Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN NGHIỆP »»

Tu tập Phật pháp
»» MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN NGHIỆP

(Lượt xem: 86)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN NGHIỆP

Font chữ:

Những thuật ngữ: nghiệp, vô thường, nhân quả…rất quen thuộc với chúng ta, ngay cả những người khác đức tin hay vô thần cũng biết đến. Những thuật ngữ này nói lên một phần căn bản của giáo lý Phật pháp lại vừa mang màu sắc triết lý dân gian, ấy là do bởi sự giao thoa giữa Phật giáo và văn hóa bản địa. Hàng ngày, mọi người chúng ta vẫn thường nói “nghiệp nó vậy, nghiệp không thể khác được, thiện nghiệp, ác nghiệp, sanh nghề tử nghiệp, trả nghiệp, đổ nghiệp, sự nghiệp… vậy nghiệp là gì?

Nghiệp tiếng Phạn là Karma, là kết quả của quá trình tạo tác bởi thân – khẩu – ý, nói dễ hiểu hơn thì nghiệp là hậu quả của tất cả những gì đã nghĩ, đã nói và đã làm (sự là đang tạo tác, nghiệp là quả đã thành)

Nghiệp có thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp, cận tử nghiệp, trọng nghiệp, khinh nghiệp…Mở đầu kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời”. Lời này tóm lược một cách tổng quát và toàn diện. Vì sao nói chúng sanh là chủ nhân của nghiệp? bởi vì sự thật là không có ai làm cho ta thăng hay đọa, không có ai làm cho ta sướng hay khổ. Nghiệp của ta như thế nào là do chính ta tạo ra và thọ nhận lấy. Khi chúng ta hành động – nói năng – suy nghĩ thì có thể đổ thừa cho hoàn cảnh này, lý do nọ nhưng cho dù bất cứ lý do gì thì cái quả của nghiệp ta vẫn phải chịu chứ không thể trốn tránh hay chối bỏ. không có ai đem cái nghiệp buộc vào cổ mình và mình cũng không thể đem cái nghiệp đổ cho ai khác. Ngay cả đức Phật với lòng từ bi vô lượng cũng không làm sao có thể gánh giùm cái nghiệp của chúng ta. Vì vậy mà kinh mới nói chúng ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp.

Chúng sanh, từ này hàm nghĩa rất rộng, là chúng duyên hợp lại mà sanh ra, tất cả mọi loài dù là hữu tình hay vô tình đều là chúng sanh. Với nghiệp thì chỉ nói với con người, vì con người mới có suy nghĩ – nói năng – hành động. Loài vật hoàn toàn sống bằng bản năng sinh tồn không thể bảo là tạo nghiệp (mặc dù chúng mang thân loài vật vì cái nghiệp của chúng). Loài vật không có tâm ý, nhận thức, tư tưởng… chúng hoàn toàn thọ nghiệp chứ không phải tạo nghiệp.

Con người trong xã hội này có sự sai biệt vô cùng lớn, tuy cùng mang thân người nhưng khác biệt rất nặng nề: giàu – nghèo, trí – ngu, sang – hèn, mạnh – yếu, thanh – trọc, đẹp – xấu…Tất cả sự khác biệt trong đời sống hiện tại này là kết quả của hành động – nói năng – suy nghĩ trong quá khứ, nói cách khác ấy chính là nghiệp của mỗi người chúng ta. Điều này phá bỏ cái thuyết đẳng cấp trong xã hội Ấn giáo. Thuyết về nghiệp bác bỏ thuyết của Bà La Môn cho rằng nghiệp của con người là do định đoạt bởi thần linh và không thể thay đổi, vĩnh viễn phải chịu như thế. Bà La Môn cho rằng những đẳng cấp thấp (Chiên Đà la, Thủ Đà La) là do sanh ra từ bàn chân của thần Brahma. Còn những đẳng cấp cao (Bà La Môn, Sát Đế Lợi) sanh ra tư miệng thần Brahma. Con người sanh ra ở đảng cấp nào là vĩnh viễn chịu cái nghiệp như thế! Nhiều quốc gia với những thể chế chính trị và hình thái nhà nước khác nhau cũng áp dụng chế độ đẳng cấp. Họ cho rằng số phận hay nghiệp của mọi người vốn do thượng đế hay thần linh định đoạt và vĩnh viễn phải chịu như thế. Điều này hoàn toàn sai trái, Đức Phật không chấp nhận, ngài dạy chúng ta: Nghiệp là do chính chúng ta tạo tác và tự mình chịu lấy, tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ của chính chúng ta. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Chính mình làm việc thiện nên khiến mình thanh tịnh, chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược, không có ai có thể làm cho mình thanh tịnh hay uế trược”. Đời sống hiện tại của mình thanh tịnh hay uế trược, giàu hay nghèo, trí hay ngu, sang hay hèn… là kết quả của mình tạo ra trong quá khứ và cái nghiệp hiện tại hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai, điều này cũng phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ ngay hiện tại. Đức Phật dạy: “Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người thấp hèn hay cao quý. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý”. Chính vì tạo tác thiện nghiệp nên sinh vào dòng dõi quý phái, vì tạo tác ác nghiệp mà sanh vào hạng hạ tiện. Cao quý hay hạ tiện chỉ tạm thời thọ hưởng trong hiện đời, tương lai cao quý hay hạ tiện lại phụ thuộc vào tam nghiệp đang tạo tác. Nhà thiền có bài kệ: Dục tri tiền thế nhân/kim sanh thọ giả thị/ dục tri lai thế quả/ kim sanh tác giả thị cũng đồng ý nghĩa này. Đức Phật cũng nói rõ ràng: “Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện”. Cứ nhìn vào tác ý của chúng ta là có thể “biết” tương lai sẽ như thế nào.

Thân – khẩu – ý thiện thì cho nghiệp thiện, thân – khẩu – ý ác thì cho nghiệp ác. Nghiệp theo ta như bóng không với hình, như bánh xe theo chân con vật kéo. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Tâm dẫn đầu các pháp, chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm bất thiện thì đau khổ sẽ theo mình như bánh xe theo chân con vật kéo. Tâm dẫn đầu các pháp, nếu người nói năng hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình”.

Trong đời thường hàng ngày chúng ta thường thấy có những người xấu, người ác nhưng lại sống giàu sang, quyền lực, làm gì cũng thành công. Còn nhiều người hiền thiện nhưng nghèo hèn, cô thế, làm gì cũng bại xụi…và không ít người trong chúng ta đâm ra nghi nghờ nhân quả và cho là định nghiệp như thế. Những trường hợp này có thể hiểu là họ đang thọ nhận cái nghiệp, cái quả tư quá khứ, còn những việc họ đang làm thì cái quả, cái nghiệp chưa tựu thành. Chỉ tiếc là chúng ta không có ngũ nhãn để nhìn thấu quá khứ - hiện tại – tương lai; thọ mạng chúng ta quá ngắn ngủi để có thể thấy cái quả, cái cái nghiệp của tam nghiệp đang tạo tác. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác. Đến khi quả nghiệp kết thành thì người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện, đến khi quả nghiệp kết thành thì bây giờ người thiện mới thấy là thiện”.

Ngày tháng hiện tại, chúng ta đang chứng kiến một trường hợp hết sức tiêu biểu về thọ phước từ nghiệp cũ và tạo ác nghiệp mới. Một con người giàu có, quyền lực nhất thiên hạ nhưng vô cùng ích kỷ, tham lam, gian trá, tàn độc… Cả đời chẳng làm được một việc thiện nào dù nhỏ nhặt. Cả đời chửi mắng, mạ lỵ, nói láo, phun ra thuyết âm mưu, làm loạn thế. Cả đời gạt người, hại người, hại vật bằng mọi giá nhằm tranh cho được cái lợi tối đa cho bản thân và phe nhóm. Cuộc đời giàu có và quyền lực này nhờ dư phước tiền kiếp nhưng với tam nghiệp nói – làm – nghĩ như thế này thì ắt tương lai sẽ đọa. Cái biệt nghiệp của con người này nhưng lại là cái cộng nghiệp của cả cộng đồng. Nhân quả nghiệp duyên không sai vạy, chỉ có điều chúng ta không có ngũ nhãn lục thông và thọ mạng lại ngắn ngủi nên không thể thấy tiền nghiệp hậu nghiêp của y và cũng như của chính bản thân mình.

Chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học kỹ thuật phát triển cao độ, công nghệ cao, điện toán bùng nổ, trí tuệ nhân tạo đầy đột phá…Chúng ta hưởng được nhiều tiện ích lớn lao, mặc khác cũng chính phương tiện khoa học kỹ thuật cao này làm cho chúng ta dễ dàng tạo tác nghiệp xấu. Những mạng xã hội: Facebook, Youtube, X, Instagram, Baidu… và nhiều cơ quan truyền thông khác đang từng ngày, từng phút giây tung tin thất thiệt, phun thuyết âm mưu, nói láo, mạ lỵ, chửi mắng, kích động, kích dục, kích tham, kích sân…Lịch sử loài người chưa có giai đoạn nào mà con người nói láo, nói sai sự thật và chửi mắng cuồn cuộn như hôm nay. Việc này lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới, len sâu vào mọi giai tầng trong xã hội. Mọi người bị cuốn vào cơn lốc đầy thị phi của các mạng xã hội, bị các cơ quan truyền thông dẫn dắt đi vào mê hồn trận không còn biết đâu là thật đâu là giả. Hiện thực xã hội ngày nay thật đáng sợ, những dám đông người rần rần nghe, tin và làm theo tin giả, thuyết âm mưu, khuếch tán thuyết âm mưu, tung tin thất thiệt. Những con người bất chấp sự thật, bất chấp đạo lý luân thường, bất chấp nhân văn và dĩ nhiên chẳng đếm xỉa gì chuyện nhân quả. Những đám đông người mê muội đang tạo tác các nghiệp ác về sau.

Tiểu Lục thần Phong

Ất Lăng thành, 0325

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1523 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.161.189 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...