Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 5 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 5 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 2.938)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 5 - năm 2024

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay chúng ta tiếp tục nội dung bài chia sẻ Phật pháp lần thứ năm. Trước khi đề cập đến các pháp tu tiếp theo trong 37 phẩm trợ đạo (hay 37 Bồ-đề phần), chúng ta cần xem lại mối liên hệ thiết yếu giữa những pháp tu mà chúng ta đã tìm hiểu qua.

Trước hết, việc sinh khởi tín căn là yếu tố thiết yếu đầu tiên. Dựa trên tín căn mà những căn lành khác được sinh khởi, như tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Từ nhận xét này, chúng ta thấy ra rằng niềm tin là nền tảng quan trọng, thiết yếu nhất trong sự tu tập. Chúng ta không thể khởi sự tu tập khi chưa có niềm tin chân chánh. Đây là lý do giải thích vì sao có một số học giả uyên bác, am tường về kinh điển nhưng lại nhận được rất ít lợi lạc từ những hiểu biết đó. Bởi vì những tri thức họ có được từ sự học hỏi, nghiên cứu đã không được xây dựng trên nền tảng của niềm tin. Do không có niềm tin, họ không thể có sự khởi tu thực sự nên không có được lợi ích lớn lao từ sự tu tập, thực hành Phật pháp. Do vậy, con đường tu tập Phật pháp nhất thiết phải khởi đầu từ sự sinh khởi và nuôi dưỡng, phát triển niềm tin. Điều này cũng giải thích vì sao bước đầu tiên để trở thành một người Phật tử luôn phải là việc quy y Tam bảo và thọ trì năm giới. Chính việc quy y Tam bảo là để xác lập niềm tin vào đức Phật, Giáo pháp của đức Phật và Tăng đoàn dẫn dắt chúng ta trong việc thực hành lời Phật dạy. Và sự khởi đầu thực hành trước hết chính là thọ nhận và giữ theo năm giới do Phật chế định.

Tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn là những phương tiện để bắt đầu sự tu tiến. Các pháp tu này vừa giúp củng cố và phát triển niềm tin, vừa giúp người tu tập hình thành một nền tảng căn bản chắc chắn hơn nữa. Sự phát triển của tấn căn là tu tập bốn pháp chánh cần (Tứ chánh cần). Sự phát triển của niệm căn là tu tập bốn pháp niệm xứ (Tứ niệm xứ). Các pháp tu này lại giúp phát triển song song cả định và tuệ. Và như vậy, người tu tập được chuẩn bị đầy đủ tất cả những gì cần thiết cho một tiến trình tu tập đúng hướng và lâu dài. Bước tiến này đưa chúng ta đến sự thực hành đúng đắn bốn pháp như ý túc.

Bốn pháp như ý túc có thể nói vừa là nhân, vừa là quả của sự tu tập. Chúng ta không thể thực hành bốn pháp tu này một cách chân chánh nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ từ những pháp tu trước đó, và một khi đã thực hành được các pháp tu này thì tự thân chúng ta đã được hưởng nhiều lợi ích từ sự tu tập, cho nên đây là kết quả của tiến trình tu tập từ trước đó. Mặt khác, “bốn phương pháp thần diệu” này cũng giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết nhiều khó khăn trong đời sống một cách hiệu quả.

Dục như ý túc giúp chúng ta phát khởi động lực chân chánh để theo đuổi mục đích đã đề ra. Cần như ý túc giúp ta chuyên cần vượt qua khó khăn mà không nản chí, không thối thất. Niệm như ý túc giúp phát triển định lực, sự chú tâm và tư duy như ý túc giúp phát triển khả năng phán đoán, suy xét. Hai kỹ năng này giúp chúng ta phát huy hiệu quả nhất năng lực của trí tuệ, từ đó dẫn dắt ta luôn đi theo con đường chân chánh và hiền thiện.

Và khi thực hành tất cả những pháp tu vừa nói, chúng ta sẽ có được kết quả thực tiễn nhất là chuyển năm căn lành thành năm sức mạnh, bao gồm cả thân và tâm. Tín căn chuyển thành tín lực, tức là sức mạnh của niềm tin. Đây là một sức mạnh tinh thần cực kỳ mãnh liệt mà bất cứ ai khi đã trải qua đều có thể dễ dàng nhận biết được. Tấn căn chuyển thành tấn lực, nghĩa là sức mạnh của sự tinh tấn chuyên cần. Sức mạnh này giúp chúng ta đối mặt với khó khăn mà không nao núng, luôn giữ được sự kiên trì, bền chí. Niệm căn chuyển thành niệm lực, sức mạnh của sự chuyên niệm, ghi nhớ. Đây cũng chính là năng lực cần thiết để học hỏi bất kỳ lãnh vực kiến thức nào. Định căn chuyển thành định lực, nghĩa là sức mạnh của tâm an định, có thể giúp chúng ta vững vàng, an tĩnh trong mọi hoàn cảnh dao động hay bức bách. Tuệ căn chuyển thành tuệ lực, sức mạnh của trí tuệ, cũng chính là sức mạnh soi chiếu phá trừ vô minh si ám, giúp chúng ta luôn nhìn thấu được bản chất chân thật của mọi sự vật, sự việc. Chính sự thấu triệt này sẽ giúp chúng ta luôn có được nhận thức đúng đắn nhất, sáng suốt nhất trong mọi hoàn cảnh.

Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực được gọi chung là ngũ lực, tức là năm sức mạnh, năm năng lực có được từ sự tu tập. Ngũ lực cũng chính là nhóm pháp tiếp theo trong 37 phẩm trợ đạo. Do vậy, đây vừa là kết quả có được từ sự tu tập, lại cũng vừa là nhóm pháp tu tiếp theo để chúng ta tiếp tục củng cố và phát triển năng lực tu tập của mình. Thực hành nhóm pháp tu này chính là thường xuyên duy trì và phát triển niềm tin, sự chuyên cần, sự chuyên niệm, sự chú tâm và rèn luyện trí tuệ.

Sau khi ôn luyện tất cả những pháp tu đã học, trong bài tới chúng ta sẽ tiếp tục đi vào các nhóm pháp tu nâng cao hơn nữa.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Phát tâm Bồ-đề


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.168.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...