Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Làm sao cảm ứng với quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát? »»

Tu học Phật pháp
»» Làm sao cảm ứng với quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát?

Donate

(Lượt xem: 7.927)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Làm sao cảm ứng với quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát?

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng ta đã từng nghe nói qua đến Phật quang và diệu lực gia trì của Phật quang; nhưng rốt cuộc rồi, chúng ta phải làm sao mới được cảm ứng với oai thần quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát? Người thông thường như chúng ta chỉ có Ái Duyên Từ. Ái Duyên Từ có nghĩa là tôi thích ai thì tôi mới từ bi với người đó, tôi chẳng ưa kẻ nào thì tôi chẳng từ bi với hắn. Thậm chí, ngay đối trước Phật, Bồ-tát, chúng ta cũng thường dùng Ái Duyên Từ để mong cầu sự gia trì, nên cầu mãi mà thứ gì cũng chẳng được. Vì sao chẳng thể cầu được? Vì chư Phật, Bồ-tát không có cái loại Ái Duyên Từ này để ban cho chúng ta. Chư Phật, Bồ-tát chỉ có ba thứ Duyên Từ để ban bố cho chúng sanh, đó là Chúng Sanh Duyên Từ, Pháp Duyên Từ và Vô Duyên Từ; cho nên tâm từ của Phật, Bồ-tát mới gọi là Đại Từ, nói cho đầy là Vô Duyên Đại Từ Đồng Thể Đại Bi. Nếu chúng ta xử dụng ba thứ Duyên Từ này để cầu cảm ứng với Phật, Bồ-tát thì đó gọi là “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng.”

· Chúng Sanh Duyên Từ là tâm từ dựa trên lý trí, chớ chẳng phải dựa trên tình cảm. Người kia chẳng có quan hệ gì với ta, nhưng khi kẻ ấy gặp khổ nạn, ta đều trọn hết nghĩa vụ giúp đỡ họ, không cần bất cứ báo đáp nào; đấy gọi là Chúng Sanh Duyên Từ. Nếu trong tâm mình có Chúng Sanh Duyên Từ, liền tức thời cảm ứng với quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát.

· Phật, Bồ-tát dựa vào lòng từ bi, thương xót chúng sanh, muốn cứu chúng sanh, nên thị hiện trong đời, thuyết kinh, giảng đạo, nhằm ban cho chúng sanh cái lợi ích chân thật, mà cái lợi ích chân thật đó chính là Phật tri kiến. Do đó, Phật, Bồ-tát chẳng thể cứu chúng sanh nếu các Ngài không thuyết kinh, giảng đạo để khai mở Phật tri kiến cho chúng sanh. Tâm từ vì chúng sanh thuyết kinh, giảng đạo được gọi là Pháp Duyên Từ. Phạm vi của Pháp Duyên Từ vô cùng bao la rộng lớn, chỉ có Phật mới có trọn đủ Pháp Duyên Từ. Cho nên, chư Bồ-tát thị hiện trong thế gian tu nhân hạnh, đều phải bắt đầu bằng hai pháp Lễ kính chư Phật và Xưng tán Như Lai trong Mười Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Đại sĩ. Đấy đã chỉ rõ, đối với hết thảy chúng sanh, các Ngài vô cùng chân thành, cung kính và từ bi. Nếu trong tâm chúng ta có Pháp Duyên Từ, lúc nào cũng muốn khai mở Phật tri kiến cho chúng sanh, liền tức thời cảm ứng với quang minh gia trì của Phật, Bồ-tát.

· Bồ-tát tu pháp Vô thượng Bồ-đề thì nhất định phải tu hạnh đại từ đại bi đối với hết thảy chúng sanh. Cảnh giới của pháp này rộng lớn vô lượng vô biên, đòi hỏi Bồ-tát phải sử dụng chân tâm, xả ly chấp trước đối với hết thảy những thứ ô nhiễm, phiền não và tập khí xấu ác của chúng sanh, mới có thể tu nổi pháp này mà đạt đến quả địa Như Lai. Pháp Vô thượng Bồ-đề chính là sự kết hợp của Pháp Duyên Từ và Hạnh Đại Từ Đại Bi đạt đến mức rốt ráo viên mãn; pháp này còn được gọi là Vô Duyên Đại Từ Đồng Thể Đại Bi. Nói cách khác, chỉ khi nào lòng từ ái của Bồ-tát đối với hết thảy chúng sanh là vô duyên, hoàn toàn không có bất cứ điều kiện nào, không có bất cứ lý do nào, thì Bồ-tát mới đạt đến quả vị Vô thượng Bồ-đề. Như vậy, nếu chúng ta xả ly phân biệt chấp trước, đối đãi hết thảy các loài chúng sanh bằng tấm lòng Vô Duyên Đại Từ, liền tức thời cảm ứng với quang minh gia trì của Phật.

Làm sao người tu Bồ-tát đạo phát sanh ra được ba thứ Duyên Từ này? Người tu đạo Bồ-tát muốn phát sanh ra được ba thứ Duyên Từ như Phật, thì trước hết phải có trí huệ Bát-nhã thấu rõ hết thảy hữu tình và vô tình chúng sanh hoàn toàn có cùng một thể với chính mình, tự và tha là một thể, kính người khác là kính chính mình, kính mình chính là kính người khác, lợi người tức là lợi mình, lợi mình tức là lợi người. Nếu người tu Bồ-tát đạo không có trí tuệ Bát-nhã thấy rõ chân lý này, thì tâm từ phát ra chỉ là Ái Duyên Từ, chẳng thể tương ứng với tâm đại từ của Phật. Phẩm Đức Tuân Phổ Hiền dạy người tu đạo Bồ-tát phải “phát tâm đại bi, thương xót chúng sanh, diễn nói đại từ, trao truyền Mắt Pháp, đóng bít đường ác, mở toang cửa lành, đối với chúng sanh, xem như chính mình, đảm trách cứu giúp, độ qua bờ giác,” tức là bảo chúng ta phải phát khởi tâm Vô Duyên Đại Từ Đồng Thể Đại Bi của Như Lai mới có thể thành tựu rốt ráo ba thứ Duyên Từ. Do vì Phật có trọn đủ ba thứ Duyên Từ: Chúng Sanh Duyên Từ, Pháp Duyên Từ và Vô Duyên Từ, nên chúng ta xưng tụng Phật là Đấng Đại Từ Đại Bi.

Chư Phật quá nhiều, không có cách nào tính đếm nổi con số, dù chúng ta có dùng cát sông Hằng để so sánh cũng chẳng thấm thía vào đâu! Hết thảy những vị ấy, không vị nào chẳng tán thán và hộ niệm bộ kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, không có vị Phật nào chẳng khen ngợi và gia trì người thọ trì, biên chép, cúng dường, vì người diễn nói bộ kinh này. Cho nên, những ai thật lòng nương theo bộ kinh này để tu tập thì dù họ chẳng thỉnh cầu Phật trì, các Ngài cũng tự nhiên đến để gia trì họ. Nếu chúng ta thật sự hiểu được ý nghĩa này, thì trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta liền biết phải chọn lựa bộ kinh nào để tu tập để có thể tiếp nhận được sự hộ niệm của hết thảy chư Phật. Hằng ngày chúng ta đọc tụng, quán chiếu, tư duy bộ kinh Vô Lượng Thọ, rồi đem sự hiểu biết của mình từ kinh này ra thực hành trong trong cuộc sống đời thường, thì lẽ nào chư Phật không hộ niệm mình? Cho nên, nếu ai muốn được hết thảy chư Phật, Bồ-tát bảo vệ, hộ niệm thì không có gì khác hơn là hãy niệm kinh Vô Lượng Thọ, niệm A Di Đà Phật, thế là được oai thần quang minh của Phật, Bồ-tát gia trì rồi! Chúng ta không cần phải mỗi ngày đều lên bàn thờ, thắp nhang, đốt đèn, cúng hoa, cúng trái cây, rồi van tiếng cầu khẩn mà vẫn được thập phương chư Phật, Bồ-tát đồng thanh khen ngợi và gia trì, thì đó mới là biết cách thỉnh cầu, biết cách nương tựa oai thần gia trì của Tam Bảo.

Người thật sự thông đạt Phật pháp nhất định phải biết giữ lấy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới làm chỗ để đến, xa lìa cõi Sa-bà uế trược. Duy trừ những người còn tham đắm dục lạc thế gian, hoặc chưa thông hiểu toàn bộ Phật pháp, chỉ biết một bộ phận nào đó của Phật pháp mà thôi, chẳng thể tin tưởng nổi kinh Tịnh độ và chẳng chịu giữ lấy pháp môn Tịnh độ, nên khó thể tiếp nhận được sự gia trì của Phật, Bồ-tát. Những ai dùng tâm chí thành chí kính để thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường và diễn nói Đại kinh Vô Lượng Thọ nhiều lần đến mức thuần thục, họ đột nhiên nhận thấy từng chữ từng chữ trong kinh hàm ý nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, bởi vì từng chữ từng chữ trong kinh hiện ra toàn bộ lịch trình của người tu Tịnh độ từ lúc sơ phát tâm cho đến khi thành vô thượng đạo; đấy chẳng phải là Phật lực gia trì hiện ra ngay trong kinh này đấy ư? Chúng ta cần gì phải đi tìm Phật lực gia trì ở nơi nào khác khi oai thần gia trì của chư Phật đang có sẵn ngay ở nơi kinh điển này! Vì thế, Pháp sư Từ Châu mới gọi kinh này là kinh Thọ Ký Bồ-đề. Cụ Hoàng Niệm Tổ cũng nói, kinh này báo cho chúng ta biết ngày giờ, nơi chốn và phẩm vị vãng sanh. Phật chẳng tùy tiện nói suông, chư cổ đức cũng chẳng tùy tiện sáng tác ra những ý nghĩ này. Những điều được nói ấy đều là “như thị ngã văn” mà chỉ có người thâm nhập tạng pháp của kinh này, mới có thể nhận biết trên từng chữ từng chữ một được ghi chép trong kinh đều là lời thọ ký Bồ-đề của Phật. Thế mới biết, Văn tự Bát-nhã trong kinh này thật là chẳng thể nghĩ bàn, là chiếc chìa khóa dùng để mở toang kho tàng trí tuệ trong Tự tánh, là lịch trình của người tu Tịnh độ từ lúc sơ phát tâm cho đến khi vãng sanh thành Phật. Đấy chẳng phải là thần quang gia trì của chư Phật đó ư? Nếu hiểu rõ thì Phật lực gia trì ở ngay trước mặt, nếu chẳng hiểu rõ thì chẳng biết ở đâu mà tìm kiếm Phật lực gia trì? Thế mới nói, nếu không có trí tuệ Bát-nhã thì chẳng biết Phật, Bồ-tát ở ngay nơi mình giống như cái đầu nằm ngay trên cổ, chẳng cần phải vất vả đi tìm cầu ở chỗ nào khác.

Kinh Hoa Nghiêm dùng Thiện Tài đồng tử để biểu thị pháp môn Niệm Phật. Kinh Di Đà dùng danh hiệu của chư Phật trong sáu phương để biểu thị pháp môn Niệm Phật. Kinh Vô Lượng Thọ biểu thị toàn bộ pháp môn Niệm Phật trên từng chữ từng chữ một. Thế mới nói, đây là một bộ kinh chẳng thể nghĩ bàn! Bất cứ lúc nào, bất cứ chốn nào, một khi chúng ta nghĩ nhớ đến một chữ, một câu trong kinh, đều chợt phát hiện ra nghĩa nhiệm mầu đúng với ý của Phật. Đó chẳng phải là được Phật gia trì rồi hay sao? Đó chẳng phải là một bộ kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm hay sao? Vì thế, chúng ta phải hết sức cẩn thận, coi trọng và tận hết sức mình nhiếp giữ thọ trì kinh này, không để mất đi; đây mới thật sự là đệ tử bậc nhất của A Di Đà Phật, luôn được thân cận A Di Đà Phật và hoàn toàn được sự bảo hộ, gia trì của hết thảy chư Phật, Bồ-tát số nhiều hơn cả cát của sông Hằng. Nói đơn giảng, nương vào kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ tu hành, tức là nương vào Phật lực gia trì. Phật lực gia trì chính là kinh Vô Lượng Thọ này đây!

Tâm lượng của Phật, Bồ-tát là tận hư không trọn khắp pháp giới, các Ngài chẳng bỏ sót một tinh cầu nào, một chúng sanh nào cả. Cho nên, chúng ta học Phật phải từ chỗ này mà suy nghĩ, chúng ta đã học được những gì từ nơi Phật, Bồ-tát? Nếu chúng ta cứ khăng khăng chấp giữ tâm lượng nhỏ hẹp của mình thì chẳng có đủ tư cách học Phật, huống gì là muốn được chư Phật gia trì cho mau chóng thành Phật. Vì vậy, nếu ai muốn vãng sanh Cực Lạc, một đời thành Phật, thì điều kiện đầu tiên trong pháp môn Tịnh độ là phải phát Bồ-đề tâm, tức là phải mở rộng tâm lượng như kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới.” Thế giới trong vũ trụ vô tận, trong mỗi thế giới đều có Tam Bảo, cho nên Tam Bảo cũng là vô tận. Nếu chúng ta vì lợi ích của hết thảy chúng sanh, xả ly tâm tưởng hẹp hòi của Tiểu thừa, phát tâm chân thật học tập, mở rộng tâm lượng, phát huy Tịnh độ Đại thừa, thì vô tận Tam Bảo đều sẽ đại từ đại bi chứng minh, gia trì và nhiếp thọ chúng ta.

Vì sao chúng ta cần Phật nhiếp thọ, gia trì? Bởi vì chúng ta tuy có đại nguyện muốn khiến hết thảy chúng sanh đều nhận biết kinh Vô Lượng Thọ để có sự hiểu biết chân thật về A Di Đà Phật, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới và pháp môn Niệm Phật, nhưng chúng ta lại không có năng lực thực hiện nổi đại nguyện này. Nhẫn đến ngay bản thân mình dù đã biết rõ về A Di Đà Phật, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới và pháp môn Niệm Phật và rất mong muốn đoạn trừ vô minh phiền não, niệm Phật được Nhất tâm, tự tại vãng sanh, nhưng lại không có đủ năng lực để làm. Vì vậy, chúng ta nhất định phải cầu chư Phật, Bồ-tát giúp đỡ, nhiếp thọ, mới có đầy đủ năng lực, trí lực mà thành tựu viên mãn đại nguyện của mình. Kiến giải và kiến văn của phàm phu và Nhị thừa hết sức hẹp hòi, ví như một cái ống kính nhỏ tí tẹo, không thể nào thấy được toàn bộ quang cảnh xung quanh, nên chẳng thể hiểu nổi trí huệ và tâm thanh tịnh của Phật. Nếu tu hành Phật pháp Đại thừa mà không có Phật tri kiến thì khác gì là tu mù, luyện đui; rốt cuộc rồi càng tu, càng bị lầm lạc, càng tu càng sanh thêm lắm thứ phiền não, chấp trước. Do đó, chúng ta phải hết sức thành tâm, cung kính thỉnh cầu Phật gia trì để có được trí rộng Đại thừa.

Trí rộng Đại thừa là Phật tri kiến, mà tri kiến của Phật lại chính là tâm thanh tịnh của Như Lai. Cho nên, chúng ta cầu Phật tri kiến cũng chính là cầu có được tâm thanh tịnh giống như Phật. Đức Như Lai từ Thật tướng Bát-nhã lưu xuất ra Văn tự Bát-nhã thì gọi là Phật tri kiến. Cho nên, những ai nhiếp giữ thọ trì kinh điển Đại thừa chính là trụ trong chân thật huệ của Phật, ắt sẽ được tâm thanh tịnh của Như Lai. Như vậy, chúng ta chỉ cần tôn trọng, nhiếp giữ, thọ trì kinh điển Đại thừa, thì tự nhiên sẽ được hết thảy các Đức Như Lai nhiếp thọ rồi! Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong phẩm Thọ Ký Bồ-đề: “Do Như Lai kia gia trì uy lực, hay đặng pháp môn quảng đại như thế, nhiếp giữ thọ trì sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí.” Nếu như ngay nơi mình chẳng có chí thành tâm thực hiện điều Phật dạy, nhiếp giữ thọ trì pháp môn quảng đại này, thì làm sao có thể tiếp nhận được uy lực gia trì của chư Phật, Bồ-tát?

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật pháp vô nhân thuyết, tuy trí mạc năng giải.” Dịch nghĩa là “Nếu Phật pháp không có ai nói, thì dù là người có trí vẫn chẳng thể hiểu được.” Thật ra, chẳng phải chỉ riêng mình kinh Vô Lượng Thọ hay các kinh điển Đại thừa khác mà hết thảy kinh Phật đều lưu lộ ra từ trí tuệ Bát-nhã của Như Lai. Do vì trí tuệ Bát-nhã của Phật biến hiện ra Văn tự Bát-nhã, làm dụng cụ để truyền pháp từ tâm Phật sang tâm chúng sanh, nên kinh Phật phải được chú giải và diễn thuyết mới có thể phá mê, khai ngộ chúng sanh. Nếu không có ai giảng giải kinh Phật, thì dẫu là người thông minh có trí thức trong thế gian cũng chẳng thể hiểu nổi. Vì sao người có trí thức trong thế gian chẳng thể hiểu nổi kinh Phật? Bởi vì Phật từ tâm thanh tịnh lưu xuất ra ngôn ngữ, văn tự; trong khi người thế gian không dùng tâm thanh tịnh để nhận biết kinh Phật mà lại dùng tri kiến ô nhiễm, phân biệt, chấp trước của thế gian để tiếp xúc Phật pháp, nên nhất định sẽ hiểu trật ý nghĩa của Phật. Vì vậy, kinh mới nói: “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan;” nghĩa là giải thích ý nghĩa của kinh điển dựa theo văn tự thì ba đời chư Phật cũng phải kêu oan!

Người thanh tịnh học Phật chính là người thật sự tôn trọng, tin tưởng, nhiếp giữ thọ trì kinh Phật, chẳng chút nghi ngờ, chẳng khởi vọng tưởng, tăng giảm giáo pháp của Phật. Pháp của Phật như thế nào họ nghe hiểu đúng như thế đó, chỗ Đức Như Lai làm như thế nào họ tùy sức mình cố gắng làm theo giống như vậy; cho nên, họ mới có được tâm thanh tịnh. Người thanh tịnh học Phật pháp thì phải nhẫn nại, không gắp gáp, lần lượt trải qua các giai đoạn tín, giải, hành, chứng. Do họ hữu học, hữu tu, nên chẳng bị rơi vào kiến giải sai lầm, không tu hành sai trật mà có thể hữu chứng đầy đủ trọn vẹn. Họ hữu chứng được cái gì? Họ có thể từ tâm thanh tịnh của mình khởi lên cảm ứng với tâm thanh tịnh của Phật, nên cái tâm ấy thấu hiểu Phật trí và Phật tâm. Chúng ta không thể dùng tri kiến bất tịnh của phàm phu để diễn giải kinh Phật, nên việc tụng kinh, nghe kinh, biên soạn chú giải hay diễn nói kinh đều là pháp tu tâm thanh tịnh. Chư Phật từ tâm thanh tịnh lưu xuất ra kinh pháp, nên chẳng có kinh nào, pháp nào của Phật mà chẳng thanh tịnh, chẳng bình đẳng, chẳng trọn đủ Phật tri kiến. Do đó, chỗ bí yếu của việc tu học Phật pháp là dùng tâm thanh tịnh để tu tâm thanh tịnh. Lại nữa, do vì chỉ có tâm thanh tịnh mới cảm ứng với tâm thanh tịnh, nên chúng ta chẳng thể dùng tâm bất tịnh, cảm tình, tham cầu mà có thể cảm ứng với chư Phật, Bồ-tát được. Vì thế, kinh mới nói: “Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.”

Chúng ta chẳng thể hằng ngày đốt nhiều nhang đèn, dâng cúng nhiều hoa quả, lễ bái, ve vuốt, bợ đỡ Phật, Bồ-tát, mong các Ngài đặc biệt từ bi chú ý, gia hộ cho mình. Nếu chúng ta dùng cách cư xử cảm tình như vậy để cầu cảm ứng với Phật, Bồ-tát, thì thật sự là đã lầm to rồi! Việc làm nơi hành vi này chẳng những một chút cũng chẳng xứng hợp với Phật, Bồ-tát mà còn trái nghịch lại ý của các Ngài. Thật thà mà nói, hành pháp như thế có khác gì kẻ ở bên ngoài dù rất mong muốn được vào nhà của Như Lai, nhưng không biết cửa để vào. Chẳng biết cửa để vào nhà Phật tức là chẳng biết tâm Phật, trí Phật, chẳng biết chư Phật, Bồ-tát thuần túy chỉ là lý trí, chỉ là Bát-nhã Vô tri mà thôi! Các Ngài đều là chí công vô tư, không hề xử sự bằng cảm tình. Do đó, nếu tâm địa chúng ta thật sự thanh tịnh, thì chẳng cần phải thắp hương, đốt đèn, dập đầu, lễ bái, vang xin cầu khẩn chi hết mà vẫn thường luôn cảm ứng với Phật, Bồ-tát; đấy mới là tịnh cảm ứng với tịnh, là Phật tri kiến, là Thật tướng Bát-nhã.

Nói như thế thì tại sao Phật giáo lại dạy ra nhiều nghi thức sám bái, cúng dường tài vật như vậy? Phật giáo bày lập ra nhiều dạng nghi thức sám bái, cúng dường khác nhau, nhằm để thời thời khắc khắc nhắc nhở chúng ta phải thường luôn cảnh giác cái tâm của chính mình, phải thường luôn nâng cao giác tánh của chính mình để được giác-chánh-tịnh. Nếu chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa của nghi thức sám bái, cúng dường, thì rất dễ dàng bị hiểu lầm mà rơi vào mê-tà-nhiễm. Người có giới định thanh tịnh, tâm địa quang minh, thành tâm tu hành, thì việc thắp hương, thắp đèn, cúng dường hoa quả v.v... chẳng cần thiết nữa. Nếu tâm địa của mình vẫn còn quá tối tăm, ô nhiễm, chẳng hiểu được tâm ý của Phật, Bồ-tát thì phải nên thực hành các nghi thức như thế để nhắc nhở chính mình phải siêng tu Giới-Định-Huệ và cảnh giác nhân quả. Khi chúng ta nhìn vào nén hương liền nghĩ đến giới định thanh tịnh. Khi chúng ta nhìn vào đèn liền nghĩ đến quang minh trí tuệ, giác ngộ. Khi chúng ta nhìn vào hoa quả liền nghĩ đến nhân quả thiện ác. Khi chúng ta nhìn đến ly nước trong liền nghĩ đến tâm thanh tịnh. Đó đều là ý nghĩa thật sự của việc sám bái, cúng dường trong Phật giáo. Thế nhưng, ngày nay đa phần chúng ta lấy việc cúng dường tài vật làm đầu, coi nhẹ việc tu Giới-Định-Huệ; ngay cả câu Phật hiệu cũng bị xem như là một bài hát nghe cho thoải mái, chớ chẳng biết niệm Phật chính là tu Giới-Định-Huệ.

Nhất tâm là Chân tâm, là bản lai diện mục của chính mình, Phật là Tự tánh giác của mình. Do đó, Nhất tâm niệm Phật, phát nguyện vãng sanh là trở về Chân tâm Tự tánh, trở về với bản lai diện mục của chính mình. Niệm Phật với công phu và mục đích như thế thì công đức mới gọi là vô lượng vô biên! Chân tâm giống như nhà máy điện phát ra dòng điện từ. Khi điện ở nơi đèn thì tỏa sáng, khi điện ở nơi máy thâu âm thì thâu lại âm thanh, khi điện ở nơi máy phát âm thì phát ra âm thanh, khi điện ở nơi máy sưởi thì tỏa nhiệt, khi điện ở nơi máy điện tính thì ghi nhớ v.v... Tuy điện khởi tác dụng khác nhau tùy theo máy điện khác nhau, nhưng dòng điện cung cấp năng lượng cho các máy điện đều giống hệt như nhau, chẳng hề thay đổi. Diệu dụng của Chân tâm nơi sáu căn cũng giống như tác dụng của dòng điện nơi các máy điện, mắt ví như đèn điện, tai ví như máy thâu âm, miệng ví như máy phát âm, thân ví như máy sưởi điện, ý ví như máy điện tính. Hết thảy sáu căn có thể khởi tác dụng đều nhờ vào năng lượng phát xuất ra từ Chân tâm nhưng Chân tâm chẳng hề thay thay đổi, tăng giảm. Chúng ta niệm Phật cũng giống như vậy, tuy câu niệm Phật vốn chẳng có gì khác thường, nhưng nó có thể giúp cho sáu căn của mình khởi lên diệu dụng giác mà chẳng mê. Chúng ta do nhờ vào câu niệm Phật hiệu với tâm thanh tịnh mà sáu căn có thể tiếp xúc với chư Phật, Bồ-tát và các cõi nước Phật, nhưng tâm vẫn như như bất động, một niệm chẳng sanh, thì đấy mới thật sự là Nhất tâm. Nhất tâm của ta hiện tại đang bị tách rời thành sáu cái tâm phân tán nơi sáu căn; nay ta dùng câu Phật hiệu để quy hợp sáu cái tâm nơi sáu căn ấy trở lại thành một, thì Chân tâm bèn hiện tiền. Niệm Phật như thế mới hiển thị sự cung kính đến tột bậc của Chân tâm, nên gọi là chí thành tâm. Niệm Phật với tâm chí thành chí kính tột bực như thế, ắt sẽ có cảm ứng với Phật lực gia trì mà thấy được A Di Đà Phật, ngộ vô sanh.






    « Xem chương trước «      « Sách này có 1500 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (174 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...