Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff »»

Nhân vật Phật giáo
»» Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff

Donate

(Lượt xem: 5.972)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Bài thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Carola Roloff

Font chữ:

(tức Ni Sư Jampa Tsedroen) trong Lễ Niệm Tứ Trọng Ân 12/12/21 tại Chùa Viên Giác Hannover
-------------
Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo dịch Việt và Anh ngữ

------------
 
Kính bạch Hòa Thượng Thích Như Điển,
Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni,
Kính thưa quý quan khách,

Là một vinh dự lớn cho tôi khi được phép nói một vài lời chúc mừng và thuyết trình về vai trò của Phật giáo trong chương trình giảng dạy ở những trường học hôm nay.

Việc trao tặng Huân chương liên bang công huân cho Hòa Thượng Thích Như Điển đã khiến tôi rất vui mừng và tự hào. Theo như tôi được biết thì Hòa Thượng là tu sĩ Phật giáo đầu tiên tại CHLB Đức được chính phủ tôn vinh bằng danh dự tối cao này như một sự công nhận những công trạng mà Hòa Thượng đã thực hiện vì lợi ích cộng đồng.

Theo quan điểm của tôi thì việc trao tặng huân chương này rất xứng đáng - và quả thật, là một điều nên được xúc tiến từ lâu rồi. Trước khi đi vào chủ đề Giáo dục tại Trường học, tôi xin quý vị cho phép tôi đi ngược dòng thời gian, trở về những kỉ niệm mà chúng tôi đã cùng trải qua trong 40 năm qua và những mốc trạm đặc biệt đã khắc sâu trong tôi. Tôi muốn trình bày những điểm này một cách riêng tư chút ít cùng với quá trình tiến triển chức nghiệp của tôi.

Khi Hòa Thượng Thích Như Điển tị nạn tại Đức năm 1978 thì tôi vừa mới hoàn tất khoá huấn luyện chức nghiệp (Fachschulausbildung) và bắt đầu một năm công tác xã hội thiện nguyện trong một bệnh viện Tin Lành tại Holzminden - về Phật giáo thì lúc ấy tôi chẳng biết gì cả; trong trường học thì Phật giáo đã chỉ xuất hiện một cách thu ngắn trong giờ Địa lí trong khung cảnh Á châu.

Tôi đến với Phật pháp vào năm 1980, và vào ngày 22.09.1981 thì tôi đã được thụ giới Sa-di-ni (śramaṇerikā) từ Geshe Thubten Ngawang tại Trung Tâm Tây Tạng (Tibetisches Zentrum). Một thời gian ngắn sau đó, vào tháng 11 năm 1981, thì Hòa Thượng Thích Như Điển và chùa Viên Giác, qua sự giới thiệu bởi một cặp vợ chồng người Đức tại Hannover (Karl và Sigrid Rumpf) đã là chủ nhà cho những buổi thuyết pháp của một vị Thượng sư Tây Tạng, Kyabje Song Rinpoche. Cùng với những người tùy tòng của ngài, chúng tôi đã trú lại chùa - khi ấy còn dưới dạng nhà kho của một xí nghiệp - và nếu tôi nhớ không lầm thì cuối tuần lễ đó Christof Spitz, phiên dịch viên của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã được thọ giới Sa-di mà không dự bị trước. Và qua đó, chúng tôi đã chứng kiến được tấm lòng hiếu khách đặc biệt của người Việt.

Kính thưa Hòa Thượng Thích Như Điển, vào năm 1982 Hòa Thượng và Tăng Ni chúng (Việt Nam) của Hòa Thượng đã có mặt tại Audimax của Đại học Hamburg khi Đức Đạt-lại Lạt-ma đã thuyết trình và giảng dạy công khai - với 1700 người đã đến tham dự. Trong nhà hàng của quán Lư Sơn (Logenhaus) thì Hòa Thượng cùng với Tăng Ni chúng cũng đã dự buổi cơm trưa cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma. Trong những năm tiếp theo đó, năm nào chúng tôi cũng được Hòa Thượng mời tham dự lễ Vesakh.

Tháng 12 năm 1985, tôi sang Đài Loan để thụ giới cụ túc Tỉ-khâu-ni (Bhikṣuṇī). Sau khi trở về thì ba năm kế đến tôi là Tỉ-khâu-ni duy nhất sống cùng với những Tỉ-khâu (Bhikṣu) tại Trung Tâm Tây Tạng. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng không có kinh nghiệm với Tỉ-khâu-ni đã thụ giới cụ túc, và khi có những câu hỏi về việc ứng xử như thế nào trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như ngồi theo trật tự thứ bậc ra sao thì sư phụ tôi, Geshe Thubten Ngawang đã nói rằng, chúng ta cứ hỏi Hòa Thượng Thích Như Điển và làm y theo truyền thống Việt Nam.

Cũng vào khoảng thời gian này, Hòa Thượng Thích Như Điển đã cho chúng tôi xem một bản vẽ thiết kế và trình bày một công trình khi chúng tôi đến viếng chùa. Lúc ấy có một cuộc quyên tiền (fundraising) để xây dựng ngôi chùa. Phí dụng được dự tính là 6 triệu mác Đức. Tiểu bang Niedersachsen đã hứa là nếu cộng đồng người Việt đảm nhận được phân nửa chi phí được thì chính quyền tiểu bang Niedersachsen sẽ đảm nhận nửa phần còn lại. Lòng quyết tâm của Hòa Thượng Thích Như Điển làm tôi nhớ đến đại nguyện đạt giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh của một vị Bồ Tát. Hòa Thượng đã phát nguyện, một lời nguyện vốn luôn đứng đầu một công trình như thế này, và không lâu sau, mục đích cao cả này đã được thành đạt. Việc tiểu bang Niedersachsen có giữ lời hứa và thật sự chi phân nửa còn lại hay không thì tôi không biết được, và cũng không biết được là chi phí đã vượt hơn dự tính hay không.

Sự thật là trong năm 1987, công trình xây dựng chùa đã khởi công. 1991 thì lễ khánh thành chùa đã được tổ chức. Năm này cũng là năm mà Đức Đạt-lại Lạt-ma đã viếng thăm Hamburg lần thứ hai, và cuộc viếng thăm lần này được tổ chức tại Congress Centrum Hamburg với 5000 người tham dự. Và cũng nhân dịp này - dưới sự tán trợ của nhà Vật lí học và Triết gia Carl Friedrich von Weizsäcker, người anh của Tổng thống Đức thời ấy - Hòa Thượng đã cùng với Tăng chúng của Hòa Thượng đã ngồi cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma trên khán đài. Mặc dù rất bận rộn nhưng Hòa Thượng đã thu xếp thời gian để cùng đến tham dự, là một vinh dự cho chúng tôi.

Đức Đạt-lại Lạt-ma viếng thăm chùa của Hòa Thượng lần đầu vào năm 1995. Vào năm 2007 Hòa Thượng cũng đã tham dự hội nghị của các Tỉ-khâu-ni tại Đại học Hamburg. Hòa Thượng đã cùng với Hòa Thượng Thích Quảng Ba (Úc) và Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm đã dùng cơm trưa cùng với Đức Đạt-lại Lạt-ma và Hòa Thượng đã ngồi chung bàn với ngài.

Lần viếng thăm thứ hai của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã xảy ra tại chùa năm 2013. Trước đó Đức Đạt-lại Lạt-ma đã thăm các trường học Đạo đức quốc tế (Weltethosschulen) ở Steinhude và đã đàm luận với hàng trăm học sinh về hoà bình và bất bạo động, vượt qua các ranh giới tôn giáo. Cuộc đàm thoại đã xoay quanh những giá trị chung của con người thuộc những tôn giáo và phi tôn giáo khác nhau.

Và bây giờ tôi muốn đi đến phần thứ hai, đó là vai trò của Phật giáo ở những trường học Đức.

Hòa Thượng Thích Như Điển thời còn trẻ tại Nhật Bản không những đã học Phật học mà còn học ngành Giáo dục và vì vậy mà tôi tin rằng, trong lĩnh vực này Hòa Thượng có thể trở thành một nhân vật chủ chốt cho Phật giáo tại Đức. Tôi biết là Hòa Thượng đã làm việc nhiều, mệt mỏi và muốn rút lui chút ít, nhưng trong sự việc này thì chúng tôi lại cần sự hỗ trợ, sự điều giải của Hoà Thượng!

Trong bốn thập niên qua, chúng ta thỉnh thoảng có đàm thoại về

- việc đào tạo Tăng Ni,
- về việc giảng dạy Phật giáo cho trẻ em và thiếu niên và về
- ý định thành lập một Đại học Phật giáo

Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đã đến một mốc ngoặc quyết định: Nhiều người trong quý vị có gốc Việt Nam, nhưng đồng thời là công dân Đức quốc. Tôi không biết cuộc sống giữa hai nền văn hoá là như thế nào. Quý vị tự xem mình là Phật tử Việt Nam, hay là Phật tử Đức quốc? Điều quan trọng đối với tôi là những người trẻ không đánh mất mối quan hệ với Phật giáo và có thể phát triển một khía cạnh nào đó có thể được gọi là tính đồng nhất của Phật giáo.

Hòa Thượng Thích Như Điển lúc tiếp nhận huy chương vào ngày thứ tư vừa qua trong toà thị chính đã so sánh một cách tuyệt vời Phật giáo với một đóa hoa, một hoa sen thêm vào vườn hoa tôn giáo Đức quốc và nhấn mạnh vẻ đẹp của tất cả loài hoa trong vườn này. Bộ Ngoại giao tại Berlin cũng rất quan tâm đến việc phát hiện và xúc tiến tiềm năng tạo hoà bình của các tôn giáo.

Giáo dục hoà bình và tu tập chính niệm và đồng cảm là những chủ đề mà Phật giáo có thể góp phần với nhiều thành phần lấy từ kho báu sẵn có. Những thành phần này sẽ giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên, không chỉ Phật tử.

Tại Hamburg có một giờ học tôn giáo đặc biệt được gọi là “Tôn giáo cho mọi người”. Ở đây, trong bang Niedersachsen thì người ta có một đề cương khác. Gia-tô và Tin Lành giáo vừa đây đã quyết định là sẽ lập ra giờ Giáo dục tôn giáo hợp tác. Từ lớp 5 đến lớp 10 còn có giờ học các quy tắc (Normen) và giá trị (Werte) xã hội song song. Câu hỏi ở đây là những trẻ em Việt Nam ở Niedersachen, Hamburg, Berlin v.v. làm gì. Chúng học về tôn giáo của mình cũng như những tôn giáo khác ở đâu? Khả năng ứng xử tôn giáo của các cháu được hổ trợ đến mức độ nào?

Ở Hamburg, trong năm tới Phật giáo cũng sẽ có mặt trong khung sườn chương trình dạy chi tiết như những tôn giáo khác. Nhưng hiện nay Phật giáo chúng ta không có những giáo viên dạy môn học này. Khác với Áo quốc, Đức quốc không đào tạo giáo chức riêng cho Phật giáo. Hiệp hội Cộng đồng Phật giáo Hamburg (Buddhistische Religionsgemeinschaft Hamburg) rất nỗ lực để đảm nhận trách nhiệm giáo dục tôn giáo cho tất cả học sinh. Vào giữa tháng 11 tại Đại học Hamburg cá nhân tôi cùng với sự cộng tác của Liên Hội Phật Giáo Đức Quốc (DBU = Deutsche Buddhistische Union) đã tổ chức một cuộc Hội nghị Chuyên đề. Sở Giáo Dục (Schulbehörde) cho rằng, đơn xin đầu tiên của Cộng đồng Phật giáo Hamburg, một tổ chức đứng đầu (Dachverband) quy tụ tám tổ chức Phật giáo hiện nay, đang được chỉnh sửa và gởi lại. Trong những cuộc đối thoại thì người ta thường hỏi rằng người Việt ở đâu sao không thấy. Có vẻ như là tại khu Hamburg-Wandsbek cũng như St. Georg có khá nhiều trẻ em Việt Nam học ở những trường học. Điều ấy có nghĩa rằng, chúng tôi rất cần sự tham gia và hỗ trợ của quý vị!

Ông Thị trưởng thành phố Hannover đã nói vào hôm thứ tư (ngày trao huân chương) vừa qua, rằng việc tham dự các buổi học tôn giáo của Phật tử cũng là một điều quan trọng tại bang Niedersachsen. Sự việc sẽ tốt đẹp nếu như chúng ta cộng tác trên bình diện liên bang cũng như địa phương và chúng ta cùng nhau kéo sợi dây thừng ấy về cùng một phía. Việc được công nhận là một Đoàn thể công pháp (Körperschaft des öffentlichen Rechts = KöR) không nhất định là tối cần cho việc cho phép dạy giáo lý trong trường học, nhưng điều ấy có thể giản hoá quá trình tiến triển.

Liên Hội Phật Giáo Đức Quốc (DBU), Chi Bộ GHPGVNTN tại Đức Quốc cũng như Hội Phật Tử Việt Nam Tị Nạn tại CHLB Đức đã đề đơn xin được công nhận là Đoàn thể công pháp (KöR) vào năm 1984 ở hai tiểu bang Niedersachsen và Baden-Württemberg - nhưng tiếc rằng cả hai tổ chức này đã không được công nhận như vậy trong dịp đề cử này.

Trong thời gian qua, cảnh sắc tôn giáo tại Đức quốc đã thay đổi. Cảnh sắc đã trở nên đa dạng, đa sắc hơn. Các tôn giáo không thuộc Thiên Chúa giáo như Bahai và Aymadia hiện đã được công nhận là Đoàn thể công pháp. Phật giáo là một tôn giáo quốc tế, sau Hồi giáo thì Phật giáo một tôn giáo lớn thứ hai trong những tôn giáo không thuộc Thiên Chúa giáo tại Đức quốc. Tôi cho rằng, sự việc quan trọng ở đây là cùng đảm nhận trách nhiệm và cùng nhau nỗ lực để có được sự công nhận này.

Tôi tin tưởng rằng, cũng như ở Áo và Na Uy, chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta hợp lực.

Tôi tự hỏi: Làm thế nào để con em quý vị có thể tiếp xúc với Phật giáo được? Chúng biết về Phật giáo nhiều như thế nào và chúng có thể đạt những kỹ năng gì, và đạt được ở đâu, như thế nào trong lĩnh vực này.

Tại Đức quốc - khác những nước khác, ví dụ như tại Pháp quốc — việc giáo dục tôn giáo không những được thực hiện trong gia đình và từ các cộng đồng tôn giáo, mà còn tại trường học. Những công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, phần lớn thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi được tiếp cận không chỉ trong gia đình nữa, mà qua trường lớp và những nhóm bạn đồng trang lứa (peer groups). Ở lứa tuổi này thì con người ta thường định hướng cho con đường tôn giáo/tinh thần về sau.

Khác với Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, cho đến nay tại Đức quốc không có cơ hội để học trở thành một thầy giáo dạy Phật giáo hoặc tham dự một chương trình Thần học chuyên về Phật giáo ở một Đại học để sau này có thể làm việc, ví dụ như người trị liệu tâm linh (Seelsorger) chuyên nghiệp trong những cộng đồng.

Giáo dục tôn giáo (Religionsunterricht) và trị liệu tâm linh (Seelsorge) là hai lĩnh vực mà Phật tử có thể góp phần nhiều có lợi ích công chúng - chúng ta cần những Phật tử trẻ - không được đào tạo ở Á châu, mà là chính ở đây, ở CHLB Đức này. Tôi nghĩ rằng, không có người Việt như cộng đồng Phật tử lớn nhất theo nhân chủng tại Đức thì chúng ta khó tiến bước trong việc này. Chúng tôi cần kiến thức chuyên môn của Hoà Thượng! Đây là lời thỉnh cầu của tôi: xin Hòa Thượng giúp gầy dựng Phật pháp kiên cố như xưa nay tại Đức quốc, và cũng ngay ở những tổ chức đào tạo (Bildungseinrichtung) và trong lĩnh vực trị liệu tâm linh (Seelsorge) ở những bệnh viện, trong việc tiếp dẫn người bệnh nặng, cận tử (Hospiz-Arbeit), trong nhà tù và trong quân đội.

[Đỗ Quốc-Bảo phiên dịch từ Đức ngữ].


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Người chết đi về đâu


Nguồn chân lẽ thật


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.91.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...