Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» SỞ TRI CHƯỚNG »»

Tu học Phật pháp
»» SỞ TRI CHƯỚNG

(Lượt xem: 18)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - SỞ TRI CHƯỚNG

Font chữ:

Sở tri chướng là một thuật ngữ âm Hán-Việt, có lẽ khó hiểu với một số Phật tử cũng như những người trẻ. Sở tri chướng nói một cách dễ hiểu là chướng ngại từ chính cái biết của mình. Tại sao cái biết, cái tri kiến của mình lại là chướng ngại? Lẽ ra phải là điều phát triển đáng quý chứ, nghe thì tưởng chừng vô lý nhưng thật ra thì rất chính xác, nhất là trong giới học Phật.

Chính cái tri kiến cuả ta làm chướng ngại ta, chúng ta chấp vào cái sở tri của chính mình để rồi mắc kẹt chết cứng và đóng khung mà không thể tiến được.

Con người ta gồm có thân (sắc) và tâm (danh), chính cái tâm mới quyết định, mới là chủ nhân. Cái thân chỉ là kẻ thừa hành, sai đâu đánh đó và gánh lấy cái hậu quả của mọi việc. Trong kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật ví cái tâm như con bò còn cái thân như cỗ xe. Muốn cái xe di chuyển thì đánh con bò chứ không phải đánh cỗ xe.

Thân ngũ uẩn danh - sắc là: thọ, tưởng, hành, thức và sắc. Thân tứ đại được cấu thành: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu giác quan này tiếp xúc sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì sanh ra sáu thức. Chúng ta dính mắc và chấp chặt vào sáu thức này mà sanh ra lắm mê lầm.

Thông thường hễ sáu giác quan tiếp thu cảnh trần thì lập tức cảm thọ và tưởng. Thọ và tưởng dính liền nhau, không thể tách rời. Hễ thọ là lập tức tưởng, tuy nhiên từ tưởng đến hành thì lại có một khoảng cách xa. Có khi tưởng sẽ hành nhưng cũng có khi chỉ dừng lại ở tưởng, dù có hành hay không hành thì tất cả đều lưu trong tạng thức. Ví dụ khi mắt ta gặp một người nào đó, lập tức cảm nhận đây là một con người và cũng lập tức sanh tâm phân biệt đây là người da trắng, da đen, da vàng. Đây là một người đẹp hay xấu, cao hay thấp, mắt toét hay mắt xinh, sang trọng hay bần hèn… có vô số điều phân biệt và cái tưởng cũng song hành: người này lười hay siêng, thông minh hay ngu dốt, dễ thương hay dễ ghét… tưởng sâu hơn chút nữa, nếu hợp với cái gu (những điểm thích chủ quan có trong tạng thức) thì ước mơ chiếm hữu hoặc giả là không thích hợp gu của mình thì muốn đập cho một trận (nếu mẫu người ấy trùng hợp với nhũng đặc tính của oan gia trái chủ lưu trong tạng thức). Cái tâm phân biệt, cái cảm thọ và tưởng nó diễn ra nhanh không thể tưởng, vì nhanh quá mà chính bản thân ta cũng không nhận biết. Những đặc điểm phân biệt ấy chính là cái định kiến kiên cố, chính cái sở tri này cản trở chúng ta nhìn nhận sự thật: Đây chỉ đơn giản là một con người, là một sự kết hợp của nhiều yếu tố đất, nước, gió, lửa và thần thức mà thành. Là một con người tạm gọi, là giả danh chứ không thật sự có cái gọi là một con người. Một con người do chúng duyên hợp lại mà sanh ra. Bởi vậy làm sao có xấu – đẹp, sang – hèn, trí – ngu… để rồi yêu – ghét mà chấp chặt vào đó. Những yếu tố mà chúng ta phân biệt: Tốt – xấu, trí – ngu, sang – hèn… là giả tướng, là kết qủa của quá trình tạo tác trong quá khứ. Cái giả tướng với những yếu tố ấy cũng không thật, nó biến hoại, nó thay đổi liên lỉ. Cái biết, cái hiểu (sở tri) của chúng ta hình thành từ môi trường sống, môi trường giáo dục của gia đình và xã hội. Nó không đúng với chánh kiến, chánh tư duy vì vậy mà chúng ta thiếu chánh ngữ, chánh nghiệp… Cái sở tri của chúng ta trở thành cái chướng ngại cản trở chúng ta nhìn ra sự thật. Chúng ta dính mắc trong cái biết, cái hiểu sai lầm, vì kẹt trong cái sở tri ấy mà chúng ta không thể tiến về trước, không thể tiến về phương trời cao rộng được, không thể giải thoát khỏi khổ đau, không thể thoát sanh tử luân hồi.

Mắt nhìn thấy và cảm thọ, phân biệt, tưởng như thế. Tai nghe cũng thế, cho đến mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế! Vì sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà mê lầm nên không thấy “mộng huyễn bào ảnh”, không biết rằng đó cũng chỉ là “Như lộ diệt như điện”, chấp cái biết của mình, lấy đó làm dài lâu, làm cơ sở cho suy nghĩ, nói năng và hành động.

Cái sở tri của người Ấn Độ giáo cho rằng con người được tạo ra bởi thần Brahma. Hàng tăng lữ, Bà La Môn, Sát Đế Lợi được sanh ra từ miệng thần nên cao quý và ở địa vị thống trị. Hàng Chiên Đà La, Thủ Đà La sanh từ bàn chân thần nên là nô lệ, là giai cấp thấp và vĩnh viễn phải chịu như thế. Chính cái tri kiến này đã làm chướng ngại cho sự bình đẳng, yêu thương, tu học, giải thoát. Chính cái biết, cái hiểu sai lầm này đã khiến cho con người khổ đau và gây khổ đau cho nhau, đày đọa lẫn nhau… Nghĩa là tất cả cùng tạo nghiệp xấu và vì thế mà vĩnh kiếp luân hồi, lên xuống trong ba ngã sáu đường. Cái sở tri của chính ta chướng ngại ta giác ngộ. Đức Phật thuyết pháp, nói lời thật, chỉ ra cái “sở tri” sai lầm kia: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời” hoặc là: “Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người thấp hèn hay cao quý. Chính hành vi tạo tác khiến người ta thấp hèn hay cao quý” – (Kinh Suy Niệm Về Nghiệp)

Cái chướng của sở tri cản trở việc hòa hợp, dung thông, thăng tiến. Nhiều chùa Phật giáo Nam Tông và Nguyên Thủy không cho người nữ xuất gia hay thọ đại giới bởi vì cái tri kiến cho rằng: Người nữ không thể đắc ngôi vị chánh đẳng chánh gác, không thể làm chuyển luân vương, không được làm ma vương…Trong khi ấy người tu học theo Bắc truyền lại có cái sở tri chướng ngại là cho rằng người tu học theo Phật giáo Nam truyền, Nguyên thủy là “tiêu nha bại chủng”…

Cái tri chướng trong đạo đã thế, ngoài đời còn ghê gớm hơn. Cái thấy sai lầm, cái biết phiến diện cản trở con người tiếp nhận cái đúng, chướng ngại sự phát triển. Người da trắng chấp vào sắc tướng và văn hóa của mình mà tự phụ cho mình cao cấp, thượng đẳng và từ đó tự cho mình cái quyền “khai hóa” người khác, thực chất là xâm lăng, cai trị, nô lệ người khác, thậm chí họ đánh giết và tàn sát nhiều dân tộc nhược tiểu khác. Cái tri kiến của họ sai lầm, họ không biết sở dĩ họ cia những ưu điểm ấy là cái quả của quá trình tạo tác trong quá khứ. Thuyết đại đồng của người Cộng Sản cũng thế, lúc đầu có vẻ tốt, họ muốn tranh đấu chống lại bất công xã hội, xóa bỏ sự áp bức, bóc lột. Họ mơ tưởng một thế giới đại đồng, bình đẳng nhưng lại làm sai hoàn toàn. Cái tri kiến sai nên họ không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của sự bất công và khổ đau. Họ hành động để xóa bỏ bóc lột nhưng chính họ lại trở thành một giai cấp bóc lột mới. Họ cai trị còn tàn bạo hơn những thể chế mà họ tiêu diệt. Họ chấp chặt vào cái biết của họ mà không biết gì nhân – duyên – quả. Cái sở tri của họ quá thô thiển, tàn bạo và mê muội đã cản trở họ thực hiện một thế giới đại đồng như họ từng tưởng.

Trong đạo ngoài đời đều có vô số chuyện về sở tri chướng. Một người học đạo hay học nghề với cái tâm đơn sơ, trong trắng, chưa có ý niệm gì thì dễ tiếp nhận và tiến bộ nhanh. Còn một người học đạo hay học nghề với cái mớ hiểu biết lêch lạc và định kiến sẽ khó tiếp nhận và phát triển hơn. Chuyện một ông giáo sư đại học đến cật vấn một thiền sư Nhật. Vị thiền sư chẳng nói năng chi, cư bình thản rót nước trà vào cái chung, nước chảy tràn mà ông vẫn cứ rót, điều ấy khiên ông giáo sư phải la lên “dừng lại”. Bấy giờ vị thiền sư mới cười bảo: “Ông hãy làm cạn cái chung của ông trước khi tiếp nhận cái mới”. cái sở tri của ông giáo sư đầy ắp, đó là chướng ngại khiến ông ấy không thể tiếp nhận hay học thiền được.

Cái sở tri, cái biết của mỗi con người hình thành từ nhỏ, chịu ảnh hưởng bởi giáo dục của gia đình và xã hội, tác động bởi những mối quan hệ, từ chính sự học, đọc sách của người ấy, trong đó có một phần tác động lớn từ những chủng tử trong tiềm thức. Bởi vậy mà có trường hợp anh em một nhà nhưng sở tri khác nhau, quan điểm khác nhau, kẻ đi xuống người đi lên. Học trò chung lớp, chung thầy, chung một nền giáo dục nhưng có kẻ phát triển theo hướng chánh ngược chiều với số đông, ấy là vì họ vượt qua cái sở tri của mình.

Có rất nhiều Phật tử chúng ta cũng đi chùa, tụng kinh, niệm Phật… nhưng vì cái biết không đúng đã làm chướng ngại trong việc nhìn nhận giáo lý căn bản, không chịu làm theo lời Phật mà cứ mê xin xăm, bói quẻ, hầu đồng, cúng sao giải hạn, cầu cúng quỷ thần…Ngay cả nhiều vị xuất gia cũng thế, vì cái sở tri mà chướng ngại việc thực hành chánh pháp. Nhiều vị lơ là điều cốt lõi của Phật pháp, chỉ thích phù diễn tắc trách, nặng về hình tướng, màu sắc, âm thanh… Nhiều người vì cái sở tri mà không hành như lý như pháp, chỉ thích kết giao quan gia, quyền lực thế tục, mua thần bán thánh, kinh doanh tâm linh, mặc cả danh lợi, biến chốn A Lan Nhã thành cái chợ mua bán danh lợi, quyền lực và kiến tạo vây cánh cát cứ.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 0525

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1528 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.123.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...