Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Trước lời khen chê »» Trước lời khen chê »»

Trước lời khen chê
»» Trước lời khen chê

Donate

(Lượt xem: 9.029)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Trước lời khen chê

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sống ở đời, người ta không những chỉ vật lộn với cơm ăn áo mặc, chiến đấu với tật bệnh, thiên tai… mà còn với cả thói đời thị phi nữa. Trong kinh Pháp cú (Bắc truyền), Đức Phật dạy:

Người ta ưa chỉ trích
Vốn là lẽ trong đời
Đã chê kẻ lắm lời
Lại khinh người ít nói
Ghét luôn người nhu hòa
Thiên hạ chẳng chừa ai.(1)

Thật vậy, người đời khen chê, chỉ trích, nói xấu, chụp mũ… cả thiên hạ chẳng chừa ai, kể cả Đức Phật!

Chuyện kể rằng, khi Đức Phật du hóa cùng với 1.250 vị Tỳ-kheo đến nước Ma-kiệt-đà thì có hai thầy trò Phạm chí đi theo. Người thầy tên là Thiện Niệm và người học trò tên là Phạm-ma-đạt. Trong khi người thầy dùng vô số phương tiện để hủy báng Phật, Pháp, Tăng thì người học trò lại bằng vô số phương tiện tán thán Tam bảo. Hai thầy trò mỗi người một tâm tư, mâu thuẫn chống trái nhau.(2)

Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo đi đến Trúc Lâm và nghỉ đêm trong vương đường. Các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường và bàn luận về thái độ đối nghịch của hai thầy trò Phạm chí. Đức Thế Tôn từ trong tịnh thất, bằng tuệ nhãn thanh tịnh, biết được việc đó, Ngài liền đến giảng đường. Tại đây, Ngài cho biết thái độ của mình về những lời khen chê đó, đồng thời dạy các Tỳ-kheo phương cách nhận thức, đối diện những lời khen chê trong cuộc đời.

1. Nguyên nhân gây mâu thuẫn, chống trái nhau

Trước hết, Đức Phật chỉ cho các Tỳ-kheo biết nguyên nhân hai thầy trò Phạm chí có thái độ trái ngược nhau. Kinh ghi: “Hai thầy trò mỗi người một tâm tư, mâu thuẫn chống trái nhau vì do xu hướng dị biệt, kiến giải dị biệt, thân cận dị biệt”.(3)

- Xu hướng dị biệt là đi theo, ngả theo những đường hướng khác nhau. Trên thế gian có nhiều ngả đường. Đường đời muôn vạn lối mà nẻo đạo cũng lắm nhiêu khê. Kinh Phạm võng cho biết có hai phạm trù nhận thức về nhân sinh và vũ trụ là quá khứ tối sơ(4) và tương lai mạt kiếp(5) để thiết lập, xây dựng nên những trường phái triết học và tôn giáo khác nhau. Kinh ghi: “Các Sa-môn, Bà-la-môn y bản kiếp bản kiến, mạt kiếp mạt kiến, mỗi người tùy theo sở kiến mà nói, tất cả đều gồm trong sáu mươi hai kiến. Mỗi người tùy ý thuyết, thảy đều y trên đó, ở trong đó, chừng ấy không hơn. Cũng như người chài khéo, bằng tấm lưới dày mắc giăng trên ao nhỏ, nên biết, hết thảy các loài thủy tộc trong ao đều lọt vào lưới, không chỗ tránh thoát, chừng ấy không hơn”. (6)

Sáu mươi hai kiến hay sáu mươi hai học thuyết là cơ sở sản sinh ra những trường phái triết học và tôn giáo khác nhau của nhân loại. Mỗi người tùy theo duyên nghiệp của mình mà đi theo một tôn giáo, một trường phái triết học, một chủ thuyết chính trị, một pháp môn tu tập... khác nhau. Cái đó gọi là xu hướng dị biệt. Một khi đã đi con đường mình đã chọn thì cho con đường đó là đúng, là lý tưởng, là cứu cánh, cho dù thực tế đã phủ nhận nó.

- Kiến giải dị biệt là do nhận thức, hiểu biết khác nhau. Có thể cùng một vấn đề nhưng người hiểu thế này, người hiểu thế kia, đó là do giới hạn tri thức hay trình độ nhận thức bất đồng. Ngoại đạo hiểu chưa đúng về giáo lý của đạo Phật là chuyện bình thường! Trong Phật giáo, ngay khi Đức Phật còn tại thế đã có những Tỳ-kheo hiểu sai lời Phật dạy(7), huống chi sau Phật Niết-bàn, sự phân chia bộ phái do bất đồng kiến giải giáo lý là điều dễ hiểu.

Trong kinh Tiểu kinh dụ dấu chân voi(8), Đức Phật đã lấy hình ảnh người thợ rừng theo dấu chân một con voi lớn để giải thích làm cách nào đệ tử đạt đến sự xác tín hoàn toàn đối với chân lý Ngài dạy. Qua đó, Ngài cảnh cáo rằng, chớ lầm tưởng những dấu vết rồi vội đi đến kết luận “đây là một con voi đực to lớn”, cho đến khi thực sự trông thấy nó. Cũng vậy, người đệ tử Phật, sau khi học tập, nghe pháp và thực hành theo, cho đến xuất gia, đạt được Lậu tận trí, vị Thánh đệ tử đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng khéo hành trì”.

Bản kinh cho thấy, chỉ có chư Phật mới hiểu được chư Phật. Rõ ràng, vị Thánh đệ tử, dù đã đạt đến địa vị Sanh tử trí, vẫn chưa thể nào hiểu được pháp của chư Phật, thì làm sao bằng vào nghiên cứu khoa học, nhìn bằng con mắt đối chiếu văn bản học, bằng tâm lượng phàm phu… mà có thể hiểu được pháp của chư Phật, để rồi khẳng định kiến giải của mình về Pháp là đúng? Cho nên, đối với pháp Phật chỉ có thể cảm nhận được bằng chứng nghiệm, thể nghiệm tâm linh mà thôi. Những công trình nghiên cứu, khảo cứu, biên soạn, trầm tư về cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật, trong một chừng mực nào đó, chỉ có giá trị như nhận xét của du sĩ Vacchayana trong bản kinh này.

- Thân cận dị biệt là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tiếp xúc, thân cận, gần gũi với ai lâu ngày thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng tính cách, thói quen, quan niệm, tư tưởng của người đó. Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu nói thân cận thiện hữu như đi trong sương sớm, tuy không ướt áo liền, nhưng từ từ sẽ thấm lạnh; còn gần gũi kẻ xấu thì cái thấy và việc làm xấu ngày một tăng trưởng.

Kinh Bổn tế (9) trình bày chuỗi duyên khởi hình thành cõi dục, khiến chúng sanh luân hồi trong đó là do thân cận ác tri thức, tức gần gũi những người có nhận thức sai lầm. Do thân cận ác tri thức mới có sự nghe pháp ác. Do nghe pháp ác nên sanh lòng bất tín. Sanh lòng bất tín rồi liền không chánh tư duy. Không chánh tư duy thì không chánh niệm chánh trí. Không chánh niệm chánh trí thì không thủ hộ các căn. Không thủ hộ các căn rồi liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái, tức khao khát hiện hữu hay khát vọng sinh tồn.

Ngược lại, thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn.

Tóm lại, một khi đã có xu hướng dị biệt, kiến giải dị biệt và thân cận dị biệt thì có mâu thuẫn, chỉ trách lẫn nhau, dù trong một tôn giáo.

2. Thái độ trước lời khen chê

Thấy rõ những lời chỉ trích, ca tụng, khen chê có từ ba nguyên nhân trên, Đức Phật dạy thái độ của người Phật tử chân chánh là chớ vui mừng hãnh diện hay ôm lòng phẫn nộ. Kinh ghi: “Này các Tỳ-kheo, nếu có ai dùng phương tiện hủy báng Như Lai, hủy báng Chánh pháp và chúng Tăng, các ngươi không nên ôm lòng phẫn nộ, có ý nghĩ ác hại đối với người ấy. Vì sao vậy? Vì nếu có ai dùng phương tiện hủy báng Như Lai, hủy báng Chánh pháp và chúng Tăng mà các ngươi ôm lòng phẫn nộ, có ý nghĩ ác hại đối với người ấy thì tự các ngươi đã bị kẹt rồi. Vì vậy các ngươi không nên ôm lòng oán giận hay có ý nghĩ ác hại đối với người ấy.

Này các Tỳ-kheo, nếu có ai khen ngợi Phật, Pháp, và chúng Tăng, các ngươi cũng vội chớ lấy điều đó làm vui mừng, hãnh diện. Vì sao vậy? Vì nếu các ngươi sinh tâm vui mừng là đã bị kẹt rồi. Do đó các ngươi không nên vui mừng. Tại sao thế? Vì đó chỉ là duyên cớ nhỏ nhặt về oai nghi giới hạnh, mà hàng phàm phu ít học, không thấu rõ thâm nghĩa, chỉ bằng vào sở kiến để tán thán một cách chân thật”. (10)

Vui mừng hãnh diện hay ôm lòng oán giận, buồn phiền trước những thói đời thị phi là tự hại đời mình! Mỗi người ai nấy đều có lòng tự tôn và làm chủ vận mệnh của đời mình. Lẽ nào, khi người ta muốn mình vui thì họ khen ngợi, tán thán đôi ba câu? Khi muốn mình buồn thì họ chê bai, thêu dệt đặt điều vài ba chuyện? Cho nên, là người con Phật hãy sống đúng Chánh pháp, giữ tâm chánh niệm tỉnh giác trước mọi ngọn gió đời.

CHÚ THÍCH

1 Kinh Pháp cú (Bắc truyền), kệ 412.

2 Trường A-hàm 21, kinh Phạm võng.

3 Kinh đã dẫn.

4 Bản kiếp bản kiến 本劫本見, pubbantakappikā, quan điểm về khởi nguyên của thế giới dựa kiếp quá khứ, nguyên thủy sáng thế luận.

5 Mạt kiếp mạt kiến, 末劫末見, aparantakappikā, mạt thế luận.

6 Kinh đã dẫn.

7 Trung bộ 38, Đại kinh đoạn tận ái.

8 Trung bộ kinh, số 27.

9 Trung A-hàm, số 51.

10 Trường A-hàm, kinh đã dẫn.



« Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Công đức phóng sinh


Gõ cửa thiền


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.116.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...