Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Khó trong khó, chẳng gì khó hơn »»

Tu học Phật pháp
»» Khó trong khó, chẳng gì khó hơn

(Lượt xem: 3.656)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khó trong khó, chẳng gì khó hơn

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Viên Giác kinh Ðại Sớ, quyển Mười Lăm có câu: “Khéo hiểu chân, biết vọng, biết bịnh rành thuốc, thì gọi là thiện tri thức”.

Trong tác phẩm An Lạc Tập, Ngài Ðạo Xước dựa theo kinh Pháp Cú viết: “Phật dạy, thiện tri thức có thể thuyết pháp sâu, nghĩa là: Không, Vô tướng, Vô nguyện, các pháp bình đẳng, vô nghiệp, vô báo, vô nhân, vô quả, cứu cánh như như, trụ trong thật tế; nhưng trong Tất Cánh Không, lại rộn ràng lập ra hết thảy pháp, thì gọi là thiện tri thức”. Sách còn ghi: “Thiện tri thức là cha mẹ vì dưỡng dục thân Bồ-đề của các ông. Thiện tri thức là tròng mắt của các ông vì thấy hết thảy đường thiện ác. Thiện tri thức là thuyền lớn của các ông, vì chuyên chở các ông vượt khỏi biển sanh tử. Thiện tri thức là dây giàm của các ông vì lôi kéo các ông ra khỏi sanh tử”. Vì vậy, sách khuyên bảo: “Hết thảy chúng sanh muốn đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì nên thân cận thiện tri thức, thưa hỏi pháp yếu”.

Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương trong kinh Pháp Hoa có câu: “Thiện tri thức là đại nhân duyên vì giáo hóa, dẫn dắt khiến được thấy Phật, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Nói tóm lại, người tương tri, tương thức của mình, dẫn dắt mình đi trên con đường lành, có lợi cho đạo Bồ-đề của mình, thì gọi là bạn lành hay thiện tri thức. Thiện tri thức là người có trí huệ phân biệt rành rẽ cái gì là chân, cái gì là vọng, thông đạt chân thật tế, biết căn tánh của chúng sanh, theo bịnh cho đúng thuốc.

Do những lời dạy trên, chúng ta nhận thấy rằng, muốn chứng Bồ-đề thì phải cầu bạn lành. Nhưng phải dùng cách gì để cầu được bạn lành? Kinh Viên Giác dạy: “Chúng sanh đời mạt toan phát đại tâm cầu thiện tri thức hòng tu hành, thì nên cầu người có chánh tri kiến đối với hết thảy, tâm chẳng trụ tướng, chẳng đắm theo cảnh giới Thanh văn, Duyên giác. Tuy hiện trong trần lao, nhưng tâm hằng thanh tịnh; thị hiện có các lỗi, nhưng khen ngợi phạm hạnh, chẳng khiến chúng sanh làm điều chẳng đúng với luật nghi. Cầu người như thế thì liền được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Kinh Viên Giác bảo, muốn cầu thiện tri thức thì trước hết phải tìm người có chánh tri kiến đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Nhưng, thế nào mới được gọi là chánh tri kiến? Viên Giác Ðại Sớ giải thích: “Khéo thông đạt giác tánh, chẳng do tu mà sanh, quyết trạch không nghi, thì gọi là chánh tri kiến”. “Giác tánh” là tánh giác diệu minh vốn sẵn có, chẳng phải từ bên ngoài đến, cũng chẳng phải do tu mà có. “Quyết trạch” là khéo phân biệt các pháp tướng. “Không nghi” là bất động nơi Trung đạo Ðệ nhất Nghĩa đế. Vậy, “quyết trạch không nghi” là tâm chẳng trụ nơi tướng, lìa khỏi cảnh giới phiền não của phàm phu. Nếu còn bận tâm đến chút pháp thì đều gọi là trụ tướng. Thậm chí ngay cả Phật pháp còn chẳng bận tâm, ngay cả Bồ-đề Niết-bàn còn chẳng chấp trước, huống hồ là cảnh giới huyễn mộng của thế gian. Vì thế, người chân thật niệm Phật chẳng nên trụ vào đâu cả mà sanh tâm, chẳng nên trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp để sanh tâm, chỉ nên trụ tâm mình trong một câu Phật hiệu A Di Đà. Một khi đã được vô tâm sở trụ rồi, liền khế hợp với Viên giác. Đây chính là pháp yếu mà Ngài Đại Thế Chí Bồ-tát đã giảng dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Nhiếp thủ sau căn, tịnh niệm tiếp nối không gián đoạn, chẳng cần nhọc công xen tạp với các pháp môn khác, thì sẽ tự được tâm khai.”

Kinh Xưng Tán Ðại Thừa viết: “Thà ở trong địa ngục cả trăm ngàn kiếp, trọn chẳng phát tâm Nhị thừa”. Viên Giác Đại Sớ chép: “Người hoại kiến tuy chẳng hoại hạnh, nhưng chẳng thể làm con mắt đạo cho chúng sanh. Dẫu hoại hạnh, nhưng kiến giải chẳng sai lầm, thì vẫn là ruộng phước chân thật thù thắng cho trời người”. Ðại Luận còn viết: “Ðối với các bậc sư tôn, nên tưởng như Thế Tôn. Nếu có ai có thể khai hiển, giải thích nghĩa sâu, cởi mở nghi kết, thì tận tâm cung kính, chẳng nghĩ đến các điều ác khác. Ví như cái túi dù bệ rạc, thì chẳng nên vì cái túi ấy bệ rạc, mà bảo là nó chẳng thể đựng nổi của báu. Lại như ban đêm đi trên đường hiểm, có kẻ tệ hại cầm đuốc thì chẳng nên vì kẻ ấy tệ ác mà chẳng thèm nhờ kẻ ấy soi sáng. Bồ-tát cũng lại như vậy: nhờ thầy mà được trí huệ quang minh, thì chẳng bận tâm đến lỗi ác của thầy.”

Người có cái tâm đối với tất cả pháp như thế, chính là người có chánh tri kiến, là chân thiện tri thức. Chân thiện tri thức chẳng đắm theo cảnh giới phàm phu, Thanh văn, Duyên giác, tuy hiện trong trần lao nhưng tâm hằng thanh tịnh, tuy thị hiện có các lỗi, nhưng khen ngợi phạm hạnh, chẳng khiến chúng sanh làm điều chẳng đúng với luật nghi. Kinh Viên Giác bảo: “Cầu người như thế, liền được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Người có đủ các đức tánh như thế chính là chân thiện tri thức có thể giúp ta hiểu được Như Lai chân thật nghĩa, mau chứng Bồ-đề. Thế nào là Như Lai chân thật nghĩa? Như Lai chân thật nghĩa đích thực là không có nghĩa gì hết, chỉ là cái tâm thanh tịnh, bình đẳng và giác ngộ của chính mình, cũng chính là giác tánh diệu minh thông suốt không ngằn mé hết thảy các pháp thế gian lẫn xuất thế gian. Nếu chúng ta có thể lìa hết thảy các sắc tướng, ngôn từ, danh tự, tâm duyên, trong tâm không khởi lên một ý nghĩ nào hết, thì khi đọc kinh, nghe kinh, niệm Phật liền có thể giải Như Lai chân thật nghĩa.

Sách Đại Sớ ghi: “Khéo thờ kính minh sư, nên lúc gặp việc cần học hỏi thì liền được minh sư chỉ dạy. Thiện Tài Đồng Tử sau khi phát Bồ-đề tâm nơi đức Văn Thù xong, Ngài thỉnh hỏi về Bồ-tát hạnh. Ngài Văn Thù chẳng dạy đủ, mà lại dạy nên thân cận thiện hữu tri thức; Ngài Văn Thù bảo Thiện Tài nên gặp Ðức Vân Tỳ-kheo và các thiện tri thức khác lần lượt mà trụ”. Kinh Pháp Cú dùng hai mươi mốt thí dụ để ví thiện tri thức như cha mẹ, tròng mắt, chân cẳng, thang, ghế cao, thức ăn, áo báu, cầu, rường, của báu, mặt trời, mặt trăng, thân mạng v.v… Cuối cùng kinh kết luận: “Thiện tri thức có vô lượng công đức như thế, nên ta dạy các ông thân cận. Ðại chúng nghe xong lớn tiếng than thở, tự nghĩ trong bao kiếp nhờ thiện tri thức thủ hộ, nên ngày nay mới được gặp Đức Như Lai, nhưng chưa từng báo ân, chưa hề có tâm thân cận. Thốt lên những lời ấy xong lại vật mình khóc lóc”. Vì thế, Trong phẩm Phổ Giác của kinh Viên Giác có lời phổ khuyến rằng: “Chúng sanh đời mạt, muốn tu hành thì phải nên trọn đời cúng dường, phụng sự thiện hữu, thờ kính thiện tri thức.” Thế nhưng, trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật nói: “Gặp thiện tri thức, nghe pháp hay hành, việc này cũng khó”. Vì sao khó? Bởi vì thiện tri thức rất khó được gặp gở, lại cũng khó nhận biết được ai là thiện tri thức, ai là ác tri thức. Nếu chúng ta may mắn cầu được thiện tri thức, nhưng đối với những lời dạy chân thật của thiện tri thức, chúng ta chẳng thể tin nhận, phụng hành thì lương y cũng đành bó tay. Như vậy dẫu có gặp cũng như không. Bởi thế nghe xong lời dạy của thiện tri thức mà có thể tin tưởng nổi, tin rồi làm nổi lại càng khó hơn.

Kinh nói: “Nếu nghe kinh này, tin ưa thọ trì là khó trong khó, chẳng gì khó hơn”.Trên đây, kinh đã nói những việc như gặp Phật, nghe kinh, gặp thiện tri thức nghe pháp thực hành là những việc rất hy hữu khó được, nhưng cả ba điều khó ấy vẫn chẳng khó bằng việc nghe kinh này, tin ưa thọ trì. Vì sao nghe kinh này, tin ưa thọ trì lại là điều khó nhất trong tất cả các điều khó, chẳng gì khó hơn? Thậm chí còn khó hơn cả việc gặp Phật, nghe kinh và gặp thiện tri thức? Chúng ta phải biết, câu “nghe kinh này” hàm ý là cái nghe bằng Tự tánh với sự hiểu biết do huân tập trong cuộc sống hằng ngày, chớ chẳng phải là cái nghe suông qua tai rồi luống mất, hoặc cái nghe biết bằng tâm ý thức của phàm phu sinh tử. Làm nổi việc nghe kinh này, tin ưa thọ trì như thế đấy mới là điều khó làm nhất trong những điều khó. Quán Thế Âm Bồ-tát lúc còn tu nhân địa, Ngài được đức Quán Thế Âm Như Lai truyền dạy cho pháp môn Như huyễn, Văn huân, Văn tu Kim Cang tam muội. Như huyễn là không thật, Văn huân là huân tập cái nghe, Văn tu là tu tập dựa theo tánh nghe, Kim Cang tam muội là môn chánh định rắn chắc như kim cương. Như vậy, câu “nghe kinh này” chính là pháp “hư huyễn, Văn huân, Văn tu Kim Cang tam muội của Quán Thế Âm Bồ-tát, tức là pháp môn huân tập cái nghe là huyễn hóa và ngay cả sự tu tập dựa theo cái nghe ấy cũng là như huyễn, không có gì là thật cả. Thật ra, nói tu hành là đứng trên văn tự lời nói, chớ chẳng có cái gì là thật tu hành hết, đừng xem việc tu hành là thật, thì mới đạt được chánh định rất vững chắc, cứng như kim cương. Vì sao? Vì nếu người tu hành mà còn thấy mình tu hành để cầu mong chứng đắc thì tâm vẫn còn tham, còn dính mắc nơi tướng. Bát-nhã Tâm Kinh dạy: “vô trí diệt vô đắc,” nghĩa là trong Thật tướng, chẳng có cái gì gọi là chứng đắc cả, tu hành cốt chỉ là để hồi đầu thị ngạn, trở về với bản lai diện mục đã có sẵn của chính mình.

Nói theo Tịnh tông, có ba lý do chánh vì sao nghe kinh này, tin ưa thọ trì lại là khó trong khó, chẳng gì khó hơn? Lý do thứ nhất: Tuy các kinh khác tuyên thuyết khắp nơi, nhưng khai hiển Tịnh Ðộ, dạy người phải tu như thế nào mới được vãng sanh, chứng vô thượng đạo, thì chỉ có mình kinh Vô Lượng Thọ là viên đốn nhất, siêu dị nhất, vượt trỗi hơn các giáo pháp khác. Lý do thứ hai: Người nghe kinh điển này, tin ưa thọ trì chính là người phát được lòng tin ưa bổn nguyện của Phật A Di Đà, vui thích niệm danh hiệu của Phật A Di Đà; đây chính là chánh nhân vãng sanh, nên được lợi ích vượt trỗi hơn tất cả các điều lành khác. Lý do thứ ba: Mọi căn cơ nghe kinh này, tin ưa thọ trì, đều cùng được vào trong báo độ, chỉ một đời là thành tựu, ắt hẳn phải là do túc thiện tích lủy từ nhiều đời nhiều kiếp của họ đến nay đã thành tựu, đó cũng chính là do những đời trước, họ đã từng hành Phật đạo, chẳng phải là người phàm, nên kinh bảo là khó nhất trong những điều khó, chẳng gì khó hơn!

Kinh nói, nếu ai có thể đối với diệu pháp đệ nhất hy hữu, khó nghe, khó tin, một đời thành tựu này mà nghe được, tin được, lãnh nhận được, vâng giữ được, thì nên biết người ấy trong nhiều đời, nhiều kiếp đã huân tu theo kinh này và đã gieo nhiều căn lành. Đây mới chính thực là căn lành hy hữu vượt trỗi hết thảy các điều lành khác. Vì cớ sao? Bởi vì bất chấp họ thuộc vào căn cơ nào, đều cùng được sanh vào trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Đại Bồ-tát. Vì sự hy hữu khó tin như thế, nên kinh mới bảo là “khó trong khó, chẳng gì khó hơn”. Nói như vậy không có nghĩa là pháp môn này khó tu, mà chỉ ngụ ý là: Thật là khó có những người có những thiện căn, phước đức, nhân duyên hy hữu như thế! Nếu ai là người đối với diệu pháp đệ nhất hy hữu, khó nghe, khó tin, chỉ một đời thành tựu này mà nghe được, tin được, lãnh nhận được, vâng giữ được thì người ấy chính là người không hạ liệt, cũng không cống cao, họ là người chỉ trong một đời này có thể thành tựu hết thảy các căn lành mà trong giáo pháp của Phật được gọi là đệ tử bậc nhất, là đóa hoa sen tươi thắm, ngào ngạt hương thơm của hai đấng đạo sư Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà Phật. Vì thế, kinh mới bảo là “khó trong khó, chẳng gì khó hơn”, cũng có nghĩa là thật khó có những người có những thiện căn, phước đức, nhân duyên hy hữu như thế!

Diệu Âm Trí Thành




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.208.203.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...