Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Thọ ký Bồ-đề »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Thọ ký Bồ-đề

Donate

(Lượt xem: 7.387)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thọ ký Bồ-đề

Font chữ:

Trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú, trưởng lão Từ Châu pháp sư thuộc chùa Tịnh Liên ở Bắc Kinh đã cho rằng nội dung của phẩm Thọ Ký Bồ Đề trong Kinh Vô Lượng Thọ là “Pháp sư bất thoái, được Phật thọ ký để khuyến tín.” Ý của pháp sư là người có thể diễn thuyết bản Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ với tín hạnh bất thoái thì liền được Phật thọ ký Bồ Đề. Phật dùng điều này để phổ khuyến các pháp sư và đại chúng hãy vì lợi ích của hết thảy chúng sanh trong cữu giới mà diễn thuyết Kinh Vô Lượng Thọ. Trong phẩm Thọ Ký Bồ Đề này, trước hết Kinh nói đến việc thuyết pháp được lợi ích; tiếp đó Kinh nói, do vì chẳng nghe Kinh này nên bị thoái chuyển. Đức Phật Thế Tôn khuyên đại chúng nên giảng thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ cho người khác cùng được nghe để họ cũng được tín nguyện bất thoái và cũng được chư Phật thọ ký Bồ Đề. Nếu pháp luân có thể được triển chuyển như thế thì mới có thể độ thoát vô lượng chúng sanh không thể tính kể. Thế mới biết, lời phán định của lão pháp sư Từ Châu rất khế hợp với ý chỉ của Kinh.

Cuối cùng Kinh nói: Người có thể diễn thuyết bản Kinh này với tín hạnh bất thoái là người đã từng gặp Phật quá khứ thọ ký Bồ Đề và được tất cả Như Lai đồng thời khen ngợi. Vì thế Phật khuyên chúng sanh cần phải, chuyên tâm tin nhận, trì tụng, nói, làm theo Kinh này. Kinh chép: “Nếu trong đời sau, mãi cho đến khi, Chánh Pháp bị diệt, sẽ có chúng sinh, trồng các gốc lành, đã từng cúng dường, vô lượng chư Phật. Do Như Lai kia, gia trì uy lực, hay đặng pháp môn, quảng đại như thế, nhiếp giữ thọ trì, sẽ được rộng lớn, ‘Nhứt Thiết Trí Trí’ Ở trong pháp đó, rộng giải thù thắng, đặng hoan hỷ lớn, rộng vì người nói, thường thích tu hành. Các chư thiện nam, và chư thiện nữ, hay trong pháp này, nếu như đã cầu, hiện cầu sẽ cầu, đều đặng thiện lợi. Các ông phải nên, an trụ không nghi, trồng các cội lành, phải thường tu tập, khiến không nghi trệ, không nhập tất cả, các thứ trân báu, thành tựu lao ngục { chẳng vào hết thảy các thứ lao ngục, bằng những trân bảo }.”

Một đời giáo hóa của đức Phật trải qua ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Sau thời Mạt pháp thì Chánh pháp bị diệt. Trong Pháp Hoa Nghĩa Sớ, quyển Năm, Ngài Gia Tường đã viết: “Phật tuy đã nhập diệt, nhưng pháp nghi chưa bị biến đổi thì gọi là thời Chánh pháp. Phật nhập diệt đã lâu, giáo pháp sai lạc dần thì gọi là thời Tượng pháp. Dần dần chuyển thành càng kém hơn nữa thì gọi là thời Mạt pháp.” Chánh pháp còn gọi là Chứng pháp, Tượng pháp là Tương Tự pháp, Mạt pháp là Suy Vi pháp. Quyển Ba của bản sớ giải Kinh Nhân Vương Hộ Quốc của Ngài Thanh Long cũng có câu: “Có giáo, có hạnh, có người chứng quả thì gọi là Chánh pháp. Có giáo, có hạnh, không người chứng quả thì gọi là Tượng pháp. Chỉ có giáo, không hạnh, không người chứng thì gọi là Mạt pháp.” Về thời gian của các thời Chánh pháp, Tượng pháp, Mạt pháp, các Kinh cũng nói sai khác. Ða số các vị cổ đức chấp nhận thuyết: Chánh pháp là năm trăm năm, Tượng pháp lâu một ngàn năm, Mạt pháp là một vạn năm. Như vậy, ta có thể ước chừng rằng Phật pháp tồn tại khoảng chín ngàn năm nữa. Sau thời Mạt pháp thì Chánh pháp bị diệt. Do đó, câu “trong đời sau, mãi cho đến khi Chánh pháp bị diệt” bao gồm cả ba thời Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Hiện tại là thời Mạt pháp, thiện căn của chúng sanh trong lúc này kém xa thời trước. Thế nhưng, do họ ở trong các đời quá khứ tu nhiều công đức, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, niệm Phật, nên đời nay mới được Phật A Di Đà gia trì uy lực mà gặp đặng pháp môn niệm Phật vãng sanh quảng đại như thế này.

Theo Di Ðà Yếu Giải, từ bậc Ðẳng Giác trở xuống đều gọi là chúng sanh. Như vậy là trong các chúng sanh đó, trên thì có thể đến tận bậc Ðẳng Giác đại sĩ, dưới là hàng phàm phu trong sáu đường, chúng ta cũng thuộc về loại này. Những chúng sanh như thế, do quá khứ đã từng cúng dường vô lượng đức Phật, niệm Phật, tu thiện, nên được oai thần của các đức Di Đà Như Lai gia bị, cho nên trong đời này mới đặng pháp môn quảng đại như thế này. Bởi thế, nay chúng ta gặp được pháp môn này phải nên mừng rỡ sâu xa, chớ có coi thường, phải nên chăm chăm nhiếp giữ thọ trì bộ Kinh Vô Lượng Thọ, nhất định sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí (Nhất Thiết Chủng Trí). Vì sao nhiếp giữ thọ trì Kinh này sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí? Bởi vì oai thần gia bị của A Di Đà Phật giống như nguồn điện từ trung tâm điện lực phát ra cung cấp cho hết thảy mọi người nhiếp giữ thọ trì Kinh này, còn tâm của chúng ta giống như cái bóng đèn cần năng lượng điện để thắp sáng. Nếu bóng đèn không có điện cung cấp thì nó không thể cháy sáng. Nhiếp giữ thọ trì Kinh này cũng giống như thế. Nói cách khác, nhiếp giữ thọ trì Kinh này cũng chính là tâm tâm luôn lưu nhập trong Biển Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai; do đó, mau chứng được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí.

“Nhiếp giữ” cũng có nghĩa là thu nhiếp hết thảy công đức trang nghiêm thành tựu của y báo, chánh báo cõi Cực Lạc vào trong một pháp cú; một pháp cú ấy chính là một thanh tịnh cú, mà một thanh tịnh cú ấy cũng lại chính là Chân Thật Trí Huệ Vô Vi Pháp Thân. Bởi vì toàn thể của mỗi mỗi trang nghiêm nơi cõi Cực Lạc đều là lý tánh, nên nếu có thể hiểu rõ hết thảy sự trang nghiêm thành tựu của cõi Cực Lạc đều thuộc trong một pháp cú thì từ Sự sẽ đạt Lý, ngay nơi Sự chính là Chân. Bởi do danh hiệu “A Di Ðà Phật” chính là Chân Thật Trí Huệ Vô Vi Pháp Thân, giống như dòng điện từ trung tâm điện lực xuất ra để thắp sáng ngọn đèn trí tuệ của chúng sanh nào chấp trì câu Phật hiệu, nên chữ “nhiếp giữ” ở đây cũng có nghĩa là tin chắc vạn đức trang nghiêm, trực nhập vào một câu danh hiệu A Di Đà Phật” tịnh niệm tiếp nối không ngừng. Do vì pháp thân công đức của Phật A Di Đà không thể nghĩ bàn, nên danh hiệu công đức của Phật A Di Đà cũng chẳng thể nghĩ bàn.

“Thọ” là tin nhận, phụng hành đúng theo tông chỉ của Kinh này; đó là “phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm.” Tông chỉ là con đường tu hành trọng yếu, y theo đó mà tu thì mới gọi là “thọ.” Người tu pháp môn Tịnh độ mà không tuân theo Kinh Vô Lượng Thọ thì chẳng thể gọi là “thọ.” “Trì” là chấp trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ và trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ không hề gián đoạn. Một câu Phật hiệu đây chỉ có Phật với Phật mới thấu hiểu nổi nghĩa lý đến tột cùng. Vì thế, Ðẳng Giác đại sĩ cũng chẳng thể rời niệm Kinh, niệm Phật; cho nên phàm phu chúng ta cũng chỉ phải nên ròng rặt niệm Kinh, niệm Phật. Vì sao chúng ta phải nhiếp giữ, thọ trì Kinh Vô Lượng Thọ và danh hiệu Phật? Bởi vì chúng ta chưa triệt khai, triệt ngộ nên vừa xa lìa câu Phật hiệu và lời răn dạy của Phật thì tâm liền sanh vô biên phiền não, đắm chìm trong tăm tối vô minh, cũng giống như là dòng điện bị cắt đứt, không được cung cấp năng lượng để thắp sáng ngọn đèn. Vì vậy, nếu tâm không niệm Kinh, niệm Phật, thì ắt hẵn là tâm đang niệm vọng tưởng, phiền não tham, sân, si vậy!

Sách Yếu Giải của Đại sư Linh Phong viết: “Do trì danh nên phước đức, thiện căn đồng như Phật.” Lời nhận định này đã chỉ thẳng vào ngay tâm tủy lời dạy của mười phương Như Lai; chúng ta thật phải nên đảnh lễ, cung kính lời dạy này cho đến tột đời vị lai. Vì sao? Bởi do lúc niệm Phật chính là lúc thiện căn và phước đức được bằng với Phật, nên sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí. Ngay cả phàm phu đầy dẫy phiền não như chúng ta cũng chẳng ngoại lệ, cũng phải nương nhờ vào sức niệm Phật mà thành tựu Nhất Thiết Trí Trí. “Nhất Thiết Trí” có lúc chỉ Phật trí, nhưng cũng có lúc chỉ trí của Thanh Văn, Duyên Giác, nhưng chữ “Nhất Thiết Trí Trí” với hai chữ “Trí” cùng một lượt trong đoạn Kinh văn này chuyên chỉ Phật trí. Ðại Nhật Kinh Sớ, quyển Một viết: “Tiếng Phạn là Tát Bà Nhã Da, tức là ‘Nhất Thiết Trí.’ Nay nói ‘Nhất Thiết Trí Trí’ là nói đến trí bậc nhất trong các trí” và “Nhất Thiết Trí là biết rõ như thật, thì gọi là Nhất Thiết Trí Trí,” hoặc “Trí ấy lấy Bồ Ðề tâm làm nhân, đại bi làm căn, phương tiện làm cứu cánh.” Kinh Sớ này dạy chúng ta lấy “Bồ Ðề tâm làm nhân” là như thật mà biết tự tâm của chính mình. Lấy “đại bi làm căn bổn” là phát bi nguyện, dẹp khổ, ban vui cho chúng sanh. Lấy “phương tiện làm cứu cánh” là cái quả của Nhất Thiết Trí Trí, tức là lấy công việc lợi tha làm nhân hạnh. Kinh Nhân Vương cũng dạy: “Tự tánh thanh tịnh, gọi là Bổn Giác Tánh, tức là Nhất Thiết Trí Trí của chư Phật.” Vậy thì, khi nào tâm mình thanh tịnh bình đẳng thì Nhất Thiết Trí Trí liền hiển lộ. Do những đoạn Kinh trên, ta thấy được rằng, hễ ai tin nổi pháp môn Tịnh Ðộ vi diệu này thì đều là do trong quá khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, rộng làm các điều thiện, nhớ Phật, niệm Phật; do đấy bèn được oai lực của chư Phật gia bị, nên nay mới đặng pháp môn quảng đại như thế này.

Do vì pháp môn Tịnh Ðộ thâu trọn vạn pháp, độ khắp các loài, nên Kinh bảo là “quảng đại.” Nếu ai có thể tin nhận, phụng hành pháp môn quảng đại này thì sẽ đắc Nhất Thiết Trí Trí, biết rõ một cách chân thật rằng tự tâm vốn sẵn thanh tịnh. Nếu ai đối với diệu pháp Tịnh tông mà hiểu biết một cách rộng lớn, thấu rõ trọn vẹn ý chỉ viên dung “tâm này là Phật, tâm và Phật chẳng hai,” thì cũng phải biết “niệm Phật chính là niệm cái tâm này.” Vậy, niệm Phật chính là Phật! Điều này thật quá rõ ràng, nếu chẳng phải là Phật thì làm sao có Phật niệm. Do đó, chúng ta phải hiểu tâm này đang niệm Phật chính là tâm này đang làm Phật. Một khi chúng ta đã thật sự hiểu rõ đạo lý này, thì ắt sẽ hoan hỷ tin nhận, thường thích tu tập; lại đem giáo pháp này, khuyên dạy nhiều người khác, nên Kinh viết: “Ở trong pháp đó, rộng giải thù thắng, đặng hoan hỷ lớn, rộng vì người nói, thường thích tu hành.”

Trong Kinh này có những câu như là: “Rộng vì người nói,” “Vì người diễn nói,” “Chuyên tâm tin nhận, trì tụng, nói, làm” v.v... Đây đều là những lời mà Phật phổ khuyến hết thảy chúng ta phải nên thọ trì, đọc tụng Kinh này và vì người khác mà diễn nói, hoằng dương Kinh này, để Kinh này được lưu truyền rộng khắp. Đây cũng là công việc báo ân Phật một cách chân thật nhất và cũng là cái nhân gần để đắc Nhất Thiết Trí Trí, chứng được lục thông. Do đó, chúng ta phải biết ý nghĩa của câu “Vì người diễn nói kinh này” không phải chỉ đơn giản là hành lợi tha, mà nó cũng chính là hành tự lợi. Như trong phẩm Nguyện Lực Hoằng Thâm đã nói: “cùng nhau giáo thọ, cùng nhau độ thoát. Triển chuyển như thế, không thể tính kể.” Vì vậy, nếu có những ai thích vì người khác mà diễn giảng Kinh này, khuyên lơn, khích lệ, cổ vũ hết thảy hữu tình cùng nhập biển nguyện Nhất Thừa của Phật Di Ðà, thì đấy mới là chánh hạnh biết ân, báo ân Phật. Vì sao? Bởi vì chỉ khi nào diệu pháp của Phật được lưu truyền thì mới phù hợp với bổn nguyện của chư Phật.

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp sư có chép: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân đối với Kinh Pháp Hoa, dẫu chỉ thọ trì một câu, phúng tụng, giải nói, biên chép, cúng dường Kinh quyển các thứ, thì hết thảy thế gian phải nên chiêm ngưỡng, kính phụng người ấy, nên dùng các cách cúng dường Như Lai để cúng dường người ấy. Nên biết là người ấy là đại Bồ tát thành tựu Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.” Kinh còn dạy: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân sau khi ta diệt độ, có thể riêng vì một người nói Kinh Pháp Hoa, dẫu chỉ một câu, thì nên biết là người ấy là sứ giả của Như Lai, được Như Lai sai hành Như Lai sự; huống hồ ở trong đại chúng, rộng vì người khác mà nói.” Kinh còn chép: “Nên biết rằng sau khi Như Lai diệt độ, ai có thể biên chép, đọc tụng, cúng dường, vì người khác giảng nói, thì Như Lai liền dùng y che cho người đó. Người ấy lại được chư Phật các phương khác hộ niệm. Người ấy có đại tín lực, có chí nguyện lực và có thiện căn lực. Nên biết là người ấy cùng ở chung với Như Lai, được Như Lai dùng tay xoa đầu.”

Do những đoạn Kinh văn trên, ta thấy được rằng, diễn nói Kinh Pháp Hoa công đức vô tận đến ngần ấy, huống gì là diễn nói Kinh Vô Lượng Thọ. Vì sao? Vì Kinh Vô Lượng Thọ đây chính là “Bí tủy của Kinh Pháp Hoa,” là “Áo tạng của Kinh Hoa Nghiêm” như sách Di Ðà Yếu Giải đã bảo: “Ðời mai sau Kinh pháp diệt hết, chỉ riêng lưu lại Kinh này tồn tại trong đời trăm năm, để rộng độ hàm thức. Thuốc A Già Ðà trị chung muôn bịnh, dứt tuyệt đối đãi một cách viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Áo tạng Hoa Nghiêm, bí tủy Pháp Hoa, tâm yếu của hết thảy chư Phật, kim chỉ nam cho muôn hạnh Bồ tát đều chẳng ra ngoài Kinh này vậy.” Bởi thế, nếu có ai ở trong Kinh Vô Lượng Thọ có thể nhiếp giữ thọ trì, lại còn vì người khác diễn thuyết, công đức của người ấy vô tận, ắt ở trong Kinh này cũng được chư Phật hộ niệm.

Tiếp đó, Kinh lại nói: “Thường thích tu hành,” có nghĩa là: Người thuyết pháp, miệng và tâm phải tương ứng như một, ngôn hạnh nhất trí, tự mình chẳng tu tập, chẳng thật sự chứng nhập vào cảnh giới bất khả tư nghì của Kinh thì làm sao khuyên nổi người khác tu tập? Vì thế, Phật khuyên khắp tất cả chúng sanh nên đoạn nghi sanh tín, thường thích tu hành. Nếu muốn thuyết pháp lợi người, thì tự mình trước hết phải đoạn sạch mối nghi. Kinh cũng dạy: “Hễ ai cầu pháp này đều đặng thiện lợi; vì thế phải nên an trụ không nghi, trì niệm chắc thật, tinh ròng, chớ sanh nghi hoặc, phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm A Di Đà Phật.” Vì đây mới thật sự là cội rễ của các điều thiện nên Kinh ghi là: “trồng các cội lành.” Phật khuyên bảo chúng sanh, phải nên vâng giữ cương tông ấy, an trụ trong pháp như thế ấy và phải thường luôn tinh tấn tu tập, khiến không nghi trệ. Ấy là vì nếu nghi căn chưa đoạn, thì thành tội căn. Nghi hoặc chưa thể đoạn chỉ là do vì huệ tâm chưa sáng tỏ. Huệ tâm chưa sáng tỏ, chỉ vì tam cấu chướng (tham, sân, si) quá sâu. Vì vậy, muốn đoạn nghi căn và tam cấu thì phải biết phương tiện. Phương tiện đó là gì? Theo sách An Lạc Tập của Tổ Đạo Xước, “Niệm Phật Tam Muội” chính là phương tiện có thể trừ được hết thảy các chướng tham, sân, si trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Một khi cấu nhiễm được trừ hết thì tâm liền mở sáng, không còn nghi ngờ, ngăn ngại và trì trệ nữa, nên Kinh bảo: “Phải thường tu tập, khiến không nghi trệ.” Lại nữa, do nghi căn được trừ sạch, tam cấu chẳng nhiễm, nên không bị đọa vào cảnh giới Chư Thiên, Nhị Thừa, Giải Mạn Quốc, Biên Địa Nghi Thành; vì thế Kinh bảo: “Không nhập tất cả các thứ trân báu, thành tựu lao ngục.” Trân bảo ở đây ví cho các sự vui sướng trong những cảnh giới của cảnh giới Chư Thiên, Nhị Thừa, Giải Mạn Quốc, Biên Địa Nghi Thành. “Lao ngục” ví với chưa được giải thoát rốt ráo, chẳng được tự tại trong các cảnh giới này. Vậy “không nhập tất cả các thứ trân báu, thành tựu lao ngục” có nghĩa là: không mong cầu, không tham tham đắm vào các sự vui nơi phước báu nhân thiên mà phải bị mãi trầm luân trong ngục tù tam giới, không được giải thoát, chẳng được tự tại.

Sách An Lạc Tập của Đại sư Đạo Xước còn nói: “Xưng danh cũng vậy, chỉ cần chuyên chí liên tục chẳng đoạn, thì quyết định sanh về trước Phật. Nay khuyên những kẻ học Phật đời sau, nếu muốn lãnh hội Nhị Ðế thì chỉ cần biết: ‘Niệm niệm chẳng thể được’ chính là Trí Huệ Môn và ‘Hệ niệm liên tục chẳng đoạn’ chính là Công Ðức Môn. Vì thế Kinh dạy: ‘Bồ tát Ma Ha Tát luôn dùng công đức trí huệ để tu tâm mình.’ Nếu người mới học chưa phá nổi tướng, cứ nương theo tướng mà chuyên chí, thì không ai chẳng được vãng sanh, còn ngờ vực gì.” Lời dạy này của Đại sư Ðạo Xước đã xẻ toang bí tạng của chư Phật, phơi bày trực tiếp tâm tủy của Tịnh tông là chỉ cần tin nhận, phụng hành, nương theo tướng mà chuyên chí, chắc thật, ròng rặt niệm Phật thì dẫu chưa ly tướng vẫn quyết định sanh về Tịnh Ðộ.

Tuy Kinh Kim Cang dạy: “Lìa hết thảy tướng thì gọi là chư Phật,” nhưng đấy chẳng phải là điều mà tâm sanh diệt của phàm phu có thể lãnh hội nổi, chỉ có các bậc Bồ tát mới thấu rõ. Nói cách khác, nương theo tướng để chuyên chí niệm Phật cầu sanh Cực Lạc là điều mà phàm phu chúng ta có thể làm nổi, còn ly tướng là cảnh giới của Bồ tát, phàm phu chúng ta không làm nổi. Thế mới biết, Diệu pháp Tịnh tông thật là phương tiện bậc nhất trong các phương tiện, độ trọn hết thảy các căn từ phàm phu cho đến đẳng giác Bồ tát. Chấp tướng niệm Phật là công hạnh của phàm phu, ly tướng niệm Phật là công hạnh của Bồ tát, chỉ cốt sao giữ cho Tín sâu, Nguyện thiết thì muôn người niệm Phật muôn người vãng sanh. Hễ vãng sanh rồi, tất sẽ thành Phật! Vì thế, đức bảo Ngài Di Lặc Bồ tát: “Này A Dật Ða, như thế các loài, kẻ oai đức lớn, hay gặp pháp Phật, thông đạt rộng rãi, cửa pháp khác nhau. Bởi trong pháp này, không chịu lắng nghe, nên ức Bồ tát, tâm bị thối chuyển, quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nếu có chúng sinh, nơi Kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng. Trong một khoảnh khắc, vì người diễn nói, khuyến khích lắng nghe, không sinh ưu não, cho đến ngày đêm, nghĩ tưởng cõi đó, và công đức Phật, nơi đạo vô thượng, rốt không thối chuyển.”

“Kẻ oai đức lớn” ở đây chỉ cho những vị đại sĩ có thể phát khởi các pháp môn quảng đại khác như là Thiền, Mật v.v... “Pháp này” là chỉ cho pháp môn Tịnh Ðộ. “Cửa pháp khác nhau” là tất cả những pháp môn ngoại trừ Tịnh Ðộ ra. Ở dây, đức Thế Tôn nêu lên trường hợp các bậc đại oai đức Bồ tát, vì không được nghe các pháp này mà bị thoái chuyển Bồ Ðề, nhằm chỉ rõ tầm quan trọng của việc phải lưu truyền Kinh điển này. Nói cách khác, các vị Bồ tát tuy có đại oai đức, tuy thông suốt tất cả các Phật pháp và có thể khai hiển các phương tiện pháp môn khác với Tịnh Ðộ, nhưng do chưa được nghe Kinh pháp này, nên có ức Bồ tát, tâm bị thối chuyển quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vì thế, Kinh dạy: “Niết Bàn không hai nẻo, phương tiện có nhiều môn.” Tuy rằng Niết Bàn chỉ có một, nhưng do phương tiện pháp môn khác nhau, nên việc chứng Niết Bàn cũng có nhanh, có chậm không đồng giống như nhau.

Do vì thiện căn và phước đức của mỗi chúng sanh có vô lượng sai biệt, nên đức Phật tùy duyên mà nói ra các pháp khác nhau để tất cả đều có lợi ích theo nhân duyên của riêng mình. Tuy sự thật là như vậy, nhưng tâm ý của chư Phật chỉ là muốn khiến cho hết thảy chúng sanh thấy được Phật A Di Đà, cõi nước Cực Lạc và được sanh về cõi ấy. Vì sao? Bởi vì Niệm Phật Tam Muội là vua của các tam muội. Nếu chẳng được nghe biết và chẳng tu tập pháp môn này, thì khó lòng có thể tự giác rốt ráo. Hơn nữa, pháp môn Niệm Phật thích ứng khắp cả ba căn, là đường tắt nhất trong các đường tắt. Nếu chẳng nghe biết pháp này, thì khó bề phổ độ hữu tình mau chóng thoát sanh tử, hòng viên mãn hạnh lợi tha. Người không gặp được pháp môn Tịnh độ, tự thân họ phải dò dẫm trên con đường lòng vòng, hiểm trở, khó khăn, dẫn dắt chúng sanh sa vào con đường hầm bẫy, chẳng khế hợp với phương tiện của đức Như Lai, nên khó được nhập vào Nhất Thừa nguyện hải của chư Phật. Vì thế mới có một ức Bồ tát do chẳng nghe pháp này mà bị thoái chuyển nơi vô thượng Bồ Ðề! Vì muốn khiến cho hết thảy phàm Thánh đều được nghe Kinh Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác, nên đức Phật hết mực khuyên bảo mọi người phải nên biên chép, cúng dường, đọc tụng, tin nhận, phụng hành, lại còn phải vì người diễn nói và lưu truyền kinh điển này.

Phật đặc biệt huyền ký cho hết thảy chúng sanh rằng: Nếu có thiện nam, tín nữ nào tuy chỉ trong một khoảnh khắc mà vì người diễn nói Kinh này, khuyên người khác nên nghe Kinh này và có thể khiến cho họ không sinh ưu não. Người thuyết pháp như thế lại tự mình chí tâm tinh tấn thực hành đúng theo lời Phật dạy trong Kinh mà ngày đêm nghĩ tưởng cõi đó và công đức Phật, thì người ấy nơi đạo vô thượng Bồ Đề, rốt ráo không bị thối chuyển. Vì thế cho nên, Pháp sư Từ Châu mới bảo, người có thể diễn thuyết bản Kinh này với tín hạnh bất thoái như thế, liền được Phật thọ ký Bồ Đề. Câu nói này thật là đã nêu rõ tâm tủy của chư Phật! Vì lẽ đó, Kinh chép: “Người ấy lâm chung, giả sử ba ngàn đại thiên thế giới, chìm trong lửa lớn, cũng đặng siêu hóa, sinh về Cực Lạc. Người ấy đã từng, gặp Phật quá khứ, thọ ký Bồ Ðề, tất cả Như Lai, đồng thời khen ngợi. Thế nên cần phải, chuyên tâm tin nhận, trì tụng nói làm.”

“Người ấy” được nói trong đoạn kinh văn này chính là người nơi Kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói, lại còn khuyến khích người khác lắng nghe, khiến cho họ không sinh ưu não. Đức Phật huyền ký người ấy vào lúc lâm chung, dẫu cho cả tam thiên đại thiên thế giới này đều bị kiếp hỏa nung đốt, họ vẫn vượt qua được để vãng sanh về cõi Cực Lạc. “Ba ngàn đại thiên thế giới, chìm trong lửa lớn” là Kiếp Hỏa. Sau Thành Kiếp là Trụ Kiếp, sau Trụ Kiếp là Hoại Kiếp. Cuối Hoại Kiếp sẽ có tam tai (phong tai, hỏa tai, thủy tai). Hỏa tai còn gọi là Kiếp Hỏa. Kinh Nhân Vương nói: “Kiếp hỏa hừng hực, trăm ngàn thứ đều tan nát hết.” Luận Câu Xá cũng nói: “Gió thổi ngọn lửa cháy bừng bừng, cháy đến tận cung trời; ngay cả trời Phạm thiên cũng cháy tan thành tro.” Vì sao người ấy ở trong kiếp nạn khủng khiếp như vậy mà vẫn có thể vượt qua được để vãng sanh về cõi Cực Lạc? Đó là do sức công đức trì tụng, giảng nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ mà được sức oai thần của thập phương Như Lai gia bị, nên dầu cả thế giới chìm lĩm trong Kiếp Hỏa đang cháy rừng rực, trăm ngàn thứ đều tiêu tan hết, người ấy vẫn an ổn, tự tại, thong dong vãng sanh, đúng như trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Chỉ có mỗi nguyện vương này chẳng hề bỏ lìa. Trong hết thảy thời, nó thường dẫn đường đằng trước. Trong khoảng sát na, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới.” Đức Phật ấn chứng những người như thế đều là ở trong đời quá khứ đã từng được chư Phật thọ ký Bồ Ðề, họ đều sẽ thành Phật và được tất cả Như Lai, đồng thời khen ngợi.

Cuối cùng, Phật khuyên khắp đại chúng: “Nên cần phải chuyên tâm tin nhận, trì tụng nói làm” theo Đại Kinh này. “Chuyên tâm” là tâm chuyên nhất, chẳng xen tạp các niệm khác. “Trì tụng” là thọ trì, đọc tụng. “Nói làm” là giảng nói đúng như Kinh mà nói, tuân theo đúng lời dạy của Kinh này mà thực hành, chẳng có sai khác, tăng giảm, cong quẹo.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.75.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...