Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Thường tùy học Phật »»

Tu tập Phật pháp
»» Thường tùy học Phật

Donate

(Lượt xem: 2.287)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thường tùy học Phật

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Điều thứ tám trong Mười Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ-tát là Thường Tùy Học Phật. Chúng ta phải thường tùy học Phật như thế nào mới xứng tánh? Phật pháp dạy cách thức sinh sống trong mọi xử sự, tiếp vật, đãi người sao cho thuận với Chân như Tự tánh, sao cho thích hợp với lẽ tự nhiên của vũ trụ nhân sanh. Cho nên, chúng ta đừng nên lầm lẫn, cho là phải học giống như cái tượng Phật, suốt ngày từ sáng đến tối ngồi lì ra niệm Phật, tham thiền hoặc tụng chú, rồi cho đó là công phu thật sự. Thật thà mà nói, học Phật kiểu ấy chẳng có tác dụng chi cả!

Hiện nay, chúng ta học kinh Phật là để biết Đức Phật có cách nhìn, cách suy nghĩ và cách làm ra sao. Chúng ta học kinh, nghe pháp là học những điều ấy. Trong hết thảy các kinh đều giảng giải cặn kẽ những điều ấy. Hoàn bị nhất là kinh Hoa Nghiêm. Thế nhưng, kinh Hoa Nghiêm quá to, văn tự lại khó hiểu, phàm phu với căn tánh hèn kém, niệm không nổi. Chúng ta niệm phần trước chẳng hiểu phần sau, niệm đến phần sau lại quên sạch phần trước, thì có tác dụng gì chứ! Hạng nhất là trong thời Mạt pháp rất khó tìm thấy một người nào thật sự có bản lãnh thâm nhập cảnh giới trí của kinh Hoa Nghiêm. Người không biết lượng sức mình, không biết cảnh giới tu học của chính mình là gì, thấy kinh Hoa Nghiêm vĩ đại nên muốn học, rốt cuộc chỉ phí uổng công phu. Nếu chúng ta chẳng thể học nổi toàn bộ kinh Hoa Nghiêm cũng chẳng sao, vẫn có thể học Áo Tạng của Hoa Nghiêm. Áo Tạng của Hoa Nghiêm là gì? Kinh Vô Lượng Thọ chính là Áo Tạng của kinh Hoa Nghiêm, là Trung Bổn Hoa Nghiêm. Kinh Di Đà là Tiểu Bổn Hoa Nghiêm. Trung Bổn Hoa Nghiêm có phân lượng rất thích đáng, vừa phải, thích hợp mọi căn cơ. Tiểu Bổn Hoa Nghiêm quá đơn giản, nên người học kinh này chẳng thể thọ dụng được nhiều điều tinh yếu trong pháp môn Tịnh độ. Vì thế, niệm kinh Di Đà rất khó được sự thọ dụng hoàn mỹ trong pháp môn Tịnh độ. Kinh Vô Lượng Thọ phân lượng vừa khéo, chẳng nhiều mà cũng chẳng ít, lại quy tụ tất cả những điều tinh yếu của Hoa Nghiêm, vừa đủ cho mọi căn cơ có thể tùy sức lãnh hội, y giáo phụng hành.

Vì sao phải nên học kinh Vô Lượng Thọ? Chúng ta học kinh Vô Lượng Thọ là để biết cách nhìn, cách suy nghĩ và cách làm của A Di Đà Phật. Một khi thâm nhập kinh này, bèn có cái nhìn thấu suốt về vũ trụ nhân sanh và biết cách thực hành trong mọi xử sự, tiếp vật, đãi người sao cho tương ứng với A Di Đà Phật. Phẩm Tích Công Dồn Đức dạy rất rõ ràng minh bạch những điều cần phải học từ nơi A Di Đà Phật lúc Ngài còn đang tu nhân. Chúng ta học để biết cách biến những lời giáo huấn trong kinh thành tư tưởng, kiến giải và hành vi trong cuộc sống của chính mình, thì đó mới là Phật pháp sống động, là thường tùy học Phật, chớ nào phải đâu lúc nào cũng ngồi lì ra một chỗ tụng kinh, gõ mõ, hễ ai hỏi gì về Phật pháp bèn đem kinh văn ra đọc một mạch, nhưng nơi bản thân chẳng thật sự hiểu nghĩa của Như Lai và cũng chẳng biết phải thực hành như thế nào mới tương xứng với Pháp tánh. Lại nữa, từ một bộ kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta sẽ tự nhiên thông rõ hết thảy các kinh điển do Thích Ca mâu Ni Phật đã giảng suốt bốn mươi chín năm. Vì lẽ đó, chư cổ đức mới bảo: “Một kinh thông, hết thảy kinh thông”. Thật là rất đúng với phương pháp tu học được nói trong kinh Hoa Nghiêm: “Một là tất cả, tất cả là một”.

Trong kinh Phật có lúc dùng chữ Phật, có lúc dùng chữ Như Lai. Như Lai là nói đến Pháp tánh, Phật là nói đến Pháp tướng. Thông rõ Pháp tánh thì gọi là giải Như Lai chân thật nghĩa. Do thông rõ Pháp tánh nên có thể dần dần chuyển biến chính mình từ một phàm phu thành một vị Phật. Chúng ta mỗi ngày niệm bao nhiêu kinh, lễ bao nhiêu lạy, niệm bao nhiêu câu A Di Đà Phật, giảng kinh nói kinh pháp bao nhiêu lượt mà tam nghiệp (thân, ngữ, ý) đều vẫn y như củ, vẫn là tham, sân, si, mạn, ganh tỵ, đố kỵ, thị phi y như củ, thì đó là do vẫn chưa thông rõ Pháp tánh; nói cách khác là vẫn chưa giải Như Lai chân thật nghĩa. Trong Phật môn, người ta gọi đó là Phật học, chẳng phải là học Phật. Phật học là học văn từ thuật ngữ trong kinh điển để lấy bằng cấp Phật học, chớ nơi chính mình vẫn chẳng thật sự hiểu Như Lai chân thật nghĩa, chẳng biết biết cách thực hành và cũng chưa hề trải qua thực nghiệm mà thành tựu giáo huấn của Đức Phật. Thành tựu giáo huấn của Đức Phật chính là thông rõ Pháp tánh, hiểu rõ hết thảy các tướng sanh sanh diệt diệt của chúng sanh. Nếu không thông rõ Pháp tánh, dù có bằng cấp tiến sĩ Phật học chăng nữa, vẫn hoàn toàn chẳng thể thâm nhập cảnh giới thật sự của Phật, Bồ-tát, nên chẳng biết cách nhìn, cách suy nghĩ và cách làm của Phật là như thế nào, thì đó chỉ là Phật học, chẳng phải là học Phật. Học Phật là làm theo sao cho có cái thấy giống Phật, có cái suy nghĩ giống Phật và có cách làm giống Phật.

Tóm lại, thường tùy học Phật là thường luôn học cách nhìn, cách suy nghĩ và cách làm của Phật. Mỗi ngày chúng ta ghi nhớ sâu xa một câu trong kinh Vô Lượng Thọ, quyết định làm cho bằng được điều ấy. Mỗi ngày học một câu làm được một câu, sau một năm học Phật sẽ làm được ba trăm sáu mươi lăm điều Phật dạy, sau ba năm nhất định sẽ giống hệt như A Di Đà Phật. Hết thảy ba nghiệp nơi thân-ngữ-ý đều giống như A Di Đà Phật, thì dù chưa thành Phật, nhưng vẫn là tương tự Phật, chẳng kém Phật cho mấy. Nếu chúng ta muốn biết rõ chi tiết phải học làm Phật như thế nào mới giống A Di Đà Phật, thì hãy đọc kinh phẩm Tích Công Dồn Đức nhiều lượt, dần dần sẽ thấy rõ hết thảy các lỗi lầm của chính mình và biết phải làm thế nào để chuyển hóa bản thân, tích công dồn đức sao cho giống như A Di Đà Phật, thì đó mới thật sự là thường tùy học Phật. Cái khó khăn nhất trong việc học Phật chẳng phải là Phật pháp khó thực hiện, mà là chính mình có chịu thật sự muốn làm Phật hay không. Chúng ta chẳng cần phải học Phật một cách vội vã, hấp tấp, chẳng cần mỗi ngày nhồi nhét một đống kinh luận vào óc của mình. Học Phật như vậy là vô dụng vì chẳng thể khởi tác dụng của kinh Phật, tức là chẳng thể khởi tác dụng của Tự tánh. Kinh Phật chính là tâm mình, tâm mình chính là kinh Phật. Mỗi ngày chỉ cần ghi nhớ một điều trong kinh và nhất định phải thực hiện được điều ấy, chính là mỗi ngày khởi một phần tác dụng của Chân tâm Tự tánh. Sau ba năm học Phật như vậy, toàn bộ những điều Phật dạy trong kinh đều được hoàn thành, bèn có thể hoàn toàn khởi tác dụng của Tự tánh. Lúc ấy, Phật và ta sẽ chẳng khác nhau gì mấy, thì đó chính là biết cách thực hiện nguyện thứ tám Thường Tùy Học Phật của Phổ Hiền Đại sĩ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.186.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...