấp tướng, đều chẳng bị tiêm nhiễm, tâm chẳng lay động, thì mới có được tâm thanh tịnh bình đẳng thật sự, đắc công phu niệm Phật thành phiến cho đến Nhất tâm Bất loạn. Người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ cần phải hiểu rõ cảnh giới tu hành của mình, phải nhận biết sự tiếp dẫn của Phật, Bồ-tát là như thế nào để có thể vận dụng công phu thích đáng, thì cảnh giới thuận và nghịch mới đều là Tăng Thượng Duyên. A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí và chư Thánh chúng tạo ra nghịch cảnh và thuận cảnh một cách hợp tình hợp lý khiến người niệm Phật được tăng thượng duyên trong đạo Chân Chánh Vô thượng Bồ-đề. Đây chính là phương pháp giáo hóa tiếp dẫn chúng sanh vô cùng hữu hiệu của các Ngài.

Diệu Âm Trí Thành




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.202.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...