Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» Khi cha bệnh »»

Tản văn
»» Khi cha bệnh

Donate

(Lượt xem: 860)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khi cha bệnh

Font chữ:

Cha đã vượt qua cái tuổi mà người xưa gọi là “cổ lai hy”, nếu là gia đình quyền quý thì ắt đã có cái lễ “Bát tuần khánh tuế”rồi. Ở cái tuổi này hầu như ai cũng phải chịu sự khảo nghiệm của cái già, cha cũng thế, những cơn đau của thể xác đang giày vò hành hạ ngày đêm. Cha vốn ốm yếu, ăn chay trường nhưng chỉ tương chao qua loa nên không đủ dinh dưỡng và đi đến suy kiệt sớm.

Trông cha tiều tụy mà lòng xót xa, cả tháng này cha chẳng ăn uống gì được, dù chỉ là tí xíu thức ăn cũng làm cho ói ra, đã thế xương khớp lại đau nhức ê ẩm, những cơn đau hành hạ nhưng bác sĩ không dám cho thuốc giảm đau, quả thật khổ khổ, khổ chồng khổ. Khổ vì cái già, khổ vì bệnh tật, khổ vì đau nhức lại thêm bệnh bao tử, trị cái này thì ảnh hưởng cái kia… Con người ai cũng khổ, phần nhiều là khổ khổ, nhân gian có được mấy người không khổ?

Thương cha lắm nhưng chẳng biết làm gì được, sẵn sàng chia sẻ bớt cơn đau của cha nhưng chia làm sao đây? Tứ đại như nhau, trước sau cũng vậy nhưng mỗi người mỗi mệnh, phước đức khác nhau, nghiệp lực khác nhau… thương cha nhưng không chia bớt được những cơn đau của cha. Cha đang chịu cái khổ khổ, cái hoại khổ vốn đã và đang có mặt, cái biến hoại vô thường đang hủy hoại từng tế bào của thân xác cha. Cha từ một thanh niên trẻ khỏe đẹp trai qua sự biến hoại hoại khổ mà thành ra một ông cụ hom hem, từng tế bào xương, tế bào thịt, tế bào da… hao mòn, già cỗi và hư hao. Mắt cha đã mờ chỉ còn khoảng ba mươi phần trăm, xương cốt rệu rạo, da thịt hao hớt gầy mòn, lục phủ ngũ tạng yếu ớt… cái biến hoại qua từng tháng năm, qua từng ngày, thậm chí qua từng phút giây. Con người và vạn vật đều chịu sự biến hoại, chịu sự hoại khổ này. Sau khi sinh ra và phát triển hoàn thiện thì là đi đến giai đoạn hoại khổ, họai khổ chẳng chừa ai. Họai khổ đang từng ngày từng giờ hủy hoại thân xác cha, không chỉ thịt xương máu huyết mà ngay cả những tế bào thần kinh cũng hao hớt dần. Cha tuy vẫn minh mẫn nhưng trí nhớ không còn như lúc trẻ, không thể nạp thêm nhiều hay phản ứng nhanh… tất cả mọi người rồi cũng sẽ già và rồi cũng sẽ như cha, không có ai nằm ngoài quy luật sanh – lão – bệnh – tử!

Thương cha lắm cha ơi! Những ký ức ngày xưa khi con còn nhỏ, cha chở con đi chơi lòng vòng khắp đồng quê, khi thì vào phố thị đi ăn kem, đi tắm biển… Đặc biệt con nhớ có lần ăn cắp tiền trong xách của mẹ, cha bắt gặp nhưng chẳng la lối hay đánh đòn, thậm chí cha cũng chẳng cho mẹ biết. Buổi chiều cha chở con đi dạo mát và nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Con nhớ mãi chuyện này, con nhớ đến khi nào trí óc không còn nhớ được nữa mới thôi!

Cha đang chịu sự khảo nghiệm của cái khổ khổ, cái hoại khổ và bao lâu nay đã chịu cái hành khổ. Mỗi ngày trôi qua, mỗi phút giây qua đi cũng đồng nghĩa cái khổ đang đến. Ngay từ khi còn là thanh niên, tráng niên bao nhiêu cái vui từ vật chất đến tinh thần đều dẫn đến cái kết cục là khổ, những cái vui ấy có vui trong thời gian ngắn tạm nhưng rồi vẫn là đi đến khổ. Từng ngày, từng giờ cả thân và tâm đều đi đến già lão suy hao nên khổ. Không chỉ mỗi cha thôi, tất cả những người cha, người mẹ trên thế gian này cũng đều vậy cả, cũng đang từ trẻ trung đi đến già nua, bệnh tật… Tức là cũng chịu cả ba cái khổ như cha đang chịu đựng. Thế gian này không có ai tránh được ba cái khổ này, duy có điều phước báo mỗi người khác nhau nên mức độ có khác nhau. Những người đượcc sinh sống ở Âu – Mỹ, nơi mà nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tết giaù mạnh, y học hiện đại… thì những phượng tiện kỹ thuật và thuốc men sẽ hỗ trợ tích cực để làm giảm bớt cái đau của thể xác, trợ giúp cái khó của già nua.

Thương cha đang từng ngày, từng giờ chịu sự khảo nghiệm của cái già, cái bệnh. Cái khổ sinh – lão – bệnh – tử. Thương cha mà xa cách như thế này thì thêm cái khổ ái biệt ly. Con xa ngoài vạn dặm, giờ này lại là lúc dịch bệnh hoành hành, không thể về thăm cha, cái khổ ái biệt ly cũng đau lắm! Thế gian này chắc cũng nhiều lắm chứ không chỉ có cha và con, ái biệt ly không chỉ về khoảng cách địa lý, nhiều khi trong gang tấc vẫn biệt ly như thường.

Thương cha, cầu nguyện cho cha, cầu nguyện cũng chỉ an ủi và hy vọng phần nào chứ không thể làm thay được cái quả đã chín mùi. Cầu nguyện thế nào cũng không thể làm cho “ Đá nổi dầu chìm” *. Cái tiến trình sanh lão bệnh tử không thể thay đổi hay đảo ngược và cũng không thể làm cho ngưng lại dù chỉ là một sát na.

Thương cha, nhớ cha! Cha thường tâm sự: ”Ngày xưa khi còn nhỏ, nhà nội nghèo, cha phải bắt cá đồng, bắt dông về chặt đầu lột da làm thức ăn… Có lẽ bây giờ trả nghiệp là những cơn đau nhức trong từng đốt xương”, biết nói sao đây? Khi mình là phàm phu, mờ mịt tâm trí thì làm sao biết đâu là đau vì bệnh lý, đâu đau vì nghiệp? Hay cả hai? Nhưng điều chắc chắn nnhất là thân xác già nua suy hao thì phải đau nhức. Cái khác ở cha là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ nhưng không tìm ra nguyên do. Thương cha, chỉ biết an ủi đôi chút: ”Chuyện sát sanh ai cũng từng làm qua, nó đã là quá khứ. Cha sám hối rồi thì buông bỏ đi, đừng giữ trong lòng nữa, vừa nhọc tâm lại trạo cử. Kinh Kim Cang có câu:”Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”, đó là đối với pháp mà còn phải xả bỏ, huống gì những việc không phải pháp! Vậy thì cái việc sát sanh trong quá khứ cha càng phải xả thôi! Buông xuống cho nhẹ lòng, còn cơn đau thể xác thì nhờ bác sĩ và thuốc men”

Cha là một cư sĩ rất chí thành và tinh tấn, sáng, trưa, chiều, tối đều công phu miệt mài. Ấy vậy mà giờ cha phải bỏ vì những cơn đau hành hạ, những cơn đau làm cho cha không thể ngồi hay nằm dù chỉ chừng mươi phút. Thế mới biết tu hành cũng cần sức khỏe và tuổi trẻ, không thể đợi đến già mới tu, đợi đến già thì e không kịp già vì lẽ vô thường, vì không biết có đủ phước báo hay không? Vì không chắc có giữ được tâm niệm ấy được bao lâu?… Mà tu là gì? Có phải cạo đầu vào chùa? Hành hạnh sa môn ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây? Hay miên mật khổ hạnh như mật tông trên núi tuyết?... Việc tu như thế là dành cho những vị hùng tâm đởm lược, chí lớn khí cao, buông đời bỏ dục… Còn với hàng Phật tử tại gia và với hầu hết mọi người như chúng ta thì tu chỉ đơn giản là sửa, sai gì sửa nấy, ai sai nấy sửa, sửa cái xấu thành tốt, cái tồi thành hay; sửa để bớt tham, bớt sân, bớt si… Sửa hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. Sửa từ hại người hại vật thành lợi người lợi vật; sửa sao cho mình hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai dễ coi hơn hôm nay. Tu là sửa sai thế thôi! Còn giả như chí lớn quyết ra khỏi khổ, quyết liễu sanh thoát tử thì phải noi theo gương Thế Tôn và hành theo những chỉ dạy của ngài.

Cha thường ẩn nhẫn im lặng chịu đựng những nỗi đau của thể xác lẫn tinh thần, chẳng khi nào cha than vãn điều chi, ngay cả những cơn đau này cũng vậy, cha âm thầm chịu đựng, chịu đựng đến khi vượt quá sức chịu đựng mới nói ra, giá cha nói sớm hơn thì có lẽ những cơn đau sẽ được điều trị sớm hơn, dễ hơn. Một người giỏi nhẫn nhục như cha vậy mà giờ bỏ cả công phu và buộc miệng than đau thì có lẽ cái đau ấy kinh khủng lắm, dữ dội lắm! Nhìn sắc diện của cha phờ phạc, thần sắc tiều tụy mà lòng con xót xa không biết phải nói lời gì. Những lời an ủi cũng trở nên sáo ngữ!

Con thầm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho cha sớm vượt qua cơn đau của thể xác. Thương cha nhưng cách xa vạn dặm như thế này thì con biết làm gì đây? Cái khổ sanh lão bệnh tử, cái khổ ái biệt ly, cái khổ oán tắng hội, cái khổ ngũ ấm xí thạnh nó lẫy lừng quá, nó chi phối tất cả mọi con người ở thế gian này. Ba khổ, tám khổ vốn là luật tự nhiên, là bản chất của cõi Sa Bà kham nhẫn, không có cách nào làm thay đổi hay làm khác được. Ba khổ, tám khổ không thể thay đổi, không cũ không mới, nó hiện diện trong từng sát na, nó gắn với con người như hình với bóng, nghiệp nhân thế nào thì quả thế ấy, có thân người đã là quý, nhưng có thân người thì phải có những cái khổ kia, chỉ khi nào đắc quả Arahanta không còn sanh tử nữa thì mới hết ba khổ, tám khổ kia.

Ngày xưa còn nhỏ, cứ mỗi ngày rằm hay mùng một cha chở lên chùa lễ Phật. Cha kể tích Phật Thích Ca rời bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cả vợ con để vào rừng tu khổ hạnh, ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây... Con khờ khạo bảo:” ông Phật tự làm khổ mình, đang sung sướng nhất trần gian không hưởng lại đâm đầu vào chỗ khổ." Cha gỉai thích nhiều nhưng con nhỏ quá lại bướng bỉnh và háo thắng nên đâu chịu nghe. Giờ cha già rồi, con cũng đang đi đến cái già mới thấy được sự vĩ đại của ông Phật. Ông Phật buông xả tất cả những thứ mà người đời cầu mong tranh đoạt, tranh đoạt bằng mọi giá, sẵn sàng tru diệt truy sát để đoạt cho bằng được, đoạt đất đai, tài sản, sắc dục, danh tiếng... tất cả những thứ tranh đoạt cho bằng được ấy được người đời quy vào năm thứ: tài- sắc -danh- thực- thùy. Ông Phật có tất cả những thứ ấy và xem những thứ ấy như dép rách, rế cùng. Ông Phật buông tất cả để tu đạo và cuối cùng chứng đắc được quả vị chánh đẳng chánh giác. Ông Phật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người, khai sáng một con đường giải thoát cho con người, không chỉ con người mà cả chư thiên và những loài phi nhân khác. Nhờ có ông Phật mà loài người có giáo pháp để nương theo đó mà tu, nương vào đó để mà thoát ba khổ, tám khổ. Tuy nhiên thời gian và hiệu quả tùy thuộc nhân duyên, phước báo và năng lực của mỗi người. Nhờ ông Phật mà con người mới biết thế nào là ba khổ, tám khổ, nguyên nhân khổ và cách thoát khổ. Nhờ ông Phật mà con người mới biết mình nên sống như thế nào để mà bớt khổ, tránh khổ và thoát khổ.

Cha đang bệnh, đang chịu đựng những cơn đau giày vò thân xác, nhọc cả tâm. Cha đang khổ cả ngày và đêm nhưng tâm bồ đề của cha không suy suyển, vẫn tin chắc vào giáo pháp của Thế Tôn. Cha không ngồi thiền hay tụng kinh được nhưng cha vẫn miên mật giữ chánh niệm dù cho cơn đau có làm gián đoạn đôi lúc tạm quên. Thương cha lắm, nhưng con đang cách xa cả hai đại dương, không là chim nên không có cánh bay về, không là cá nên chẳng có vây để vượt Thái Bình Dương. Con chỉ biết thành tâm cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng gia hộ cho cha.

Thương cha lắm, nhớ cha nhiều!

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 09/21
______________

* Đá nổi dầu chìm: Đây là tích xưa trong kinh Phật, thuở Phật còn tại thế, có một vị Bà La Môn đến hỏi đức Phật về việc cầu nguyện và hiệu quả. Đức Phật giảng giải về nhân quả và bảo cầu nguyện suông không thể thay đổi quả đã chín muồi, tỷ như ông có cầu nguyện cách mấy cũng không thể làm cho đá nổi lên và có nguyền rủa cỡ nào cũng không thể làm cho dầu chìm xuống dưới nước.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.219.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...