Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» Ruth Ozeki: Từ Nhà Văn Tới Thiền sư »»

Nhân vật Phật giáo
»» Ruth Ozeki: Từ Nhà Văn Tới Thiền sư

(Lượt xem: 3.744)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ruth Ozeki: Từ Nhà Văn Tới Thiền sư

Font chữ:

Nổi tiếng quốc tế như một người viết tiểu thuyết, và cũng nổi tiếng như một Thiền sư, Ruth Ozeki có một văn phong riêng, trộn lẫn các pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã vào các chuyện kể trên giấy. Độc đáo như thế: Ruth Ozeki là một nhà văn, một đạo diễn phim ảnh và là một Thiền sư dòng Tào Động. Xin mở ngoặc nhỏ nơi đây, nói bà là Thiền sư, chỉ có nghĩa rằng, bà là một cư sĩ được trao cương vị người dạy Thiền. Sách và phim của bà, kể cả nhiều tiểu thuyết, đan xen các chuyện kể cá nhân vào các vấn đề xã hội, và chạm vào các chủ đề liên hệ tới khoa học, kỹ thuật, chính trị, môi trường, sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh và văn hóa quần chúng. Tiểu thuyết của bà đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Bà đang dạy sáng tác văn chương tại đại học Smith College.

Vài dòng giới thiệu ngắn gọn trên cho chúng ta cảm giác rằng tác giả Ruth Ozeki viết hẳn là khô khan lắm, hẳn là rất lý thuyết nghiêm trọng. Có thể, nơi mặt nào đó. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng bà là người hiển lộ được các tư tưởng Phật Giáo, chủ yếu dưới cái nhìn Thiền Tông, vào những trang tiểu thuyết, và đã hiển lộ cho thấy cõi này là những chuyện kể rất mực mong manh, rất mực đau khổ, rất mực hạnh phúc và cũng rất mực thơ mộng. Biên giới giữa Thiền sư và nhà văn trong văn phong của bà như quyện vào nhau bất phân: bà sống Thiền, viết Thiền, dạy Thiền, sống Văn, viết Văn, dạy Văn. Ngay nhan đề các tiểu thuyết của Ruth Ozeki đã cho thấy hình ảnh rất mực Thiền, như tiểu thuyết “A Tale for the Time Being” (Chuyện Kể Cho Cái Hiện Tiền) ấn hành năm 2013 – làm chúng ta nhớ ngay Đức Phật từng dạy rằng hãy sống hiện tiền, chớ hoài vọng quá khứ, đừng mơ tưởng tương lai, và đừng nắm giữ hiện tại. Hay như nhan đề tiểu thuyết “The Book of Form and Emptiness” (Sách của Sắc và Không) ấn hành năm 2021, làm chúng ta nhớ ngay Bát Nhã Tâm Kinh với sắc tức là không, với sắc và không là bất dị… Như dường, tác giả vừa viết truyện, vừa nói chuyện Thiền.

Nơi đây, chúng ta thử nhìn vào tác phẩm dày 450 trang có nhan đề “A Tale for the Time Being” --- tức là cuốn tiểu thuyết thứ ba của bà, để trích dẫn và dịch một số câu rất gần gũi với những người học Thiền.

--- Đời sống đang trôi đi nhanh chóng. Đừng bỏ phí một khoảnh khắc nào trong cuộc đời quý giá của bạn. Hãy tỉnh thức bây giờ! Và ngay bây giờ! Và ngay bây giờ!

--- Nhưng kỷ niệm cũng là các hữu thể thời gian, y hệt như hoa đào hay lá bạch quả; chúng đẹp trong một thời khoảng, và rồi chúng nhạt dần đi và chết lịm đi.

--- Có lúc, khi nàng kể những chuyện về quá khứ, mắt nàng sẽ ướt đẫm từ tất cả những kỷ niệm nàng có, nhưng chúng không phải là nước mắt. Nàng không đang khóc. Chúng chỉ là những kỷ niệm, rò rỉ chảy ra.

--- Chữ in có thể được tiên đoán và không cá tính, lộ ra thông tin trong một giao dịch cơ khí với mắt độc giả. Ngược lại, chữ viết tay, đối kháng với mắt, hiển lộ ý nghĩa chậm rãi, và thân mật gần gũi như làn da.

--- Đừng nghĩ rằng thời gian chỉ đơn giản bay đi mất. Đừng hiểu “bay đi” như chức năng duy nhất của thời gian. Nếu thời gian chỉ đơn giản bay đi, một sự ngăn cách sẽ hiện ra giữa bạn và thời gian. Do vậy nếu bạn hiểu thời gian như chỉ trôi qua đi, bạn sẽ không hiểu cái hiện tiền. Để nắm giữ cái này chơn thật, tất cả những hữu thể xuất hiện trong toàn thể thế giới được nối kết vào nhau như các khoảnh khắc trong thời gian, và cùng lúc, chúng hiện hữu như các khoảnh khắc cá biệt của thời gian. Bởi vì tất cả các khoảnh khắc là cái hiện tiền, chúng là cái hiện tiền của bạn.

--- Quá khứ là cái gì kỳ dị. Tôi muốn nói, nó có thực hiện hữu không? Như dường là nó hiện hữu, nhưng nó nơi đâu? Và nếu nó thực sự hiện hữu, rồi thì nơi đâu nó đi?

--- Trong cái hiện tiền
Các chữ bay rời ra
Chúng là những chiếc lá rơi?

--- Cả hai sinh và tử hiển lộ trong từng khoảnh khắc của hữu thể. Thân người chúng ta hiện ra và biến mất trong từng khoảnh khắc, không ngừng nghỉ, và cái không ngừng nghỉ này cứ sinh và diệt lại là cái chúng ta kinh nghiệm như là thời gian và hữu thể. Chúng không tách biệt nhau. Chúng là một, và trong ngay cả từng phần rất nhỏ của môt giây đồng hồ, chúng ta có cơ hội để chọn lựa, và để chuyển những hành động của chúng ta, hoặc là hướng về thành tựu sự thật hay là xa rời nó. Từng khoảnh khắc là toàn bộ cốt tủy đối với toàn thể thế giới này.

--- Cách mà bạn viết chữ ronin là lãng nhân, với chữ làn sóng và chữ người, rất đẹp như tôi cảm nhận, y hệt như người của làn sóng nhỏ, trôi quanh trên biển đời sóng gió.

Như thế, viết tiểu thuyết với văn phong rất Thiền như thế, tác phẩm “A Tale for the Time Being” (2013) đã thắng giải thưởng LA Times Book Prize, cũng như được vào danh sách ngắn cho giải thưởng Man Booker Prize và giải National Book Critics Circle Award, được dịch và xuất bản ở hơn 30 quốc gia. Đó là chuyện kể về một cuốn nhật ký huyền bí viết bởi một nữ sinh tại Tokyo. Cuốn nhật ký này nằm trong một hộp ăn trưa, đã trôi trên mặt biển đi rất xa, tấp vào bờ phía Tây Bắc Canada sau trận động đất và sóng thần 2011 tại Nhật Bản. Nhật ký được khám phá bởi một tiểu thuyết gia tên là Ruth, người bị ám ảnh muốn tìm hiểu về số phận cô nữ sinh kia. Tiểu thuyết này được nhà văn Junot Díaz, cũng là bình luận gia trên tạp chí Boston Review, nhận định là “tuyệt đối xuất sắc --- lôi cuốn, thông minh, sinh động và đau đớn, thường là trên cùng trang sách.”

.

Tác phẩm mới nhất của Ruth Ozeki là tiểu thuyết “The Book of Form and Emptiness” --- “Sách của Sắc và Không” --- vừa phát hành tháng 9/2021, dày 560 trang. Tiểu thuyết này có thể tóm lược là chuyện kể về một cậu bé nghe được tiếng nói từ những đồ vật chung quanh cậu; về bà mẹ cậu có thói quen ưa cất giữ đồ đạc; và về một Cuốn Sách có thể đang giữ một bí mật để cứu cho cả hai mẹ con.

Nhà văn Ruth Ozeki kể rằng tiểu thuyết đó nối kết với một công án nổi tiếng của Thiền sư Nhật Bản Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, với câu hỏi, “Có phải chúng sanh vô tình cũng đang thuyết giảng Phật Pháp?” Cần ghi chú rằng, chúng sanh vô tình là đất, đá, sỏi, sông, hồ, mây, núi, vân vân…

Nội dung tiểu thuyết này tóm lược như sau. Thân phụ của cậu bé Benny Oh là một nhạc sĩ. Một năm sau khi thân phụ từ trần, cậu Benny Oh lúc đó 13 tuổi, bắt đầu nghe những tiếng nói. Những tiếng nói này là từ những đồ vật trong nhà cậu bé --- một chiếc giày ba-ta, một vật trang trí Giáng Sinh, một mảnh rau héo. Mặc dù cậu bé Benny Oh không hiểu ý nghĩa những tiếng nói đó, nhưng cậu có thể cảm nhận giọng cảm xúc của chúng, môt số tiếng nói dễ chịu, một điệu ngân nga dịu dàng, nhưng các giọng nói khác lại lộ ra ác ý, giận dữ và đầy những đau khổ. Mẹ của cậu bé là bà Annabelle, từ từ lại vướng bệnh ưa gom đồ đạc vào nhà cất giữ; từ đó, các tiếng nói kia lại càng huyên náo. Thoạt tiên, cậu bé thử bỏ lơ các tiếng nói, nhưng rồi các tiếng nói đó theo cậu ra khỏi nhà, theo cậu cả trên đường đi, cả tới trường, thúc đẩy cậu phải đi tìm tỵ nạn trong sự vắng lặng của một thư viện công rộng lớn, nơi đồ đạc có thái độ tử tế hơn, và biết cách nói bằng giọng thì thầm. Nơi đây, cậu bé Benny khám phá ra một thế giới mới rất kỳ lạ. Cậu rơi vào tình yêu với một nghệ sĩ đường phố; nàng nghệ sĩ này có nuôi một con sóc ngang ngược. Nàng nghệ sĩ sử dụng thư viện như không gian trình diễn của nàng. Cậu cũng gặp một nhà thơ triết gia vô gia cư; nhà thơ này khuyến khích cậu hãy tìm hỏi những câu hỏi quan trọng và hãy tìm ra tiếng nói riêng của cậu trong nhiều tiếng nói như thế. Và rồi cậu bé gặp cuốn Sách của riêng cậu; Sách này cũng có tiếng nói, kể về cuộc đời của Benny và dạy cậu bé lắng nghe các thứ mà thực sự quan trọng.

Bản tin NBC ngày 1/11/2021 nhận định rằng cuốn tiểu thuyết mới đó của Ruth Ozeki đã đan xen vào nhiều chủ đề: sự mất mát, xã hội tiêu thụ Hoa Kỳ, sức khỏe tinh thần, và triết học Phật Giáo. Phóng viên Victoria Namkung đã phỏng vấn tác giả Ruth Ozeki, được kể rằng, môt năm sau khi thân phụ của Ozeki chết năm 1998, bà nghe giọng người cha đã khuất gọi tên bà. Kể cả, trong khi bà đang đứng rửa chén hay xếp áo quần.

Ruth Ozeki nói với NBC rằng, “Tôi là đứa con duy nhất, nên sách là tất cả. Sách là gia đình tôi, là bạn chơi đùa với tôi --- chúng là thế giới đối với tôi.” Bà Ruth Ozeki sinh năm 1956, có mẹ là một nhà ngữ học Nhật Bản. Thân mẫu của bà trưởng thành ở Hawaii. Thân phụ bà Ruth Ozeki là một học giả da trắng Hoa Kỳ trong ngành nhân chủng học. Bản thân nhà văn Ruth Ozeki trưởng thành ở thị trấn New Haven, tiểu bang Connecticut, nơi bà kể rằng lúc đó không có nhiều người Mỹ gốc Á.

Ruth Ozeki kể với NBC rằng: “Nhiều ông bố trong khu phố trước đó đã từng tham chiến trong Thế Chiến 2, và họ đã từng có một cái nhìn thế nào đó về phụ nữ Châu Á. Tôi còn nhớ một ông cụ làm việc trong một tiệm bán nông cụ gần nhà, cứ luôn luôn gọi tôi là Suzie --- theo một nhân vật tên là Suzie Wong. Tôi [lúc đó] không biết xuất xứ tên nhân vật đó, nhưng tôi nghĩ như thế là bảnh, và tôi đã gọi tất cả những con búp bê của tôi là Suzie, bởi vì tôi nghĩ tên gọi đó là rất đặc biệt.”

Chỗ này cần ghi chú rằng, “The World of Suzie Wong” (Thế Giới của Suzie Wong) là một cuốn tiểu thuyết năm 1957, sau đó được dựng thành kịch năm 1958, và rồi chuyển thể thành phim năm 1960. Hai nhân vật chính trong tiểu thuyết nguyên thủy của nhà văn Richard Mason là chàng họa sĩ nghèo Anh quốc Robert Lomax tới sống ở Hong Kong để tìm cảm hứng vẽ, và cô Suzie Wong, một phụ nữ người Hoa mưu sinh bằng việc bán dâm. Tiểu thuyết này viết kiểu kinh điển cực kỳ lãng mạn: chàng họa sĩ và nàng Kiều yêu nhau, trải qua nhiều sóng gió, và rồi kết hôn với nhau.

NBC kể rằng khi còn là một cô gái vị thành niên, Ozeki đã trải qua nhiều lo lắng và trầm cảm, có một thời gian vào bệnh viện tâm trí lúc 17 tuổi. Và rồi cô nữ sinh trầm cảm đã hồi phục nhờ vào đọc sách và viết văn. Ozeki vào đại học Smith College — nơi bây giờ bà là một giáo sư dạy sáng tác văn chương — để trọn năm thứ nhì học đại học tại Nhật Bản, và sau đó là đi bộ xuyên rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Trên chuyến đi đó, trong khi đọc tiểu thuyết “One Hundred Years of Solitude” (Trăm Năm Cô Đơn) của Gabriel García Márquez, cô nữ sinh hai dòng máu Mỹ-Nhật này nhận ra rằng cô phải viết tiểu thuyết.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân năm 1980 với các văn bằng Văn Chương Anh và Nghiên Cứu Châu Á, Ozeki được một học bổng từ Bộ Giáo Dục Nhật Bản để theo học bậc Thạc sĩ về văn chương cổ điển Nhật Bản tại đại học Nara Women’s University. Trong khi học ở Nhật Bản, Ozeki từng làm việc trong một quán rượu, rồi thành lập một trường về ngữ học, và nghiên cứu về kịch cổ điển Noh (tương tự như hát bội của Việt Nam), và về nghệ thuật điêu khắc mặt nạ. Khi về lại Hoa Kỳ, Ozeki làm việc trong vị trí giám đốc nghệ thuật cho các phim kinh dị có ngân sách thấp, trước khi bước vào lĩnh vực đạo diễn các phim tài liệu cho truyền hình tiếng Nhật. Vào năm 1994, bà thực hiện cuốn phim riêng của bà, nhan đề “Body of Correspondence”, được chiếu trên đài PBS, rồi sau đó làm phim nhan đề “Halving the Bones.”

Nhận thức rằng ngồi viết văn sẽ ít tốn kém hơn là làm phim, Ozeki xuất bản tiểu thuyết đầu tiên, nhan đề “My Year of Meats” vào năm 1998, khi bà 42 tuổi. Trong khi tên khai sanh của bà là Ruth Lounsbury, bà chọn bút danh là Ozeki — là họ trong tên của một người bạn của bà --- có ý lộ ra căn cước Nhật Bản và vì bút hiệu này cho bà tự do thể hiện như một nhà văn. Năm 2013, bà xuất bản tiểu thuyết nhan đề “A Tale for the Time Being” và sách này trở thành sách bán chạy, được nhiều giải thưởng và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, để xuất bản tại 30 quốc gia.

Sinh năm 1956, tính tới bây giờ là 65 tuổi, Ruth Ozeki đã đạo diễn được 2 bộ phim, ấn hành 5 tiểu thuyết, có bài viết trong nhiều tuyển tập chủ đề, thắng 3 giải thưởng điện ảnh, và thắng 12 giải thưởng về văn học. Ruth Ozeki kết hôn với họa sĩ Oliver Kellhammer, cũng là một nhà hoạt động môi trường Canada gốc Đức. Kellhammer đang dạy tại đại học Parsons School of Design. Nhà văn Ruth Ozeki hiện có hai quốc tịch: Canada và Hoa Kỳ. Bà có trang web riêng là: www.ruthozeki.com

Ozeki đã tham dự nhiều phương pháp Thiền tập khác nhau, rồi bắt đầu nghiêm túc học về Phật Giáo Tây Tạng đầu thập niên 1990s sau khi thân phụ của bà bị một cơn trụy tim nguy kịch. Ozeki kể lại, “Đó là lần đầu tiên tôi thực sự trực nhận mạnh mẽ về đau bệnh, về tuổi già và về sự chết.” Ozeki gặp nhà thơ Thiền sư Norman Fischer năm 2000. Sau khi theo học Thiền với vị thầy này trong khoảng 10 năm, bà nhận lấy Phật Giáo làm trung tâm đời bà, và bà muốn giúp hoằng pháp bằng những cách riêng của bà. Bà được lãnh thọ nghi thức làm Thiền sư Dòng Tào Động Nhật Bản (Soto Zen) vào năm 2010. Bà cũng là Chủ biên trang web “Everyday Zen.”

Phương pháp viết tiểu thuyết của Ozeki được các nhà phê bình gọi là “metafiction” --- chữ này dịch sang tiếng Việt có thể gọi là “bên kia tiểu thuyết.” Một cách gọi khác theo thời kỳ, thì gọi là văn chương hậu hiện đại. Tuy nhiên, gọi cho đúng văn phong và cho đúng tinh thần các nội dung truyện, tất cả những gì Ruth Ozeki viết trong hai thập niên qua nên gọi là văn học Phật Giáo, chữ này thích nghi hơn tất cả những cách xếp loại khác.

.

Tới đây, chúng ta có thể theo dõi cách Ruth Ozeki hướng dẫn Thiền tập tại một hội trường đông người, trong đó đa số hẳn là chưa biết Thiền là gì và hầu hết có thể là tín đồ các tôn giáo khác. Duyên khởi là từ một buổi nói chuyện ở Brooklyn, do TEDx Talks tổ chức. Băng hình này không dài. Có thể xem như hướng dẫn căn bản để bước đầu Thiền tập.

Ruth Ozeki đã hướng dẫn Thiền tập nơi hội trường như sau, dịch sơ lược là:

“Tôi nghĩ rằng chuyện này sẽ dễ chịu để khởi sự tại một nơi khác, để lùi lại một bước. Hãy khởi sự trong một [tâm] trước khi ngôn ngữ khởi dậy, trước khi cái thấy khởi dậy, và cũng là không gian khi chưa có bất kỳ kỹ thuật nào. Tôi muốn mời tất cả các bạn trước tiên là tắt điện thoại, tắt các máy iPads, tắt các máy vi tính. Đây có lẽ là thời gian duy nhất bạn được yêu cầu làm điều này. Nếu trên tay các bạn đang cầm gì, thì hãy đặt nó xuống.

Tôi muốn các bạn có cảm giác không mang gánh nặng nào, và do vậy bước lùi lại chính là một cách thực tập Thiền. Cách thực tập này sẽ giúp các bạn nói hay hơn, nghe rõ hơn, nó sẽ cho bạn một nền tảng làm cơ sở. Và đó là điều chúng ta khởi sự với thân thể chúng ta. Điều đầu tiên tôi muốn yêu cầu các bạn là ngồi thẳng lưng, ngồi ngay ngắn trên ghế. Bạn chớ nghiêng người, cũng đừng dựa lưng vào ghế. Nghĩa là, ngồi thẳng, vững vàng trên ghế. Đặt hai bàn tay trên đùi, hay trên đầu gối, tùy nơi bạn thấy thoải mái, trong khi hai bàn chân đặt phẳng trên mặt sàn hội trường. Bạn có thể nghiêng tới hay lui một chút để giữ thân ở vị trí cân bằng và thẳng.

Rồi bạn có thể nhắm đôi mắt. Trong khi nhắm mắt, hãy nhận biết xem cơ thể bạn đang cảm thọ những gì. Bạn có thể hình dung một sợi dây dính vào đỉnh đầu của bạn, đang kéo bạn nhẹ nhàng lên, trong khi hông và thân bạn chìm vào trong chiếc ghế, chìm vào mặt đất. Bây giờ hãy cảm nhận bất kỳ nơi nào trong thân của bạn, nơi bạn có sự căng thẳng. Bạn có thể khởi sự trên khuôn mặt bạn, nơi trán của bạn. Hãy thư giãn nơi trán, hãy thư giãn nơi đôi mắt, thư giãn nơi hàm của bạn, thư giãn nơi cổ của bạn, rồi tới hai vai, rồi tới hai cánh tay, rồi hai bàn tay. Hãy hít một hơi thở, rồi thư giãn nơi lồng ngực, rồi thư giãn bụng, rồi hông, rồi đùi, rồi cẳng chân, rồi thư giãn nơi hai bàn chân. Và rồi, theo tốc độ riêng của bạn, hãy hít thở vài hơi thở sâu, trong khi giữ tâm nhận biết hơi thở đi xuyên qua mũi, vào phổi, làm đầy ngực và bụng, và rồi hơi thở trở ngược ra ngoài. Hãy để một khoảnh khắc để nhận ra hơi thở. Khi bạn cảm thọ được hơi thở, hãy ngồi với hơi thở ra vào một thời gian, trong khi chú tâm rất nhẹ nhàng vào hơi thở của bạn. Nếu bạn thấy tâm lang thang ra khỏi hơi thở, thì hãy thấy đó là tự nhiên, lúc đó chỉ cần nhận biết như thế và đưa sự chú tâm rất dịu dàng trở lại tới hơi thở. Và chúng ta sẽ chỉ ngồi như thế thêm một phút đồng hồ nữa. Vẫn khép mắt, vẫn chú tâm dịu dàng vào hơi thở. Rồi bây giờ, chú tâm nhận biết mọi thứ đang xảy ra chung quanh bạn, và mọi thứ đang xảy ra bên trong bạn, từng khoảnh khắc như thế. Chú tâm dịu dàng, nhận biết từng khoảnh khắc, từng hơi thở như thế. Chỉ như thế thôi. Chỉ hơi thở này thôi. Chỉ khoảnh khắc này thôi. Chỉ thân này thôi. Chỉ là nơi đây và bây giờ, chia sẻ thời gian này và không gian này với nhau. Chỉ thế này, đó là cái tốt hơn. Bây giờ, bạn có thể mở mắt ra, và bạn có thể xoa lên khuôn mặt của bạn, hãy tự cho bạn một cái ôm, và dùng đó như một hướng dẫn căn bản hôm nay. Chúng ta rồi sẽ đi tiếp xa hơn, rồi sẽ khảo sát lại cho tốt hơn. Cảm ơn các bạn.”

Buổi hướng dẫn Thiền tập đó là trích từ buổi nói chuyện nhan đề “Zen Meditation Kick-Off” (Khởi Động Thiền Tập) tại Brooklyn tháng 12/2011. Băng hình dài 8:25 phút, có địa chỉ YouTube ở đây:

https://youtu.be/IQJqhd3KkKQ

Để có lời kết, nơi đây chúng ta ghi lại nhận định của nhà phê bình văn học Vivek Tejuja trên tạp chí The Hungry Reader ngày 29/10/2021, về tiểu thuyết "The Book of Form and Emptiness" của Ruth Ozeki:

"Tác phẩm của Ozeki cực kỳ xuất sắc. Gần như là một bức tranh, hay là một cuốn phim. Tác phẩm của bà thường trực chuyển động, và điều đó làm cho độc giả cứ muốn đọc tiếp... Tác phẩm này cũng viết về những cuốn sách tới một mức độ -- về cách mà sách đã cứu chúng ta và vai trò nào sách đã giữ trong đời sống chúng ta. Ozeki viết cẩn trọng về y tế tâm thần và sự chấn thương, với lòng bi mẫn nhất và sự tử tế nhất. Thế giới của Ozeki đầy siêu thực, nó ám ảnh, nó bất toàn, và hẳn nhiên là không tuyệt đối. Thế giới truyện đầy hỗn loạn, gập ghềnh, đòi hỏi sự chú tâm, và có lẽ là những cuộc nói chuyện về những gì thực sự quan trọng đối với con người, được trao cho những cuộc đời rất ngắn ngủi của chúng ta."




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Vầng sáng từ phương Đông


Học đạo trong đời


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.81.185.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...