Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Về sự nghi ngờ hệ thống truyền thừa trong Phật giáo »»

Tiểu luận Phật giáo
»» Về sự nghi ngờ hệ thống truyền thừa trong Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 8.061)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Về sự nghi ngờ hệ thống truyền thừa trong Phật giáo

Font chữ:


Diễn đọc: Uyên Thi

Hoặc nghe giọng đọc tangthuphathoc.net dưới đây:

Vấn đề Nam tông và Bắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đây là một vấn nạn đã từng được lập đi lập lại như một dấu xe lăn trên con đường mòn, nhưng tiếc thay, con đường mòn đó không phải là Đường Đạo (The Way of Enlightenment). Nếu đã không phải là con đường dẫn đến giải thoát thì đó không còn là vấn đề lớn trong đại đa số Phật tử chúng ta; mà trái lại, đó chính là một chướng ngại lớn đến từ một cảnh giới của thức, hoặc có thể gọi là từ một trình độ trí thức của cái gọi là “sở tri chướng sở tri” theo lối nhìn của Thiên Thai Trí Giả (538-597).

Một khi đây là một vấn đề quá cũ kỹ thì câu hỏi và câu trả lời hẳn nhiên cũng không phải là mới, nghĩa là cả hai Vấn và Đáp đều lập lại từ trăm năm này qua trăm năm khác. Như vậy thì không phải là vấn đề “lớn” này cần đến lúc phải chấm dứt ư?.

Trước khi nói về cái hiểu biết chưa đạt đến cái gọi là Diệu Trí của chúng ta đã chướng ngại chúng ta như thế nào, người viết xin nói qua một vài dòng (với phạm vi giới hạn của một email) về Pháp Môn, Phật Lý, Chân Lý, Sở Tri Chướng; là một vài đề mục liên quan đến việc “khai tử” cho vấn đề lớn này, mà nơi đó, ông cha chúng ta, chính bản thân chúng ta, và có thể con cháu chúng ta đã, đang, và sẽ thảo luận, cũng như tranh cãi.

1. Pháp Môn (Dharmaparyàya):

Pháp tức là những lời dạy của Đức Phật. Pháp này là cửa ngõ cho các cõi trong 9 pháp giới Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Người, Trời, A tu la, Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát tháo mở tập khí, thấy, hiểu, và vào được chân lý thì gọi là Môn. Khi đã nói đến 9 pháp giới thì dân cư trong 9 pháp giới này hẳn là có căn tánh khác nhau từ những chủng tử khác nhau mang theo từ Tạng thức A lại da luân chuyển, thay hình đổi dạng qua nhiều kiếp. Một khi Phật nói pháp cho 9 căn tánh khác nhau thì pháp Phật nói ra đương nhiên không phải là pháp cố định. Một khi không phải là pháp cố định thì pháp đó trở thành phương tiện tùy nghi, khế hợp với từng căn cơ sai biệt. Trong Tứ Tất Đàn gọi là Thế tục tất đàn, Vị nhân tất đàn, và Đối trị tất đàn, tức không phải là Đệ nhất nghĩa nhưng bao quát hết 12 bộ kinh, tám vạn bốn ngàn pháp tạng, hiển dương Thực Tướng; theo Đại Trí Độ Luận. Một khi pháp môn trở thành phương tiện khế hợp căn cơ thì Phật tử chúng ta có cần nhất quyết phải tranh cãi (đến 1.500 năm), để cho rằng pháp môn mình chọn là pháp môn hạng nhất không? Có cần phải xác quyết bài pháp Phật dạy ngày đó, tháng đó, giờ đó… mới là bài pháp tối thượng không?. Thật sự, bài pháp nào Đức Phật dạy cũng là bài pháp tối thượng, nhưng tối thượng cho một căn tánh nào đó khế hợp được với lời Ngài dạy vào thời điểm đó mà thôi. Câu trả lời này của quý Phật tử cũng là đã trả lời luôn cho câu hỏi về giáo pháp Tiểu thừa, Đại thừa, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông v.v… pháp nào phải là pháp hạng nhất.

2. Phật lý:

Viết đến đây khiến tôi nhớ lại những ngày còn cắp sách đến Đại học Văn Khoa những năm 1971-1975. Quy chế thi cử của Văn Khoa là một thí sinh thi đậu phần Thi Viết thì còn phải đậu cả phần Vấn Đáp nữa mới được cấp chứng chỉ cho năm học đó (còn gọi là Tín chỉ). Lúc tôi vào thi Vấn Đáp cho Tín Chỉ “Lịch sử Triết học Đông Phương”, ông Giáo Sư với cặp kính dầy cộm, rất khó tính, ngay giây phút hồi hộp đó lại viết đề thi rõ ràng lên bảng đen. Đây là một điều kỳ lạ, bỡi vì thi Vấn Đáp thì từng thí sinh lần lượt lên bục trả lời, nếu đề thi đã được công khai thì trong khi chờ đợi đến phiên mình, thí sinh có thể tha hồ mở sách tìm câu trả lời, đúng không?. Mặc dù Văn Khoa là một đại học có truyền thống đánh rớt 70% thí sinh Thi Viết, nhưng con số thí sinh còn lại không phải là ít.

Đề thi được công khai viết lên bảng là: “Thế nào là một quyển sách hay?”. Với đề thi này thì câu trả lời không có trong các tập sách thí sinh mang theo trong cặp, cũng không có trong đống sách ở nhà hoặc trong thư viện.

Sau cả tiếng đồng hồ bối rối, tên tôi cũng đến lượt lên trả lời. Thôi thì tôi liệt kê hết tất cả danh từ nào mà mình biết và nhớ được, nào là nhân bản, nhân sinh, nhân vị, chuyển tải được đạo đức, công bằng v.v… ông Thầy đều lắc đầu thất vọng. Sau cùng Thầy tôi nói: “Là một quyển sách hay nếu quyển sách đó có thể mang lại hạnh phúc cho con người”.

Trở lại với Vấn Đề Lớn của chúng ta, nếu bất cứ hệ thống truyền thừa nào của Đức Phật khế hợp được với căn tánh người nghe, mang lại hạnh phúc cho người nghe thì đối với người đó, hệ thống truyền thừa đó hay, và là hay nhất. Điều này áp dụng vào cả các thể chế chính trị, giáo dục, xã hội…

3. Chân lý:

Khi nói đến hai chữ Chân Lý ở đây, tôi muốn nói đến Chân Kinh (do Phật thuyết), và Kinh Ngụy Tác (không phải do Phật thuyết).

Về Chân Kinh thì tất cả Phật tử không xa lạ gì với các phương pháp phân định thời kỳ Phật thuyết kinh của các tông phái nổi tiếng như Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông … mỗi tông mỗi vẻ; thiết nghĩ không cần phải nhắc lại.

Về Kinh được cho là Ngụy Tác, theo Giáo Sư Paul L. Swanson trong quyển “Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông” (Foundations of T’ien T’ai Philosophy), tôi xin chép lại một đoạn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon năm 2010:

“Một bảng liệt kê các bản văn được tin hoặc nghi ngờ là các bản kinh ngụy tác tại Trung Hoa gồm những kinh và luận quan trọng và có ảnh hưởng trong Sino-Japanese Buddhism. Bảng kể tên này có những tên quan trọng như: kinh Phạm Vương (còn được gọi là Mahayana Bharmajala), kinh Quán Vô Lượng Thọ, luận Khởi Tín, kinh Vô Lượng Nghĩa, và một số kinh khác. Những bản văn này không những gây được ảnh hưởng trong dân chúng mà còn tạo tiếng vang trong giới học giả Phật giáo. Tôi (Paul Swanson) đã chọn chữ “ngụy tác” (apocryphal) thay vì dùng chữ “bịa đặt” (forgery) hoặc “giả mạo” (pseudepigrapha), hoặc những việc giả dối (spurious works), vì tôi muốn tránh đưa ra cái nhìn phủ định đến từ những danh từ này. Những bản văn này “giả” với nghĩa không phải là nguyên văn của ứng thân Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc chắn như vậy, nhưng không phải là “giả” với ý nghĩa các bản văn này mang một nội dung sai lầm, hoặc dạy người những việc phỉnh phờ. Sau cùng, Đại Trí Độ Luận nói: “Phật pháp không chỉ là những Chữ và Lời được nói ra từ Đức Phật, mà tất cả những ngôn từ chân thực, thiện lành, sâu xa, và an lạc trong thế giới này đều nằm trong Phật pháp”.

Huống chi chữ và lời chỉ là những phương tiện giả lập, tạo tác. Tùy căn cơ chúng sinh khác nhau mà việc hóa độ của chư Phật có khác nhau. Kinh Lăng Già A Bạt Đa La đã từng nói rất rõ rằng có cõi Phật tạo hình tướng để thuyết pháp, có cõi không cần hình tướng. Có cõi không dùng ngôn ngữ trừ khi tùy duyên tạo tác, làm như không làm thì chỗ nào gọi là có tánh cố đinh?. Không phải chỉ có ngôn từ, âm thanh, mà hương vị xúc pháp đều là kinh giáo, đều có thể hiển bày Phật lý. Pháp do nhân duyên hòa hợp thì giáo pháp cũng do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện trong từng thời điểm khác nhau, cho từng đối tượng khác nhau, đối trị từng căn tánh khác nhau của chúng sinh.

4. Sở Tri Chướng:

Về Sở Tri Chướng (Jneyavarana), Giáo sư Paul Swanson, trong quyển “Thiền và Chỉ Quán” (Ghi chú: Chỉ Quán ở đây chỉ cho phương pháp Chỉ và Quán của Thiên Thai Trí Giả. Về thứ bậc cao thấp thì có quyển “Chỉ Quán tọa thiền pháp pháp yếu” còn gọi là Đồng Mông Chỉ Quán dành cho người sơ cơ; và 9 quyển Maha Chỉ Quán dành cho các hành giả có căn tánh cao hơn), viết như sau. Tôi cũng xin chép lại một đoạn ngắn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon, năm 2011. Sở Tri Chướng được Paul Swanson gọi là Wisdom-Obstacle qua Anh ngữ:

“Chúng ta thấy ngay rằng Thiên Thai Trí Giả đã giải thích Sở Tri Chướng (Jneyavarana) là chướng ngại đối với trí tuệ, và cũng là Chướng Ngại TỪ trí tuệ (sinh ra). Thí dụ, giống như 62 loại biên kiến. Những biên kiến này mặc dù mang theo sự khôn ngoan và thông minh, nhưng đây cũng chỉ là trí thế gian. Nếu hành giả mong cầu trí vô lậu, thì chính sự khôn ngoan, kèm theo hí luận này, cùng với những cái thấy sai lệch, trở thành chướng ngại cái thấy chân thực. Cũng như vậy, trí tuệ về Nhị Đế, cùng với vô minh trở thành chướng ngại Trung Đạo. Đây gọi là Trí Chướng, vì chỉ cho cả hai: cái gây chướng ngại và cái bị chướng ngại.”

Tóm lại, một hành giả không nên trở thành nạn nhân của chính mình trên con đường tu tập vì biên kiến và thành kiến tự mình tạo ra. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng chữ Hành này có thể đọc là Hạnh; và nên được hiểu là Hạnh; tức Đức Hạnh của người học và tu tập theo Phật pháp. Muốn tăng trưởng Trí Tuệ thì điều cần yếu là phải kiểm điểm Đức Hạnh. Cái Trí không phát sinh từ Đức Hạnh thì đó cái trí đó không phải là Trí Tuệ. Nói về điều này tôi cũng có ý nói đối với một số nơi, các thời khóa (hành) đã trở nên máy móc như một việc phải làm trong một ngày; khiến việc tư duy trở nên giới hạn và sai lệch.

Để kết luận, và cũng để tính cách luận lý giảm bớt cường độ khô khan, tôi xin tặng quý Phật tử 8 câu thơ cuối trích trong bài Thủy Chung tôi gởi cho tangthuphathoc.net nhiều năm trước.

“Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn,
Mỏ chuông khua xé rạn cõi tịch hư.
Chia đôi bờ bỉ thử, gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.
Câu huyền ca ẩn tàng kinh huyền nghĩa,
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm.
Thấy kệ kinh, chẳng thấy tánh tức tâm,
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.”

Trân trọng,
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Tháng Hai năm 2021




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Chắp tay lạy người


Hạnh phúc khắp quanh ta


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.148.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...