Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đọc thơ xuân Nguyễn Bính »» Đọc thơ xuân Nguyễn Bính »»

Đọc thơ xuân Nguyễn Bính
»» Đọc thơ xuân Nguyễn Bính

Donate

(Lượt xem: 8.317)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đọc thơ xuân Nguyễn Bính

Font chữ:


1.- Nguyễn Bính (1918-1966)

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918-1966) sinh tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là “Vua thơ tình”.

Cha Nguyễn Bính là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

Nguyễn Bính mất mẹ sớm khi ông mới sinh được ba tháng.

Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà giàu, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ bé.

Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

…Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông,
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say,
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng?
Làm sao như vợ như chồng?
Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
Làm sao cho tỏ hơi đèn?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời?
Làm sao? anh khen em tài?
Làm sao? em đáp một lời làm sao…?

Một thời gian sau, Trúc Đường thi đỗ thành chung (đíp-lôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông đón Nguyễn Bính lên và truyền đạt cho Nguyễn Bính văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương và đời sống.

Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình nhưng cũng có những bài thơ Xuân thật độc đáo.

Trước thêm năm mới Xuân Mậu Tuất (2018), Kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ, xin giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ “Nhạc xuân” Nguyễn Bính sáng tác năm Canh Thìn (1940) cách nay hơn nửa thế kỷ:

2.- Bài thơ Nhạc Xuân (Nguyễn Bính)

Mùa xuân năm Canh Thìn (1940) ở xóm Trạm, Nguyễn Bính đã viết một bài thơ dài, treo lên tường như một bức tranh trang trí Tết. Bài thơ Nhạc xuân như những lời tâm sự của các cô gái quen của ông đã lấy chồng hoặc tha phương cầu thực. Tuy nhiên, nhà thơ nhớ thì cứ nhớ, cố nhân đi thì cứ đi, không thể ngăn cản được bước chân của Huyền Trân về với chồng. Người đi rồi chỉ còn cánh hoa đào rơi như đệm thêm vào nỗi buồn của thi sĩ::

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Pháo đỏ đầy thềm nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc hộ Huyền Trân?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân?

Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.

Mở đầu bài thơ “Hôm nay là xuân, mai còn xuân. Xuân đã sang đò nhớ cố nhân” Mùa Xuân với thi nhân là vĩnh cửu là bất tận. Chẳng những hôm nay, ngày mai mà có lẽ là mãi mãi.

Điệp khúc: “Hôm nay là xuân, mai còn xuân” được lặp đi lặp lại nhiều lần và đặt ở đầu mỗi khổ thơ như khẳng định xuân còn mãi với nhà thơ. Thật đúng là: “Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận. Xuân đi xuân lại mãi còn xuân (Du xuân – Lữ Liên)

Thật là tuyệt vời

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân

Quá lý thú và cũng rất bất ngờ ở đây có sự hội ngộ kỳ diệu của nhà thơ Nguyễn Bính và Thôi Hộ, hai nhà thơ của hai thế hệ cùng một ý tưởng với cố nhân:

“Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong”

(Năm nay hoa nở người đâu thấy
Chỉ còn hoa đào cợt gió đông)

Hơn nửa thế kỷ đi qua đọc lại bài thơ “Nhạc xuân” chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động:
“Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.”

Nguyễn Bính sinh vào cuối xuân Mậu Ngọ (1918) và từ giã cõi đời trong một chiều 29 Tết Bính Ngọ (1966), năm ấy không có ngày 30, còn phơi phới sức xuân ở tuổi 49, “cái tuổi tứ thập nhi bất hoặc” thi nhân đã để lại cho đời nguyên vẹn cả một mùa xuân…

Có lẽ đây cũng là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thú vị của cuộc đời nhà thơ với thời gian định mệnh cái duyên kỳ ngộ, ta càng có quyền để cho sự liên tưởng được đẩy đi xa hơn nữa… Giai thoại Nguyễn Bính kể: một người bạn của Nguyễn Bính là Trần Lê Văn cho rằng tác giả “Lỡ bước sang ngang” đã tiên liệu trước sự ra đi của mình ngay từ thời viết mấy câu thơ trong bài Nhạc xuân:

Năm mới tháng giêng mùng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Chúng ta có thể không hoàn toàn nghĩ như Trần Lê Văn song phải công nhận là giữa Nguyễn Bính với cái thời khắc trời đất giao hoà này, đúng là có mối duyên nợ thầm kín nào đó…

Đón Tết Mậu Tuât – 2018, Kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ (1918-2018) đọc lại bài thơ “Nhạc xuân” (Canh Thìn- 1940), thi sĩ đã đến cuối Xuân Mậu Ngọ và ra đi trước thềm năm mới Xuân Bính Ngọ… Tết đến, xuân về, mùa xuân không lựa chọn, không phân biệt một ai. Bởi thế, từ em nhỏ ngây thơ so màu áo cho đến những chàng thư sinh mơ ước chuyện mai sau, từ những cô thục nữ yêu kiều, thao thức chờ mong, đến những ông già tóc bạc say chén rượu đào đề thơ, đón Tết. Và còn…còn nữa “Những bà tóc bạc hiền như Phật. Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa” Tất cả, tất cả… đã làm nên một không khí tươi vui, rộn rịp, phấn khởi của mùa xuân: ”mùa Xuân vĩnh cữu” cho đời.

“Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười…”

(Thơ xuân – Nguyễn Bính)

Trí Bửu - Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.184.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...