Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT »» Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT »»

Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT
»» Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT

Donate

(Lượt xem: 9.576)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

A. NHẬP:

Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.

Nếu chỉ là phương pháp truyền đạt thì Đông Tây không khác nhau lắm, nếu chỉ là trong nhà Trường thì các phương pháp giáo dục và truyền đạt hiện đại cũng gần như nhau; ở đây, chúng ta nhấn mạnh về hai điểm đáng chú ý, đó là Giáo Dục Phật Giáo và môi trường GĐPT.

Giáo dục Phật Giáo dạy những điều mà Luận Lý học Tây Phương không có, ví dụ như Chân Đế và Tục Đế, đó là 2 loại chân lý (Sự Thật), Chân lý tương đối (hay Tục Đế) và Chân lý tuyệt đối (hay Chân Đế). Tây phương với Tam đoạn Luận thì chỉ có một chân lý mà thôi; Luận Lý học Phật Giáo cũng có Tam đoạn luận mà còn có Tứ Tất Đàn (là 4 tiêu chuẩn để trình bày sự Thật). Giáo dục Phật giáo còn có những phủ định làm sáng vấn đề hay làm cho người nghe không thể nào hiểu lầm được; ví dụ như đức Phật dạy: “trong 49 năm qua, ta chưa hề nói một lời nào” đó không phải là Ngài đã phủ nhận tất cả Kinh điển mà ngài đã nói ra sao ? nhưng đó cũng làm cho chúng ta không chấp chặt vào những lời dạy đó để rồi dẫn đến những hiểu lầm tai hại. Sự phủ nhận này cũng tương tự như lời dạy: “Chân lý là mặt trăng, kinh điển là ngón tay chỉ đến mặt trăng, đừng bao giờ lầm ngón tay với mặt trăng” v..v..

Một huynh trưởng GĐPT khi truyền đạt một bài học cho các em của mình (về Phật Pháp, Hoạt Động Thanh Niên, Việt ngữ…) hay một vấn đề quan trọng giữa một đại hội huynh trưởng hay giữa một cuộc hội thảo… không hoàn toàn giống với một thầy/cô giáo giảng bài cho học trò của mình trên lớp. cũng không giống một nhà sư thuyết pháp cho quần chúng hay một nhà truyền giáo Tây phuong đi rao giảng Kinh Thánh v..v..

Vì sao? – xin thưa, vì đối tượng truyền đạt của chúng ta đủ mọi thành phần, mọi trình độ về học vấn, về ngôn ngữ, cả về văn hoá nữa! Ngoài ra người huynh trưởng chúng ta vừa dạy vừa học, có nghĩa là những điều chúng ta dạy các em chúng ta đã thực hành rồi hay là đang thực hành chứ không phải chỉ giảng bài, ghi lên bảng đen là xong đâu! Xa hơn nữa, đối tượng của chúng ta (là các em, là các huynh trưởng tham dự) sau khi nghe vấn đề chúng ta trình bày nhưng không đủ khả năng nhận thức biết vấn đề ấy có thể áp dụng thực tế hay không, chứng tỏ người ấy chưa lãnh hội được vấn đề! Tất nhiên trách nhiệm không hoàn toàn ở người truyền đạt nhưng ít ra cũng 50% thuộc về trách nhiệm của người ấy !!

Do đó, ở đây chúng ta chỉ khảo sát kỹ 3 vấn đề ảnh hưởng đến sự truyền đạt; đó là Tâm Lý Đối Tượng, Nhị Đế và Tứ Tất Đàn

B. TÂM LÝ ĐỐI TƯỢNG:

Muốn thành công trong việc truyền đạt, theo quan điểm Phật giáo, chúng ta cần phải biết tâm lý đối tượng để có thể lôi cuốn họ vào mục đích của mình:

I. Xác định nội dung:

Nội dung đây là nội dung của tâm lý đối tựợng không phải nội dung bài giảng. Sự xác định nội dung của tâm lý đối tuợng tùy theo tư cách và vị trí xã hội của nguời giảng; ví dụ:

một cư sĩ Phật tử giảng Phật Pháp cho quần chúng

một vị xuất gia nói Pháp cho đồng bào Phật tử

một Huynh trưỏng GĐPT dạy Phật Pháp cho các em

một Huynh trưởng dạy HĐTN cho đoàn sinh

một Huynh trưởng dạy Việt ngữ

v..v..

tất cả những trường hợp trên đều là những nội dung khác nhau, đòi hỏi những cách ứng xử khác nhau để thích hợp cũng như để thành công trong việc truyền đạt.

II. Tư chất đạo đức & phong cách tư duy

Phong cách tư duy và ngôn ngữ giúp chúng ta chuyển tải nội dung giáo lý ấy hay vấn đề ấy; phong cách này biểu hiện qua khả năng phân tích và lý luận, biện giải vấn đề một cách thông suốt nhạy bén, sắc sảo (như Na Tiên Tỳ kheo trả lời vua Milanda là một ví dụ). Phong cách này ở đây được gọi chung là 4 vô ngại giải mà trình độ thành tựu khác nhau tùy theo quá trình tu tập, rèn luyện.

Pháp vô ngại giải: đây là khả năng nắm bắt, phán đoán, lảnh hội một cách nhạy bén, vận dụng một cách thông suốt, tự tại các từ ngữ chuyên môn,… của một sự kiện hay một chủ đề giáo lý

Nghĩa vô ngại giải: khả năng thông suốt, nhạy bén đối với nội hàm của các từ ngữ; tất nhiên từ ngữ phải tương xứng với trình độ, tập quán ngôn ngữ, và nhận thức của người nghe

Từ vô ngại giải: thông thạo ngôn ngữ địa phương của thính chúng; nói năng lưu loát truyền cảm và đừng quên sự truyền cảm của tiếng mẹ đẻ là điều đã được chứng minh rất nhiều qua các sáng tác văn học.

Biện vô ngại giải: còn gọi là lạc thuyết hay nhạo thuyết vô ngại giải; đây là khả năng “biện tài vô ngại,” diễn đạt, biện luận khúc chiếc rành mạch. Khả năng này do trí tuệ của diễn giả, trình độ tập trung tư tưởng và y cứ trên định tuệ, diễn giả trả lời, đối đáp trôi chảy với những câu hỏi vấn nạn, làm nguời nghe hứng thú vì hiểu rõ những vấn đề (đây là một biệt tài của tôn giả Phú Lâu Na, vị đệ tử thuyết pháp đệ nhất của đức Phật hay của Na Tiên Tỳ kheo trong những câu chuyện đối thoại với vua Milanda làm chúng ta say mê theo dõi). Ngoài ra, người biện tài vô ngại phải có trực giác chính xác và nhạy bén đối với mức độ tiếp thu của thính chúng đối với đề tài được thuyết giảng.

III. Đặt vấn đề và phân tích vấn đề.

Mỗi vấn đề có bản chất lý luận riêng, Xác định được vấn đề thuộc loại nào, chúng ta có thể giúp người nghe có cơ sở lý luận để lảnh hội dễ dàng hơn; có 4 chiều hướng để đặt vấn đề (và phân tích vấn đề):

1. Nhất hướng: ví dụ đề tài “Mọi người đều phải chết” vấn đề hiển nhiên, không cần bàn cãi

2. Phân biệt: Ví dụ đề tài “Sau khi chết, cái gì đi tái sinh?”: tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, câu trả lời khác nhau và cơ sở lý luận là dựa vào giáo lý của tôn giáo ấy

3. Cật vấn: ví dụ đề tài “Địa vị con nguời trong Đạo Phật là cao hay thấp?” không thể trả lời dứt khoát vì phải biết đặt con người trong những tương quan khác nhau (Trời, A Tu La, Súc sanh v..v..)

4. Xả Trí: ví dụ đề tài “Thế giới này hữu hạn hay vô hạn” Câu hỏi này vượt quá trí tuệ loài người, cũng có thể là một vấn đề siêu hình hay khoa học… nhưng thấy trước không thể vượt qua được vì không có cơ sở chung (trình độ về khoa học, về tôn giáo, sự khác biệt tín nguỡng, văn hoá…) cho nên nếu tranh luận hay lý luận đều không có lối thoát; những vấn đề này phải gác qua một bên!

Bốn trường hợp trên được coi là bản chất của đề tài / vấn đề được thảo luận. Bản chất ấy có khi khách quan, có khi chủ quan, có nghĩa là một số vấn đề được coi là nhất hướng, cật vấn hay xả trí… còn tùy thuộc nhận thức chủ quan của người nghe cũng như tùy thuộc vào cơ sở tư tưởng và ngôn ngữ đồng hay bất đồng giữa diễn giả và thính chúng. Vì vậy đôi khi để tránh cho buổi thuyết giảng khỏi bị dẫn đến tranh luận không lối thoát, diễn giả cần liên hệ với thính giả để xác định đề tài sẽ được trình bày thuộc trường họp nào trong 4 trường hợp trên.

IV. Quan sát đối tượng: có 4 phương diện để nhận định đối tượng nghe có dễ dàng chấp nhận, lảnh hội những điều diễn giả sẽ nói hay không.

1. Xứ/phi xứ: phán đoán các trường hợp: nên làm hay không nên làm; sự việc có thể xảy ra hay không thể xảy ra; vấn đề có kết luận hợp lý hay không hợp lý. Trình độ phán đoán của đối tượng tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, sự phát triễn của trí tuệ, học lực, thành phần xã hội, tín nguỡng, tôn giáo, truyền thống và những điều kiện môi trường sinh hoạt nữa…

2. Thuyết Dụ: trong khi thuyết giảng. diễn giả hay dùng những giả thuyết, những thí dụ đề minh hoạ. Thuyết dụ là trình độ liên tưởng, khả năng lảnh hội những thí dụ, những giả thuyết v..v.. được sử dụng. Một ví dụ thông thường như nói “Phật như là sư tử giữa loài người hay tiếng của Phật là tiếng sư tử hống…” thính chúng có trình độ hiểu ngay phạm vi của thí dụ, mà không nhầm lẫn hiểu rằng Phật là một con sư tử! J J !!

3. Sở tri: trình độ phán đoán của người nghe đối với vấn đề được trình bày; trình độ cần thiết để người nghe có thể phân biệt được trong những điều mình nghe, cái gì thuộc thế gian, cái gì thuộc xuất thế gian, cái gì thuộc kinh nghiệm người đời, cái gì thuộc sở tri, sở chứng của bậc Thánh…

4. Đạo tích: khả năng phán đoán xem vấn đề được trình bày có liên hệ hay không liên hệ với sự tu tập. Mỗi vấn đề đều có khía cạnh áp dụng thực tiễn của nó. Những gì chỉ là lý thuyết suông phải được xem là không có nội dung của chân lý. Một thính giả nếu sau khi nghe xong một vấn đề mà không biết vấn đề ấy có thể áp dụng thực tế hay không thì rõ ràng người ấy chưa lảnh hội được vấn đề. Khả năng này tùy thuộc kinh nghiệm tu tập của người nghe cho nên người nghe chỉ có thể nắm bắt nhạy bén và thông suốt đề tài nào mình từng hành trí / rèn luyện, chứ không phải tùy thuộc đề tài mình đã nghe nhiều lần

C. NHỊ ĐẾ:

Nhị đế là 2 sự thật, 2 chân lý hay “một thực tại 2 cách nhìn” hay như đã nói ở trên là “chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối”.

Còn nhiều cách nói khác, đó là “2 mặt của một vấn đề,” “bản chất và hiện tượng” hay “Tánh và Tướng”, “bản môn” và “tích môn”…

Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: khi ta nói đến “nước” với chủ ý nói đến thành phần hoá học (hydro và oxy) của nó, hay về tính ướt của nó thì đó là nói đến bản chất, nhưng nếu ta nói đến “sóng” thì đó là nói về hiện tượng; bản chất thì không thay đổi, hiện tượng thì thay đổi liên miên. Tương tự như vậy, nuớc đá, nước sôi, hơi nước, sương v..v.. đều cùng một bản chất nưóc (tánh) nhưng ở dưới những dạng khác nhau (tướng) vì những điều kiện về nhiệt độ, áp suất của môi trường khác nhau…

Ví dụ, khi nói: đức Phật Thích Ca sắp giảng Kinh Pháp Hoa đó là nói về 1 sự kiện lịch sử (“tích môn”), còn khi nói rằng “đức Phật đã giảng Kinh Pháp Hoa trong nhiều đời nhiều kiếp xa xưa,” đó là nói đến “bản môn” (chân lý đã có tự muôn đời)

Đây là nói với Huynh Trưởng còn với đoàn sinh bao giờ chúng ta cũng giới hạn trong những sự kiện lịch sử (tích môn) chứ nếu không, các em sẽ hiểu lầm là mê tín, dị đoan v..v..

D. TỨ TẤT ĐÀN:

I. Thế giới tất đàn

II. Vị nhân tất đàn

III. Đối trị tất đàn

IV. Đệ nhất nghĩa tất đàn

Đây là nét đặc sắc của Giáo dục Phật Giáo nói chung hay giáo dục của đức Thế Tôn nói riêng. Trong một thời Pháp của đức Thế tôn lúc ngài còn tại thế, Ngài thường vận dụng 4 tiêu chuẩn hay 4 nguyên tắc để trình bày một vấn đề (một sự thật, một chân lý…)

Trước hết, Ngài tùy thuận thính chúng, nói những điều thế gian ưa thích, không nói những cái cao siêu, để họ thấy dễ nắm bắt vấn đề, dễ gần gũi với người nói; đó là thế giới tất đàn

Tùy theo căn cơ trình độ, tâm lý, những chủng tử đã huân tập của từng chúng sanh, mà đức Phật thuyết pháp thẳng những vấn đề của họ, sâu hay cạn, cao hay thấp tùy theo đó, làm cho họ phát khởi lòng tin, sự an lạc để nuôi lớn thiện căn v..v.. đó là vị nhân tất đàn.

Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh (bệnh tham dục, ngã mạn, si mê, độc ác…) ngài dạy họ về tâm từ, về đức khiêm cung, về Nhân quả, Nhân duyên, Duyên Khởi v..v.. và vô số Pháp dược khác để đối trị, nghĩa là chữa lành bệnh cho họ, làm cho tâm họ được cân bằng và an ổn trở lại, dứt được tà kiến, ác tâm… đó là đối trị tất đàn

Đối với những người có căn cơ cao, đầy đủ trí tuệ, và cơ duyên đã thuần thục, đức Phật mới nói thẳng về Thật tướng của các Pháp cho họ để họ có thể “thực chứng” được chân như, đó là đệ nhất nghĩa tất đàn

Vận dụng Tứ tất Đàn vào công việc giảng dạy đàn em chúng ta cũng vậy, ví dụ bài Quy y Tam Bảo, với các em Oanh Vũ chúng ta chỉ nhắc qua, với ngành Thiếu đã có khác biệt, ví dụ nói chi tiết về 5 Giới, ngành Thanh cao hơn một chút, ví dụ liên hệ 5 Giới với 5 Điều Luật và khi nói với anh chị em huynh trưởng lại nói sâu hơn, về lý qui sự qui, về ý nghĩa của Thanh Văn giới, Bồ tát Giới v..v..

Một ví dụ khác, khi nói về Lịch sử đức Phật Thích Ca, chúng ta đâu có thể nói với các em Oanh Vũ rằng “Ngài là Bồ tát Hộ Minh từ cõi Trời…” (bởi vì nói như vậy các em sẽ hỏi tới, chúng ta không thể trả lời được! J J !!) nhưng với Huynh trưởng chúng ta còn có thể nói “tất cả những sự kiện như đản sanh, xuất gia, thành đạo… đều là thị hiện…” chữ thị hiện các em nhỏ không thể hiểu được; chúng ta còn có thể nói về 10 đạo quân của Ma Vương hay những quyến rũ của chúng mà Thái Tử Tất Đạt Đa (Sidhartta) đã chiến thắng v..v..

E. KẾT:

Mặc dù chúng ta chú trọng thực hành chứ không quá coi trọng lý thuyết, mặc dù chúng ta chủ trương làm nhiều hơn nói v..v.. nhưng chúng ta cần phải trao truyền lại cho đàn em của chúng ta những kỷ năng chúng ta đã có, và chúng ta cũng phải được anh chị của chúng ta trao truyền lại cho chúng ta… mà việc trao truyền không thể thiếu ngôn ngữ, thiếu chữ viết được! Do vậy mà chúng ta cần có tài liệu, lý thuyết, cần góp nhặt những kiến thức của những người đi trước, và biến những lý thuyết ấy thành hiểu biết của mình, khả năng của mình, đó chính là mục đích tối hậu của sự trao truyền, truyền đạt, truyền nghề v..v..

Người Huynh trưởng ĐST cần phải trang bị cho mình những hiểu biết không chỉ thuộc phạm vi chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lảnh vực, bởi vậy, tuy không đứng lớp giảng dạy nhưng vẫn phải nắm nguyên tắc truyền đạt, không dạy Phật Pháp nhưng vẫn phải biết những Trại A Dục, Lộc Uyển, Huyền Trang đã được giảng dạy những nội dung Phật Pháp nào v..v..

Về phương pháp truyền đạt thì không bao giờ cũ nhưng những trợ huấn cụ cho việc trao truyền, giảng dạy thì luôn luôn mới; ngày xưa chúng ta chỉ có máy quay ronéo, projector, ngày nay đã có computer, máy in, laptop hay rộng rãi hơn là trên Internet, trong các diễn đàn… làm cho những buổi giảng trở nên linh hoạt, sống động, gây chú ý cho người nghe, tạo nhiều thuận lợi cho người nói… Tuy nhiên trong trường hợp phải giảng bài trong rừng, thiếu ánh sáng, không có điện, không thể sử dụng bất cứ loại máy móc nào, nghĩa là ở những nơi thiếu những phuơng tiện hiện đại, người HTr./GĐPT nói chung, người ĐST nói riêng vẫn có thể nói chuyện, giảng bài… được như thường; đó là vì người HTr./GĐPT không chỉ biết ghi bài trên giấy mà còn biết ghi trong tâm, trong óc; không chỉ ngồi trên bàn mới học được mà ngồi dưới gốc cây, trên bãi cỏ,… vẫn học được, bằng cớ là chúng ta vẫn ghi nhận những bản tin, giải những mật thư… trong rừng hay giữa đường, và những câu chuyện lửa tàn, câu chuyện dưới cờ, đâu có ai ghi mà sao vẫn nhớ?

Tuy nhiên, phương pháp nào cũng phải kèm theo nghệ thuật; phương pháp dù có hay bao nhiêu mà truyền đạt không có nghệ thuật, nghĩa là không khéo léo, không biết vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, ý tứ, đề tài thiếu hấp dẫn, thiếu thực tế, lý luận thiếu tính cách thuyết phục, v..v.. thì sự truyền đạt khó có thể thành công nghĩa là không hữu hiệu, người nghe không thu thập được nhiều.

Do đó, tài liệu chỉ là chữ nghĩa, cách thức mình trình bày, truyền đạt mới là chủ yếu; chúng ta phải thường xuyên tập luyện mới có thể thành công trong vấn đề truyền đạt trọn vẹn nội dung của một đề tài được giao phó.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1505 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.63.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...