Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» HUỲNH NGỌC CHIẾN VIẾT VỀ ĐỖ HỒNG NGỌC »»

Nhân vật Phật giáo
»» HUỲNH NGỌC CHIẾN VIẾT VỀ ĐỖ HỒNG NGỌC

Donate

(Lượt xem: 5.944)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - HUỲNH NGỌC CHIẾN VIẾT VỀ ĐỖ HỒNG NGỌC

Font chữ:

* ĐỖ HỒNG NGỌC

Trước 1975, là một bác sĩ nhi khoa, nhưng anh vẫn nổi tiếng với tư cách là thi sĩ : nhà thơ Đỗ Nghê. Những thập niên sau 1975, anh lại được biết đến như vị thầy của nhiều bác sĩ. Nhưng giờ đây, khi nhắc đến tên anh thì một Đỗ Hồng Ngọc thuộc loại “trưởng lão” của y khoa miền Nam dường như có phần lu mờ dưới một Đỗ Hồng Ngọc – nhà nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là Thiền! Tạo vật hà như đồng tử hý!

Không biết vào thời điểm nào và do cơ duyên nào mà anh gác việc chẩn đoán thân bệnh của nhi đồng để chuyển sang chẩn đoán tâm bệnh cho thiên hạ. Từ y đàn anh bước sang văn đàn nhẹ nhàng như môn Yến Song Phi của Hồng Thất Công. Những bài viết của anh nhanh chóng nổi tiếng trên văn đàn, và ảnh hưởng của chúng cũng nhanh chóng lan rộng khiến người đọc quên đi mất một nhà thơ Đỗ Nghê hay một bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Chưa bao giờ câu “le style, c’est homme” lại đúng như thế đối với Đỗ Hồng Ngọc. Với anh, văn đúng là người. Ở ngoài đời, anh trầm ổn túc mục, nhưng lại bình dị, giống như văn anh vậy. Loại văn chương đó luôn mang hơi thở nhẹ nhàng của cuộc sống, tức cái “bình thường tâm thị đạo” của thiền sư Nam Tuyền, mà anh luôn muôn biểu đạt trong các tác phẩm của mình. Tất cả những gì anh viết đều là những điều sở đắc từ trải nghiệm của bản thân nên luôn có Cái Riêng của một Đỗ Hồng Ngọc. Mà trong văn chương nghệ thuật thì chính Cái Riêng đó mới thực sự giá trị, và là cái làm cho một tác giả luôn được là mình. Nói một cách khệnh khạng thì đó là cái “sở dĩ vi” của một tác giả.

Tôi với anh có chút duyên thơ ca. Nên mỗi khi đọc xong mỗi cuốn sách anh tặng, hoặc đọc một bài viết nào đó của anh là tôi hay làm thơ để đùa. Sau khi đọc cuốn Gươm Báu Trao Tay bàn về Kinh Kim Cương của anh, tôi gởi hai bài để đùa anh:

Tưởng đã ưng vô sở trụ,
Rong chơi tâm ý siêu nhiên,
Em phô xác thân tứ đại,
Hoang mang rớt cả gậy Thiền.

*

Mấy pho ngữ lục Thiền tông,
Đọc mòn con mắt cũng không thấy Thiền.
Nhìn em xỏa tóc bên hiên,
Khiến ta đại ngộ, hoát nhiên, mới kỳ!

Tôi bảo có thể anh đã “ưng vô sở trụ”, có thể tâm ý đã du hý phiêu bồng, còn tôi thì đành chấp nhận “hoang mang rớt cả gậy Thiền.” Anh đọc xong, cười tôi ba lơn.

Khi nhận được cuốn “Nghĩ Từ Trái Tim” của anh tặng, tôi viết một bài đăng báo Giác Ngộ, chọc anh là “một người không xuất thân từ chốn thiền môn, quanh năm không hề rau dưa kinh kệ, mà lại ‘dám’ theo chân chư Tổ để khám phá thêm những ẩn ngữ của Tâm kinh!”, rồi làm câu thơ đùa :

Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem Bát Nhã làm rầy Tâm Kinh?

Đọc bài Hãy Từ Bi Với Chính Mình của anh, tôi lại làm thơ đùa :

Anh từ bi với chính mình,
Em từ bi với cuộc tình ngẫu nhiên.
Anh bày thiên hạ tu thiền,
Em vui với cõi thiền quyên phiêu bồng.
Dám xin hỏi bác Đỗ Hồng
Ngọc! Thiền so với má hồng đâu hơn?

Anh làm hai câu trả lời :

Bởi anh không được như em,
Nên lòng ấm ức muộn phiền bấy lâu!

Có lẽ đó là một trong những lần hiếm hoi mà anh làm thơ đùa. Anh ít đùa bởi có lẽ do anh mắc một “khuyết điểm” trầm trọng là không hề biết nhậu! Uống cà phê với anh giống như ngồi bàn Dịch Cân Kinh với Phương Chứng đại sư của Tiếu Ngạo Giang Hồ! Bởi vậy, chắc suốt đời, tôi không thể nào có dịp cùng anh Lai Rai Chén Rượu Giang Hồ.

Hôm 05-07-2020, anh ra mắt cuốn Để Làm Gì tại văn phòng nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM, tôi và một người bạn có đến dự. Khi được mời phát biểu, tôi toan nhắc lại câu : “Dám xin hỏi bác Đỗ Hồng, Ngọc! Thiền so với má hồng đâu hơn?” để “làm khó” anh chơi, nhưng lại thôi, vì nghĩ đây là vấn đề “lưu hành nội bộ”, nên chuyển qua đề tài khác!

Và có lẽ cho đến tận bữa nay, anh vẫn còn nợ tôi một câu trả lời cho thiệt chuẩn. Mà câu trả lời đó phải là một bài thơ của nhà thơ Đỗ Nghê viết giùm cho nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Ngọc!

21.7.2020


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1492 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.89.158 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (260 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...