Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Vận dụng bài học lịch sử cận đại về hoằng pháp của các cư sĩ tiền bối »»
Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, ông Trần Văn Văn, Đại tướng Nguyễn Khánh và cụ Phan Khắc Sửu tại Dinh Gia Long năm 1964
CƯ SĨ HỌC GIẢ ĐOÀN TRUNG CÒN
Kính thưa quý vị,
Nhắc đế hai vị cư sĩ tiền bối hữu công trong lịch sử Phật Giáo cận đại là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và cư sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, mà không nhắc đến một nhà Phật Học phương Nam khác là một điều vô cùng thiếu sót. Đó là học giả Đoàn Trung Còn.
Ông đã cống hiến trọn đời cho việc phụng sự Phật pháp. Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, ông còn nỗ lực truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận và trách nhiệm của một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
Công nghiệp hoằng pháp lớn nhất của ông là công trình dịch kinh, viết sách và in kinh sách. Năm ông 24 tuổi tức vào năm 1932, trong khi ở miền Trung An Nam Phật Học Hội ra đời thì ở miền Nam ông sáng lập Phật Học Tùng Thư để xuất bản các sách ông biên khảo về Phật giáo và các bộ kinh do ông phiên âm và dịch nghĩa. Song song đó, ông sáng lập thêm Trí Đức Tùng Thư để xuất bản các bộ sách quan trọng của Nho giáo do ông phiên dịch, với mục đích là duy trì nền đạo học chân chính, hầu giúp cho lớp hậu học biết cách tu thân, tề gia và trị quốc. Từ đó cho đến ngày ông qua đời, ông đã đơn thân độc mã, làm việc tận lực, đã in được 39 tác phẩm Phật giáo và 12 cuốn đạo giáo khác.
Nhiều Kinh sách của ông in đến lần thứ hai và cũng có kinh sách in lần thứ ba như quyển Tăng Đồ Nhà Phật, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong công việc trước tác và dịch thuật của ông, công trình to lớn nhất đóng góp cho kho tàng sách Phật giáo là bộ “Phật học từ điển” gồm 3 cuốn dày tổng cộng 2415 trang khổ giấy dài. Đây là bộ từ điển Phật học đồ sộ và giá trị nhất từ trước đến năm 2000 khi bộ tự điển Phật Học Thiện Phúc ra đời tại hải ngoại. Có thể nói Phật học từ điển là một bộ sách tầm cỡ của thư tịch học Việt Nam - nói chung - và Phật học nói riêng. Ngoài ra, một công trình to lớn khác kéo dài nhiều năm là phiên dịch bộ kinh Đại Bát Niết Bàn 42 quyển Hán bản mà hiện đã được in lại thành 7 quyển tiếng Việt với sự chú giải của một nhà Phật học uyên thâm Phật Pháp đương thời nối tiếp: cư sĩ Nguyễn Minh Tiến.
Sách của ông được lưu hành rộng rãi ở khắp các miền từ thời đó và trên khắp thế giới ngày nay. Có lẽ ông là người đầu tiên đưa ra sáng kiến kêu gọi độc giả "phát tâm ấn tống" nghĩa là mua sách của Phật Học Tùng Thư với giá đặc biệt để tặng không cho những người muốn học Phật và ông cũng kêu gọi mọi người sau khi đọc sách xong xin chuyển cho người khác cùng đọc.
Công nghiệp hoằng pháp quan trọng thứ hai của ông là cùng với quý sư thuộc phái Lục Hòa Tăng thành lập một tông phái mới vào năm 1955 gọi là Tịnh độ Tông Việt Nam với mục đích khuyến kích Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ. Lúc mới thành lập, trụ sở của Hội đặt tại chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ Lớn, sau dời về chùa Liên Tông cũng do ông vận động xây dựng ở đường Đề Thám. Ông là Trị Sự Trưởng Ban Chấp Sự Trung Ương.
Đầu thập niên 70, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, thọ giới trở thành tu sĩ Thích Hồng Tại. Ông mất ngày ngày 15 tháng 3 năm 1988 hưởng thọ 80 tuổi với trên 50 năm cống hiến cho sự nghiệp phụng sự đạo pháp. Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam tổ chức tang lễ của ông tại chùa Liên Tông sau đó di quan đến nơi hỏa táng ở đồi khuynh diệp của Bác sĩ Tín ở Xa Lộ Biên Hòa. Thầy Thích Hồng Tại tức học giả Đoàn Trung Còn, Trị sự Trưởng Tịnh Độ Tông Việt Nam được hệ phái Tịnh Độ Non Bồng (núi Dinh - Bà Rịa) tôn vinh lên ngôi vị Hòa Thượng sau khi ngài viên tịch.
KẾT LUẬN
Kính thưa quý vị,
Cả ba vị đại cư sĩ mà chúng tôi vừa giới thiệu đều là những người có công lớn lao đối với công cuộc hoằng dương chánh pháp, có thể nói họ là những bó đuốc sáng ngời trong dòng sử Phật Giáo Việt Nam. Vào thời điểm mà kinh sách Phật giáo viết bằng chữ Việt còn rất hiếm, trình độ hiểu biết về giáo lý đạo Phật của đa số quần chúng Phật tử còn rất hạn chế; thì các vị ấy là những người cư sĩ không chỉ lo tu hành cho bản thân, mà còn đem cả tâm huyết nghiên cứu, học hỏi để viết sách, dịch kinh phổ biến cho mọi người cùng tu học. Chúng ta có thể nói rằng giới Phật tử tại gia sống vào những thập niên đầu thế kỷ 20 được nâng cao sự hiểu biết Phật pháp của mình, ngoài những buổi nghe quý thầy cô thuyết pháp ở chùa, một phần lớn khác cũng đã nhờ đọc những cuốn sách của các vị.
Kính thưa quý vị,
Có một câu khẩu hiệu thường được treo ở một số chùa : “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa, thiền môn hưng thịnh nhờ Đàn việt phát tâm”. Câu khẩu hiệu này khẳng định vai trò của chư Tăng là hoằng pháp còn người cư sĩ thì lo ủng hộ vật chất trong việc xây dựng chùa chiền, cúng dường tứ sự và các phương tiện cần thiết khác để chư tăng hành đạo. Sự phân công rõ ràng như vậy, vô tình làm giới hạn vai trò của người cư sĩ và làm giảm hiệu quả công việc hoằng pháp chung đến mọi tầng lớp quần chúng. Tuy thế, lịch sử Phật Giáo Việt Nam đã minh chứng khẩu hiệu đó không còn phù hợp với ngày nay. Vào thời cận đại, như chúng tôi vừa giới thiệu ba vị đại cư sĩ xuất chúng của Phật Giáo Việt Nam, các ngài không chỉ làm tròn vai trò hộ trì Phật Bảo, Hộ trì Pháp bảo và Hộ trì Tăng bảo mà còn làm tròn một cách xuất sắc như trách vụ của một vị xuất gia trong vai trò Hoằng Pháp, các ngài đã không thu mình trong phạm vi của ngôi chùa, và không bị hạn chế trong sắc phục của người cư sĩ. Các ngài là bậc tiền bối hữu công thật chói ngời, đã vượt qua ranh giới hình thức để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng dù xuất gia hay tại gia. Thật đáng trân trọng và tôn kính.
Trân trọng cảm ơn và kính chào Quý Liệt Vị.
Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Tâm Diệu (Cư Sĩ)
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.133.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập