Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» Ba tôi »»

Tản văn
»» Ba tôi

(Lượt xem: 4.871)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ba tôi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Năm tôi học lớp bốn, mỗi tháng tôi đều được lãnh cái giấy khen hạng nhất. Ba đứa đứng đầu lớp mỗi đứa được phát 1 cái, về khoe gia đình.

Cái tết năm đó, chắc tui ham ăn ham ngủ chi đó, mà ăn tết xong, tui tụt xuống hạng ba. Cầm cái giấy khen về, không dám để lên chỗ cũ như mọi hôm. Tôi giấu nó trong chồng giấy khen từ lớp một tới giờ.

Ba tui biết mỗi tháng, vào ngày đó là có giấy khen của thằng con mang về, và nghe nó oang oang trong bữa ăn chiều. Vậy mà lần này ông không nghe nói gì cả. Ông yên lặng. Có lẽ ông biết thằng con trai đã giấu ông cái gì đó. Cơm chiều xong, ông uống một chén trà, rồi lên mở tủ. Tôi sợ điếng người. Rồi ông tìm thấy cái giấy khen “ma quỷ” hạng 3 ấy. Ông xé cái toẹt, rồi kêu tôi đem cái cuốn tập đang học. Ông làm cái toẹt. Nước mắt nước mũi tôi tuôn trào, khóc không thành tiếng. Cả nhà, không một tiếng động. Tui núp vào cánh của tủ thút thít. Ông chỉ nói một câu duy nhất “nếu con không chịu học thì ngày mai đi phụ hồ cho ba”.

Tháng sau, tôi cố gắng leo lên lại hạng nhất. Ông ôn tồn bảo “Cả nhà mình, chỉ có con học được. Ráng mà học”. Chỉ 1 câu nói của ông, từ đó, tui không bao giờ đứng nhì, cho đến những năm cuối trung học, chuẩn bị … đi.

Ba tôi ít nói. Nhiều khi ông nói ngắn củn, cộc lốc. Ông dường như không bao giờ khen bất cứ đứa con nào: học giỏi, làm giỏi, v.v. Ông chỉ nói; “Được”, hoặc “vậy là được”.

Giai đoạn 1979-1981, cả nước thiếu ăn, một mình ông bương chải đủ nghề, đủ kiểu để nuôi 9 miệng ăn mà không bao giờ than thở một lời.

Năm tôi học lớp 11, ở trọ nhà bà dì. Buổi chiều đó, ông đi mua vật liệu xây dựng, ghé ngang. Ông đưa cho tôi cái đồng hồ tương đối tốt mà ông vừa mới mua, nói: con đeo nó đi. Rồi ông về. Tôi cầm cái đồng hồ, ngắm mãi, thích lắm. Nhưng tôi quyết định không đeo nó. Cuối tuần tôi đạp xe về nhà, đưa lại cho ông. Tôi nói: con không cần đâu. Ông bảo, cứ đeo cho bằng bạn bè. Tôi từ chối, trong bụng nói thầm rằng con không cần hơn thua với bạn bè về khoảng ấy. Tôi muốn ông đeo, vì đó là số tiền mà ông dành dụm rất nhiều tháng, mà nhất là cái đồng hồ của ông đã quá cũ, mặt kính đã mờ đi cùng quá nhiều vết xước...

Hôm tôi đi vượt biên, ông bảo: nhà nghèo, ba không có gì cho con, chỉ mong con thành công nơi xứ người. Mà để đạt được, con phải “nhẫn”.

Thằng con trai mới lớn ham hố vào đời, một chữ của ông đã học trầy trật, dẫu bao nhiêu năm trôi qua vẫn lúc nhớ lúc quên.

Mười năm sau, tôi bảo lãnh Ba Má qua. Ông bà ở với tôi cho đến ngày ông mất. Ông thương vợ tôi như con gái ruột của mình, nếu không muốn nói là hơn. Lúc ông lâm bệnh, cả nhà mấy anh chị em đều lo cho ông. Nhưng ông không chịu để đứa nào chăm sóc. Hễ đứa nào nhắc ông ăn uống, để có sức khỏe là ông không vui, có khi còn trách. Chỉ có vợ chồng tôi, nói gì hay nhắc gì là ông làm theo. Thời gian ông nằm bệnh, mỗi trưa tôi chạy ra khỏi hãng, về nhà tiêm cho ông mũi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, rồi chạy ngược đi làm trở lại.

Lúc tôi chuẩn bị đi công tác xa, trong 4 ngày, ông có vẻ yếu đi. Vì công việc đã sắp xếp từ trước với khách hàng nên tôi phải đi, và dặn cả nhà: nếu Ba yếu, gọi điện thoại, tôi sẽ bay về liền. Chuyến công tác cũng kết thúc như dự định. Vừa ra khỏi máy bay, tôi chạy nhanh ra cổng, lấy tắc xi về lại nhà. Lúc đó gần nửa đêm, tôi chạy ngay vào phòng ông. Không biết là ông ngủ hay mê man vì thuốc giảm đau, nhưng hơi thở mệt nhọc. Tôi hôn lên trán ông một cái, rồi nói: ba ngủ ngon, sáng mai con trò chuyện với ba. Sáng sớm, tôi xuống phòng ông, tôi nghe những hơi thở yếu. Cầm đôi tay khẳng khiu, tôi thấy có chút lực bóp nhẹ vào tay tôi. Rồi ông mệt nhọc thở. Tôi cho gọi hết anh chị em, con cháu đến. Có người đến kịp, có người không. Rồi ông … đi.

Khi anh em, con cháu tụ về đông đủ, Má tôi nói: ổng yếu lắm, nhưng chờ mày về rồi mới đi. Tôi vào nhà tắm, mở nước thật lớn, khóc một trận đã đời.

Tối qua, tôi mơ thấy ông. Mới đó, đã mười mấy năm rồi …


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Công đức phóng sinh


Ai vào địa ngục


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 107.23.85.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...