Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Tình Mẹ trong văn hóa Việt Nam »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Tình Mẹ trong văn hóa Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 7.303)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tình Mẹ trong văn hóa Việt Nam

Font chữ:

Việt Nam nằm trên đường giao lưu giữa Ấn Độ và Trung Hoa, nên nước ta chịu ảnh hưởng không ít vào nền văn hóa Ấn – Trung, đó là nền văn hóa Phật giáo và Khổng giáo . Đạo Phật đã truyền thừa vào nước Văn Lang rất sớm, nên giáo lý nhà Phật đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nền văn hóa dân tộc, trải qua hơn hai ngàn năm đạo Phật hội nhập vào Việt Nam, nhất là vào thời đại Lý – Trần, Phật giáo rất hưng thịnh. Đó chính là những thiện duyên giúp các vị Thầy Tổ hoằng dương giáo pháp được thuận lợi, khiến giáo lý nhà Phật ảnh hưởng sâu đậm trong cộng đồng xã-hội, người dân biết sống cuộc đời hiền hòa, đạo đức, thương người, biết đến bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội. Nét đẹp văn hóa đó đã lan tỏa trong mọi tầng lớp dân gian từ thành thị đến thôn quê, nó được thể hiện qua thơ , văn, âm nhạc, ca dao tục ngữ… Giờ đây, chúng ta thử dạo bước vào kho tàng văn chương này, để cùng nhau thưởng thức những giá trị qúi giá, những lợi ích thiết thực mà văn hóa Phật giáo đã mang đến cho người dân Việt.

Mùa Vu lan thắng hội lại về nơi đất khách, những người con Phật xa quê càng bùi ngùi nhớ về quê mẹ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên trong tình làng, nghĩa xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà nay mình phải rời xa, để rồi khi chiều tà lặn tắt, hoàng hôn buông phủ, đó cũng chính là đỉnh điểm nỗi nhớ thương dâng trào khiến tâm can mình đau buốt :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Câu ca dao trên đã tạo niềm cảm hứng cho nhà thơ, nhà văn và cũng là nhà giáo Thanh Tịnh viết tập truyện ngắn Quê mẹ, đứa con đầu lòng này được xuất bản vào năm 1941, trong tập Quê mẹ có truyện Tôi đi học, nội dung diễn tả tâm trạng hân hoan, vui mừng lẫn lo sợ của cậu bé được người mẹ âu yếm nắm tay dẫn đến lớp học trong ngày tựu trường vào một buổi sáng mùa thu. Hình ảnh ngày tựu trường đó đã ghi sâu vào tâm thức cậu bé. Đoản văn này có một thời được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy, vì cốt chuyện nêu lên sự quan tâm của các bậc cha mẹ trong việc khai trí cho con trẻ: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đảng…

…Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” Không riêng gì nhà văn Thanh Tịnh viết về mẹ. Trong quyển sách Thiền sư Việt Nam do hòa thượng Thanh Từ biên soạn có câu chuyện thiền sư Nhất Định và thiền sư Tông Diễn là hai vị sư rất có hiếu với cha mẹ hay trong cổ tích Phật giáo có truyện Phật mang dép ngược, nhằm nhấn mạnh phận làm con cái hiếu thảo với cha mẹ chính là tôn kính đức Phật. Khi luận bàn về công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, ngôn ngữ thế gian khó có thể so sánh công ơn cao dày ấy, nên trong ca dao Việt Nam có câu :

Nước biển mênh mong không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

Hoặc :

Bao la bóng nước biển Đông,
Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi

Tình mẫu tử thiêng liêng, công ơn to tác không thể đo lường ấy, được biểu lộ qua cử chỉ dịu dàng, hy sinh chăm lo cho con trong thời gian chín tháng mang thai, ba năm bú mớm. Sự kiện đó, được lưu truyền trong dân gian như một lời nhắc nhở người con nhớ đến công ơn này :

Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình.

Không những thế, khi con đau ốm người mẹ bồn chồn lo âu , hốt hoảng :

Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.

Hay:

Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chổ ướt mẹ nằm, chổ ráo con lăn

Hoặc:

Nuôi con buôn bán tảo tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo, đồng tiền nuôi con.

Thân phận người con gái được diễn tả như con thuyền phiêu bạt, lênh đênh trên sóng nước. Trong mười hai bến đổ, chẳng biết tấp vào nơi mô:

Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu

Nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào trong mười hai bến nước, dù được sống cảnh giàu sang hay nghèo khó hoặc giữa đàng gãy gánh, dù phải sống trong môi trường xã hội đầy bon chen kiếm sống, lắm khi thất bại là kinh nghiệm của thành công thì người mẹ Việt Nam vẫn mong ước, cố gắng cho con thơ đến trường học , để thầy, cô dạy những điều hay, lẻ phải:

Ví dầu cầu ván đóng dinh,
Cầu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời

Trong bài thơ Lời Cuối Cùng do thi sĩ Thanh Tịnh phóng tác. (phỏng theo bài Et s’il revenait un jour tác giả Maurice Maeterlinck, người Bỉ ) Nội dung bài thơ này là những lời người con hỏi mẹ lúc mẹ sắp mất để khi người cha trở về, mình sẽ trả lời thế nào cho thỏa đáng. Bài Lời Cuối Cùng, có một đoạn thơ thể hiện sự đau buồn, lo lắng của người mẹ, không biết lúc mình lìa trần ai là người bảo boc, nuôi nấng đứa con thơ dại, dù giận chồng đã ra đi biền biệt, song người mẹ hy vọng người chồng trở về kịp thời che chở, nuôi dạy cho con khi mình khuất bóng. Sự kỳ vọng đó được nhân cách hóa với hình ảnh một cây tùng cành lá sum xê, đầy bóng mát, che phủ cho cây đào bé nhỏ đứng cạnh bên, như một lời ủy thác cuối cùng:

Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng?
Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên

Tình mẫu tử thiêng liêng, công ơn dưỡng dục vô cùng tận, nên dù dùng các hình dung từ núi cao vời vợi, đại dương mênh mông hay bầu trời lồng lộng, cũng không sánh bằng huống chi là tình huynh đệ ruột thịt, chú, bác, cô, dì, tình bạn bè, tình giao tiếp trong xã hội … lại càng khó so sánh :

Đi khắp thế gian không ai bằng mẹ,
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha

Hoặc

Dù đi khắp bốn phương trời,
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.

Bước qua lãnh vực âm nhạc. Nói đến tình mẫu tử, có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác về thể loại này, như bài Ca dao mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn, Mẹ hiền Yêu dấu nhạc Pháp của Claude Carrère, ( lời Việt Thanh Lan dịch trước 1975 ), Con nợ mẹ của Nguyễn văn Chung, Mẹ tôi của Trần Tiến, Không ai yêu con bằng mẹ của Nguyễn minh Cường…. nhưng chúng ta khó có thể quên bài hát Lòng Mẹ của cố nhạc sĩ Y Vân, mặc dầu tuổi đời của bản nhạc đã trải qua sáu mươi sáu năm, (nhiều tờ báo viết, bản nhạc được xuất bản năm 1952) nhưng lời ca, ý nhạc của bài hát, khi nghe vẫn khiến lòng người luôn luôn rung động, thổn thức. Quả thật không có gì bao la, mênh mông rộng lớn bằng đại dương, nhất là khi có hình dung từ rạt rào (dào dạt) để chỉ đến trạng thái luôn luôn trào đầy liên tục, có ánh sáng nào dịu hiền bằng ánh trăng , nhất là vầng trăng tròn mùa thu, khiến chúng ta liên tưởng đến sự viên dung, tròn đầy tình yêu thương mà người mẹ đã dành cho những đứa con của mình. Những tình cảm dịu hiền, trào đầy không mảy may vụ lợi, như tâm từ của đức mẹ hiền Quan Thế Âm, được thể hiện qua hình ảnh, những khi trái gió, trở trời, con đau không ngủ, mẹ già lo âu thức trắng đêm, khi con yên giấc, mẹ rất vui mừng, sung sướng, người mẹ không quản thân gầy lặn lội, bon chen giữa chợ đời để nuôi con ăn học để trở nên người hữu dụng cho nhân quần xã hội… dù lưng đã còng, tóc đã bạc, dù gieo neo, cực nhọc song ngày đêm, sớm tối vẫn vui vẻ với đàn con thơ.

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào,
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ,
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường
Con đà yên giấc mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày,
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền,
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm,
Tiếng ru êm đềm Mẹ hiền năm tháng triền miên.

Nhạc sĩ Y Vân, cha mất sớm, mẹ hằng ngày phải tảo tần buôn bán lo miếng ăn, cái mặc, lo cho hai anh em được đến trường , tối đến lại đem áo quần ra giếng nước công cộng giặt dũ, một hôm giặt đến hơn 2 giờ sáng. phạm giờ giới nghiêm nên cảnh sát bắt về đồn. Từ phòng nhạc về nhà nghe được tin, nhạc sĩ rất xót thương, vô cùng biết ơn mẹ, dòng nhạc ông tuôn chảy để vinh danh công ơn cao dày đó. Ngôn từ dùng trong bản nhạc rất cảm động làm tim người thổn thức. Sự kiện này chính là thành tố khiến bài ca Lòng Mẹ trở nên bất tử với thời gian, không một bản nhạc nào có thể sánh bằng. Theo nhận định của nhà thơ Du Tử Lê bản nhạc Lòng Mẹ của Y Vân như là một bài Quốc Ca về tình mẫu tử.

Tình mẫu tử, ôi thật cao quý, thiêng liêng. Những bậc làm cha mẹ thường dành trọn cuộc đời của mình thương yêu, chăm sóc con cái. Từ sự hy sinh cao cả ấy, những người con hiếu hạnh nhận ra rằng dù nước biển bao la, bát ngát nhưng cũng có lúc vơi đi, nhưng lòng thương yêu của cha mẹ đối với đàn con thì suốt đời vẫn trào dâng:

Biển Đông còn lúc vơi đầy,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.

Và những hiếu tử ấy cũng nhận thức được rằng cho dù núi non to lớn, hùng vỉ cách mấy song cũng khó so sánh với công ơn vô tận của cha mẹ:

Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.

Nhằm đền đáp công ơn cao dày của bậc sinh thành. Khi cha mẹ còn sinh tiền, bổn phận làm con tránh làm cho phụ mẫu buồn phiền rơi lệ:

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Nhìn vào nếp sống người Việt thuở xưa, do phong tục, tập quán nên khi người phụ nữ đã lấy chồng thường về ở bên quê chồng, nhưng ta nhận thấy, những người con hiếu thảo, dù ở phương trời nào họ vẫn nghĩ về bậc sinh thành:

Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau dâng thầy.
Ai về tôi tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Không những thế họ còn cung cấp thực phẩm, tiền bạc để song thân tiêu xài:

Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Những người con hiếu thảo nhận thức được rằng:

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công

Hoặc :

Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì

Gương hiếu hạnh của các vị hiếu tử là bài học luân lý, đạo đức hiệu qủa nhất để các con cháu họ noi theo. Gia đình vốn là nền tảng của xã hội, của đất nước, nên những viên gạch tốt đẹp đó đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một đất nước có nét đẹp văn hóa đạo đức trong sinh hoạt cộng đồng. Nhằm hỗ trợ cho đơn vị gia đình, để gìn giữ nền văn hóa quí giá do tiền nhân đã dày công gầy dựng, bồi đắp mà thế hệ hôm nay được thừa hưởng. Thiết nghĩ, trong lãnh vực giáo dục ở học đường chúng ta không thể nào thiếu môn công dân giáo dục và luân lý đạo đức ở chương trình giảng dạy. Chính những môn học này giúp người dân biết thế nào là đạo đức, thế nào là bổn phận đối với đất nước, với gia đình, với xã hội. Đó cũng chính là bốn ơn nghĩa mà đức Thế Tôn đã dạy bảo. Nếu những người con Phật biết tuân hành, áp dụng vào đời sống, người viết nghĩ rằng xã hội sẽ có cuộc sống tốt đẹp, an bình thịnh trị, người người hạnh phúc.

Vu Lan 2018, Phật lịch 2562




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1494 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Chớ quên mình là nước


Những Đêm Mưa


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.84.25.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (246 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...