Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Đạo Phật trong thế giới ngày nay »» Đạo Phật trong thế giới ngày nay »»

Đạo Phật trong thế giới ngày nay
»» Đạo Phật trong thế giới ngày nay

Donate

(Lượt xem: 7.292)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đạo Phật trong thế giới ngày nay

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.

Năm 1949, trong cuốn Nguồn gốc và Mục đích của Lịch sử, Karl Jaspers (1883-1969), triết gia hiện sinh Thiên Chúa giáo, một trong vài triết gia quan trọng nhất của thế kỷ XX, đã nêu lên khái niệm thời trục và sau đó được công nhận như là một cột mốc khách quan của lịch sử nhân loại. Thời trục (axial age) là thời gian khoảng thế kỷ thứ VIII đến thứ III trước tây lịch. Trong thời gian này, ở Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp, La Mã đồng thời xuất hiện những triết gia mở đầu cho văn hóa và văn minh nhân loại. Ấn Độ có Đức Phật và bộ kinh Upanisad, Trung Hoa có Khổng Tử và Lão Tử, ở Iran có Zarathustra, ở Palestine là những vị lập ra Do Thái giáo, Hy Lạp thì có Socrates, Parmenides, Heraclitus, Platon…

Thời trục là bình minh của văn hóa văn minh nhân loại. Nói như Jaspers, “…trong thời trục, những nền tảng đó đồng thời nhưng độc lập được thiết lập ở Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, Judea và Hy Lạp. Trên chính những nền tảng này mà nhân loại tồn tại và phát triển cho đến ngày nay”.

Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.

Như bất kỳ một công trình vật chất hay tinh thần nào được sáng tạo trên trái đất, nếu không đáp ứng được nhu cầu của con người hiện thời thì sẽ dần dần mai một. Phật giáo càng ngày càng có sức sống mạnh mẽ khắp thế giới, vậy Phật giáo đáp ứng cho nhu cầu nào của con người hiện đại?

Thoát khỏi cái chết, sự vô thường

Đây là nhu cầu, sự ước ao căn bản của con người. Chưa bao giờ con người được đáp ứng hầu hết các nhu cầu vật chất như ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật. Nhưng vẫn luôn luôn có đó nỗi bất an, sự buồn phiền, mau chán, sự mong manh và hữu hạn của thân phận con người. Mỗi chúng ta đều có thể biết bản đồ gien của mình, có thể biết những hạt và sóng tạo thành thân thể mình là hạt nào, sóng nào, nhưng gien nào hạt nào sóng nào cũng vô thường, không ai có thể thỏa mãn với những sự trả lời “khách quan” như vậy. Tôi là cái gì, tôi từ đâu sanh ra và chết tôi đi về đâu, đây vẫn là câu hỏi treo trên đầu mỗi người.

Trong khi đó, Đức Phật là người đã chiến thắng số phận sanh già bệnh chết của thân phận con người, khám phá con đường đưa đến “cánh cửa bất tử” . Thế nên Đức Phật được xưng là bậc Chiến Thắng (Jina).

“Rồi này các Tỳ-kheo, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, già, bệnh, chết, ta tìm cầu cái không sanh, không già, không bệnh, không chết, cái vô thượng an ổn các khổ ách tức Niết-bàn, và đã chứng được cái không sanh, không già, không bệnh, không chết, cái vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, tức Niết-bàn.

Những cửa mở đến Bất Tử đang rộng mở
Cho những ai muốn nghe”. (Kinh Thánh Cầu, Trung bộ).

Những cánh cửa mở vào cái không sanh, không già, không bệnh, không chết đã được mở ra, đang mở ra, và mãi mãi còn mở ra. Đó là lý do sự hấp dẫn của đạo Phật trong một thời đại mà mọi thứ đã được bão hòa như ngày nay.

Có trong hiện tại

Nhưng chúng ta không phải đi ngược về quá khứ mấy ngàn năm hay chờ đợi ở tương lai bao lâu nữa.

“Pháp được Thế Tôn khai thị là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, trực tiếp hướng thượng, mỗi người trí tự mình chứng nghiệm”.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa tin và chờ đợi một cách thụ động mà là trực tiếp chứng nghiệm cái đang có trong hiện tại. “Thiết thực hiện tại” nghĩa là luôn luôn có trong bất kỳ không gian thời gian nào. Nó hiện diện bình đẳng khắp không gian và thời gian.

“Mỗi người” nghĩa là ai cũng có thể. Mọi người đều bình đẳng trước “cánh cửa bất tử” ấy, không có điều kiện gì khác ngoài việc phải “tự mình chứng nghiệm”.

Sự việc có trong hiện tại và mỗi người tự mình chứng nghiệm là sự bình đẳng rốt ráo của đạo Phật.

Có nhiều phương tiện, nhiều con đường

Trong cuốn kinh nào cũng nói đến nhiều phương tiện để thực hành. Những phương tiện ấy không bị giới hạn trong hoàn cảnh sống nào. Những phương tiện để thực hành ấy dựa vào những cơ sở mà mọi người đều có như hơi thở, cảm thọ, thân thể, tâm thức, sắc thọ tưởng hành thức, đất nước lửa gió…

Những pháp môn của đạo Phật khởi từ những yếu tố hàng ngày mà ai cũng có chứ không bắt nguồn từ một yếu tố siêu nhiên. Chính vì những phương pháp thực hành đặt cơ sở trên những yếu tố cụ thể của cuộc sống mà đạo Phật là hiện thực cụ thể: “thiết thực hiện tại, đến để mà thấy”.

Hơn nữa, mỗi một phương tiện, pháp môn đều huy động toàn bộ thân khẩu ý, lý trí và tình cảm, nói theo ngôn ngữ ngày nay là chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc.

Tóm lại, vì lấy nguyên liệu là tất cả những gì của trần gian này nên những phương pháp, con đường của đạo Phật đáp ứng cho mọi loại khuynh hướng, mọi loại cấu trúc thân tâm, bởi thế, đạo Phật trở nên phổ quát cho toàn nhân loại. Đó là con đường rộng lớn đến bao la, chứa đựng tất cả những con đường nhỏ khác thích hợp với từng loại người. Như kinh xưng tán Đức Phật là Đại Y vương, vua thầy thuốc, có thể chữa tất cả mọi loại bệnh của con người.

Tương tục kế thừa

Sau khi có một số đệ tử đã đạt đạo quả A-la-hán, Đức Phật nói các đệ tử hãy truyền bá chánh pháp khắp nơi:

“Này các Tỳ-kheo! Hãy ra đi khắp nơi, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, lợi ích, an lạc cho loài người loài trời. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỳ-kheo, hãy hoằng dương chánh pháp, toàn hảo ở giai đoạn đầu, toàn hảo ở giai đoạn giữa, toàn hảo ở giai đoạn cuối cùng; toàn hảo trong cả hai, ý nghĩa và văn tự . Hãy công bố đời sống thiêng liêng cao thượng, vừa toàn thiện, vừa trong sạch…

Hãy đưa cao ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang đến sự tốt đẹp cho người khác. Được như vậy, là các con đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Ngay khi còn tại thế, Đức Phật đã cho các đệ tử truyền bá giáo pháp khắp nơi. Khi sắp nhập diệt, Đức Phật không nói ai là người duy nhất có trách nhiệm với việc hoằng pháp, như một “giáo chủ”; mà “Pháp và Luật, sau khi ta diệt độ, sẽ là đạo sư của các ông”.

Chính vì không có một giáo chủ mà đạo Phật đã mọc lên ở từng nước, riêng biệt nhưng thống nhất trong Pháp và Luật. Như vậy, đạo Phật dù về sau được chia thành những tông phái, nhưng tất cả đều y vào Pháp và Luật, Pháp ấy có thể là từ kinh, tức là những lời dạy của Đức Phật.

Trong các kinh Đại thừa, Đức Phật dạy các Bồ tát tiếp tục ở trong sanh tử giáo hóa cho chúng sanh. Như Kinh Viên Giác nói, “Thiện nam tử! Bồ tát chỉ sống bằng đại bi, từ đó khởi phương tiện vào các thế gian khai phát cho những người chưa ngộ, cho đến thị hiện đủ thứ hình tướng, cảnh giới khi thuận khi nghịch cùng họ đồng sự mà giáo hóa cho. Tất cả đều y vào nguyện lực thanh tịnh từ vô thủy.”

Sự truyền thọ giữa các đệ tử về sau, trong cả bốn chúng, không đứt đoạn, đã tạo thành những dòng truyền thừa tiếp nối chuyển giao Pháp của Phật. Những dòng truyền thừa này chính là sức mạnh của đạo Phật để trụ vững và phát triển với thời gian.

Sức sống để tồn tại và phát triển của đạo Phật chính là dòng truyền thọ từ đời này sang đời khác Phật Pháp bất biến mà Đức Phật đã giác ngộ.

Qua thế kỷ 21 này, sự tiến bộ về vật chất hình như đã quá đủ cho con người, nhưng sự thiếu hụt về tâm linh lại lớn lao hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh đó chúng ta có thể hình dung sự phát triển của đạo Phật sẽ như thế nào.

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 249)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1489 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Vào thiền


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.94.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (22 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...