Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Đặc Tính Và Công Năng Của A-Lai-Da Thức Trong Pháp Tu Niệm Phật »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Đặc Tính Và Công Năng Của A-Lai-Da Thức Trong Pháp Tu Niệm Phật

(Lượt xem: 9.157)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đặc Tính Và Công Năng Của A-Lai-Da Thức Trong Pháp Tu Niệm Phật

Font chữ:

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trước khi Phật chỉ bày phương pháp tu hành để loại trừ vọng tâm sanh diệt, tức là cội nguồn của sanh tử khổ đau mà thấy được Chân tâm thường trú, Phật gạn hỏi ông A Nan đến bảy lần về bản tâm. Ông A Nan tuy theo chân đức Phật suốt hai mươi lăm năm và được Phật khen ngợi là đệ tử đa văn bậc nhất, nhưng ông chỉ thích học rộng nghe nhiều, tuy ông A Nan có thu tóm cả biển Phật pháp trong tâm, nhưng do ông không chịu tu chứng Thánh quả, nên tâm của ông chưa được thanh tịnh, rỗng rang như các vị A-la-hán, những bậc đã phá được tâm chấp ngã, chấp tướng. Bởi tâm của ông A Nan còn chấp trước, nên đức Phật đã gạn hỏi ông đến bảy lần về bản tâm “tâm cái gì và tâm ở đâu?” nhằm đưa ông thẳng đến chỗ tự ngộ. Thâm ý của Phật là muốn hỏi về Chân tâm, Phật tánh; trong khi đó, ông A Nan lại dùng vọng tâm sanh diệt, tri thức phàm phu mà lần lượt đáp: “Tâm ở trong thân, Tâm ở ngoài thân, Tâm núp sau con mắt, mắt thấy bóng tối là do tâm thấy trong thân, sự suy nghĩ là tâm, tâm ở chặng giữa, tâm là cái không dính dáng vào đâu cả.” Chúng ta phải nên biết lời Phật giảng trong Kinh chẳng phải là chân lý; đức Phật chỉ là dùng phương tiện để giác ngộ chúng sanh; tức là dùng thuốc giả để trị bịnh giả của chúng sanh; cũng như kiến chấp của ông A Nan là không đúng và lời phá chấp của Phật cũng chẳng phải là chân lý. Vì sao? Vì Chân tâm Tự tánh vốn là cùng khắp, không có giới hạn về cả hai mặt không gian và thời gian; cho nên nếu Phật bác bỏ câu trả lời của ông A Nan thì khác gì là nói Chân tâm Tự tánh không cùng khắp! Nhưng vì A Nan chấp tâm phải nhất định ở một chỗ nào đó, nên Phật mới bác bỏ cái bệnh chấp tướng này của A Nan. Nếu bệnh chấp chưa hết thì không những chỉ có bảy chỗ, mà ông A Nan có thể đưa ra vô số chỗ khác của tâm. Còn nếu bệnh chấp đã hết, thì dù Phật có đưa ra trăm ngàn câu hỏi về cái tâm đi chăng nữa, thì một chỗ nhất định của Chân tâm cũng chẳng có, thì nói gì là đến bảy chỗ.



Trong Nhiếp Đại thừa luận có câu chuyện “Kẻ mù rờ voi.” Người rờ nhằm cái chân voi thì nói con voi giống như cột nhà, người rờ nhằm lỗ tai voi thì nói con voi giống như cái quạt, còn người khác rờ nhằm cái đuôi voi thì nói con voi giống như cây chỗi quét nhà. Những người mù kia do không thấy được chân tướng của con voi, nên dù họ có rờ trúng một bộ phận nào đó của con voi cũng không có cách nào nhận ra hoàn toàn con voi là như thế nào. Phàm phu chúng ta học Phật cũng giống như kẻ mù rờ voi, do chúng ta chưa chứng ngộ được Thể tánh Chân tâm, nên dù trong tâm có chứa đầy cả biển Phật pháp như ông A Nan, cũng chẳng có cách nào nói ra được thật tướng của Chân tâm là gì, chúng ta nói cách chi cũng đều sai trật cả.



Đến đây chúng ta đã có khái niệm về đặc tính của bảy thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và mạt-na) và sự quan hệ của chúng với thức thứ tám A-lai-da. Bây giờ, chúng ta hãy quán sát đặc tính và công năng của A-lai-da thức trong pháp tu niệm Phật.

· Đặc Tính của A-lai-da thức: A-lai-da (Alaya) là tiếng Phạn âm, có nghĩa là cái kho tàng. A-lai-da thức là kho tàng tích chứa tất cả tập khí chủng tử từ vô thỉ kiếp cho đến nay, nó tích chứa tất cả mọi chủng tử, không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử, Niết-bàn, mê ngộ, khổ vui, ngay cả vô ký (tức là không thiện, không ác) v.v.... A-lai-da thức là chủ nhân ông giữ gìn báo thân của hữu tình chúng sanh sống trong một thời kỳ. Nó có khả năng tiếp nhận, duy trì và làm các hạt giống chủng tử tăng trưởng và chuyển biến cho đến khi đầy đủ nhân duyên thì sẽ được đi tái sanh vào những thế giới thích hợp với căn nghiệp của nó. A-lai-da thức rất thâm sâu và tế nhị, nó chính là căn bản của chân và vọng; cho nên, phàm thánh đều phải nương ở nơi đây.

A-lai-da thức giống như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh, nhưng kỳ thật nó chảy rất nhanh và ráo riết không ngừng. Bồ-tát Di Lặc nói, trong khoảng khảy ngón tay có đến khoảng ba trăm hai mươi trăm triệu vọng niệm sanh ra trong tâm thức của mỗi chúng sanh; có nghĩa là trong mỗi một vọng niệm sanh khởi lại có đến hằng trăm triệu vi tế tưởng cùng phát sanh trong A-lai-da thức. Những chủng tử này tạo thành những làn sóng của từ trường đan móc lẫn nhau như một màn lưới nghiệp cực kỳ phức tạp, chẳng những phàm phu chúng ta không nhận biết nổi mà ngay cả hàng Tiểu thừa Thanh Văn cũng không biết được, chỉ có các bậc Đẳng Giác Bồ-tát trở lên mới có đủ tâm lực thanh tịnh kiên cố mà quán sát và nhận biết những chủng tử trong màn lưới nghiệp này. Vì thế, đức Phật đối với hàng nhân, thiên và tiểu thừa chẳng hề giảng nói đến thức A-lai-da vì sợ họ mê lầm mà chấp thức này là ngã.

· Công Năng của A-lai-da thức: A-lai-da có ba công năng: chấp trì, chấp thọ và chấp thủ:



Công năng chấp trì: A-lai-da thức có công năng giữ gìn chủng tử của các pháp “hữu lậu hữu vi” và “vô lậu hữu vi.” “Hữu lậu hữu vi” là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sanh. “Vô lậu hữu vi” là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Bởi vì chủng tử của các pháp chỉ có công năng tiềm tàng, ẩn núp, không khởi hiện, nên nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chúng phải bị tản mất. Nếu chủng tử của các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó, phải có thức A-lai-da với tánh không phân biệt và không sanh diệt mới có thể duy trì và chứa giữ chủng tử của tất cả các pháp và để kết nối đời này sang đời sau liên tục không gián đoạn.



Công năng chấp thọ: A-lai-da thức có công năng giữ gìn báo thân (sắc căn) của chúng sanh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thế giới thích hợp trong một thời kỳ hữu hạn không bị tan hoại.



Công năng chấp thủ: A-lai-da thức có công năng giữ lấy việc kết nối đời này sang đời sau do nhờ vào ba pháp hiện hành là: vô minh phiền não, nghiệp và thọ sanh làm sở duyên. Con người vì sống trong vô minh phiền não nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời này tới đời sau để tiếp tục thọ sanh mà chịu khổ. Tiến trình kết nối đời sau bắt đầu từ thân đang sống trong đời này đến thân đang chết, rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (tức là thân mới chết chưa đầu thai) và sau cùng là từ thân trung ấm đến thân đời sau. Một người khi mới chết, lúc tim ngừng đập thì thất đại bắt đầu từ từ tan rã. Dựa theo Phật giáo thì khoảng tám tiếng đồng hồ sau khi tim ngừng đập thì tất cả thất đại (đất, nước, gió, lửa, không gian, kiến và thức) mới tan rã hết. Sau đó thì Tàng thức mới có thể thoát ra khỏi thân xác của người chết. Cũng nên biết tám tiếng này không phải là thời gian nhất định, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo nghiệp phiền não của họ. Vì vậy, trong khoảng thời gian tối thiểu là tám tiếng đồng hồ, sau khi người chết tắc thở, chúng ta không nên đụng chạm vào thân xác của người chết. Bởi vì lúc này, thất đại của họ đang phân ly, nếu chúng ta đụng chạm vào thân xác của họ, sẽ làm cho họ vô cùng đau đớn và trở nên sân giận mà bị đọa lạc vào ác đạo. Vì tất cả hơi nóng (hỏa đại) trong người đi theo Tàng thức ra ngoài nên toàn thân người chết lúc đó mới lạnh ngắt. Sau khi Tàng thức xuất ra khỏi thân xác của người chết thì nghiệp lực sẽ khiến Tàng thức nhập vào trong noãn bào của người mẹ, trước khi thất đại được thành hình để chuyển thành cái thân khác. Nếu chúng sanh còn nặng nợ tham dục ái ân, thì sẽ phải sanh trở lại đời sau tiếp tục làm chúng sanh. Còn những ai đã thoát khỏi vòng tham đắm dục tình thì sẽ không còn tái sanh trở lại. Nói cách khác còn tạo nghiệp là còn sanh tử, hết tạo nghiệp thì thoát ly sanh tử, chứng nhập Niết-bàn. Nếu các sắc thân được tiếp nối tương tục không gián đoạn như thế thì ắt phải có một cái gì đó thường lưu hành và giữ gìn; cái đó chính là thức A-lai-da. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám nắm giữ việc kết nối đời sau thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa; như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt (chết rồi là hết) của ngoại đạo rồi. Tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A-lai-da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến chớp nhoáng và tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục, cái này diệt thì cái kia sanh, tương tức tương tục, liên miên bất tận, nên được gọi là Sát Na Sanh Diệt. Sát Na Sanh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chảy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ. Sự sanh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả, do bởi những ngọn gió vọng tưởng liên tục thổi, tạo ra những con sóng nhấp nhô, liên tiếp nhồi lên lặn xuống, đợt sóng này đẩy đợt sóng kia, ngọn sóng này vừa diệt thì ngọn sóng mới lại khởi lên, không lúc nào ngừng nghĩ.



Do thấu rõ đặc tính và công năng của A-lai-da thức là như trên đã nói, nên hành giả niệm Phật thu nhiếp sáu căn, an trú tâm mình trong một câu Phật hiệu tương tục không gián đoạn để vọng tưởng phiền não không có cơ hội sanh khởi. Lại nữa, do sức niệm Phật như vậy, A-lai-da thức sẽ huân tập và duy trì được rất nhiều chủng tử Di Đà, làm cho những chủng tử hữu lậu khác tiềm ẩn trong Tàng thức bị khống chế, rồi dần dà bị suy thoái và tiêu diệt. Khi tất cả các chủng tử của phiền não và sự hiện hành của chúng ta hoàn toàn bị tiêu diệt thì cảnh giới lục đạo không thể hiển hiện được và nghiệp báo luân hồi sanh tử cũng không còn nữa. Bấy giờ, trong A-lai-da thức hoàn toàn chỉ còn lại duy nhất một chủng tử vô lậu Di Đà, thích ứng với thế giới Tây Phương Cực Lạc, nên A-lai-da thức liền hoà nhập vào Pháp giới Tàng thân A Di Đà Phật; tức là bây giờ A-lai-da thức đã chuyển thành “Vô cấu thức” hay còn có những tên khác là Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như vậy, nhưng chung quy cũng chỉ có một ý nghĩa là “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác.”

Niệm Phật tam muội là chánh định của Đại thừa, không giống Thiền định của Tiểu thừa là cần phải ngồi Thiền dụng công để nhập định mới đạt được tâm thanh tịnh. Người niệm Phật chỉ cần an trú tâm trong câu Phật hiệu trong bất cứ những sanh hoạt đời thường, đi, đứng, nằm, ngồi v.v... và ngay cả khi đối vật, tiếp người cũng có thể sống trong tâm thanh tịnh. Do chúng ta ròng rặc niệm Phật không gián đoạn như vậy trong một thời gian lâu dài nên trở thành thối quen, thức Mạt-na trở thành như cái máy niệm Phật tự động, dù chúng ta không khởi tâm niệm Phật, nhưng câu Phật hiệu vẫn thường luôn tự sanh ra trong tâm mình; đấy gọi là “bất niệm tự niệm.” Do “bất niệm tự niệm” mà chủng tử Di Đà không ngừng nghĩ phát sanh, làm các chủng tử hữu lậu hữu vi và vô lậu hữu vi khác bị khống chế và dần dần tan rã. Cũng nên biết “bất niệm tự niệm” không phải là cái thuật gì huyền bí cả; đó chỉ là thối quen được huân tập do niệm Phật tương tục không gián đoạn mà tự nhiên thành.



Đối với hai hạng độn căn và trung căn, đức Phật biết rõ hai hạng này còn chấp ngã rất nặng, lại thường nhận lầm A-lai-da thức là ngã, nên Ngài lập ra pháp môn Niệm Phật làm phương tiện để chúng sanh có thể nơi tướng ngã mà vẫn có thể nhập đạo. Do vậy, chúng ta chỉ cần ròng rặc niệm một câu Phật hiệu tương tục, chẳng cần nhọc công xen tạp với bất cứ một pháp tu nào khác, mà có thể huân tập nhiều chủng tử Di Đà và tiêu diệt những chủng tử phiền não trong A-lai-da thức. Cho đến khi nhân duyên thời tiết chín muồi thì chủng tử Di Đà này sẽ tự mình chuyển biến và hiện khởi ra quả báo; đó là vãng sanh về Thế giới Cực Lạc. Đối với bậc thượng căn thượng trí, bổn tâm của họ vốn sẵn thanh tịnh, lại có trí huệ thấu rõ đặc tính của A-lai-da thức thì câu niệm Phật càng thêm thù thắng. Vì sao? Vì họ nhờ vào câu Phật hiệu mà có thể chuyển tướng của Mạt-na thức thành Bình Đẳng Tánh trí và A-lai-da thức thành Đại Viên Minh Cảnh trí, cứu cánh Phật quả. Trong các pháp môn khác, chư vị Thập-địa Bồ-tát phải tiến tu cho đến khi đắc Bình Đẳng Tánh trí thì mới thành Đẳng Giác, và sau đó phải khởi tu Kim Cang Dụ Định mới có thể đạt tới Phật quả; thời gian tu hành này phải trải qua hằng hà sa số kiếp mới có thế thành tựu.



Quán Thế Âm Bồ-tát lúc còn tu nhân địa, Ngài được đức Quán Thế Âm Như Lai truyền dạy cho pháp môn “Như huyễn, Văn huân, Văn tu Kim Cang tam muội” nên thành tựu ba mươi ba ứng thân, tự tại xuất nhập vào các cõi nước trong mười phương. Như huyễn là không thật, Văn huân là huân tập cái nghe, Văn tu là tu tập dựa theo tánh nghe, Kim Cang tam muội là môn chánh định rắn chắc như kim cương. Vậy “Như huyễn, Văn huân, Văn tu Kim Cang tam muội” là pháp môn huân tập cái nghe là huyễn hóa và ngay cả sự tu tập dựa theo tánh nghe cũng như huyễn, không có gì là thật cả. Nói cách khác, nói tu hành là đứng trên văn tự lời nói chớ thật ra chẳng có cái gì là tu hành hết, đừng xem việc tu hành là thật thì mới đạt được chánh định rất vững chắc, cứng như kim cương. Tại sao? Người tu hành mà còn thấy mình tu hành để cầu mong chứng đắc thì tâm vẫn còn tham, còn dính mắc nơi tướng ngã. Thật ra chẳng có cái gì gọi là chứng đắc cả, vì tu hành cốt chỉ là để hồi đầu thị ngạn, trở về với bản lai diện mục sẵn của mình, như Tâm Kinh dạy: “vô trí diệt vô đắc” là như vậy!



Thật sự mà nói, đối với căn tánh của phàm phu chúng ta không thể nào tu nổi pháp Kim Cang Dụ Định của Bồ-tát để thành chánh giác. Thế nhưng, trong pháp môn Niệm Phật thì khác hẵn, do tự lực niệm Phật kết hợp cùng tha lực gia trì của Phật A Di Đà mà các chủng tử vô minh phiền não cho đến vô lậu thậm thâm vi tế đều mau chóng bị tiêu diệt; nhờ đó mà A-lai-da thức mau chóng chuyển thành Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Trí. Trí này chiếu khắp mười phương hết thảy các cõi nhiều như vi trần, nên gọi là Đại Viên Minh Cảnh trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chân tâm giống như mặt gương sáng sạch, chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì.” Thế mới biết, Chân như tuyệt đối chỉ có thể đạt được bằng công năng tu trì, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, ròng rặc không ngừng, nhằm loại bỏ tất cả các tập nhiễm từ thô đến vi tế tích lủy từ vô thỉ kiếp để đưa tâm thức trở về với Tự tánh Thanh tịnh Bản nhiên, tức bản lai diện mục của mình. Chỉ khi nào chúng ta đạt được Niệm Phật tam muội thì mới nhận ra cảnh giới “như thị bất khả tư nghì” mà chư Phật trong tam thế mười phương đã chứng đắc. Hiện nay, dẫu chúng ta có thông hiểu giáo lý của Phật pháp, nhưng cái hiểu biết đó vẫn chỉ là như kẻ mù đang rờ voi, rờ đến đâu thì nhận lầm đến đó. Do đó, chúng ta phải nên biết chữ “Niệm Phật tam muội” cũng chỉ là giả danh, nó chỉ là danh từ để trao đổi để nói lên trạng thái thanh tịnh bình đẳng của nội tâm; chớ chẳng phải là cái pháp gì huyền bí, kỳ lạ cả. Nếu ai có thể thật thà, buông xả hết thảy thân tâm thế giới, buông xuống hết tất cả vọng tưởng, phân biệt chấp trước mà niệm Phật thì đó mới chính là “Niệm Phật tam muội” thật sự.



Do vì chúng sanh có những nghiệp báo khác nhau, nên phải tái sanh vào trong những môi trường, những tin tưởng, những mục đích, những chọn lựa và những hành động khác nhau, thích ứng với thức căn của họ. Chính vì có sự khác biệt về sanh lý, tâm lý và vật lý ấy mà đức Thế Tôn nói ra pháp môn Niệm Phật nhằm cứu độ trọn hết thảy các căn cơ. Pháp môn Niệm Phật là phương tiện viên đốn nhất, thích hợp nhất, giúp mọi căn cơ đều có thể hội nhập Phật tri kiến. Tuy rằng con người có căn nghiệp, tánh nết không đồng, tu hành có mau có chậm, nhưng một khi đã phát Bồ-đề tâm, một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, thì đều có khả năng giác ngộ Chân tánh , đều có thể trở về một thể Chân như.



Thật thà mà nói, căn tánh thượng, trung hay hạ cũng chỉ là giả danh, dùng để nói đến khả năng buông xả. Thí dụ có mười phần vọng tưởng phiền não, nếu ai có thể buông xả được mười phần thì là thượng thượng căn; nếu ai có thể buông xả được vài ba phần thì là trung căn; còn ai không buông xả được gì hết thì là hạ căn. Nếu có thể buông vọng tưởng phiền não xuống đến mười phần mười thì ắt có thể niệm Phật đến vô niệm. Trong tâm cảnh này, A-lai-da thức trở thành “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác” mà nhà Thiền gọi đó là vô tâm. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta phải nên chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, bởi vì chẳng thể ngoài một niệm này mà có thể mau chóng giải thoát, chứng Vô thượng Bồ-đề. Chúng ta chỉ cần có đầy đủ Tín, Nguyện kiên định, chẳng có mảy may hoài nghi, thật sự buông xuống vạn duyên, niệm Phật đến vô niệm, thì nơi Phật cũng chẳng thêm, nơi chúng sanh cũng chẳng bớt; đấy chính là cái thể của vô tâm. Niệm Phật với công phu như vậy thì cũng chính là Di Đà niệm Di Đà; tất nhiên trong một đời này quyết định vãng sanh nước Cực Lạc, cứu cánh Phật quả!



Trong Truyền Tâm Pháp Yếu, Tổ Hoàng Bá đã dạy: “Tức tâm là Phật. Tâm đó là vô tâm, nghĩa là biết xa rời mọi tướng để thấy biết rằng chúng sanh và Phật không hề khác nhau. Chỉ cần được vô tâm tức thì thành Đạo.” Người học đạo nếu không có được cái vô tâm thì tu hành kiếp kiếp cũng không thành đạo được. Tu hành có mau, có chậm, có kẻ mới nghe pháp liền được vô tâm, có kẻ phải tu hành đến Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hồi-hướng mới được vô tâm. Lại có kẻ phải tu đến hàng Thập-địa mới được vô tâm. Tóm lại, dù mau dù chậm, hễ chúng sanh nào có được vô tâm thì sẽ an trụ ở đó chứ chẳng còn gì để tu, để chứng nữa. Thật chẳng có gì là sở đắc cả! Do vậy, tất cả mọi sự thành tựu trong Phật pháp đều chỉ duy về khả năng buông xả, như đức Phật đã từng bảo: “Pháp còn phải xả, huống là phi pháp.”



Bồ-tát Giải Thoát dạy chúng ta phải buông xả vạn duyên, một dạ niệm Phật để đạt đến trạng thái vô tâm, cũng tức là trạng thái rốt ráo giải thoát. Bởi vì phàm phu chúng ta thường hay chấp tướng, lấy vọng làm chân mà sanh tâm điên đảo nên chưa thấy được Chân tánh . Con người vì chấp vào hình tướng nên cho rằng hướng này đúng, hướng kia sai. Thử hỏi, tay đưa lên là xuôi hay đưa xuống là nghịch? Xuôi đối với người này lại nghịch đối với người kia; vậy thì xuôi ngược nói sao chẳng được, lấy gì làm tiêu chuẩn mà nói đúng hay sai. Con người còn chạy theo hình sắc bên ngoài là còn chạy theo sanh diệt, biết quay về với Thật tướng của Chân tánh thì mới sống được với Chân tâm thanh tịnh thường hằng bất biến của mình. Nhưng Chân tánh lại là chân không thì làm sao thấy được mà so sánh xuôi hay ngược.



Nơi hình sắc mà thấy thì thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và thân của chúng ta đều là thân tứ đại, cũng phải chịu sanh lão bệnh tử như nhau, không sai không khác. Nhưng tại sao thân Phật lại được gọi là Pháp Thân Thanh Tịnh Chánh Biến Tri, còn ngược lại thân của chúng ta lại bị gọi là thân điên đảo? Mặc dù ứng thân của Phật cũng mang thân tứ đại như chúng ta, nhưng lúc nào Ngài cũng sống với Chân tâm, làm chủ bản thân, làm chủ vạn pháp và làm chủ tâm tánh của mình. Cái tâm này chính là Pháp Thân Thanh Tịnh Chánh Biến Tri. Ngược lại, chúng sanh thì luôn sống với tâm phan duyên, chạy theo ngoại trần, bỏ quên tâm tánh của mình. Chúng ta nhận thức vạn pháp bằng hình tướng, ngôn ngữ, danh từ và ý thức nên sanh vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không thanh tịnh. Do đó, Phật quở chúng sanh bỏ mất Chân tánh , sống với tánh điên đảo là như vậy đó! Chúng sanh vì điên đảo nên chẳng biết những hình sắc bên ngoài như thiên hà, đại địa, núi cao, rừng thẳm, biển rộng, sông dài, chim bay, cá lặn, trời xanh, mây trắng, hoa trái thơm ngon v.v... dù có vĩ đại, đẹp đẽ và hấp dẫn đến đâu cũng đều là do bản tâm biến hiện ra. Chân tâm là cội nguồn sanh ra vạn pháp trên thế gian; thế mà con người lại bỏ quên nó, để chạy theo tâm phan duyên sanh diệt. Người thức tỉnh thì sống với Chân tâm bao la vô cùng vô tận, trong Chân tánh thanh tịnh, trong sạch và minh diệu của mình. Còn người mê thì họ sống trong sắc tướng thế giới giả dối. Vì thế đức Phật mới quở rằng: “Chúng sanh điên đảo sống trái nghịch với Chân tâm.”



Lại nữa, phàm phu chúng ta không dùng cái Chân tánh thanh tịnh, trong sạch và minh diệu để nghe pháp mà lại dùng cái tâm phan duyên, chấp nơi hình tướng, ngôn ngữ, danh từ và ý thức để nghe; nên dù được nghe diệu pháp nhiệm mầu của Như Lai, nhưng chẳng thể ngộ ra Phật tri kiến, vì vậy mà chẳng thể chứng ngộ Chân tâm. Nếu chúng ta dùng tâm ý thức để suy nghĩ, phân biệt các pháp thì pháp ấy chỉ là vọng thức của riêng mình, chẳng phải là chân thật nghĩa của Như Lai. Do không thấu rõ chân thật nghĩa, nên đối với giáo pháp của Phật thường sanh tâm nghi ngờ, hiểu lầm, rồi từ đó sanh ra biết bao nhiêu thứ mê muội khác. Cho nên, nếu chúng ta nghe pháp bằng cái tâm phan duyên thì dù pháp đó là diệu âm, là hải triều âm, là tiếng Ca Lăng Tần Già phát xuất từ kim khẩu của đức Phật đi nữa, thì cái nghe ấy cũng chỉ là cái nghe ngoài tâm, chớ chẳng phải là cái nghe của Chân tâm. Chỉ có khi nào chúng ta nghe bằng Chân tâm thì khi ấy mới nhận biết Pháp tánh thanh tịnh bản nhiên của vạn pháp, vì nó vốn đã có sẵn trong tâm.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 107.23.85.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...