Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Truyện ngắn »» Bức thư không gửi »»

Truyện ngắn
»» Bức thư không gửi

(Lượt xem: 4.295)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bức thư không gửi

Font chữ:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu*

Hiền còn nhớ chứ, ngày Diệu rời miền núi rừng để trở về thành thị, trông Diệu quê mùa quá phải không Hiền?

Hình ảnh người con gái có mái tóc dài thả tận vai trong bộ quần áo đen, gót chân còn lấm lem bụi đất, ngờ nghệch không khác cô mán. Người ta đưa Diệu đến nhà Hiền, Diệu ngồi một góc, im lặng, đôi mắt mở thật to nhìn chung quanh. Tất cả đều văn minh quá đối với Diệu.

Mọi người cũng nhìn lại Diệu, hẳn thế, có người còn mang cả máy ảnh đến chụp cái vẻ mán mường của Diệu, trong lúc các thiếu nữ khác cùng tuổi đều lộng lẫy xa hoa, cô nào cũng phấn son, cô nào cũng rực rỡ. Trong đám hoa thị thành chọn lọc, sao lại có một bông hoa ho-ang dại từ góc núi nào lạc đến.

Thế rồi Hiền đi đâu về, Hiền với bộ quần áo trắng. Từ mấy năm nay Diệu chưa được thấy ai mặc quần áo trắng. Chung quanh Diệu chỉ có màu nâu, màu chàm, hoặc màu lá cây, những màu âm u để tránh cái ống kính tai quái của máy bay từ trên cao nhìn xuống. Không phải mỗi người chỉ sợ cho chính thân mình mà còn sợ gieo tai họa cho người khác nữa.

Hiền về với nụ cười ngạo nghễ, với đôi mắt nháy đen. Hiền ngạc nhiên, cũng ngạc nhiên như mọi người khi thấy Diệu ở trong nhà. Hiền cũng nhìn Diệu, nhưng cái nhìn của Hiền có hơi khác mọi người, Diệu nhìn lại Hiền, đôi mắt của rừng núi nhìn thị thành, có thế thôi.

Hiền văn minh quá và chung quanh Hiền chỉ còn những tà áo lụa là, những mái tóc uốn cong theo lối mới, những mùi nước hoa giả tạo nhưng ngọt ngào thơm. Bảo Hiền không ngạc nhiên sao được khi trông thấy một cô gái ngồi thu mình, gầy gò trong chiếc áo đen, màu da xanh mét, đôi bàn tay lúng túng hết đưa lên miệng cắn lại đưa xuống vê tà áo. Nhưng Hiền vẫn nhìn Diệu và trong cái nhìn có gì thắc mắc, Hiền muốn tìm hiểu Diệu là ai, từ đâu về. Có lẽ Hiền cũng không lạ gì, Hiền đã biết một phần nào rồi, Diệu từ đâu về đây.

Đêm hôm ấy là đêm đầu tiên Diệu không lo sợ, từ mấy năm nay, và nhất là hơn một tháng nay Diệu sống trong thấp thỏm, không biết giờ nào thì giặc đến, giờ nào thì phải ôm bọc quần áo chạy trốn theo với đồng bào và giờ nào thì biết đâu mình sẽ bị bắt… Diệu bị ốm nằm lại biên giới không một ai quen thuộc, sống trong sự thương hại của đồng bào. Diệu còn đang xanh và gầy lắm, Hiền cũng nhận thấy như thế. Nếu Hiền biết được Diệu đã trải qua mấy ngày nằm quằn quại trên giường, mê man không nhớ ngày hay đêm, mỗi lần trở mình là đau như bị ai xé ra từng mảnh, không ăn uống được, chỉ còn tưởng chết. Mà Diệu ốm gì Hiền cũng không biết, nhờ mấy chén nước thuốc rễ cây của một ông lang đi qua hay vì số trời còn thương nên Diệu bớt sốt rồi dần dần ngồi dậy và đi được. Vì thế trông Diệu mới gầy còm, cái vẻ gầy còm xanh xao của những kẻ trở về thiếu ăn, thiếu thuốc.

Trăng sáng quá và lòng Diệu hoang mang nhớ tới núi rừng, nhớ những kỷ niệm với các bạn, với đồng bào, nhớ những hôm nằm mê man nghe tiếng máy bay bắn phá chung quanh, nghe mang máng tiếng chân người chạy đi rồi chạy về mà mình không ngồi dậy được, nhớ những đêm trăng cũ, những giọng hò, những tiếng than khóc những cái xác chết tơi bời phải lấy xẻng mà xúc, nạn nhân của những trận bom qua.

Lạ lùng chưa Hiền, khi người ta biết rằng người ta sẽ rời bỏ một cái gì thì tất cả những kỷ niệm cũ đều lần lượt hiện về như níu kéo, như trách móc, như khiêu khích van lơn. Những con rắn lúc cởi bỏ các xác cũ, chúng nó có bâng khuâng không Hiền nhỉ? Chúng nó có buồn không? Chắc nó cũng buồn vì trong cái xác cũ ấy đã từng ấp ủ bao nhiêu lần vui buồn, bao nhiêu kỷ niệm.

Một mình Diệu trong đêm trăng, gia đình Hiền cho Diệu ở tạm thời trong xóm trong lúc chờ đợi giấy tờ, trăng cô đơn chiếu vàng lên bờ ao. Đêm vắng quá, xa xa còn rền rĩ không ngừng những tiếng súng của hai quân đội và sau tiếng súng ấy thế nào cũng có những tiếng kêu than oán trách, thế nào cũng có những người bị thương, những người chết.

Không biết làm gì, thế là cho đỡ thấy cô đơn Diệu hát lên một mình những bài ca cũ mà Diệu vẫn thường hát với các anh em từ xưa. Cây cỏ như lắng nghe, đàn dế, đàn giun cũng ngừng tiếng, hẳn chúng nó bảo thầm với nhau có con dế nào mới đến cũng đang rên siết. Qua hàng dậu, có những bước chân ngừng lại, có những người láng giềng cũng lắng tai nghe.

Trong cái xóm bé xíu, có một chút gì mới lạ mà người ta lại không kể lể cho nhau "ai ngờ cái cô bé sốt rét có nước da vàng ệch ấy mà cũng biết hát".

Ngày mai lại, Hiền với một vài người bà con mang đàn đến hòa với Diệu. Hiền muốn Diệu hát mãi những dạ khúc ấy, Hiền cũng hát, giọng Hiền ấm cũng hệt như cái nhìn của Hiền. Mọi người đối với Diệu bớt xa lạ hơn một chút.

Nhưng đêm nào Diệu cũng không ngủ được, sau khi Hiền với các anh em ra về Diệu vẫn còn ngồi một mình ngoài sân nhìn bóng mình ngả dần theo bóng trăng, nghe tiếng cá khua động mặt ao. Diệu vẫn bị chứng mất ngủ, nhất là mỗi khi có một sự gì quan trọng sắp xảy đến. Không quan trọng sao được khi người ta từ giã một cuộc đời để bước sang một cuộc đời khác.

Ngày mai với ánh sáng văn minh của thành thị, tìm đâu được nữa hình ảnh bé Diệu với chiếc áo xanh chàm, với mái tóc dài chấm lưng, với đôi má hồng lên mỗi khi trời ngợp nắng, đôi giày đứt quai mòn gót lê khắp núi rừng. Ngày mai Diệu cũng sẽ tha thướt trong những tà áo nhịp nhàng theo thời trang, rồi phấn son, rồi lụa là, cô Diệu cũ sẽ chết hẳn để nhường chỗ cho cô Diệu mới. Không quan trọng sao được, phải không Hiền.

Tương lai sẽ dành những gì cho Diệu, trăm ngàn câu hỏi đang cuồng quay. Chỉ vì thế mà đêm nào Diệu cũng thao thức chập chờn lắng nghe tiếng thở của những người chung quanh, lắng nghe bước chân của đêm khuya, tiếng gà sau chuồng gáy sớm.

Diệu đợi tiếng gà, những tiếng gà gáy báo tin sáng quen thuộc từ mấy năm nay, những tiếng gà thơm ngát mùa đồng ruộng từ đây sẽ càng ngày càng thưa thớt đến với đời Diệu. Nên buồn hay vui đây hở Hiền, sắp được gặp cha mẹ, gặp gia đình sao mà buồn được, nhưng tâm linh Diệu hoang mang như lo sợ một sự gì quan trọng sắp xảy đến.

Thuyền sẽ đỗ ở bến nào? Cuộc sống sẽ có nghĩa lý gì chăng, hay chỉ là những xác hoa trôi bềnh bồng trên sông? Định mệnh sẽ đưa Diệu về đâu?

Ai cũng biết rằng Diệu không ngủ và mấy đêm tiếp Hiền phải pha thuốc cho Diệu uống mỗi bận trước khi chia tay ra về. Nhờ Hiền, Diệu đã ngủ được những giấc ngủ gò ép. Tuy gò ép nhưng vẫn còn hơn là những đêm trắng nằm đợi sáng. Nếu cuộc sống cứ kéo dài như thế mãi Hiền nhỉ… Cái nhìn của Hiền vẫn bọc một lớp nhung đen mỗi khi hướng về Diệu.

Nhưng rồi một đêm sau khi đi ăn về như lệ thường, Diệu thấy có những chiếc xe của quân đội đỗ ở trước nhà, thì ra có kẻ vì tư thù đã đi báo với quân đội những điều không phải là sự thật.

Thế là Diệu phải rời thành phố ấy, rời cái mái nhà xinh xinh, cái bờ ao nhỏ bé mà Diệu đã bắt đầu có cảm tình. Diệu chỉ biết ngơ ngác nhìn định mệnh rồi nhìn Hiền cầu cứu. Hiền giới thiệu Diệu đến một chỗ khác ở tạm thời.

Ngày chúng ta có dịp để nói chuyện nhiều hơn một chút lại là ngày cuối cùng, Hiền có biết thế không? Đến đây là hết, Hiền nhìn Diệu, cái nhìn đầm ấm ngọt ngào, cũng ngọt ngào như những chiếc bánh đậu xanh Hiền đã bỏ theo cho Diệu trước khi lên đường. Nhưng trong những cái nhìn, những nụ cười của Hiền hôm ấy như có gì vấn vương… Chúng ta đều ngập ngừng.

Thuyền máy chở Diệu xa dần, xa dần, bóng Hiền đứng vẫy tay còn như đâu đây, và tai Diệu còn nghe mãi giọng ngâm buồn buồn của Hiền:

…duy kiến Trường Giang thiên tế lưu…

Ngày nay mỗi lần nhớ lại, cái nhìn của Hiền vẫn còn vấn vương bên Diệu. Tại sao ngày ấy chúng ta lại không có can đảm nhìn nhau lâu hơn tí nữa nếu biết trước rằng cuộc đời sẽ vô vị như thế này.

Nếu ngày ấy chúng ta dám táo bạo nhìn nhau lâu hơn một tí nữa thì liệu cuộc đời có thay đổi gì chăng, hay biết đâu như thế lại hơn… phải không Hiền. Mãi đến hôm nay, rất nhiều thăng trầm, thời gian đã chồng chất bao nhiêu năm tháng lên nhau xây thành một bức tường khá dày mà cái nhìn của buổi ban đầu ấy, nụ cười ngạo nghễ ấy vẫn còn đang thắm tươi trước mắt Diệu.

Diệu vẫn không quên cái nhìn ấy, nụ cười ấy cũng như Diệu không quên những cốc thuốc vị hơi đắng do tay Hiền pha đến đã làm cho Diệu sung sướng cảm động, có lẽ từ bao nhiêu năm hay hơn thế nữa, thừ thuở bé Diệu chưa bao giờ nhận một cốc thuốc do bàn tay nào hiền lành như thế. Tại sao Diệu lại tin tưởng rất nhiều ở những cốc thuốc ấy.

Diệu tin rằng Hiền không giống những kẻ khác, cảm tình của Hiền không vẩn đục, không vụ lợi, không tính toán. Cốc thuốc của Hiền cũng dịu hiền như bàn tay của người mẹ lúc đưa thuốc đến cho đứa con thân yêu, Diệu có lầm không Hiền? Diệu tin rằng không. Từ bao nhiêu lâu sống trong lo sợ, trong ngờ vực, trong sự tính toán của những người chung quanh, chỉ có một lần và chắc đời chỉ mỗi một lần ấy mà thôi, có người bạn đến săn sóc Diệu không vì bổn phận, không vì lợi. Chúng ta đã thấy rằng ngày mai chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa cả. Cuộc đời, Diệu chỉ quen nó trên lý thuyết nhưng Diệu đã thấy lo sợ và đã biết tự dệt một tấm kén để thu mình vào trong. Còn Hiền? Diệu không biết gì về Hiền cả, chúng ta mới gặp nhau qua những cái nhìn, có thế thôi. Hiền nghĩ gì về Diệu? Hiền nghĩ gì về Hiền? Hiền nghĩ gì về cuộc đời Diệu không hề biết, nhưng biết để làm gì phải không Hiền?

Ngày nay cứ mỗi lần thu chớm về là những cảm giác cũ cũng trở về theo với hơi sương man mác hắt qua cửa sổ với màu lá vàng tơi tả rơi. Rồi nhớ đến Hiền, Diệu cũng bắt chước ai khẽ ngâm lại hai câu thơ của Lý Bạch mà có một lần nào đó ai đã ngâm :

Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.*

MĐHT


* Trích trong bài thơ của Lý Bạch: 
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下陽州。
孤帆遠影碧空盡,
惟見長江天際流。

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

(Ngô Tất Tố dịch)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.59.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...