Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Đức Chúng Như Hải »»

Tu tập Phật pháp
»» Đức Chúng Như Hải

(Lượt xem: 5.049)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đức Chúng Như Hải

Font chữ:

Bốn chữ này dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: “Cái Đức của chúng Tăng giống như biển cả“. Vậy cái Đức đó là gì? Và làm thế nào để có được cái Đức ấy? Đức tuy không có hình tướng nhưng tại sao có thể so sánh rộng và lớn như biển được? Đa phần vật gì có hình tướng thì người ta mới có thể cân, đếm, so sánh, đo lường; còn cái Đức rõ ràng là ta không thấy được, chỉ có thể cảm nhận qua tư cách hay sự hành xử của một con người, mà ta có thể thẩm định được ở lãnh vực tinh thần này, nên gọi là Đức.

Đọc trong Kinh điển Nam truyền hay Bắc truyền lẫn Kim Cang Thừa chúng ta đều thấy nhan nhãn những danh từ này xuất hiện trên những trang kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nào là: Từ bi, trí tuệ, giới đức, đức hạnh, đức chúng, đức tu, phước đức v.v… nhiều và nhiều lắm. Nếu ngày nay ai đó có công cũng có thể thống kê chữ Đức này trong một bộ kinh văn thì chữ Đức này xuất hiện rất nhiều lần. Khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay nói về Phước và Đức. Ngài ví dụ Phước giống như cây đèn cầy; còn Đức giống như ánh sáng của cây đèn cầy vậy. Cây đèn cầy dầu lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa, nếu chúng ta đốt từ ngày này qua ngày nọ, cây đèn cầy kia sẽ mòn dần cho đến khi không còn gì nữa cả. Còn cái Đức giống như ánh sáng của đèn cầy. Nếu ai đó dùng que diêm cứ mồi mãi ánh sáng kia để đốt tiếp tục cho những cây đèn cầy khác, thì ánh sáng ấy sẽ không bao giờ tận diệt. Cái Đức cũng giống như thế đó. Nhưng làm sao để tạo ra được ánh sáng? Tạo ra cây đèn cầy thì dễ, vì nó có hình tướng. Người ta dùng sáp, dầu, nước và những hợp chất khác để tạo thành, chúng ta có thể thấy được hình thể nó đẹp xấu ra sao sau khi tạo hình. Còn Đức thì sao? Cái Đức phải do sự huân tập của việc giữ giới, thiền định và trí tuệ mới có thể có được. Giới không phải là một sự trừng phạt, không phải là một sự răn đe, mà là một sự bảo hộ. Giống như những người ra khơi giữa biển cả mênh mông với sóng to gió lớn, thì sự cầu nguyện sẽ giúp cho họ vững niềm tin để vượt qua những sự thử thách của đại dương. Đó chính là giềng mối, là tư cách, là niềm tin nghiêng về phía nào, để chúng ta có thể thành tựu việc chúng ta mong cầu.

Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy rằng: “Chính giới mới là Thầy của các người . Khi ta còn tại thế, ta là Thầy của các con, nhưng khi ta tịch diệt rồi, giới sẽ là Thầy của các con“. Điều này quả thật không sai chút nào cả. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế và mãi cho đến ngày nay hay ngàn sau nữa, giới vẫn là thước đo đạo đức, đức hạnh của người xuất gia cũng như người tại gia. Người xuất gia gìn giữ giới miên mật thì sẽ được chư Thiên, loài người cung kính, trọng vọng. Người tại gia nếu giữ giới hoàn hảo thì gia đình sẽ được an vui, hạnh phúc. Giới chính là thuyền bè đưa người qua bể khổ; giới chính là thuyền trưởng hướng ta đến bến bờ giải thoát an vui. Ai giữ giới thanh tịnh, người ấy sẽ được hỷ lạc. Còn người phá giới thì ngược lại những điều trên. Trong chúng ta không ai là không muốn hạnh phúc, an lạc, nhưng để được hạnh phúc an lạc ấy chúng ta không thể thiếu việc hành trì. Ở đây sự thực hành giới, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám v.v… chính là những nhân duyên để tạo ra cái Đức. Phải huân tập miên mật trong nhiều năm tháng, trong nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể thành tựu trọn vẹn được Đức tu. Nếu chỉ trong một đời được thành tựu, có nghĩa là người đó đã tu trong nhiều đời rồi. Quá khứ là cái quả trong hiện tại. Cái quả trong hiện tại cũng sẽ là cái nhân trong tương lai. Nhân và quả luôn tương ưng nhau. Chỉ vì người đời không rõ biết hết ngọn ngành nên than trời trách đất, tại sao số phận mình hẩm hiu như thế, nhưng ít ai hiểu rằng: Tất cả đều do cái nhân bất thiện chúng ta đang nắm giữ và thực hành, không kiêng dè nhân quả, nên kết quả mới như vậy. Chứ không có Ông Trời nào phạt ta hay hành hạ ta, ngoài ta ra cả. Hiểu được như vậy để chúng ta tự trách mình vụng tu, kém phước, chứ không ai mang đến hạnh phúc hay khổ đau cho mình, ngoại trừ chính mình tự tạo cả.

Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có khi lên đến 1.250 vị xuất gia, nhưng hầu như không có ngày nào chư Tăng bị bỏ đói. Đó chính vì nhờ cái Đức tu của những vị xuất gia mà cảm đến tấm lòng nhân hậu của vua chúa hay những vị phú hộ, nên ngày nào cũng được cúng dường tứ vật dụng, nhằm dưỡng nuôi tấm thân huệ mạng kia. Trong tay những nhà thống trị đương thời hay ngay cả bây giờ, họ có binh hùng tướng dũng, những Ông Vua này có thể chinh Đông, phạt Tây, nhưng đứng trước lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật cũng như chư Tăng, những Ông Vua này đều phải đảnh lễ cũng như cung kính cúng dường, trong đó có Vua Tần Bà Xa La, Vua A Xà Thế, Vua Ba Tư Nặc, Vua A Dục v.v…Như thế đủ cho chúng ta thấy cái Đức nó quan trọng là dường nào. Ngày nay con người tiến xa hơn thời xưa rất nhiều về mọi phương diện của khoa học kỹ thuật, nhưng đứng trước cái Đức hiếu sinh, người giữ giới khiến cho xã hội được an bình hơn và người thống trị có thể là Tổng thống, Thủ tướng, Vua chúa, Hoàng hậu v.v… cũng rất trọng vọng cái Đức này, nên mới hỏi đạo nơi những nhà Sư, hay bàn bạc những việc gì quan trọng có ích nước lợi dân. Chẳng qua vì chư Tăng Ni hay những người giữ giới đã thực hành đúng lời Phật dạy tự ngàn xưa. Bây giờ rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ, Kỹ sư, Giáo sư Đại học v.v… nhưng đứng trước chư Tăng, họ vẫn một mực cung kính lễ bái hỏi chào. Điều ấy có nghĩa là: Cái Đức để tạo nên con người đó nó quan trọng hơn cả cái bằng cấp mà người kia đang nắm giữ.

Một hôm có hai Thầy đã đậu Tiến sĩ vào phòng tôi để vấn đạo và mong tôi cho một lời khuyên ngắn để khi ra làm việc đỡ bị chướng duyên. Tôi bảo rằng: Nếu quý Thầy phát tâm tu học thì trước sau gì cũng sẽ phát huệ; còn quý Thầy chỉ đi dạy học thì đôi khi lại phát sân chứ khó phát huệ nổi. Một Thầy thưa tiếp với vẻ nghi ngờ. Bạch Thầy tại sao vậy? Tôi nói: Khi làm Thầy mình dạy đệ tử hay học trò, mình muốn đệ tử học trò hiểu được điều của mình nói, nhưng đôi khi họ lơ đểnh không để tâm nên mình nổi quạu. Điều ấy chẳng phải sân hận là gì? Mặc dầu ông Thầy không có ý xấu, chỉ muốn cho học trò mình nên người mà thôi, nhưng ở phạm trù giáo dục ấy khó phát sinh trí tuệ lắm, nhiều lắm là tri thức mà thôi. Hai Thầy nghe xong gật gù và nguyện rằng từ nay về sau sẽ chuyên tu nhiều hơn nữa để xiển dương phần trí tuệ của mỗi người. Dĩ nhiên việc học, thi đậu nhiều bằng cấp là điều hiển nhiên quý rồi, nhưng tu giỏi thì trí huệ và giới đức sẽ phát sanh thêm. Người đời thiếu cái này nên họ mới cung kính chư Tăng, Ni chứ không phải họ thiếu bằng cấp. Bởi lẽ có nhiều ông thầy dạy Đại học có đến 2 hay 3 bằng Tiến sĩ cơ mà.

Khi chúng ta đi vào một ngôi chùa rất đông người đang trong lúc tĩnh tọa, tâm mình tự nhiên thấy an lạc chi lạ. Khi chúng ta nghe câu Phật hiệu niệm đều đặn, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng nơi tâm thức. Ngược lại khi chúng ta bước vào cửa chợ, không ai bảo ai, nhưng ai cũng lo tranh thủ mua những gì mình muốn, nói thật lớn, trả giá thật rẻ, ăn nói chanh chua v.v… tự nhiên nó thành cái chợ. Nhưng cũng chính cái chợ này mà ngày hôm sau chúng ta thành lập tại đó một Đạo tràng để tu học thì cái chợ ấy biến thành cõi Tịnh Độ ở trần gian. Vậy thì tĩnh hay động, an lạc, giải thoát hay chìm đắm đọa đầy tất cả đều do tâm ta cả. Bây giờ việc trách trời than đất không còn giá trị nữa, mà cái giá trị miên viễn ấy chính là tấm lòng chúng ta thực hành Đạo vậy.

Khổng Tử ngày xưa khi dạy học trò, Ông có nói rằng: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”, nghĩa là trong ba người cùng đi, ắt sẽ có một người là Thầy ta (hay kẻ hướng dẫn ta). Đức Phật lại dạy khác hơn một chút, đó là: “Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Cái này hơi khó đấy. Có người dẫn mà mình đi còn lạc đường, huống gì tự đi thì chỉ có mấy cách: Một là can đảm lên, hãy lấy ánh sáng phía trước làm mục tiêu để đi đến, đó là giới luật; cách thứ hai chờ cho sáng rồi mình hãy đi, khỏi cần đốt đuốc lên nữa; cách thứ ba là đi quanh để tìm cho ra ánh sáng. Nhưng cũng có người đi tìm ánh sáng lâu quá, nên vội quay trở về vì thấy con đường phía trước còn xa xôi trong muôn vạn dặm, ý chí không làm chủ được, đành phải thúc thủ lui gót là an toàn nhất. Nhưng đâu có ai biết được rằng cả phía sau hay phía trước, tất cả đều có những thử thách gian nan. Ai là người có ý chí cương quyết, người ấy sẽ thành được bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ma và Phật, Phật và Ma, không xa mà cũng không gần, không cao mà cũng không thấp. Do vậy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2 Phẩm Ứng tận hoàn nguyên, Đức Phật có dạy rằng: “Thể tánh của Vô minh vốn là Giải thoát”. Lời dạy này quá vi diệu, vì lâu nay chúng ta đều nghĩ rằng Vô minh là Vô minh chứ làm sao Giải thoát được, nhưng dưới con mắt từ bi của Đức Phật, ở đâu có Vô minh thì ở đó sự Giải thoát đều ẩn hiện. Từ đó tôi định nghĩa tiếp như sau: Thể tánh của Phiền não vốn là Bồ đề và thể tánh của Sanh tử vốn là Niết Bàn. Thấy được thể tánh chính là thấy được Phật tánh. Vì vậy toàn thân tôi rung động khi lễ lạy từng chữ trong đoạn kinh này. Vả chăng lời xưa vẫn còn đó, nhưng chúng ta chưa rõ lý chơn thường mà thôi. Hy vọng rằng tất cả những người học Phật như chúng ta từ trẻ đến già, từ nam thanh đến nữ tú, từ Tăng tới Ni; từ phàm phu đến Thánh nhơn ai ai cũng sẽ chạm được ngưỡng cửa hay chứng thực vào tánh chân như diệu hữu này.

Do vì từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 vừa qua, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover đã đón nhận được nhiều pháp hỷ lợi lạc từ chư Tôn Đức khắp nơi mang đến mà tôi chọn đề tài này: “Đức chúng như hải” để nói lên sự cảm nhận này. Quý Ngài từ Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu đến đây với sự thương tưởng đàn hậu học mà khai đàn truyền giới cho những giới tử người Việt cũng như người Ý, người Đức, người Phần Lan v.v… Ân đức ấy, người xuất gia cũng như tại gia nơi bổn tự Viên Giác này nói riêng hay khắp nơi trên xứ Đức này nói chung, được thừa hưởng những công năng diệu dụng ấy qua lòng từ bi và trí tuệ của các Ngài đã ban rải khắp đó đây. Những buổi tọa thiền vào buổi sáng sớm tinh sương qua câu Phật hiệu, một không gian trầm lắng lạ thường. Chánh Điện Tổ Đình Viên Giác hơn phân nửa là hình ảnh của những chiếc y vàng mà ngày thường ít khi nào nhìn thấy đông như thế được. Rồi hội chúng cũng là những Phật tử thuần thành có tu học, có hành trì, nên sau khi tổ chức Đàn Giới và những ngày Đại Lễ xong, mà năng lượng từ bi và trí tuệ dường như vẫn còn hiện hữu khắp đó đây nơi chốn Tổ này. Tôi nghĩ rằng cái Đức ấy, quý Ngài đã để lại, chúng lý tại Tổ Đình Viên Giác thừa hưởng suốt cả một cuộc đời này cũng không hết, mặc dầu cái Đức ấy không có hình tướng, nhưng đã làm thay đổi không biết bao nhiêu quan niệm sống, cách suy nghĩ của nhiều người. Ngày nay Đức Phật không còn hiện hữu nơi thế gian này nữa, nhưng qua sự tiếp nối truyền thừa của chư Tăng Ni khắp đó đây Từ Bi và Trí Tuệ sẽ tỏa rạng khắp nơi nơi để quang huy tinh thần tự lợi, lợi tha ấy. Tôi vẫn thường hay nhắc nhở với chính mình hay với những Đệ Tử rằng: “Đừng tự cao, đừng tự đại, đừng tự ái, đừng tự mãn... mà hãy tự tin nơi khả năng đi vào đời làm việc Đạo của mình”. Vì chính mình mới làm tỏ rạng được cái đức hiếu sinh dưới nhãn quan của Phật Giáo, chứ không ai khác và hãy nương vào tự lực cũng như dựa vào tha lực của chư Phật, chư vị Bồ Tát để chúng ta có được những niềm an vui miên viễn, nhằm giúp đời xa lìa khỏi những cơn đam mê không lối trở về.

Tôi bảo với Quý Thầy rằng: “Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt v.v…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu một cây thật lớn, có tàn lá sum suê, nhưng đứng trơ trọi chênh vênh giữa đồng không mông quạnh, khi gió lốc thổi tới, chắc rằng cây này cũng sẽ không đứng vững được mà gốc đi phần gốc, ngọn đi phần ngọn qua sự chi phối của cơn gió kia. Người giỏi cũng giống như vậy. Nếu ai đó tự thị, chỉ có mình mới là nhất. Tôi hơn ai thì được, còn ai hơn tôi thì tôi không chấp nhận, thì trước sau gì cũng sẽ bị cuốn theo chiều gió. Do vậy sự hòa hợp sẽ mang đến ý niệm yêu thương, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Từ đó chúng ta kiến tạo được một Tăng đoàn thật là vững mạnh, không ai từ bên ngoài có thể làm lung lay được.

Qua bốn ngày lễ tại Tổ Đình Viên Giác chúng ta chứng thực được điều đó. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người tham gia trong một phân ban, phần ai nấy làm, phần ai tự chịu trách nhiệm với chính công việc của mình, chứ không chạy đi làm công việc của người khác, trong khi công việc của mình không tự giải quyết cho xong. Sự thành công của kỳ này chính là một bài học vô giá cho nhiều lần sau. Vì lẽ không ai có thể hoàn thành tất cả mọi nhiệm vụ cùng một lúc, ngoại trừ kẻ ấy có thể thiên biến vạn hóa thần kỳ mới có được kết quả ấy. Ở đây chúng ta nương tựa vào nhau để trở thành cho nhau và của nhau, thì sự thành công ấy mới miên viễn. Đây là sự thành công của tập thể chứ không phải của riêng bất cứ một cá nhân nào cả. Kỳ này chúng ta đã ứng dụng được câu tục ngữ của Mỹ vào sự sinh hoạt chung rồi. Đó là: “Người lãnh đạo là người nên biết tất cả mọi việc, chứ không nên làm tất cả mọi việc.”

Bây giờ mỗi tối hay mỗi sáng lên Chánh điện chùa Viên Giác ngồi Thiền hay tụng Kinh tôi vẫn cảm nhận được một năng lượng tràn đầy của cái Đức do chúng Tăng hợp lại trong những ngày qua mà có. Quả thật đây là một phước báu to lớn của Tổ Đình Viên Giác mà chúng Tăng và Phật Tử nơi đây đang thọ nhận. Ân nghĩa ngàn trùng ấy chúng tôi không thể lấy công sức hay vật dụng để đong đầy hay trả công, mà chúng tôi luôn phải lấy sự tu tập, hành trì để cho cái Đức kia càng ngày càng lan xa và tỏa rộng hơn như thế nữa để được lợi lạc các loài quần sanh đang sống trong thế giới này. Qua lần tổ chức đại quy mô này, đầu tiên là tôi xin niệm ân 300 chư Tôn Đức Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới đã quy tụ về Tổ Đình trong thời gian ngắn nhất là 4 ngày hay nhiều hơn nữa. Đồng thời chúng tôi cũng xin cảm ân những trang nhà như: quangduc.com ở Úc, hoavouu.com ở Hoa Kỳ hay trang nhà viengiac.de của chùa Viên Giác đã đăng tải những thông tin và hình ảnh cập nhật liên tục, nên khắp nơi trên thế giới đã vào xem và chia sẻ một cách nhiệt tình với những ngày lễ hội vừa qua. Ngoài ra đài truyền hình Asia World Media đến từ Hoa Kỳ, Đài Radio Việt Nam Hải Ngoại tại Âu Châu cũng đã tường thuật rất tường tận những buổi lễ đã được diễn ra tại Chùa Viên Giác trong thời gian từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 vừa qua. Những chuyến xe bus chở đầy chư Tăng Ni và Phật tử vượt qua cả hàng ngàn cây số từ Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp. Hoặc những chuyến bay nội địa đến từ Berlin, Ravensburg, Nürnberg v.v…. cộng chung với những chuyến bay từ Na Uy, Phần Lan, Ý, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anh quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada v.v…đã tạo nên một cung đàn đồng điệu, hòa tấu một bản nhạc trầm hùng mà chắc rằng đây là lần thứ nhất đã được thành tựu nơi Tổ Đình Viên Giác này.

Những bài thơ xướng họa từ Úc Châu, Việt Nam, Nhật Bản, cho đến Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada rồi Đức Quốc hay Pháp Quốc v.v… khiến cho kỷ niệm càng ngày lại càng đong đầy hơn nữa. Mỗi khi muốn tìm lại cái Đức của chúng Tăng như biển cả mênh mông ấy thì không thể nào không lặng người được, khi hồi tưởng lại những ngày đã qua.

Tôi viết bài này với một tâm hỷ lạc vô biên khi đã cảm nhận được cái “Đức chúng như hải” ấy và nguyện rằng sẽ chuyển tải thông điệp yêu thương an lạc này đến với mọi người khắp nơi, khi những người ấy không có cơ hội để tham dự được những ngày lễ trên đây. Cũng như thế đó, mặc dầu Đức Phật đã nhập diệt hơn 2.563 năm rồi, nhưng nếu ai đó ngày nay trở lại chốn Kushinagara ở Ấn Độ, chúng ta vẫn nghĩ rằng Đức Phật vẫn còn hiện hữu nơi đây, vì cái dòng chảy của tâm thức, cái quay của thời gian tuy không ngừng nghỉ, nhưng nhờ người con Phật biết tận dụng sự tư duy để tu tập và thực hành lời Phật dạy liên tục, nên chúng ta cảm nhận rằng chúng ta luôn được ở gần Ngài. Cũng như thế đó cái Đức như biển cả đó Quý Ngài đã mang đến cho Tổ Đình Viên Giác này trong mấy ngày qua sẽ luôn còn hiện hữu nơi này, mỗi khi người Phật tử về chùa lễ Phật nơi Chánh Điện. Hy vọng là năng lực uy linh đó vẫn không từ bỏ chúng ta.

Chiều hôm qua có một Phật tử thuần thành đến thăm tôi và báo tin cho tôi biết là bệnh ung thư phổi của Anh ta đang trong giai đoạn thứ tư rồi. Nghĩa là sẽ không còn chữa chạy gì được nữa. Anh ta xin tôi một lời khuyên. Tôi bảo rằng: “Là Phật Tử ai ai cũng biết về vô thường, khổ, không và vô ngã rồi, nhưng nếu ta chấp nhận nó thì nó sẽ dễ dàng hơn là chối từ nó. Vì càng chối từ thì sự chết sẽ đến nhanh hơn. Hãy vui vẻ, an lạc vì biết rằng chắc thế nào mình cũng phải ra đi, nhưng sẽ ra đi trong tầm tay của Đức Phật, ra đi trong sự an lạc, chứ không hối tiếc một việc gì cả.” Tôi chỉ cho anh ta về hai chữ Loslassen bằng tiếng Đức, có nghĩa là hãy buông bỏ đi. Bỏ tất cả lại sau lưng, bây giờ chỉ còn nên nhớ đến câu Phật hiệu mà thôi. Nhiều kết quả y khoa cũng cho biết rằng: Những người sợ chết thường chết sớm hơn; trong khi đó những ai chấp nhận sự chết thì sự chết có thể kéo dài thêm thời gian lâu hơn mình suy tưởng. Cũng như vậy đó, khi vào phòng mổ, đừng nên suy nghĩ đến chuyện mổ xẻ, mà hãy nên nương vào câu Phật hiệu: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, niệm liên tục như vậy cho đến khi nào không còn niệm được nữa mới thôi, thì cơn đau của việc mổ xẻ đã qua đi rồi. Hãy chấp nhận nó và đừng bỏ chạy trốn nó. Vì càng bỏ chạy thì nghiệp thức nó sẽ chạy theo mình để đòi nợ. Hãy hiên ngang đứng ra gánh chịu thì mọi việc sẽ trôi về dĩ vãng. Hãy nhắc lại những câu chuyện yêu thương nhiều ý nghĩa của đời sống vợ chồng. Hãy chăm sóc cho nhau thật chu đáo ở những ngày cuối đời và nếu có nhắc lại chuyện xưa cũ thì cũng chỉ nên nhắc về chuyện hay, chuyện đẹp…chứ không nên nhắc về những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ. Về tài sản, của cải, con cái hãy dàn xếp thật êm đẹp trước khi nhắm mắt ra đi… Anh ta hiểu những lời tôi khuyên, nhưng những giọt nước mắt vẫn trào ra khỏi mi mắt. Sau khi đóng cửa phòng lại, tôi đã chứng thực được cuộc đời vô thường là như thế nào rồi.

Nguyện cầu cho mọi chúng sanh luôn sống được an vui dưới ánh sáng từ quang của chư Phật.

Viết xong vào lúc 17 giờ ngày 5 tháng 7 năm 2019 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Nguyên lý duyên khởi


Gió Bấc


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.59.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...